intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Hà Đông nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại chi cục thuế Quận Hà Đông. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, xây dựng mô hình nghiên cứu 160 cán bộ, nhân viên tại chi cục thuế Quận Hà Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Hà Đông

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 551 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HÀ ĐÔNG Vương Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Nguyễn Thị Mai Hương Học viện Ngân hàng Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại chi cục thuế Quận Hà Đông. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, xây dựng mô hình nghiên cứu 160 cán bộ, nhân viên tại chi cục thuế Quận Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố tác động đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế Quận Hà Đông đó là: Mức độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế; Các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm vụ cơ quan thuế; Tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế; Các thủ tục kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế Quận Hà Đông. Từ khóa: yếu tố, kiểm soát, thuế thu nhập doanh nghiệp. FACTORS AFFECTING THE CORPORATE INCOME TAX CONTROL AT HA DONG DISTRICT TAX DEPARTMENT Abstract This article studies the factors that affect corporate income tax control at Ha Dong District Tax Department. The authors have surveyed, analysed and built a research model of 160 officers and employees at Ha Dong District Tax Department. The results show that there are 4 factors affecting the corporate income tax control, which are: reliability level of tax returns; functional authority and duties of tax authorities; taxpayers’ law compliance; and the control procedures of corporate income tax at Ha Dong District Tax Department. Basing on the above results, the authors have made some recommendations which help to strengthen the control of corporate income tax at Ha Dong District Tax Department. Keywords: factors, control, corporate income tax.
  2. 552 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu: Trong mọi quốc gia các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác. Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách. Chính sách thuế được đặt ra không chỉ mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà qua đó góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế. Tại Quận Hà Đông, tình trạng gian lận thuế nhằm mục đích chiếm đoạt tiền thuế diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) khá lớn. Mặc dù tổng số thu ngân sách tại Chi cục thuế Quận Hà Đông tăng hàng năm nhưng tỷ trọng thuế TNDN trên tổng số thu lại thấp và có xu hướng giảm dần bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong đó ngoài việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thì cơ chế quản lý thuế (QLT) nói chung và kiểm soát thuế TNDN theo chức năng người nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật lại có nhiều bất cập dẫn đến tình trạng thất thu thuế do gian lận thuế, trốn thuế ngày càng gia tăng, mức độ tinh vi ngày càng quyết liệt, rất khó phát hiện. Bài viết này sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát và xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định các yếu tố và phân tích sự phù hợp của mô hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế Quận Hà Đông. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình của các tác giả nước ngoài và trong nước nghiên cứu về việc lách thuế, tuân thủ thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát, gian luận thuế nói chung và kiểm soát thuế TNDN nói riêng như: Joseph T Wells, Jonh Wiley&Son, Ic (2004); Michael Keen and Stephen Smith (2007); Abdixhiku, L. (2013); Awan, A. G., & Hannan, A. (2014); Braithwaite, V. (2009): Đề cập đến các yếu tố quyết định việc lách thuế kinh doanh trong nền kinh tế chuyển đổi; các vấn đề về trốn thuế ở các nước đang phát triển, vấn đề về gian lận trong kê khai hệ thống sổ sách, chứng từ để kê khống chi phí. Hanlon, M., Mills, L. F. & Slemrod, J. (2005) nghiên cứu vấn đề không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp. Salehi, M., Khazaei, S., & Tarighi, H. (2019). Tax Avoidance and Corporate Risk: Evidence from a Market Facing Economic Sanction Country. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra mối quan hệ giữa việc tránh thuế và rủi ro doanh nghiệp. Kết quả cho thấy mức thuế suất thấp (tránh thuế) rủi ro ít hơn mức thuế suất cao hơn. Hơn nữa, không có mối quan hệ đáng kể nào giữa việc tránh thuế và sự biến động thuế suất trong tương lai. Các phát hiện cũng chứng minh rằng thuế suất thấp hơn có liên quan tích cực đến sự biến động giá cổ phiếu trong tương lai.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 553 Nguyễn Viết Nhật (2019), trong nghiên cứu về “Kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng”, đã tìm ra được các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là các nhân tố về chính sách, cơ chế và quy trình quản lý như: NNT chưa tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, gian lận thuế kéo dài từ năm này sang năm khác, cán bộ chuyên trách chưa chú trọng phân tích hồ sơ khai thuế, xử lý nợ thuế còn nhiều lúng túng, công tác đôn đốc thu nợ chưa quan tâm đúng mức. Nguyễn Phúc Nguyên (2019), trong nghiên cứu về “Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến kiểm soát thuế TNDN đó là người nộp thuế không tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế, chính sách thuế chưa phù hợp, công tác quản lý thuế không đồng bộ, nguồn lực thanh kiểm tra còn thiếu về lực lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ nên rủi ro trong gian lận thuế TNDN thường xuyên xảy ra. Ngô Thị Cẩm Lệ (2013) với nghiên cứu “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội”: Nhân tố pháp luật thuế TNDN và đưa ra phân tích, đánh giá được các ưu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Nghiên cứu này đưa ra kết luận về việc chấp hành pháp luật thuế, kết hợp kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch liên kết, các doanh nghiệp lỗ; các sai phạm được phát hiện chủ yếu là: giảm giá trị hàng tồn kho theo yêu cầu của thành viên góp vốn; tăng chi phí khấu hao TSCĐ; trích lập dự phòng không đúng quy định; chi phí trích trước quá hạn chưa chi; hao hụt nguyên vật liệu, thành phẩm không có lý do; hạch toán chênh lệch tỷ giá không đúng quy định; doanh thu thấp nhưng chi phí phát sinh lớn, ... Như vậy, đã có các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, gian lận và kiểm soát. Tuy nhiên, nghiên cứu Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông cho đến nay vẫn chưa có; đây là khoảng trống mà nhóm tác giả muốn đề cập đến nhằm xây dựng một quy trình đánh giá khách quan và toàn diện về hoạt động chống gian lận, trốn thuế TNDN mà hiện nay các cơ quan thuế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai nhằm xác định tương đối chính xác các nguyên nhân cấu thành nên các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong công tác chống gian lận thuế trong thời gian tới. 2.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật số 32/2013/QH13 (19/06/2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (26/12/2013), Thông tư số 96/2015/TT-BTC (22/06/2015): “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế”; Theo chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế TNDN (2005): “Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần.
  4. 554 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định: - Kiểm soát thông tin phục vụ quản lý thuế trong hoạt động nghiệp vụ thuế: Thông tin về hồ sơ pháp lý của NNT, thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế, thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí, thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, đôn đốc và các biện pháp khác của cơ quan thuế trong từng thời kỳ, thông tin từ các đơn vị trực thuộc, về giao dịch qua ngân hàng, vi phạm pháp luật thuế, hải quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hình sự khác, thông tin từ tố cáo trốn thuế, gian lận thuế. - Xử lý các vi phạm hành chính về thuế là một khâu trong công tác kiểm soát thuế quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Việc kiểm soát thuế TNDN giúp cơ quan thuế tránh thất thu thuế, nguồn thu từ thuế TNDN đầy đủ, kịp thời, đúng thời điểm, giảm thiểu những rủi ro trong công tác quản lý thuế. Kiểm soát thuế qua việc thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế (NNT) để áp dụng các biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế TNDN. Kiểm soát thuế nhằm cải tiến quy trình quản lý thuế hiệu quả theo hướng hiện đại, phù hợp với luật quản lý thuế, tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, kiện toàn, nâng cấp tổ chức bộ máy theo chức năng, tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thuế. Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả nhận thấy rằng sự tuân thủ của các chính sách thuế của NNT đều ảnh hưởng đến quá trình quản lý thuế TNDN của cơ quan quản lý thuế ở bất cứ cơ quan thuế nào từ Cục thuế đến Chi cục thuế. Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến phụ thuộc và biến độc lập như sau: Các chuẩn mực được áp dụng: Luật thuế Kiểm soát việc TNDN, Thông tư và các văn bản hướng → Cơ quan → tuân thủ pháp luật dẫn về thuế TNDN Các quy trình hướng thuế thuế TNDN dẫn quản lý thuế *Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thuế TNDN: Các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm vụ cơ quan thuế: các thủ tục hành chính thuế bảo đảm điều kiện cho NNT kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; Yếu tố từ cơ quan quản lý thuế: tổ chức bộ máy quản lý thuế, quản lý ứng dụng thông tin nghiệp vụ thuế để xử lý thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan; Người nộp thuế:
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 555 Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, thông tin về hồ sơ khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí thông qua các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Các mức độ tuân thủ, ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế: Việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Qua đó, phản ảnh được trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật của người nộp thuế tùy thuộc vào từng thời kỳ, tính chất, quy mô, trình độ…Vì vậy thật sự phải có công tác quản lý thuế được thực thi. Dựa trên nghiên cứu Alabede, J. O., Ariffin, Z. B. Z., & Idris, K. M. (2011) về nghiên cứu các yếu tố quyết định hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chính là đối tượng nộp thuế; và dựa trên nghiên cứu của Nguyen, L. T., Nguyen, A. H. V., Le, H. D., Le, A. H., & Truong, T. T V. (2020) các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng, sự tuân thủ chính sách thuế của người nộp thuế theo xu hướng cơ chế quản lý thuế hiện đại, cơ quan quản lý thuế ngày càng chú trọng vào đặc điểm tuân thủ thuế của người nộp thuế có ảnh hưởng đến quá trình quản lý các sắc thuế nên tôi sẽ kế thừa nghiên cứu này để nghiên cứu mức độ tuân thủ của người nộp thuế dưới góc nhìn của cán bộ quản lý thuế Chi cục Thuế Quận Hà Đông. Sự tuân thủ thuế được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: Mức độ “Cam kết” NNT tuân thủ một cách tích cực, hợp tác với cơ quan thuế và còn có tác động lan toả khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ; Mức độ “Chấp nhận” NNT chấp nhận những yêu cầu QLT và tin tưởng cơ quan thuế, sẵn sàng sửa chữa sai sót nhưng cần phải có cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi của NNT để đảm bảo sự tuân thủ tốt; Mức độ “Miễn cưỡng” NNT chấp hành nhưng có sự chống đối, cần thanh tra - kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và sử dụng các biện pháp cưỡng chế, mệnh lệnh tuy nhiên cần xem xét, phân tích việc sử dụng biện pháp để cải thiện sự tuân thủ; Mức độ “Từ chối” NNT hoàn toàn tách khỏi sự quản lý của cơ quan thuế QLT phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế khi phát hiện sự không tuân thủ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhóm tác giả dựa trên phần lý thuyết về các mức độ tuân thủ thuế đã nêu trên theo tính kế thừa sẽ xây dựng bảng câu hỏi khảo sát “Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông” trong đó có khảo sát tỷ lệ DN tại địa bàn quận Hà Đông ở từng mức độ tuân thủ thuế nhằm mục đích là để có thể đưa ra đánh giá sát thực tế hơn. Mô hình nghiên cứu: Dựa trên các yếu tố rút trích được từ phân tích trên, mô hình nghiên cứu được kiểm định như sau: Mức độ “Cam kết” NNT; Mức độ “Chấp nhận” NNT; Mức độ “Miễn cưỡng” NNT; Mức độ “Từ chối” NNT ảnh hưởng thuận chiều đến Mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế. Với giả thuyết ban đầu ở mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế, β0, β1, β2, β3, β4 là các hệ số hồi quy, X1, X2, X3, X4 là các biến độc
  6. 556 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán lập (các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Quận Hà Đông). Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra từ mô hình nghiên cứu trên là: - Giả thuyết H1: Mức độ “Cam kết” NNT tuân thủ một cách tích cực, hợp tác có mối quan hệ thuận chiều với cơ quan thuế và còn có tác động lan toả khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ. - Giả thuyết H2: Mức độ “Chấp nhận” NNT chấp nhận có mối quan hệ thuận chiều những yêu cầu QLT và tin tưởng cơ quan thuế, sẵn sàng sửa chữa sai sót nhưng cần phải có cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi của NNT để đảm bảo sự tuân thủ tốt. - Giả thuyết H3: Mức độ “Miễn cưỡng” NNT chấp hành nhưng có sự chống đối có mối quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, cần thanh tra -kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và sử dụng các biện pháp cưỡng chế. - Giả thuyết H4: Mức độ “Từ chối” NNT hoàn toàn tách khỏi sự quản lý và có mối quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế khi phát hiện sự không tuân thủ. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các thành phần kiểm soát thuế TNDN cộng với các ý kiến thu được thông qua cuộc khảo sát bằng cách thức phỏng vấn, bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế phân biệt thành hai thành phần: Thứ nhất các câu hỏi đánh giá mức độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế, các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm vụ cơ quan thuế, tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT, các thủ tục kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông; Thứ hai thu thập những thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn khảo sát. Mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông là 31 biến, trong đó: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông gồm 4 thành phần: (1) thành phần độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế (8 biến); (2) thành phần các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm vụ cơ quan thuế (4 biến); (3) thành phần về tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT (10 biến); (4) thành phần về các thủ tục kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông (5 biến); Thang đo mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế (4 biến). Phát triển thang đo: Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 là trung lập; 4 là đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Đây là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua quá trình thu thập thông tin định lượng dựa trên nền tảng bảng hỏi đã được xây dựng từ trước. Quá trình thu thập thông tin thông qua khảo sát trực tiếp các nhân viên, quản lý tại chi Cục thuế Quận Hà Đông. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS 20.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 557 Bảng 1: Thang đo các thành phần và mã hóa thang đo TT Các yếu tố Mã hóa H1a Thành phần tin cậy đối với hồ sơ khai thuế TINCAY 1 Mức độ trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TNDN TINCAY 1 (tạm tính) với thực tế kinh doanh là rất thấp 2 Mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính (BCTC) và sổ sách kế toán là TINCAY 2 tương đối thấp. 3 NNT kê khai qua mạng các tờ khai và các tài liệu liên quan làm căn TINCAY 3 cứ để NNT khai thuế, tính thuế TNDN rất đúng và rất đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế. 4 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN theo quy định của Luật Quản lý TINCAY4 thuế mà NNT kê khai qua mạng luôn luôn đúng hạn 5 Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định TINCAY5 nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận về thuế TNDN. 6 Ít vi phạm chế độ hóa đơn, chứng từ (thông báo phát hành hóa đơn TINCAY6 và sử dụng hóa đơn theo quy định) 7 Ít vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, TINCAY7 cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 8 Nộp hồ sơ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế TINCAY8 TNDN nhanh chóng và đúng hạn H1b Thành phần về các chính sách thuế, phạm vi chức năng, nhiệm CST vụ cơ quan thuế 9 Chính sách thuế thay đổi liên tục nên gian lận thuế TNDN ngày càng CST 1 tăng 10 Pháp luật thuế chưa thật sự chặt chẽ nên nên người nộp thuế không CST 2 tuân thủ nghiêm chỉnh 11 Nguồn lực thanh tra kiểm tra thuế chưa đủ mạnh để kiểm soát thuế CST 3 TNDN hiệu quả 12 Chính sách miễn, giảm thuế TNDN ảnh hưởng tiêu cực để nguồn thu CST 4 NSNN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận H1c Thành phần về tình hình chấp hành pháp luật thuế của người CHPL nộp thuế 13 Các doanh nghiệp đều có hành vi vi phạm pháp luật thuế trong việc CHPL1 kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, thanh kiểm tra thuế và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí 14 Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT, giảm TNCT CHPL2 15 Hành vi vi phạm theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có ảnh CHPL3 hưởng không đáng kể đế số nộp thuế TNDN theo nghĩa vụ. 16 Kê khai khấu trừ và hạch toán vào chi phí các hóa đơn không hợp lý, CHPL4 hợp lệ. 17 Kê khai doanh thu tính thuế TNDN không đúng quy định (bỏ ngoài CHPL5 sổ kế toán doanh thu, thu nhập, chiết khấu) 18 Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, thực hiện không CHPL6
  8. 558 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán TT Các yếu tố Mã hóa đầy đủ chế độ sổ sách kế toán 19 Kê khai chi phí xác định thu nhập chịu thuế TNDN không đúng quy CHPL7 định (hợp thức hóa chứng từ các khoản chi phí để giảm TNCT) 20 Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc CHPL8 không chứng minh được căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế. 21 Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên CHPL9 hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế 22 Hành vi vi phạm xảy ra đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp CHPL10 H1d Thành phần về các thủ tục kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục KST Thuế Quận Hà Đông 23 Cơ quan thuế đã xây dựng, quản lý tập trung hệ thống thông tin hồ sơ KST1 NNT trên hệ thống để phục vụ việc tích hợp, cập nhật thông tin, đánh giá tuân thủ pháp luật, rủi ro và áp dụng các chế độ chính sách, quản lý thuế phù hợp. 24 Cơ quan thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng tiêu KST2 chí quản lý rủi ro, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro về thuế và đánh giá tính tuân thủ của NNT để phân loại NNT thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hay thuộc đối tượng đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn hiệu quả. 25 Kiểm soát hồ sơ khai thuế TNDN tại Đội kiểm tra thuế qua các chỉ KST3 tiêu trong hồ sơ khai thuế hàng năm đều tăng về số lượng kiểm tra hồ sơ thuế và số thuế TNDN điều chỉnh tăng 26 Kiểm soát hồ sơ khai thuế TNDN tại trụ sở NNT đạt tỷ lệ tăng qua KST4 các năm và số thuế TNDN truy thu tăng thêm qua kiểm tra cũng tăng qua các năm. 27 Kiểm soát khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Công tác quản lý KST5 nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế mà cơ quan thuế ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro và đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của NNT được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế rất hiệu quả. H1f Thành phần về mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế TTHU 28 Mức độ “Cam kết” NNT tuân thủ một cách tích cực, hợp tác có mối TTHU1 quan hệ thuận chiều với cơ quan thuế và còn có tác động lan toả khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ. 29 Mức độ “Chấp nhận” NNT chấp nhận có mối quan hệ thuận chiều TTHU2 những yêu cầu QLT và tin tưởng cơ quan thuế, sẵn sàng sửa chữa sai sót nhưng cần phải có cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi của NNT để đảm bảo sự tuân thủ tốt. 30 Mức độ “Miễn cưỡng” NNT chấp hành nhưng có sự chống đối có TTHU3 mối quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, cần thanh tra - kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và sử dụng các biện pháp cưỡng chế, mệnh lệnh tuy nhiên cần xem xét, phân tích việc sử dụng biện pháp
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 559 TT Các yếu tố Mã hóa để cải thiện sự tuân thủ. 31 Mức độ “Từ chối” NNT hoàn toàn tách khỏi sự quản lý và có mối TTHU4 quan hệ ngược chiều với cơ quan thuế QLT, phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế pháp luật thuế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế khi phát hiện sự không tuân thủ. (Nguồn Nghiên cứu của tác giả) Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là Chi cục thuế Quận Hà Đông, các mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác xuất. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Theo Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, số biến quan sát của nghiên cứu là 31 thì cỡ mẫu được thực hiện là 124 hoặc 155. Theo Tabachnich & Fidell (2007) thì trong phân tích hồi quy bội (MRL), kích cỡ mẫu được tính bằng công thức n ≥ 50 + 8p, trong đó: n là kích cỡ mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình, với số lượng biến độc lập trong nghiên cứu là 4 biến thì cỡ mẫu tối thiểu là 82. Chúng tôi tiến hành phát đi 160 phiếu điều tra, sau khi thu về, làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu chính thức là 142 phiếu điều tra hợp lệ, tỷ lệ hồi đáp đạt 88,75%. *Phương pháp phân tích dữ liệu: Chúng tôi sử dụng các phân tích đa biến để phân tích dữ liệu khảo sát. Đầu tiên hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng được sử dụng với các tiêu chuẩn: hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.4. Tiếp theo sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá tính thích hợp, đơn hướng và hội tụ của các nhân tố với hệ số KMO ≥ 0.5 và tổng phương sai giải thích ≥ 50%, các hệ số factor loading lớn hơn 0.5 (Hair & cộng sự, 1998). Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình phân tích tương quan được sử dụng. Cuối cùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu phân tích hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) được sử dụng với mức ý nghĩa thống kê lấy theo tỷ lệ thông lệ là 5%. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Kiểm định kết quả thang đo Kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố đều đạt tính nhất quán nội tại, hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 (khi đánh giá mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến chấp hành pháp luật chúng tôi đã loại các biến CHPL1; CHPL2, CHPL3, CHPL8 do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4) (bảng 2). Phân tích khám phá nhân tố cho thấy tập hợp các biến quan sát trong từng nhân tố là các thang đo đơn hướng và phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên
  10. 560 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán cứu. Các hệ số KMO đều lớn hơn 0.5, tổng phương sai giải thích (TVE) lớn hơn 50%, các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5 (bảng 2). Bảng 2: Kết quả đánh giá tính tin cậy thang đo các yếu tố Corrected item- Cronbach’s TVE Factor Nhân tố Total KMO Alpha (%) loading Correlation Thành phần tin cậy đối với hồ .799(8) .449 - .739 0.695 .641 sơ khai thuế (TINCAY) Thành phần về các chính sách thuế, phạm vi chức năng, .827 (4) .59 - .727 0.796 .652 nhiệm vụ cơ quan thuế (CST) Thành phần về tình hình chấp hành pháp luật thuế của người .879(10) .648 - .749 0.76 .701 nộp thuế (CHPL) Thành phần về các thủ tục kiểm soát thuế TNDN tại Chi .875(5) .626 - .774 0.723 .745 cục Thuế Quận Hà Đông (KST) Thành phần về mức độ tuân thủ thuế TNDN của người nộp thuế .719 (4) .430 - .676 0.677 55.516 .55 (TTHU) Nguồn: Kết quả chạy phần mềm SPSS 20 4.2 Phân tích tương quan Bảng 3: Ma trận tương quan và điểm đánh giá cho từng yếu tố Mean SD TINCAY CST KST TTHU TINCAY 2.013 .622 1 CST 3.41 .433 -.348** 1 KST 2.732 .595 .479 -.543** * 1 ** TTHU 3.012 .503 .564 -.528 .819** ** 1 Nguồn: Kết quả chạy phần mềm SPSS 20 Kết quả phân tích cho thấy điểm đánh giá trung bình (mean) về ảnh hưởng của các yếu tố tới kiểm soát thuế TNDN và các yếu tố trong mô hình dao động ở khoảng hơn 2 và 3 trong thang đo Likert 5 điểm và độ lệch chuẩn (SD) của các yếu tố cũng khá nhỏ (bảng 3). Thang đo mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế: Hệ số KMO = 0,677 > 0,5: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s Test là 144,343 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 (Bác bỏ giả thuyết: Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thế), vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Phân tích EFA đã trích được một nhân tố duy nhất là: Mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế (được mã hóa là TTHU) tại eigenvalue là 2,221 và phương sai trích được là 55,516%
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 561 Điều kiện để phân tích hồi quy tiếp theo là biến TTHU (biến phụ thuộc) và các biến TINCAY, CST, CHPL, KST ( biến độc lập ) phải có tương quan với nhau, ta thấy các Sig. (2- tailed) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, riêng biến “chấp hành pháp luật” (CHPL) có Sig. (2- tailed) = 34,4% lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên ta loại biến này ra khỏi mô hình. Mối tương quan tuyến tính giữa các biến sau khi loại khỏi biến CHPL (Bảng 3). Ma trận tương quan trên cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là chặt chẽ với nhau do các Sig. (2-tailed) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, nên ta có thể đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều khác 0 nên cần kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy tuyến tính bội. Sau khi xem xét sự tương quan giữa các biến, tác giả tiến hành đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R2 và R2 điều chỉnh. Sử dụng phương pháp đưa tất cả (Enter) các biến vào mô hình ta được kết quả mô hình có R2 = 0,715và R2 được hiệu chỉnh là 0,710 cho thấy mô hình thích hợp 71,0% hay 71,0% sự biến thiên của biến đánh giá mức độ tuân thủ chung được giải thích bởi 3 biến đại diện: “Tin cậy”, “Chính sách thuế”, “Kiểm soát thuế”. 4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết Kết quả mô hình hồi quy (bảng 4): Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Unstandardized Standardized Collinearity Statistics Model Coefficients Coefficients T Sig. B Std. Beta Tolerance VIF Error 1 (Constant) 1,169 0,314 3,696 0,000 TINCAY 0,185 0,045 0,213 4,199 0,000 0,760 1,315 CST -0,110 0,066 -0,090 -1,698 0,092 0,695 1,438 KST 0,593 0,049 0,669 11,817 0,000 0,609 1,643 (Nguồn: Kết quả chạy phần mềm SPSS 20) Dựa vào kết quả hồi quy trên ta thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của 3 biến đại diện đều nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến là khá cao (Tolerance lớn hơn 0,0001) nên sự kết hợp tuyến tính của các biến độc lập là không đáng kể hay mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mô hình không vi phạm giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ta thấy, mức ý nghĩa của 2 biến: “Tin cậy” và “Kiểm soát thuế”có hệ số Sig = 0,000 nhỏ hơn 5% nên 2 biến này có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế hay có mức ý nghĩa trong mô hình. Còn lại 1 biến: “Chính sách thuế có hệ số Sig = 9,2% có mức ý nghĩa lớn hơn 5% nên với dữ liệu mẫu và mô hình hồi quy này thì chưa có bằng chứng nào cho thấy hệ số Beeta của biến “Chính sách thuế” là khác 0. Do đó biến “Chính sách thuế” không có ý nghĩa trong mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy thể hiện mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế được xác định như sau: TTHU = 0,593KST + 0,185TINCAY + 1,169
  12. 562 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Phương pháp hồi quy cho thấy mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế chịu sự tác động của 2 yếu tố được xếp theo thứ tự tầm quan trọng ưu tiên là: yếu tố kiểm soát thuế, yếu tố tin cậy đối với hồ sơ khai thuế. Trong đó, kiểm soát thuế là yếu tố tác động nhiều nhất đến mức độ tuân thủ của người nộp thuế, các yếu tố đều có hệ số Beta dương nên có tác động cùng chiều với mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Từ đó, lãnh đạo, các nhà quản lý thuế, các cán bộ công chức ngành thuế có thể căn cứ vào kết quả của mô hình hồi quy bội để nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế bằng cách nâng cao việc kiểm soát thuế chặt chẽ đối với người nộp thuế. Sau khi phân tích yếu tố và kiểm định các thang đo, kết quả đạt được cho thấy các thang đo đều có độ tin cậy phù hợp. Mô hình lý thuyết được xây dựng bốn yếu tố (với 31 biến quan sát) có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, sau khi phân tích yếu tố, loại biến (Chấp hành pháp luật) và kiểm định thang đo thì mô hình còn lại là ba yếu tố phù hợp với yêu cầu, bao gồm: “Tin cậy“, “Chính sách thuế“, “Kiểm soát thuế“. Tiếp tục phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ta thấy chỉ có hai yếu tố thật sự tác động đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế đó là: “Tin cậy“ và “Kiểm soát thuế“. Trong đó, yếu tố “Kiểm soát thuế“ có tác động mạnh nhất với hệ số β = 0,593, tiếp theo là yếu tố “Tin cậy” với hệ số β = 0,185. 5. Kết luận và các đề xuất Với mô hình hồi quy tuyến tính bội đạt được từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy, để nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế thì trước hết Chi cục Thuế Quận Hà Đông phải chú trọng công tác tăng cường kiểm tra, thanh tra thuế, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp chặt chẽ hơn, đảm bảo khai thác tăng thu từ công tác kiểm soát thuế, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, tạo bình đẳng nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. Kế tiếp, mức độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế nhằm xác định mục đích kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định rủi ro thuế trong từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ chính sách pháp luật thuế, sử dụng các công cụ kế toán và các thông tin để giám sát đối với hoạt động doanh nghiệp, về việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế, kế toán, tổ chức quản lý các chức năng kết hợp quản lý theo đối tượng bao gồm tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế’ theo dõi xử lý kê khai thuế, quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra – kiểm tra thuế. Với mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông từ đó đề ra các giải pháp kiến nghị nhằm phát huy các yếu tố tác động tích cực đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, như sau: 5.1 Giải pháp nâng cao kiểm soát thuế Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy thì “Kiểm soát thuế” là yếu tố có tác động nhiều nhất đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên dựa vào kết quả thống kê mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến “Kiểm soát thuế” ta thấy mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế về kiểm soát thuế còn thấp (trung bình chỉ đạt 2,732 thấp hơn giá trị trung bình của thang đo là 3). Vì vậy muốn nâng cao mức độ tuân thủ thuế của
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 563 người nộp thuế thông qua việc kiểm soát thuế thì cơ quan thuế phải tăng cường xây dựng, quản lý tập trung hệ thống thông tin hồ sơ NNT trên hệ thống để phục vụ việc tích hợp, cập nhật thông tin, đánh giá tuân thủ pháp luật, rủi ro và áp dụng các chế độ chính sách quản lý thuế phù hợp, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng tiêu chí quản lý rủi ro, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro về thuế và đánh giá tính tuân thủ của NNT để phân loại NNT thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hay hay thuộc đối tượng được tạo in hóa đơn tự hay tạo hóa đơn đặt, tăng cường kiểm soát hồ sơ khai thuế TNDN tại các Đội kiểm tra thuế qua các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế và đồng thời tăng cường kiểm soát khâu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Để có thể nâng cao mức độ tin cậy đối với kiểm soát thuế thì Chi cục Thuế Quận Hà Đông cần thực hiện các nội dung cụ thể như sau: Thứ nhất: Đổi mới và hoàn thiện nội dung kiểm soát thuế TNDN: Chuyển sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế, hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, xây dựng quy trình điều tra các hành vị trốn thuế TNDN, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế; Thứ hai: Tập trung toàn lực thực hiện tốt công tác quản lý thuế theo đúng quy trình, chính sách thuế mới và hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN: Từng khâu, từng bộ phận triển khai và thực hiện tốt các chính sách, giải pháp kinh tế của cấp trên; nghiêm chỉnh thực hiện đúng các cơ chế, chính sách, quy trình được quy định trong luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế; tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, từ đó phần đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách ở mức cao nhất; Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong chính sách thuế có hiệu lực từ 01/01/2014; Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. Tiếp tục nâng cao cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế : Tổ chức hội nghị đối thoại với Người nộp thuế kết hợp tuyên truyền hướng dẫn chính sách thuế, tiếp tục phát huy việc tiếp xúc với Người nộp thuế định tại các phường định kỳ theo kế hoạch triển khai chung của Quận uỷ, UBND Quận. Triển khai kip thời và đầy đủ các chính sách giãn, giảm thuế cho các đối tượng được thụ hưởng theo qui định (đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid). Thông qua các công việc cụ thể của nhiệm vụ được phân công, từng cán bộ công chức tích cực góp ý các ý kiến để cải cách thủ tục hành chính giúp người nộp thuế thuận lợi trong việc tuân thủ pháp luật về thuế và cơ quan thuế nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ; Thứ tư: Tiếp tục các giải pháp thu hồi nợ thuế bằng nhiều biện pháp khả thi: tiếp tục phân tích các khoản nợ theo từng sắc thuế, từng doanh nghiệp cụ thể để áp dụng các biện pháp thu nợ thuế có hiệu quả với yêu cầu hạn chế nợ phát sinh, giảm dần nợ khó thu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cưỡng chế nợ có trọng tâm, đúng đối tượng, đúng quy trình ngay từ đầu năm; Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ: Tăng cường kỷ luật kỷ cương của ngành, kiên quyết không để cán bộ vi phạm. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ về nội dung thực hiện quy trình quản lý thu thuế, quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi và đôn đốc thu nộp kịp thời vào NSNN; Đối với công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, sắp xếp, luân chuyển điều động cán bộ công chức theo yêu cầu mới phù
  14. 564 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán hợp với năng lực và chức năng nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức học tập cho cán bộ công chức để nâng cao hơn nữa về nghiệp vụ chuyên môn và kế toán nhằm phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra. Tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế; công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo gắn kết với việc xem xét động viên, khích lệ và bổ nhiệm nhằm khuyến khích cán bộ tăng cường học tập và tự học tập; Tận dụng dữ liệu thông tin người nộp thuế hiện có để khai thác triệt để dữ liệu giúp cho việc khai thác nguồn thu thông qua công tác kiểm tra và hoàn thuế. Tuân thủ đúng các quy trình, quy định trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế đảm bảo đúng điều kiện và đúng nội dung. Đẩy mạnh việc tổ chức kiểm tra hồ sơ sau hoàn; Tăng cường công tác kiểm tra chống thất thu ngân sách, chú trọng việc kiểm tra theo các chuyên đề. Tăng cường công tác đọc hồ sơ quyết toán, tăng tốc độ thu qua quyết toán và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn. 5.2 Giải pháp nâng cao tin cậy đối với hồ sơ khai thuế: Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy thì “Tin cậy” là yếu tố có tác động thứ hai sau “Kiểm soát thuế” đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên dựa vào kết quả thống kê mức độ tuân thủ thuế trung bình của người nộp thuế đối với biến “Tin cậy” ta thấy mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế về mức độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế rất thấp (trung bình chỉ đạt 2,0133 thấp hơn giá trị trung bình của thang đo là 3). Vì vậy muốn nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế đối với hồ sơ khai thuế thì tăng cường công tác quản lý kê khai và ứng dụng CNTT vào quản lý thuế như đánh giá công tác cấp và quản lý mã số thuế, công tác tiếp nhận và cập nhật hồ sơ kê khai thuế, công tác kế toán thuế. Để có thể nâng cao mức độ tin cậy đối với hồ sơ khai thuế thì Chi cục Thuế Quận Hà Đông cần thực hiện các nội dung cụ thể như sau: Thứ nhất: Đánh giá công tác cấp và quản lý mã số thuế: Đây là công tác được ngành thuế nói chung, Chi cục thuế Quận Hà Đông nói riêng rất quan tâm. Đặc biệt đây cũng là cơ sở và là số liệu để quản lý tổ chức – cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn Quận của các cơ quan, phải thường xuyên phối hợp kiểm đếm, đối chiếu mã số thuế được cấp phép với số tổ chức – cá nhân thực tế đang hoạt động trên địa bàn. Công tác quản lý mã số thuế phải được thường xuyên củng cố và quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong công tác quản lý mã số thuế Chi cục thuế Quận Hà Đông cũng còn gặp một số khó khăn như sau: Chưa có đồng bộ đóng mã số thuế và thu hồi giấy phép kinh doanh giữa Sở KH-ĐT, Phòng kinh tế và cơ quan thuế đối với một số trường hợp đã hoàn tất thủ tục giải thể hoặc chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan thuế; Cấp mới nhiều MST 13 số không gắn với kê khai thuế: như nhà xưởng, kho, cửa hàng,… làm cơ quan thuế gặp khó khăn trong công tác quản lý kê khai. Công tác cấp mã số thuế chưa chú trọng đến việc cập nhật các thông tin về loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế, phương pháp tính thuế, phương pháp hạch toán, cấp chương,… ảnh hưởng đến chất lượng một số báo cáo có liên quan; Thứ hai: Công tác tiếp nhận và cập nhật hồ sơ kê khai thuế: Hiện nay việc tiếp nhận và quản lý hồ sơ kê khai thuế qua mạng là bắt buộc đối với mọi đối tượng, tuy nhiên công tác này đôi khi cũng gặp không ít khó khăn cả cho Người nộp thuế và cán bộ thuế như: NNT đang kê khai thuế gtgt theo quý
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 565 nhưng lại nộp hồ sơ theo tháng hoặc ngược lại; Trường hợp người nộp thuế chưa nộp tờ khai chính thức nhưng lại nộp tờ khai bổ sung; Trường hợp NNT nộp trước hồ sơ khai thuế khi chưa đến hạn nộp cũng sẽ bị từ chối; Số lượng tờ khai phát sinh lỗi còn nhiều (bao gồm cả do Người nộp thuế, ngành thuế) thường xảy ra vào những đợt nâng cấp, thay đổi chính sách. Số liệu nhận vào hệ thống quản lý chưa đúng, đủ và chính xác. Lỗi này thường xảy ra ở hệ thống cơ quan thuế. 5.3 Hạn chế của hướng nghiên cứu và gợi ý nghiên cứu tiếp theo Mặc dù kết quả nghiên cứu đóng góp tích cực trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Hà Đông, tuy nhiên vấn đề nghiên cứu cũng có những hạn chế như sau: Nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi là các doanh nghiệp thuộc địa bàn quận Hà Đông do Chi cục Thuế Quận Hà Đông quản lý trực tiếp nên sự bao quát và tính đại diện chưa cao. Nghiên cứu sử dụng phương pháp EFA để đánh giá mối quan hệ giữa biến quan sát và biến tiềm ẩn. Tuy nhiên nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp CFA sẽ xác định được các biến quan sát đưa vào có sai số đo lường (ước lượng chính xác hơn). Vì vậy nghiên cứu về công tác kiểm soát thuế TNDN muốn có kết luận chính xác và chiều sâu hơn thì cần thực hiện việc nghiên cứu trên nhiều mẫu và kết hợp với CFA. Đây có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu sau này. Tài liệu tham khảo Abdixhiku, L. (2013). Determinants of Business Tax Evasion in Transition Economies. Doctoral Thesis. Business School, Staffordshire University, Stoke-on-Trent, England. https://core.ac.uk/reader/43608704 Alabede, J. O., Ariffin, Z. B. Z., & Idris, K. M. (2011). Determinants of Tax Compliance Behaviour: A Proposed Model for Nigeria. International Research Journal of Finance and Economics, 78, 121-136. Awan, A. G., & Hannan, A. (2014). The Determinants of Tax Evasion in Pakistan - A Case Study of Southern Punjab. International Journal of Development and Economic Sustainability, 2(4), 50-69. Available at: http://www.eajournals.org/wp- content/uploads/The-Determinants-of-Tax-Evasion-in-Pakistan-A-Case-Study-of- Southern-Punjab.pdf Braithwaite, V. (2009). Defiance in Taxation and Governance: Resisting and Dismissing Authority in a Democracy. Cheltenham, UK: Edward Elgar Giz Sector Programme Public Finance (2010). Addressing Tax Evasion and Tax Avoidance in Developing Countries. Deutsche Gesellschaft Fur Internationale Zusammenarbeit. Available at: https://www.taxcompact.net/sites/default/files/resources/2010-12-ITC- Addressing-Tax-Evasion-and-Avoidance.pdf Hanlon, M., Mills, L. F. & Slemrod, J. (2005). An Empirical Examination of Corporate Tax Noncompliance. In: Taxing Corporate Income in the 21st Century (pp. 171-210). New
  16. 566 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán York, NY: Cambridge University Press. https://doi.org/10.1017/CBO9780511510823.014 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, nhà xuất bản Hồng Đức, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate data analysis (5th ed.). In Upper Saddle River: Prentice-Hall. Joseph T Wells, Jonh Wiley&Son, Ic (2004), Principles of Fraud examination Luật số 14/2008/QH12 Thuế thu nhập doanh nghiệp Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Lou, Y. I. & Wang, M. L. (2009). Fraud Risk Factor of the Fraud Triangle Assessing the Likelihood of Fraudulent Financial Reporting. Journal of Business and Economics Research, 7(2), 61-78. https://doi.org/10.19030/jber.v7i2.2262. Michael Keen and Stephen Smith (2007), VAT Fraud and Evasion: What Do We Know, and What Can be Done?, International Monetary Fund. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nguyen, L. T., Nguyen,A. H. V., Le, H. D., Le, A. H., & Truong, T. T V. (2020). The Factors Affecting Corporate Income Tax Non-Compliance: A Case Study in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(8), 103-115. https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no8.103 Nguyễn Thị Mai Dung, Ngô Đăng Tân (2021), “Nhận diện, ngăn chặn hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí thanh tra tài chính, tháng 6/2021. Nguyễn Viết Nhật (2019), “Kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nguyễn Phúc Nguyên (2019), “Kiểm soát hành vi khai sai thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Thị Cẩm Lệ (2013), “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí thanh tra tài chính, tháng 8/2013. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM. Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2021 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
  17. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 567 Salehi, M., Khazaei, S., & Tarighi, H. (2019). Tax Avoidance and Corporate Risk: Evidence from a Market Facing Economic Sanction Country. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 6(4), 45-52. https://doi.org/10.13106/jafeb.2019.vol6.no4.45. Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22 tháng 6 năm 2015. Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2