intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yukata – Trang phục mùa hè truyền thống của Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yukata – Trang phục mùa hè truyền thống của Nhật Bản" giới thiệu về trang phục mùa hè truyền thống trong văn hóa Nhật Bản - Yukata. Không những mang vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản mà Yukata còn được phổ biến hơn Kimono bởi sự mát mẻ, cách mặc đơn giản và giá thành rẻ hơn. Cùng với sự phát triển ngày càng nhiều các suối nước nóng thì Yukata đã trở thành một thứ không thể thiếu trong nhà của mỗi người Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yukata – Trang phục mùa hè truyền thống của Nhật Bản

  1. YUKATA – TRANG PHỤC MÙA HÈ TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN Võ Minh Thuận, Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Duy Minh Quang*, Nguyễn Văn Trường Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Nguyễn Minh Thanh TÓM TẮT Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc và lâu đời. Chính những nét đẹp này tạo nên hình ảnh của một đất nước xinh đẹp trong mắt mọi người. Bên cạnh quốc phục Kimono, Yukata được xem là trang phục mùa hè truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Không những mang vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản mà Yukata còn được phổ biến hơn Kimono bởi sự mát mẻ, cách mặc đơn giản và giá thành rẻ hơn. Cùng với sự phát triển ngày càng nhiều các suối nước nóng thì Yukata đã trở thành một thứ không thể thiếu trong nhà của mỗi người Nhật. Từ khóa: áo dài, chất liệu, dịp, hoa văn, Yukata 1. GIỚI THIỆU Theo trang báo điện tử Yukata Bunka có viết về lịch sử cùng sự phát triển của Yukata, với sự phổ biến của phòng tắm công cộng, nguồn gốc của yukata bắt đầu khi các quý tộc thời Heian tắm hơi để tránh bị bỏng do hơi nước. Nguồn gốc của Yukata được cho là “yukatabira'' là từ được ghép từ 2 chữ “Yu” có nghĩa là tắm và “Katabira” có nghĩa là đồ mặc lót trong, và nó là trang phục được mặc khi tắm vào thời Heian. Sau đó, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi và thông thoáng nên được mặc sau khi tắm và được dùng làm quần áo ngủ khi đi ngủ. Cuối cùng, vào giữa thời kỳ Edo, người ta có thể mặc nó như quần áo đi chơi bình thường, tương tự như cách nó được mặc ngày nay. 2. ĐẶC TRƯNG YUKATA 2.1. Chất liệu Theo như bài viết sự khác biệt giữa Kimono và Yukata thì trang web của du lịch Nhật Bản có viết chi tiết về chất liệu làm nên Yukata là vải cotton, loại vải này có đặc điểm thấm hút nhanh, nhẹ, rất thích hợp để mặc vào những mùa hè nắng oi bức. Nó cũng phù hợp với việc ngâm mình xuống các suối nước nóng vào mùa hè, vừa kín đáo lại vừa mát mẻ. 2.2. Màu sắc và hoa văn Về màu sắc và hoa văn cũng như ý nghĩa của chúng với Yukata thì trang báo akilala có viết: trước đây Yukata truyền thống thường chỉ nhuộm hai màu trắng và đen hoặc trắng và màu indigo (màu xanh dương đậm và tươi). Thế nhưng vài năm trở lại gần đây các kiểu Yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc bắt mắt và đa dạng hơn. Nguyên tắc chung khi mặc Yukata là người trẻ tuổi mặc những màu sắc tươi sáng và với họa tiết mạnh mẽ và đậm nét, người lớn tuổi mặc màu tối mang màu sắc già dặn trưởng thành hơn 2411
  2. với nền họa tiết mờ, đối với những đứa trẻ có thể mặc một bộ đa dạng và nhiều màu sắc hơn, phụ nữ thì mặc với những họa tiết hoa, đàn ông thường mặc màu tối và đơn sắc. Đối với họa tiết thì Yukata truyền thống thường có các họa tiết như hoa và cỏ. Thế nhưng xu hướng thời trang ngày nay đã có nhiều thay đổi nên vào những dịp lễ hội mùa hè có thể dễ dàng trông thấy những cô gái Nhật Bản diện những bộ Yukata với nhiều hình dáng và thiết kế nhiều màu sắc với các họa tiết trái cây, cảnh vật, hoa và những con vật ngộ nghĩnh. Một số hoạ tiết phổ biến có thể kể đến như: Một là, Seigaiha: Gồm những gợn sóng cách điệu được đặt đối xứng nhau theo từng cặp, tượng trưng cho nguồn Dương khí nuôi sống vạn vật. Thời xưa, trang phục sử dụng mẫu hoa văn này thường được may cho những người có địa vị cao quý. Hai là, Asanoha: Là hoa văn cách điệu từ lá cây gai dầu - một loài thực vật có sức sinh trưởng vượt bậc với dáng thân thẳng tắp, hoa văn lá gai dầu hàm chứa thông điệp cầu chúc cho con cái lớn nhanh như thổi và có sức sống bền dai. Ba là, Shippou: Là hoa văn có các vòng tròn chồng lên nhau trông giống như cánh hoa và mỗi điểm giao nhau của những cánh hoa lại tạo thành một ngôi sao sáng. Hoa văn này được coi là tốt lành, mang đến sự thịnh vượng cho con cháu, tạo ra những mối quan hệ tốt và mang lại sự hài hòa. Bốn là, Yabane/Yagasuri: Dựa trên hình ảnh lông chim ưng, đại bàng thường được dùng để làm làm mũi tên thời xưa. Mang trên mình tính biểu tượng là nhắm vào mục tiêu, mũi tên từ lâu đã được sử dụng như một hoa văn có ý nghĩa tốt lành. Năm là, Ichimatsu: là một kiểu dệt phổ biến từ thời cổ đại, nó được biết đến với cái tên Ichimatsu vào thế kỷ thứ 18 khi diễn viên kịch kabuki Sanogawa Ichimatsu thích sử dụng nó trên trang phục hakama của mình. Kiểu hoa văn này có các ô vuông màu khác nhau được sắp xếp xen kẽ nhau. Những hình vuông trong hoa văn có thể lặp lại đến vô hạn, do đó hoa văn này có ý nghĩa cầu chúc sự nghiệp thăng tiến, con cháu đầy đàn. Đây cũng chính là hoa văn xuất hiện trên biểu tượng Olympic và Paralympic Tokyo 2020 với ý nghĩa đề cao sự đa dạng của tất cả các quốc gia tham dự ngày hội. Sáu là, Kagome: Một mô hình đan rổ làm bằng tre. Bởi vì nó trông giống như một loạt các ngôi sao sáu cánh, nó được cho là một mẫu bùa hộ mệnh mà ma quỷ ghét. Nó cũng có nghĩa là để giữ cho tâm trí của đàn ông và trẻ em không trôi nổi. Nó được sắp xếp với những thứ trên bờ sông và được kết hợp thành nhiều mẫu. Bảy là, Kikkou: Hoa văn Kikkou trông như mai của những chú rùa hoặc đơn giản là những hình lục giác. Đây cũng là một trong những mẫu hoa văn mang ý nghĩa tốt lành, đại diện cho tuổi thọ. Màu sắc và thiết kế của Yukata là yếu tố để phân biệt đâu là trang phục dành cho nam và nữ, người lớn tuổi và thanh thiếu niên. 2.3. Những điều cần lưu ý khi mặc Yukata Theo phần viết về lịch sử của Yukata trên trang báo Yukata Bunka thì Yukata là trang phục được mặc khi tắm vào thời Heian. Tắm ở đây không có nghĩa là ngâm mình như ngày nay mà là tắm chung với nhiều người trong phòng xông hơi và người ta cho rằng nó có tác dụng loại bỏ mồ hôi, chống bỏng và che giấu sự trần truồng.Từ thời Azuchi-Momoyama, nó được sử dụng phổ biến để hút ẩm trên da sau tắm và đến 2412
  3. thời Edo nó đã phát triển thành Yukata. Không như trang phục thường nhật, Yukata là trang phục bình thường được mặc ngoài da trần mà không mặc áo lót nagusa. Nó được người dân sử dụng rộng rãi là do nhà tắm công cộng trở nên phổ biến vào cuối thời Edo. Việc mặc Yukata phù hợp đến các bữa tiệc như Bon Odori và ngắm hoa anh đào rất phổ biến. Văn hóa Yukata phát triển mạnh mẽ ở Edo khi người dân thường bắt chước trang phục của các diễn viên Kabuki trên sân khấu. Mãi cho đến thời Minh Trị, Yukata mới trở thành trang phục mùa hè trên khắp Nhật Bản. Yukata không nên mặc vào mùa đông vì nó rất mỏng và không có áo choàng như Kimono. Cách mặc Yukata của nam và nữ tương tự nhau. Đầu tiên là mặc đồ lót bên trong và Yukata bên ngoài, căn chỉnh sao cho 2 vạt áo cân xứng, song song với mắt cá chân. Sau đó quấn vạt áo bên phải qua hông trái, và tương tự vạt áo trái qua bên phải (vạt áo tái nằm ngoài vạt áo phải) . Quấn một đoạn dây vải quanh hông để cố định Yukata rồi quấn thêm đai lưng bên ngoài. Điểm duy nhất khác biệt ở đây là đai ở nam thường thắt trước bụng, còn đai ở nữ thường sẽ thắt sau lưng. Những phụ kiện đi kèm gồm có guốc gỗ và một chiếc quạt nhỏ cầm tay. Nếu trong thời tiết lạnh có thể khoác ngoài áo có vạt ngắn ngang hông. Khi mặc Yukata ở nữ giới thường để lộ phần gáy để tăng sự nữ tính và quyến rũ nên họ sẽ chọn những kiểu tóc búi cao. Đặc biệt khi mặc Yukata và chúng mình phải lưu ý vạt áo trái phải nằm ngoài vạt áo phải, bởi nếu mặc người lại là kiêng kị (vạt áo phải nằm ngoài chỉ dành cho người chết). Để mặc Yukata đẹp và lịch sự, chúng ta cần chú ý căn chỉnh vạt áo cho đểu, phần ngực và cổ không được lỏng lẻo. Đối với nữ, vì không có nhiều lớp áo nên khi mặc Yukata nên chú ý vạt áo bên dưới để tránh những tình huống hớ hênh, khó xử. 2.4. Yukata thời hiện đại Khi nói về Yukata thời hiện đại thì xuất hiện thêm Yukata cách tân cũng như Yukata truyền thống nhưng là một phiên bản cải tiến và rút gọn so với bản gốc. Thay vì phần tay áo dài ngang tay như loại truyền thống, Yukata hiện đại phần tay áo được rút ngắn lại, nhiều loại được cắt xẻ tùy vào phong cách nhằm đem lại sự thoải mái cho người mặc. Bản cách tân hiện đại được thịnh hành hơn ở giới trẻ hơn là những người lớn tuổi. Thiết kế của áo mang lại sự trẻ trung năng động và có thể phối với nhiều loại trang phục khác nhau. Từ một loại áo choàng tắm, Yukata ngày nay đã trở nên phổ biến với người dân Nhật Bản. Yukata cách tân hay được bắt gặp tại các lễ hội, festival, lễ hội cosplay… Thậm chí còn có thể mặc như một bộ thường phục nếu muốn. 3. GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA YUKATA VÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 3.1. Chất liệu, màu sắc và hoa văn Yukata Áo dài Chất liệu Yukata chỉ được làm từ Áo dài được may bằng nhiều chất liệu khác cotton. nhau như voan, lụa, ren. Màu sắc và hoa văn Đều có ít màu lúc ra đời, nhưng hiện nay lại có rất nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo nhu cầu của mỗi người. 3.2. Những lưu ý khi mặc 2413
  4. Khi mặc Yukata thì cần phải lưu ý rất nhiều thứ như phải để vạt áo trái nằm ngoài vạt áo phải, căn chỉnh vạt áo cho đều, phần ngực và cổ không được lỏng lẻo. Còn áo dài do thường làm bằng chất liệu là voan, lụa nên rất dễ để lộ nội y bên trong. Nên khi mặc áo dài thì không cần nhiều qui tắc, điểm cần lưu ý là nên mặc nội y màu sáng hoặc màu da để tránh gây phản cảm, mất tự nhiên. Áo dài thời hiện đại và Yukata đều được đơn giản hóa cho phù hợp với xu thế hiện nay nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng của từng quốc gia. 4. TỔNG KẾT Yukata đã và đang ngày càng phổ biến hơn tại Nhật và các nước trên thế giới. Đồng thời bởi sự đơn giản, thoải mái khi sử dụng và giá thành rẻ mà Yukata không chỉ phổ biến trong cuộc sống của người Nhật mà còn là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch muốn trải nghiệm trang phục truyền thống của Nhật. Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều giáo viên đang dạy tại trung tâm Nhật ngữ hay các lớp học tiếng Nhật đã mang Yukata vào lớp để học sinh quan sát và học cách mặc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ALC, 2021, Sách “Nihongo de bunka taiken”. 2. Báo Yukatabunka, Lịch sử của Yukata, , truy cập: 11/05/2023. 3. Bùi Quang Thắng, 2017, Sách “Nét cũ duyên xưa”, NXB. Lao động, ISBN: 9786045990025. 4. Báo Khám phá Huế, Bạn biết gì về ý nghĩa màu sắc trong áo dài Việt Nam, 2018, , truy cập: 11/05/2023. 5. Mayu Senda, 2020, Hoa văn may mắn gửi gắm điềm lành, , truy cập: 11/05/2023. 6. Thảo Trần, 2020, Các văn hóa truyền thống Nhật Bản, , truy cập: 11/05/2023. 2414
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2