intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên và tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học khoa Sư phạm nghệ thuật năm học 2015-2016

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới. Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức, là quá trình học tập nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho quá trình đào tạo nhằm biến quá trình được đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên và tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học khoa Sư phạm nghệ thuật năm học 2015-2016

  1. 19 YẾU TỐ KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT NĂM HỌC 2015 - 2016 ThS. Châu Hoàng Trọng Tóm tắt. Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới. Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức, là quá trình học tập nghiên cứu góp phần hỗ trợ cho quá trình đào tạo nhằm biến quá trình được đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã đóng vai trò quan trọng và hiệu quả đối với đào tạo, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên, tạo tiền đề cho con đường khoa học của sinh viên rộng mở, làm cơ sở để tạo nguồn cán bộ giảng dạy có chất lượng cho các trường trong và ngoài tỉnh. Nhận thức được vấn đề này, việc thực hiện các biện pháp nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa sư phạm Nghệ thuật đã từng bước được chú trọng và quan tâm. 1. Mở đầu Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên mang nhiều mục đích khác nhau, như để tìm ra những kiến thức mới (theo hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc để tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (theo hướng nghiên cứu ứng dụng) – song mục đích nghiên cứu khoa học không chỉ là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mà nó còn là Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn. Với mỗi sinh viên, việc tham gia nghiên cứu khoa học là điều kiện giúp cho sinh viên có cơ hội củng cố, nâng cao kiến thức và hiểu biết sâu hơn về các vấn đề trong chương trình đào tạo. Mặt khác, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học còn đòi hỏi sinh viên phải chủ động tìm các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; phải học cách: đọc, phân tích và tổng hợp những thông tin cần thiết. Chính những yếu tố này, sẽ là tiền đề giúp cho sinh viên chủ động, năng động và sáng tạo hơn trong quá trình lĩnh hội và tiếp nhận tri thức. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể được thực hiện theo nhóm. Việc thực hiện theo nhóm sẽ tạo cơ hội tốt cho sinh viên trao đổi ý tưởng, phát triển khả năng lập luận, đàm phán để đi đến ý tưởng thống nhất chung. Cũng thông qua hình thức nghiên cứu theo nhóm như vậy sẽ giúp sinh viên hình thành kỹ năng hợp tác. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học còn giúp sinh viên phát huy tinh thần làm việc tập thể, rèn ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm tốt hơn. Thực tiễn cũng cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đã đóng vai trò quan trọng và hiệu quả đối với đào tạo, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên, tạo tiền đề cho con đường khoa học của sinh viên rộng mở, làm cơ sở để tạo nguồn cán bộ giảng dạy có chất lượng cho các trường trong và ngoài tỉnh. Chính việc thành công trong nghiên cứu khoa học sẽ mang lại niềm vui lớn cho bản thân sinh viên, tạo thêm động lực cho sinh viên ngày càng hăng say nghiên cứu. Mặt khác, sự thất bại trong nghiên cứu khoa học cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện sự bản lĩnh, biết phấn đấu vươn lên và nhìn nhận lại mọi vấn đề, biết tự phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm để tiến tới một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai.
  2. 20 Nhận thức được vấn đề này, việc thực hiện các biện pháp nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên đã được đơn vị Khoa sư phạm Nghệ thuật từng bước chú trọng và quan tâm. 2. Nội dung chính 2.1. Nghiên cứu khoa học sinh viên và định hướng khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học, là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong quá trình học tập ở bậc đại học của sinh viên. Tham gia vào hoạt động này không những giúp sinh viên phát triển tư duy đa chiều, sáng tạo mà còn rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng viết, lập luận, giải quyết vấn đề… Việc nghiên cứu khoa học còn là cầu nối để sinh viên tiếp cận các vấn đề thực tiễn trên cơ sở lý thuyết đã được học tại Nhà trường, đồng thời cũng là một cầu nối giữa Nhà trường và xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và góp phần giải quyết các vấn đề mà xã hội quan tâm. Công tác nghiên cứu khoa học, niềm đam mê là yếu tố cần thiết, giúp cho sinh viên không bỏ cuộc trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Do đó, trước khi tiến hành nghiên cứu khoa học cần phải có biện pháp để khơi dậy niềm đam mê. Nhận thức được vấn đề này và cũng từ thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm qua, Khoa sư phạm Nghệ thuật đã đưa ra những những định hướng làm tiền đề cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong thời điểm hiện tại và cho những năm tiếp theo. Song song với việc thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và nghiên cứu khoa học” mà ở đó, người thầy có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Để làm được điều này, ở người thầy cần: + Thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm nhằm hình thành ý thức học tập chủ động, tự giác cho sinh viên. + Các giờ học của thầy luôn sinh động với những nội dung kiến thức hấp dẫn, gần gũi với thực tế cuộc sống để gây hứng thú cho sinh viên. + Đưa ra những vấn đề gợi mở để kích thích sự tò mò, trí sáng tạo của sinh viên. Chính những vấn đề gợi mở ấy sẽ tạo động lực cho sinh viên tìm cách khám phá ngoài giờ học trên lớp. Mặt khác, để khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên còn đòi hỏi mỗi giảng viên phải luôn phấn đấu hoàn thành tốt trách nhiệm của mình – giảng dạy kết hợp với nghiên cứu khoa học. Thật vậy, muốn sinh viên nghiên cứu khoa học trước hết người thầy phải là người luôn tham gia nghiên cứu khoa học. Thầy cần phải có vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹ năng nghiên cứu khoa học tốt mới có khả năng giải đáp những thắc mắc của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, đơn vị xác định rằng cũng cần thực hiện các giải pháp sau đây: + Thực hiện đồng bộ công tác chỉ đạo cho hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học thống nhất: từ Khoa xuống tổ, từ các tổ đến cán bộ, giảng viên và từ giảng viên đến sinh viên.
  3. 21 + Bước đầu hình thành các nhóm sinh viên nghiên cứu gắn với bộ môn Mỹ thuật và Âm nhạc. + Trong đào tạo tăng cường tổ chức các hoạt động khoa học gắn với thực tiễn trong sinh viên…. Có được như vậy, niềm đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên mới thực sự được kích thích và phát huy. 2.2. Tình hình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa sư phạm Nghệ thuật năm học 2015 – 2016 Để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giảng viên và sinh viên, đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng trong công tác nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2015 – 2016. Từ đầu năm học 2015 – 2016, qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm Khoa sư phạm Nghệ thuật đã xác định công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Cũng trong năm học 2015 – 2016, Khoa sư phạm Nghệ thuật đã thực hiện đề xuất các hoạt động khoa học và công nghệ cấp Cơ sở theo quy trình. Qua đó, đã nhận được 04 hợp đồng triển khai thực hiện đề tài KH&CN cấp Cơ sở trong năm học 2015 – 2016. Đây là tín hiệu tốt và đáng mừng; là tiền đề để giảng viên và sinh viên tiếp tục khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu - góp phần tham gia thực sự hiệu quả và mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu khoa học ở các năm học tiếp theo. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa sư phạm Nghệ Thuật có được trong năm học 2015 – 2016 vừa nêu, bởi trước hết là có sự say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên; là sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo; sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ, Lãnh đạo Nhà trường; sự coi trọng của Ban chủ nhiệm khoa, sự nỗ lực hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ Phòng Nghiên cứu Khoa học… Tất cả đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cho hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học Khoa sư phạm Nghệ thuật nói riêng và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong toàn trường nói chung. 3. Kết luận Nhu cầu hiểu biết và chinh phục thử thách luôn có trong từng sinh viên. Ngoài những tri thức mà chúng ta có trong quá trình học trên giảng đường thì hoạt động nghiên cứu khoa học chính là tiền đề quan trọng, là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập. Đây thực sự là cơ hội để sinh viên rèn luyện sự bản lĩnh, tạo thêm động lực ngày càng hăng say nghiên cứu, giúp sinh viên tự rèn luyện mình để trở thành những người công dân đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội, để có thể tham gia đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhìn lại kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt được năm học 2015 - 2016 có thể thấy tín hiệu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa sư phạm Nghệ thuật đã từng bước phát triển, các hướng nghiên cứu bước đầu đã xác định đúng yêu cầu trọng tâm cơ bản của lĩnh vực chuyên ngành, được sinh viên tiếp cận và triển khai nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên. Có thể khẳng định đây là sự đóng góp hết sức ý nghĩa của lãnh đạo, giảng viên và sinh viên Khoa sư phạm Nghệ thuật.
  4. 22 Với mong muốn phát huy những mặt mạnh, khắc phục những gì cần thiết để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học. Và hơn hết để công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng nở rộ với những đề tài có chất lượng cao, chúng ta cần phải khơi dậy trong các em niềm đam mê khoa học bằng những hành động cụ thể và thiết thực./. Tài liệu tham khảo [1]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn đề và giải pháp, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2