intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý nghĩa hiện thời của triết học Áo: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung phần 1 cuốn sách "Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó" trình bày các nội dung chính sau đây: Triết học Áo - một số vấn đề chung; Freud và những ảnh hưởng của triết học Freud;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý nghĩa hiện thời của triết học Áo: Phần 1

  1. OA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 4 TRIẾT HỌC PGS. TS. PHẠM VĂN ĐỨC (Chủ biên) TRIẾT HỌC ÁO & Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ W Coi NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
  2. TRIÊT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Đức Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó / Phạm Văn Đức ch.b. - H .: Khoa học xã hội, 2014. - 464tr.; 21cm ĐTTS ghi: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Viộn Triết học 1. Triết học 2. Tư tưởng triết học 3. Áo 193 - dc23 KXKOOllp-OP
  4. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN TRIẾT HỌC PGS, TS. PHẠM VĂN ĐỨC (Chủ biên) TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NỘI-2014
  5. TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. PGS, TS. Phạm Vãn Đức 15. ThS. Trần Tuán Phong (Chủ biên) 16. GS. Đặng Phùng Quân 2. GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn 17. GS. Josef Qụiterer 3. ThS. Reinhard Ellensohn 18. TS. Harald Stelzer 4. PGS, TSKH. Lương Đình Hải 19. PGS, TS. Nguyẻn Gia Thơ 5. ThS. Nguyễn Thị Bích Hằng 20. GS, TS. Nguyễn Qụang Thuấn 6. PGS, TS. Nguyễn Vũ Hảo 21. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy 7. TS. Georg Heindl 22. PGS, TS. Đặng Hữu Toàn 8. PGS, TS. Nguyễn Minh Hoàn 23. TS. Vũ Mạnh Toàn 9. PGS, TS. Đỗ Minh Hợp 24. PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn 10. PGS. Eva Horvatic 25. PGS, TS. Nguyễn Đình Tường 11. PGS, TS. Nguyễn Tán Hùng 26. PGS, TS. Vũ Văn Viên 12. TS. Nguyễn Thị Lan Hương 27. PGS, TS. Nguyễn Tiến Dũng 13. GS, VS. Kurt RXeube 28. ThS. Nguyễn Văn Qué 14. GS, TS. WinfriedJỵj|ỈỊeàj .• . , 29. TS. Nguyễn Chí Hiếu
  6. MỤC LỤC Chương 1: TRIẾT HỌC ÁO - MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG Nguyễn Quang Thuấn: Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó (Phát biểu chào mừng Hội thảo của Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam) Georg Heỉndl: Triết học Áo - Niềm tự hào không chi của dân tộc Áo. Phát biểu của Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam Phạm Văn Đức: Diện mạo triết học Áo và việc nghiên cứu, giảng dạy triết học Áo tại Việt Nam. (Báo cáo đề dẫn Hội thảo) Đặng Phùng Quân: Triết học Áo và hai đại biểu của nền triết học này - Brentano và Freud. Nguyễn Vũ Hảo: Triết học Áo và ảnh hưởng của nó đến triết học phương Tây đương đại. Chương 2: FREUD VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC FREUD Đặng Hữu Toàn: Nhân học Freud.
  7. TRIẾT HỌC Áo VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. Đỗ M inh Hợp: Địa vị triết học của phân tâm học Freud. 87 Vũ M ạnh Toàn: Quan niệm theo lối phân tâm học của S.Freud về tôn giáo. 102 Nguyễn Thị Thanh Thủy: Phân tâm học và phân tâm học sau Freud sự phê phán của Alfed Adler. 111 Nguyễn Thi Lan Hương: Chủ nghĩa Marx - Freud: Một sự kết hợp tư tưởng giữa K-Marx và S.Freud trong nghiên cứu vấn đê con người 120 Nguyễn Thị Bích Hằng: Những nét tương đồng trong tư duy ở một số luận điểm của Freud và Marx. 136 Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Quế: Sự tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam: Lịch sử và vấn đề 153 Chương 3: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER 171 Lươn* Đình Hải: Karl Popper - "Xã hội mở" và những kẻ thù cùa nó. 173 Nguyễn Tấn Hùng: Karl Raimund Popper với sự phê phán chủ nghĩa thực chứne và chủ nghĩa lịch sử. 187 Nguyễn Minh Hoàn: Tư tưởng triết học chính trị của K.R.Popper trong "Sự nghèo nàn của thuyết sử luận" nhìn từ phươna pháp luận triêt học mácxít. 200 Harald Stelzer: Thuyết khả sai của Popper và sự thích hợp của nó với triết học xã hội, chính trị và đạo đức 217 6
  8. Mục lục Chương 4: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA BRENTANO VÀ WITTGENSTEIN 249 Winfried Loftier: Luận đề tính ý hướng và sự phát triển của nó từ Brentano tới Meiong, Husserl, Ehrenfels và Mally. 251 Josef Quiterer: Thảo luận về "Thang Wittgenstein" và những phê phán của Otto Neurath đối với triết học sơ kỳ của Ludwig Wittgenstein. 272 Trần Tuấn Phong: Khái niệm phương thức sống của Wittgenstein và đối thoại văn hóa. 288 Chương 5: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA FRIEDRICH AUGUST HAYEK VÀ BERNARD BOLZANO 301 Kurt R.Leube: Một số tư tưởng cơ bản của Hayek và nguồn gốc của chúng. 303 Nguyễn Anh Tuấn: Tư tưởng triết học của F.A. Hayek. 331 Winfried Loffler: Triết học phân tích tôn giáo của Bernard Bolzano 344 Chương 6: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA BERTALANFFY, GUNTHER ANDERS VÀ RUDOLF STEINER 359 Nguyễn Trọng Chuẩn: L.V.Bertalanffy, lý thuyết hệ thong tổng quát và phép biện chứng. 361 7
  9. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. Reỉnhard Eỉlensohn: Gunther Anders: "Triết học ngẫu nhiên với mục đích phê phán và thực hành" 373 Eva Horvatic: Thuyết tự do của Rudolf Steiner 393 Chương 7: TRƯỜNG PHÁI VIÊN VÀ TRƯỜNG PHÁI MÁCXIT Áo 407 Vũ Văn Viên: E.Mach và L.Wittgenstein - Những nhà thực chứng tiêu biểu của triết học Áo. 409 Nguyễn Gia Thơ: Quan niệm của R.Camap về quy luật khoa học. 420 Nguyễn Đình Tường: Chủ nghĩa Mach - Nguồn gốc lý luận và việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. 436 Nguyễn Chí Hiếu: Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Otto Bauer - Đại biểu của trường phái mácxít Áo 449 8
  10. LỜ I NÓI ĐẦU Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam tích cực, chủ động tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập quốc tế về văn hóa. Đây là cơ hội để chúng ta giao lưu, học hỏi và tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam; đồng thời, quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Năm 2012, Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã phối hợp với Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Triết học Ảo và ỷ nghĩa hiện thời của nó” nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Áo. Chủ đề này có giá trị và ý nghĩa quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu không chỉ của các học giả Áo, mà còn của nhiều thế hệ học giả khác nhau trên thế giới. Như chúng ta đã biết, Áo là một trong những chiếc nôi của triết học thế giới hiện đại gắn với tên tuổi và tư tưởng của nhiều triết gia nổi tiếng, như Emst Mach, Franz Brentano, Alexius Meinong, Sigmund Freud, Edmund Husserl, Otto Bauer,
  11. TRIẾT HỌC Ao VÀ Ý NGHTA HIỆN THỜI... Ludwig Wittgenstein, Rudolf Camap, Hans Reichenbach, Friedrich Hayek, Karl Popper, v.v... Nhiều người trong số họ đã sáng lập ra một sổ trường phái tư tưởng và triết học ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học thế giới ữong thế kỷ XX. Thực tế cho thấy, sự phát triển của triết học phương Tây đương đại từ đầu thế kỷ XX trở lại đây mang đậm dấu ấn của triết học Áo. Ngày nay, các triết gia Áo hiện đại cũng đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của triết học Ảo nói riêng và triết học thế giới nói chung. Hội thảo khoa học quốc tế “ Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nỏ” đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả đến từ các nước và vùng lãnh thổ: Áo, Mỹ, Đài Loan và Việt Nam. Báo cáo tham luận của các học giả tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: Triết học Áo - một số vấn đề chung; Freud và những ảnh hưởng của triết học Freud; tư tường triết học của Karl Raimund Popper; tư tưởng triết học của Brentano và Wittgenstein; tư tưởng triết học của Friedrich August Hayek và Bernard Bolzano; trường phái Viên... Nhằm giới thiệu với bạn đọc quan tâm tói lĩnh vực này, được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học phối họp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội tiến hành biên tập và xuất bản cuốn sách có tựa đề “Triết hoc Ảo và ý nghĩa hiện thời cùa nó”. Mặc dù đã rất cố gắng song việc biên soạn cuốn sách không tránh khỏi còn một sổ thiếu sót, mong được bạn đọc chia sẻ và lượng thứ. Xin trân trọng cảm om! Viện Triết học
  12. CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC ÁO - MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHƯNG
  13. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ (Phát biểu chào mừng Hội thảo của òs, TS. NGUYỄN QUANG THUẤN - Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam) Trước hết, xin cho phép tôi được thay mặt Viện Khoa học xã hội Việt Nam1nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các học giả của các nước đến tham dự Hội thảo khoa học quốc tế " Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó" - một chủ đề có giá trị và ý nghĩa quan trọng, đồng thời là một trong những mối quan tâm lớn không chỉ của các học giả Áo, mà của nhiều thế hệ học giả khác nhau trên thế giới. Áo là một trong những chiếc nôi của tư tưởng, của triết học thế giới hiện đại. Chúng ta biết đến văn hóa của đất nước tươi đẹp này không chỉ qua các nhà soạn nhạc vĩ đại, như Mozart, Haydn, Schubert, Bruckner hay Strauss, mà còn bởi những tư tưởng của các triết gia nổi tiếng, như Emst Mach, Franz Brentano, Alexius Meinong, Sigmund Freud, Edmund Husserl, Martin Buber, Otto Bauer, Moritz Schlick, Ludwig Wittgenstein, Rudolf Camap, Hans Reichenbach, Friedrich Hayek, Ludwig Bertalanffy, Karl Popper, v.v... Nhiều người đã nói đến tầm cỡ và sự sâu sắc trong quan điểm, tư tưởng của 1. Nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 11
  14. TRIẾT HỌC Ảo VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. Brentano và Freud. Tuy nhiên, ở đây, tôi muốn đề cập đến 3 triết gia khác mà cách nhìn cũng như tư tưởng của họ rất độc đáo, có thể làm thay đổi nhận thức của con người về những tín điều căn bản. Trước hết, người mà tôi muốn nêu ra là Edmund Husserl (1859-1938). Trong thời kỳ cận đại, tư duy lý luận khoa học tự nhiên đã lấn át tư duy triết học, trở thành nguyên lý chỉ đạo việc xây dựng tri thức của con người. Những tiến bộ và thành tựu của lý luận khoa học tự nhiên đã khiến mọi người tin rằng tư duy của khoa học tự nhiên trở thành khuôn mẫu cho tư duy loài người, mà René Descartes là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, triết học không phải là nữ tì cho khoa học, vậy trước ưu thế và thách thức của khoa học tự nhiên, các nhà triết học đương thời có thái độ gì? Trong số họ, thứ nhất, có một số người bảo vệ phương thức tư duy của khoa học tự nhiên, tập trung phân tích, giải thích sâu thêm những nguyên lý ấy. Thứ hai, một số người khác tỏ ra hoài nghi, thậm chí phủ định hoàn toàn phương thức tư duy của khoa học tự nhiên nhằm xây dựng hoặc bảo vệ địa vị ưu việt của phương thức tư duy khoa học nhân văn. Chủ nghĩa hiện sinh chính là đại diện cho thái độ ấy. Thứ ba, một sổ người chọn đường hướng kết hợp cả hai thái độ trên, họ khẳng định tính ưu việt của tinh thần lý tính nhưng cùng đề cao phương thức tư duy với khoa học nhân văn. Đại diện cho nhóm này là Edmund Husserl. Theo ông, những nguyên lý của khoa học tự nhiên đáp ứng được yêu cầu của tinh thần lý tính, song không phải là chúng không có nhược điểm. Vì vậy, ông quyêt tâm xây dựng khoa học nhân văn trờ thành một khoa học phù hợp với yêu cầu chặt chẽ của lý tính, nâng khoa học nhân văn lên một tầm cao mới. 12
  15. Chương 1: Triét học Ảo - Một sỏ vẩn dé chung... Người thứ hai cần nhắc đến là Ludwig Wittgenstein (1889 -1951). Ông đã định nghĩa chân lý là sự phù hợp giữa ngôn ngữ mệnh đề và trạng thái của sự vật. Với quan niệm này, Wittgenstein chủ trương xây dựng tính khoa học của triết học trên cơ sở tính phổ biến của kinh nghiệm nhận thức. Bằng cách đó, ông đã mang đến cho triết học một sắc thái mới, quy vấn đề của triết học thành kỹ thuật phân tích ngôn ngữ và lôgíc; đồng thời, coi nhiệm vụ chủ yếu của triết học chính là "phân tích" (phân tích lôgíc, phân tích ngôn ngữ, phân tích mô hình lý luận khoa học...). Triết gia thứ ba mà tôi muốn nói đến là Karl Popper (1902- 1994). Ông đã phê phán phương pháp quan sát - quy nạp truyền thống, đưa ra tiêu chí mới là thực chứng từ trong thực nghiệm, phân biệt rõ tính khoa học và tính phi khoa học, nêu lên một loạt các nguyên tắc phê phán xã hội, xây dựng lý luận để kiến tạo nên một "xã hội mở". Karl Popper cũng là người phê phán chủ nghĩa lịch sử. Tên tuổi của ba triết gia trên gắn với nước Áo, và có thể gọi họ là các nhà triết học Áo; hơn thế nữa, họ cũng đại diện cho tinh thần của triết học Áo: luôn hướng tới tương lai. Trong những năm qua, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, luôn tiếp thu và học tập những thành tựu văn hóa khác. Triết học Áo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sổng tư tưởng trên thế giới, mà còn có ảnh hưởng đến Việt Nam. Đổi mặt với sự thay đổi của xã hội, sự phá hủy của nhiều tín điều, sự tấn công của các nguy cơ bên trong và bên ngoài, các triết gia Áo đã nhìn thấy quy luật chung của sự vận động đó, đưa ra các kiến giải và cách thức đặc thù để giải thích và giải quyết vấn đề. Nghĩa là, các nhà triết học Việt Nam không 13
  16. TRIẾT HỌC ẢO VÀ Ý NGHlÁ HIỆN THỜI.. chỉ tiếp thu các giá trị của triết học Áo, mà còn có thể tiếp thu cả cách thức tạo ra những giá trị đó. Bước vào hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ về mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa, như chúng ta đã biết, vừa mang lại cho các nước những cơ hội thuận lợi để phát triển, vừa đặt các nước trước không ít khó khăn và thách thức, đặc biệt là với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xét về phương diện văn hóa, giống như nhiều nước khác, Việt Nam mở rộng cửa đón nhận những luồng văn hoá trên thế giới. Giao lưu văn hoá quốc tế là cơ hội để các nước, các vùng văn hoá học hỏi lẫn nhau. Điều này là vô cùng cần thiết, bời một nền văn hoá đích thực hay thậm chí chi là một nét đẹp văn hoá, càng cọ xát với bên ngoài thì nó càng làm nổi bật đặc trưng cũng như càng làm tăng tính quốc tế hoá của nó. Song, điều này cũng đặt ra bài toán về việc giữ gìn và phát huy bản sac văn hoá dân tộc. Neu du nhập những tư tường, những phong cách văn hoá khác nhau mà thiếu sự chọn lọc cần thiết hoặc cải biến cho phù hợp thi đó sẽ là một nguy cơ đối với các giá trị vãn hoá truyền thống bản địa. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, triết học ờ mồi dân tộc cân có những đón2 góp thiết thực vào việc eiữ gìn, phát huy và quốc tế hoá bàn sẳc văn hoá của dân tộc mình. Hôm nay, thay mặt Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tôi rất vui mừng được đón tiếp các học giả tại đây, với tinh thần thực sự cầu thị và cởi mờ, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp chân thành và quý báu của các quv vị. Philosophy nguyên nghĩa là yêu mên sự thông thái, và việc chia sẻ sự thông thái giữa chúns ta sẽ vô cùna đána quỷ. □ 14
  17. TRIẾT HỌC Á O - NIỀM T ự HÀO KHÔNG CHỈ CỦA D Â N TỘC Á O r) (Phát biểu của TS. GEORG HEINDL - Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam) Được đứng tại đây trước toàn thể quý vị đại biểu, các học giả đến từ Việt Nam và Áo, không cần phải nói các quý vị cũng biết, tôi hạnh phúc, tự hào và vui sướng như thế nào. Điều đầu tiên mà tôi nghĩ tới tại lễ khai mạc Hội thảo "Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó" chính là sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các tư tưởng triết học. Làm thế nào mà các tư tưởng đó được truyền bá và tồn tại qua thời gian, vượt qua không gian địa lý, văn hóa để vươn ra tầm quốc tế. Trong hai ngày hội thảo, các quý vị sẽ được tiếp cận với những nhà tư tưởng cùng quan điểm của các nhà triết học có khởi nguồn từ một khu vực địa lý tương đối nhỏ - đó là Cộng hòa Áo hiện nay. Từ năm 1920 đến năm 1930, rất nhiều trong số các nhà tư tưởng này đã rời khỏi Áo để đi đến các trung tâm lớn của thế giới, nơi có tiềm lực về giáo dục, chính trị và kinh tế. Tất cả các tư tưởng của họ mà chúng ta đề cập đến trong Hội thảo này, cũng theo đó, đã được truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. (*) Tiêu đề bài phát biểu do người dịch đặt. 15
  18. TRIẾT HỌC Ao VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. Bản thân việc chúng ta ngồi lại đây để nói về họ cùng những quan điểm, tư tưởng của họ chính là một bằng chứng hùng hôn minh chứng cho tầm ảnh hường rộng khắp ấy. Theo dòng thời gian, có thể nói, quê hương của các nhà tư tường Áo vĩ đại chính là đế chế Áo - Hung. Nhà nước ấy được thành lập từ cuối thế kỷ XIX và tan rã vào lúc "hoàng hôn" của Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đỏ trở thành nước Cộng hòa Áo từ năm 1918 đến 1938. Trải qua những biến thiên của lịch sử, đất nước của chúng tôi đã nhận được sự quan tâm lớn trong nghiên cứu của các học giả trên khắp thế giới. Nơi đây cũng có thể xem như là khởi nguồn của rất nhiều phương thức, luồng tư tưởng cũng như hình thức thể hiện nghệ thuật và âm nhạc. Tất cả những học giả và sinh viên trên thế giới đều tự hỏi tại sao ờ một đất nước nhỏ bé như Áo lại có đời sống nghệ thuật và tri thức phát triển mạnh mẽ như vậy? Tại sao lại có quá nhiều tinh thần cách mạng ở quốc gia đặc biệt này? Tại sao nơi đây gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực sáng tạo?... Ngày nay, rất nhiều học giả cho rằng, câu trả lời nằm ở chỗ có quá nhiều vấn đề, từ khủng hoảng đến xung đột về chính trị, về mối quan hệ giữa các dân tộc và các tầng lớp xã hội ở quốc gia này. Dưới chế độ quân chủ Áo - Hung, có khoảng mười hai dân tộc sinh sống cùng nhau và nói ngôn ngữ riêng. Mặc dù các nhà chính trị thời kỳ đó đã nỗ lực hết mình để cải tô đất nước - nơi mà mọi nguời có thể sống cùng nhau, có sự công bằng về quyền sở hữu, song, họ đã không làm được điều đó, khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2