intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn lớp 9

Chia sẻ: Nguyễn Thùy Mơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

1.050
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập được tốt hơn mời các bạn tham khảo 6 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 9.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn lớp 9

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Phương thức C3 1 học biểu đạt Nội dung C6 1 Nghệ thuật C13 C4 3 C7 Tiếng Phương châm C1 1 Việt hội thoại Lời dẫn trực C8 1 tiếp, gián tiếp Biện pháp tu từ C9 1 Từ Hán Việt C12 1 Phương ngữ C2 1 Các kiểu câu C5 2 C11 Dấu câu C10 1 Tập Tóm tắt văn C14 1 làm bản tự sự văn Viết bài văn C15 1 thuyết minh Tổng số câu 5 8 1 1 15 Trọng số điểm 2 2 2 4 10 Câu 13 được 1 điểm (mỗi ý nối đúng được 0, 25 điểm), các câu trắc nghiệm khác mỗi câu được 0, 25 điểm. Câu tự luận 14 được 2 điểm; câu tự luận 15 được 4 điểm 1
  2. B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 13 câu; câu 13 được 1 điểm, mỗi ý nối đúng 0,25 điểm, các câu trắc nghiệm khác mỗi câu 0,25 điểm). Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại? A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại 2. Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam bộ? A. Cá lóc B. Cá quả C. Cá tràu D. Cá chuối • Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 12: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng ?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ... Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm 2
  3. như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng... Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1) 3. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm B. Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh 4. Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn 5. Câu “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." là câu gì? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn 3
  4. 6. Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai? A. Ông Hai B. Tác giả C. Người đàn bà tản cư D. Mụ chủ nhà 7. Đoạn trích được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào ? A. Độc thoại B. Đối thoại C. Đối thoại xen độc thoại D. Độc thoại nội tâm 8. Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai? “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..., cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.” A. Đúng B. Sai 9. Thành phần gạch chân trong câu “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...” được viết theo biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ 10. Dấu “...” ở cuối câu văn dẫn ở câu 9 có tác dụng gì? A. Làm dãn nhịp điệu câu văn B. Thể hiện lời nói ngắt quãng C. Thể hiện sự liệt kê chưa hết D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ 11. Câu “Không thể được!” trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào? 4
  5. A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Cảm thán D. Trần thuật 12. Từ nào sau đây không là từ Hán Việt? A. tản cư B. đè nén C. kháng chiến D. lầm than 13. Nối tên một văn bản trong cột A với một nhận định tương ứng trong cột B (1 điểm, mỗi ý nối đúng được 0, 25 điểm): A B a) Đấu tranh cho một thế giới hoà 1) là một văn bản thuyết minh sinh bình động, hấp dẫn, có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả b) Khúc hát ru những em bé lớn trên 2) là một văn bản nghị luận nổi tiếng lưng mẹ với cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực c) Cây chuối trong đời sống Việt 3) là một văn bản biểu cảm có sự kết Nam hợp nhuần nhuyễn với yếu tố tự sự, miêu tả và bình luận d) Bếp lửa 4) là một văn bản biểu cảm có sự kết hợp của yếu tố tự sự, giọng điệu ngọt ngào, trìu mến e) Bài thơ về tiểu đội xe không kính 5
  6. …………. nối với……… …………. nối với……… …………. nối với……… …………. nối với……… II. Tự luận (6 điểm): 14. (2 điểm): Tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (khoảng 7 câu). 15. (4 điểm): Viết bài văn giới thiệu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Tổng hiểu Lĩnh vực nội dung Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Nội dung C5 2 học C6 Nghệ thuật C7 1 Tiếng Phương châm C1 2 Việt hội thoại C4 Từ loại C11 1 Thuật ngữ C3 1 Phát triển vốn C2 1 từ Nghĩa của từ C8 1 Các kiểu câu C10 2 C12 Các lỗi về câu C9 1 Tập Viết đoạn văn C14 1 làm Viết bài văn C13 1 văn thuyết minh Tổng số câu 3 9 1 1 14 Trọng số điểm 0,75 2,25 2 5 10 Mỗi câu trắc nghiệm: 0, 25 điểm Câu 13 được 5 điểm; câu 14 được 2 điểm 1
  8. B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề " là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây ? A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự 2. Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây? A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng B. Cấu tạo từ ngữ mới C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường 3. Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào? A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học B. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm C. Từ ngữ biểu thị các tính chất D. Từ ngữ biểu thị các hành động 4. Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều gì? A. Nói tất cả những gì mình biết B. Nói những điều mình cho là quan trọng C. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp D. Nói thật nhiều thông tin 2
  9. • Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 12 " Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1) 5. Nhân vật nào không được nhắc tới trong đoạn trích trên? A. Bác lái xe B. Ông hoạ sĩ C. Cô gái D. Ông kĩ sư trồng rau 6. Vì sao nhà họa sĩ và cô gái nín bặt ? A. Bác lái xe đề nghị im lặng B. Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ 3
  10. C. Cả hai người đều quá mệt mỏi D. Họ hết chuyện để nói 7. Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và miêu tả B. Miêu tả và biểu cảm C. Tự sự và biểu cảm D. Miêu tả và nghị luận 8. Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ "xôn xao" ? A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau C. Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ phía trước D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió 9. Nếu viết "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe." câu văn sẽ mắc lỗi gì? A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ 10. Câu văn “Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.” thuộc loại câu nào? A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn 11. Từ hắn trong “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” thay thế cho từ ngữ nào? A. tôi B. bác C. người D. người cô độc nhất thế gian 4
  11. 12. Câu văn “Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.” là loại câu nào ? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép chính phụ D. Câu ghép đẳng lập II. Tự luận (7 điểm) 13. (5 điểm): Viết bài văn giới thiệu về một sản vật của quê hương. 14. (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu những cảm nhận của em về một nhân vật em thích nhất trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 5
  12. TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NINH PHƯỚC –NINH THUẬN MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì ? A. Tự do B. Lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát 2. Câu thơ nào dưới đây bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác gi ? A. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. B. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! C. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. 3. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ? A. Lượm B. Đoàn thuyền đánh cá C. Mùa xuân nho nhỏ D. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính 4. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì ? A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Ca ngợi sự đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội. C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính. D. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. 5. Trong truyện Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ tính cách của mình ? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe. B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình. 1
  13. 6. Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên ? “Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!... hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!” (Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) A. Tự ti B. Chăm chỉ C. Cởi mở D. Khiêm tốn 7. Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ yếu tố lập luận ? A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra, rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. B. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. 8. Thành ngữ “Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm về quan hệ D. Phương châm về cách thức 9. Thành ngữ nào không liên quan đến phương châm hội thoại về chất ? A. Lúng búng như ngậm hột thị B. Nói nhăng nói cuội C. Ăn không nói có D. Ăn ốc nói mò 10. “Con heo” là từ ngữ thuộc loại nào dưới đây ? A. phương ngữ Bắc B. phương ngữ Trung C. phương ngữ Nam D. từ ngữ toàn dân 2
  14. 11. Trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hoá 12. Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất ? A. Tiếng La tinh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Hán II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (2 điểm). Tóm tắt diễn biến tâm lý, thái độ và hành động của bé Thu trong lần gặp cha sau tám năm xa cách. Câu 2 (5 điểm). Kể lại giấc mơ em gặp lại một người thân đã xa cách lâu ngày. 3
  15. TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUỐC ÂN - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 HƯNG YÊN Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. “Ánh trăng” được viết cùng thể thơ với bài nào sau đây? A. Cảnh khuya B. Đập đá ở Côn Lôn C. Lượm D. Đêm nay Bác không ngủ * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 2, 3 và 4: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự và nghị luận B. Nghị luận và miêu tả C. Biểu cảm và tự sự D. Thuyết minh và tự sự 3. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” sử dụng phép tu từ gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Nói quá 4. Từ “mặc kệ” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì ? A. Để cho tuỳ ý, không để ý, không có sự can thiệp nào B. Điều vừa được nói đến không có tác động thay đổi việc sắp xảy ra C. Biểu thị quan hệ trái ngược giữa điều kiện và sự việc xảy ra D. Một cách không nói ra bằng lời mà thầm hiểu với nhau như vậy 5. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình ? A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. B. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. 1
  16. C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần. D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. 6. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng thanh? A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời B. Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long C. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi 7. Từ “ngỡ” trong câu “Ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào? A. Nói B. Bảo C. Thấy D. Nghĩ 8. Trong các câu thơ sau, từ “hoa” nào được dùng theo nghĩa gốc? A. Nặng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai ? D. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. 9. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ? A. Tố cáo B. Hoàng đế C. Niên hiệu D. Trời đất 10. Trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá 2
  17. 11. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt ? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ D. Cả A và B đều đúng 12. Dòng nào dưới đây có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ B. Chúng nó, chúng em, chúng tôi C. Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh D. Ông, bà, tôi, ta, con người, dân chúng II. Tự luận (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Phạm Tiến Duật và“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” . Câu 2 (5 điểm): Tưởng tượng lúc ông Sáu hấp hối, ông đã nhớ lại cuộc gặp gỡ với bé Thu, đứa con gái mà ông vô cùng yêu quý. Hãy đóng vai nhân vật ông Sáu lúc đó kể lại tâm trạng mình từ lúc về thăm nhà đến lúc chia tay và trở lại chiến khu. (Yêu cầu: Sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận một cách hợp lý.) 3
  18. TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Tác giả của“ Chuyện người con gái Nam Xương” là ai ? A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Lê Thánh Tông D. Đoàn Thị Điểm 2. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung tác phẩm:“Chuyện người con gái Nam Xương” ? A. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa B. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên C. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ D. Tố cáo chế độ phong kiến nam quyền 3. Câu văn dưới đây trích trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có nội dung gì ? “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” A. Những lời phân trần của Vũ Nương về tấm lòng chung thuỷ của mình và lời cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình B. Tả cảnh thực đồ vật bị đổ vỡ và cảnh thiên nhiên ảm đạm nơi vợ chồng Vũ Nương đang sinh sống C. Nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi và tình vợ chồng bấy lâu nay đã tan vỡ không thể nào hàn gắn nổi D. Vẻ đẹp của Vũ Nương đã tàn phai trong nhung nhớ đợi chờ chồng 1
  19. 4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thuý Kiều? A. Bút pháp tả thực B. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp tự sự D. Bút pháp lãng mạn 5. Câu thơ“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, Nguyễn Du miêu tả nét đẹp nào của Thuý Kiều ? A. Vẻ đẹp của đôi mắt, mái tóc B. Vẻ đẹp của hình dáng, nét mặt C. Vẻ đẹp của nước da, đôi mắt D. Vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày 6. Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì ? A. Miêu tả vẻ đẹp về hình ảnh bếp lửa trong ký ức tuổi thơ của tác giả B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà C. Nói về tình cảm của người bà đối với cháu D. Nói về nỗi nhớ thương của người con đi xa dành cho cha mẹ ở quê nhà 7. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép ? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi 8. Thành ngữ “Nói như đấm vào tai” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm lịch sự D. Phương châm quan hệ 9. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại ? A. Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ B. Chúng nó, chúng em, chúng tôi C. Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh D. Ông, bà, tôi, ta, con người, dân chúng 2
  20. 10. Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ ? A. Giặc ngoan cố B. Bế đứa con C. Hay ghen D. Chẳng bao giờ 11. Cho đề bài: Bàn về câu nói “Có chí thì nên”. Ý nào sau đây không phù hợp để làm đề bài trên ? A. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh B. Chí là chí hướng, quyết tâm vượt khó C. Người có chí là người luôn gặp may mắn D. Người học sinh cần rèn luyện chí trong học tập và trong cuộc sống 12. Trong các đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý ? A. Bàn về hai nhân vật Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten B. Bàn về cống hiến và hưởng thụ C. Bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo D. Bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” II. Tự luận (7 điểm): Câu 1. (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Trích “Bếp lửa” - Bằng Việt) Câu 2. (5 điểm): Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2