intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

90 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và Dụng cụ quang học

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

441
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức ôn tập về Mắt và dụng cụ quang học để chuẩn bị cho các kỳ thi học kì, ĐH-CĐ sắp tới, mời các bạn tham khảo “90 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và dụng cụ quang học”. Tài liệu cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các bạn dễ dàng ôn tập hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 90 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và Dụng cụ quang học

  1. 90 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ MẮT VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC II. PHẦN MẮT VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC (GỒM 90 Câu, từ 1 đến 90) 1.Để mắt có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau, mắt điều tiết bằng cách A. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc. B. thay đổi độ tụ của thủy tinh thể. C. thay đổi đường kính của con ngươi. D. cả A và C. ĐA: B 2. Chọn câu sai, khi nói về mắt và các tật của mắt. A. Mắt không có tật, khi không điều tiết, tiêu điểm của thủy tinh thể rơi đúng võng mạc. B. Mắt cận thị, khi không điều tiết, tiêu điểm của thủy tinh thể rơi trước võng mạc. C. Mắt viễn thị, khi không điều tiết, tiêu điểm của thủy tinh thể rơi sau võng mạc. D. Mắt lão, khi không điều tiết, tiêu điểm của thủy tinh thể rơi ở vô cùng. ĐA: D 3. Chọn câu đúng. A. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn thấy, khi đó tiêu cự của thủy tinh thể là dài nhất. B. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn thấy, khi đó tiêu cự của thủy tinh thể là ngắn nhất. C. Khi quan sát vật đặt tại điểm cực cận mắt phải điều tiết mạnh nhất. D. Khi quan sát vật ở điểm cực viễn, thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất. ĐA: C 4. Khi quan sát vật nhỏ bằng kính lúp, ảnh của vật qua kính A. là ảnh thật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. B. là ảnh thật nằm trên võng mạc. C. là ảnh ảo nằm ở vị trí bất kỳ. D. là ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. ĐA: D 5. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp bằng cách ngắm chừng ở vô cực thì
  2. A. vật đặt tại điểm cực cận của mắt. B. vật đặt tại điểm cực viễn. C. vật đặt tại tiêu điểm của kính. D. vật đặt trong khoảng giữa điểm cực cận và điểm cực viễn. ĐA: C 6. Khi quan sát vật qua kính lúp, để số bội giác không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, mắt cần phải đặt A. sát kính. B. tại tiêu điểm của kính. C. tại điểm cách kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự. D. tại điểm cách kính một khoảng bằng 4 lần tiêu cự. ĐA: B 7. Chọn câu sai khi nói về cấu tạo của kính hiển vi. A. Kính hiển vi là một dụng cụ quang học gồm vật kính và thị kính. B. Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ. C. Độ dài quang học của kính hiển vi có thể thay đổi. D. Vật kính và thị kính được đặt đồng trục. ĐA: C 8. Khi quan sát vật qua kính hiển vi, để số bội giác không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, mắt cần phải đặt A. sát kính mắt. B. tại tiêu điểm của kính mắt. C. tại điểm cách kính mắt một khoảng bằng 2 lần tiêu cự kính mắt. D. tại điểm cách kính mắt một khoảng bằng 4 lần tiêu cự kính mắt. ĐA: B 9. Chọn câu sai. A. Thị kính của kính hiển vi đóng vai trò như một kính lúp. B. Độ dài quang học của kính hiển vi không thể thay đổi được. C. Vật kính của kính hiển vi có tiêu cự ngắn hơn tiêu cự của thị kính. D. Thị kính của kính hiển vi có tiêu cự ngắn hơn tiêu cự của vật kính. ĐA: D 10. Chọn câu đúng khi nói về cấu tạo của kính thiên văn. A. Kính thiên văn gồm hai thấu kính hội tụ. B. Kính thiên văn gồm một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kỳ. C. Kính vật và kính mắt của kính thiên văn đều có tiêu cự ngắn
  3. D. Kính vật có tiêu cự ngắn và kính mắt có tiêu cự dài. ĐA: A 11. Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi từ 10cm đến 11cm. Máy ảnh này có thể chụp được các vật nằm trong khoảng A. từ vô cực đến điểm cách kính vật máy ảnh 11cm. B. từ vô cực đến điểm cách kính vật máy ảnh 1,1m. C. từ vô cực đến điểm cách kính vật máy ảnh 22cm. D. từ vô cực đến điểm cách kính vật máy ảnh 0,9m. ĐA: B 12. Gọi f là tiêu cự của kính lúp, l là khoảng cách từ mắt đến kính, d là khoảng cách từ vật đến kính và d ¢ là khoảng cách đại số từ ảnh đến kính ( d ¢ < 0) và D là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát. Công thức tính số bội giác của kính lúp là D A. G = f d¢ B. G = - d fD C. d ( f - l ) + lf Dd ¢ D. - d (d ¢ + l ) ĐA: C 13. Chọn câu đúng khi nói về ngắm chừng ở vô cực qua kính hiển vi. A. Số bội giác không phụ thuộc vào khoảng cách từ mắt đến kính mắt. B. Vật phải đặt ở tiêu điểm của kính vật để tạo chùm song song qua kính mắt. C. Ảnh của vật qua kính vật là ảnh ảo lớn hơn vật. D. Số bội giác tỷ lệ nghịch với tiêu cự của kính vật và kính mắt. ĐA: D 14. Kính vật của máy ảnh có tác dụng như một thấu kính hội tụ. Ban đầu mát được điều chỉnh để chụp ảnh một vật ở cách máy một khoảng nào đó. Khi đưa máy ảnh ra xa vật hơn và để ảnh của vật vẫn hiện rõ nét trên phim thì A. khoảng cách từ phim đến kính vật tăng và độ cao của ảnh trên phim giảm. B. khoảng cách từ phim đến kính vật giảm và độ cao của ảnh trên phim tăng lên. C. khoảng cách từ phim đến kính vật giảm và độ cao của ảnh trên phim cũng giảm.
  4. D. khoảng cách từ phim đến kính vật tăng và độ cao của ảnh trên phim cũng tăng. ĐA: C 15. Một người đặt mắt cách kính lúp 10cm để quan sát một vật nhỏ. Kính lúp có tiêu cự 5cm và giới hạn nhìn rõ của mắt người quan sát từ 15cm đến 50cm. Khoảng cách d từ vật đến kính lúp là A. d = 2,5cm B. d = 40 / 9cm C. 2,5cm £ d £ 40 / 9cm D. 3,75cm £ d £ 50 / 11cm ĐA: C 16. Một người đeo kính có tiêu cự -60cm thì nhìn được vật ở cách xa mắt 180cm mà không phải điều tiết. Nếu người đó đeo kính có độ tụ 20đp thì để nhìn thấy vật mà không phải điều tiết, vật phải đặt cách kính một khoảng là (cả hai trường hợp kính đều đeo sát mắt) A. 5cm B. 4,5cm C. 4,75cm D. 45cm ĐA: B 17. Kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ. Ban đầu kính được điều chỉnh để quan sát một thiên thể trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Sau đó một người cận thị sử dụng kính này để quan sát thiên thể đó trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Khi đó A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính giảm đồng thời số bội giác cũng giảm. B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính tăng đồng thời số bội giác cũng tăng. C. khoảng cách giữa vật kính và thị kính giảm đồng thời số bội giác tăng. D. khoảng cách giữa vật kính và thị kính tăng đồng thời số bội giác giảm. ĐA: C 18. Kính vật và kính mắt của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 1cm và 5cm. Khoảng cách từ kính vật đến kính mắt là 26cm. Một người đặt mắt sát kính mắt để quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi trên. Biết rằng vật đặt trong phạm vi từ 1,0494cm đến 1,0500cm trước kính vật. Giới hạn nhìn rõ của mắt người quan sát là A. từ 25cm đến 98cm B. từ 25cm đến vô cực
  5. C. từ 98cm đến 200cm D. từ 98cm đến vô cực. ĐA: D 19. Một người cận thị có điểm cực viễn và điểm cực cận cách mắt lần lượt là 50cm và 15cm. Người đó đeo kính sát mắt để nhìn vật ở xa không cần phải điều tíết. Khi đeo kính đó, người ấy nhìn rõ điểm gần mắt nhất cách mắt A. 25cm B. 15cm C. 21,4cm D. 22cm ĐA: C 20. Một người cận thị có điểm cực cận và điểm cực viễn cách mắt lần lượt là 15cm và 50cm. Người đó đeo kính sát mắt để nhìn rõ vật ở cách mắt gần nhất là 25cm. Khi đeo kính đó, người ấy nhìn rõ điểm ở xa mắt nhất cách mắt A. 50cm B. 37,5cm C. 47,5cm D. 55cm ĐA: B 100 21. Một người đeo kính có độ tụ +1đp có thể nhìn rõ các vật ở cách mắt từ cm 7 đến 25cm. Để nhìn các vật ở xa không phải điều tiết, người đó cần phải đeo kính có độ tụ là (cả hai trường hợp kính đều đeo sát mắt) A. -3đp B. -4đp C. +3đp D. +4đp ĐA: A 22. Một người đeo kính có độ tụ D1 = +1đp có thể nhìn rõ các vật ở cách mắt từ 100 cm đến 25cm. Để nhìn các vật ở xa không phải điều tiết, người đó cần phải 7 đeo kính có độ tụ là D2 (cả hai trường hợp kính đều đeo sát mắt). Khi đeo kính với độ tụ D2 , người ấy nhìn rõ các vật ở gần mắt nhất cách mắt A. 0,55m B. 0,67m
  6. C. 0,33m D. 0,25m ĐA: C 23. Một người cận thị về già chỉ nhìn rõ những vật ở cách mắt trong từ 0,4m đến 0,8m. Người đó đeo kính L để nhìn những vật ở xa mà không phải điều tiết. Giới hạn nhìn rõ của người đó khi đeo kính L là A. 25cm đến 100cm B. từ 0,8m đến vô cực C. từ 0,25cm đến vô cực D. từ 0,4m đến vô cực ĐA: B 24. Một người cận thị về già chỉ nhìn rõ những vật ở cách mắt trong từ 0,4m đến 0,8m. Người đó đeo kính L1 để nhìn những vật ở xa mà không phải điều tiết. Để nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó phải dán thêm vào kính L1 một kính L2 có độ tụ là A. 1,50đp B. - 2,25đp C. – 3,55đp D. 2,75đp ĐA: D 25. Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 12,5cm và giới hạn nhìn rõ là 37,5cm. Để không nhìn rõ bất cứ vật nào đặt trước mắt, người đó phải đeo kính có độ tụ (kính đeo sát mắt) A. D > 8đp B. D < - 8đp C. D < 8đp D. D > -8đp ĐA: B 26. Một người cận thị đeo kính phân kỳ có tiêu cự 80cm (kính đeo sát mắt) thì nhìn rõ những vật ở xa mà mắt không phải điều tiết và nhìn rõ những vật ở gần nhất cách mắt 20cm. Giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính là A. từ 15cm đến 100cm B. từ 15cm đến 80cm C. từ 16cm đến 80cm D. từ 16cm đến 100cm
  7. ĐA: C 27. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 1m. Người đó đứng trước một gương cầu lồi có tiêu cự 1,2m. Để thấy ảnh của mình qua gương mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đứng cách gương một đoạn bằng A. 0,6m B. 0,5m C. 0,75m D. 0,65cm ĐA: A 28. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm. Người này dùng kính lúp có độ tụ 25đp để quan sát một vật nhỏ. Kính đặt cách mắt 10cm. Số bội giác của ảnh là 3. Khoảng cách từ vật đến kính là A. 15cm B. 10cm C. 10/3cm D. 20/3cm ĐA: C 29. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm. Người này đặt sát mắt vào thị kính của kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ ở trạng thái mắt không phải điều tiết. Biết tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 5cm, độ dài quang học của kính hiển vi là 10cm. Số bội giác của ảnh khi đó là A. 30 B. 35 C. 40 D. 45 ĐA: B 30. Một người cận thị đeo kính có tiêu cự 50cm nhìn rõ các vật ở xa mà mắt không phải điều tiết. Điểm cực viễn của người đó khi không đeo kính cách mắt là A. 25cm B. 100cm C. 50cm D. 200cm ĐA: C 31. Một người cận thị đeo kính có tiêu cự 50cm nhìn rõ các vật ở xa mà mắt không phải điều tiết. Người đó không đeo kính mà đặt mắt sát một kính lúp có tiêu cự
  8. 10đp để quan sát một vật nhỏ. Để mắt không phải điều tiết, phải đặt vật cách kính là A. 6,5cm B. 10cm C. 5,0cm D. 8,3cm ĐA: D 32. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm. Người này đeo kính cận rồi đặt sát mắt vào thị kính của kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ. Biết tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 4cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là 16cm. Khoảng cách ngắn nhất từ vật đến vật kính mà người đó còn quan sát được là A. 2,00cm B. 1,06cm C. 1,52cm D. 2,23cm ĐA:B 33. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm. Người này đeo kính cận rồi đặt sát mắt vào thị kính của kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ. Biết tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 4cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là 16cm. Phạm vi biến thiên của số bội giác là A. từ 90 đến 150 B. từ 85,7 đến 105,8 C. từ 80 đến 120 D. từ 75 đến 110 ĐA:B 34. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 45cm. Người này đeo kính cận rồi đặt sát mắt vào thị kính của kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ. Biết tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1cm và 4cm. Độ dài quang học của 1 kính hiển vi là 16cm. Năng suất phân li của mắt người quan sát là 1¢ = (rad ) . 3500 Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người đó còn phân biệt được khi mắt không phải điều tiết là A. 0,592mm B. 714nm
  9. C. 0,653mm D. 810nm ĐA:B 35. Tiêu cự của vật kính và thị kính trong một kính hiển vi lần lượt là 5mm và 5cm. Khoảng cách giữa hai kính là 25,5cm. Một người mắt bình thường quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi trên (mắt đặt sát thị kính). Số bội giác của kính là A. 250 B. 300 C. 200 D. 350 ĐA: C 36. Một người quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp. Biết rằng vật đặt cách mắt 18cm, kính đặt cách mắt 14cm. Người này nhìn thấy vật dường như ở cách mắt 34cm. Tiêu cự của kính lúp là A. - 10cm B. 8cm C. 12cm D. 5cm ĐA: D 37. Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận qua mắt được tạo ra ở đâu? A. Trước điểm vàng. B. Sau điểm vàng. C. Tại điểm vàng. D. Không xác định được vì không có ảnh. ĐA: C 38. Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn qua mắt nằm ở đâu? A. Trước điểm vàng. B. Sau điểm vàng. C. Tại điểm vàng. D. Không xác định được vì không có ảnh. ĐA: A 39. Một người mắt không có tật dùng kính thiên văn để quan sát một thiên thể với mắt ở trạng thái không phải điều tiết. Khoảng cách giữa kính vật và kính mắt ( l ) và số bội giác ( G¥ ) của kính thiên văn là
  10. f2 A. l = f1 + f 2 và G¥ = f1 f2 B. l = f1 - f 2 và G¥ = f1 f1 C. l = f1 + f 2 và G¥ = f2 f1 D. l = f1 - f 2 và G¥ = f2 ĐA: C 40. Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, mắt đặt tại tiêu điểm của kính. Khi này số bội giác của kính A. không phụ thuộc vào vị trí đặt vật. B. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt. C. đạt cực đại khi ngắm chừng ở điểm cực cận. D. đạt cực tiểu khi ngắm chừng ở điểm cực viễn. ĐA: A 41. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 2,4cm và 4cm. độ dài quang học của kính là 9,6cm. Một người mắt không có tật đặt sát mắt vào thị kính để quan sát một vật nhỏ ở trạng thái không điều tiết. Khoảng cách từ vật đến kính là A. 9,6cm B. 2,4cm C. 3,0cm D. 4,0cm ĐA: C 42. Chọn câu đúng khi nói về ảnh của vật qua kính hiển vi. A. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. B. Ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật. C. Ảnh thật cùng chiều lớn hơn vật. D. Ảnh thật ngược chiềưu lớn hơn vật. ĐA: B 43. Chọn câu sai khi nói về kính thiên văn. A. Thị kính của kính thiên văn đóng vai trò như một kính lúp. B. Khoảng cách từ thị kính đến vật kính có thể thay đổi được. C. Vật kính của kính thiên văn có tiêu cự rất ngắn.
  11. D. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tỷ lệ thuận với tiêu cự vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự thị kính. ĐA: C 44. Khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực cận thì A. mắt không cần điều tiết. B. mắt điều tiết một phần. C. khoảng cách từ thuỷ tính thể đến võng mạc là lớn nhất. D. mắt phải điều tiết tối đa. ĐA: D 45. Một người đặt mắt cách kính lúp một khoảng 10cm để quan sát một vật nhỏ. Biết tiêu cự của kính lúp là 5cm và vật đặt trước kính lúp từ 2,5cm đến 40/9(cm). Giới hạn nhìn rõ của người đó khi không dùng kính là A. từ 15cm đến 50cm B. từ 15cm đến 60cm C. từ 25cm đến 50cm D. từ 25cm đến 60cm ĐA: A 46. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi trong trạng thái mắt không phải điều tiết (mắt đặt sát thị kính). Khoảng cách giữa kính vật và kính mắt là 26cm. Khi đó số bội giác của kính là 100. Biết tiêu cự kính mắt lớn gấp 5 lần tiêu cự kính vật. Tiêu cự của kính vật và kính mắt là A. f1 = 0,5 cm và f 2 = 2,5 cm B. f1 = 1,5 cm và f 2 = 7,5 cm C. f1 = 1 cm và f 2 = 5 cm D. một đáp số khác. ĐA: C 47. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi trong trạng thái mắt không phải điều tiết (mắt đặt sát thi kính). Khoảng cách giữa kính vật và kính mắt là 26cm. Khi đó số bội giác của kính là 100. Biết tiêu cự kính mắt lớn gấp 5 lần tiêu cự kính vật. Số bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực cận là A. 125 B. 130
  12. C. 90 D. 150 ĐA: A 48. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng từ 10cm đến 50cm. Độ biến thiên của độ tụ thủy tinh thể của mắt người đó khi từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa. A. 6đp B. 4đp C. 8đp D. một đáp số khác. ĐA: C 49. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật trong khoảng từ 10cm đến 50cm. Người này cần đọc một thông báo cách mắt 80cm mà trong tay chỉ có một kính phân kỳ tiêu cự 30cm. Để đọc được thông báo này mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đặt kính cách mắt một khoảng là A. 43,56cm B. 31,46cm C. 98,54cm D. một đáp số khác. ĐA: B 50. Một người mắt không có tật có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi (mắt đặt sát thị kính). Vật kính có tiêu cự 5mm và cách thị kính 185mm. Biết số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là 250, số bội giác khi ngắm chừng ở điểm cực cận gần đúng bằng A. 279 B. 250 C. 286 D. 350 ĐA: C 51. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là D dùng kính lúp có độ tụ P để quan sát một vật nhỏ trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Số bội giác của kính là A. DP B. (D + P) C. (D – P) D. D/P
  13. ĐA: A 52. Chiều dài của ống kính hiển vi là 10cm. Tiêu cự của kính mắt và kính vật lần lượt là 1cm và 0,5cm. Một người mắt không có tật dủng kính trên để quan sát một vật nhỏ ở trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Số bội giác của kính khi đó là A. 5 B. 23 C. 166 D. 425 ĐA: D 53. Kính vật và kính mắt của một kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là 100cm và 10cm. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm dùng kính trên để quan sát một ngôi sao xa trong trạng thái mắt điều tiết cực đại. Số bội giác của kính khi đó là A. 25 B. 10 C. 14 D. 100 ĐA: C 54. Kính vật và kính mắt của một kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là f1 và f 2 . Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là D dùng kính trên để quan sát một thiên thể trong trạng thái mắt điều tiết cực đại. Số bội giác của kính khi đó là f1 æ Dö A. ç1 + ÷ ç f2 è f1 ÷ ø f1 æ f ö B. ç1 + 2 ÷ f2 è Dø f1 æ Dö C. ç1 + ÷ f2 ç è f2 ÷ ø D. một đáp số khác ĐA: B 55. Một người đặt mắt sát thị kính để quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi. Mắt nhìn thấy được khi vật đặt cách kính vật từ 1,06cm đến 1,0625cm. Biết tiêu cự của kính vật và kính mắt lần lượt là 1cm và 4cm. Giới hạn nhìn rõ của mắt người quan sát là A. từ 20cm đến vô cực
  14. B. từ 15cm đến 100cm C. từ 25cm đến vô cực D. từ 20cm đến 100cm ĐA: A 56. Một người đặt mắt sát thị kính để quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi. Mắt nhìn thấy được khi vật đặt cách kính vật từ 1,06cm đến 1,0625cm. Biết tiêu cự của kính vật và kính mắt lần lượt là 1cm và 4cm. Số bội giác khi người đó ngắm chừng ở điểm cực cận và cực viễn là A. Gc = 80 và GV = 100 B. Gc = 80 và GV = 150 C. Gc = 100 và GV = 80 D. Gc = 100 và GV = 150 ĐA: C 57. Một người dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ. Biết kính có tiêu cự 5cm và đặt cách mắt 5cm. Người đó nhìn thấy vật khi vật đặt cách kính lúp từ 10/3(cm) đến 4,75(cm). Giới hạn nhìn rõ của mắt người này là A. từ 20cm đến 200cm B. từ 15cm đến 100cm C. từ 25cm đến vô cực D. từ 20cm đến vô cực ĐA: B 58. Mắt một người muốn nhìn vật ở xa không phải điều tiết phải đeo kính phân kỳ có độ tụ 1đp. Khi muốn đọc sách ở cách mắt gần nhất 25cm phải đeo kính hội tụ có độ tụ 2,5đp. Trong cả hai trườing hợp kính đều đeo sát mắt. Giới hạn nhìn rõ của mắt người đó là A. từ 1/3(m) đến 1(m) B. từ 2/3(m) đến 1(m) C. từ 1/3(m) đến 2(m) D. từ 2/3(m) đến 2(m) ĐA: D 59. Một người có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 200/3(cm) đến 100cm, đặt mắt trên trục chính của một gương cầu lõm để nhìn ảnh của mình trong gương ở trạng thái mắt không phải điều tiết. Biết tiêu cự của gương là 20cm. Khoảng cách từ mắt người ấy đến gương gần đúng là
  15. A. 10,52cm B. 15,73cm C. 16,15cm D. 14,67cm ĐA: C 60. Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm và phải đeo kính số 4 mới nhìn được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Người này (không đeo kính) dùng một kính lúp để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt cách kính 5cm. Để quan sát vật mà không phải điều tiết, vật phải đặt cách kính một khoảng là d và độ bội giác của kính khi đó là G . Giá trị của d và G là A. d = 4cm và G = 2 B. d = 2cm và G = 4 C. d = 6cm và G = 3 D. một đáp án khác. ĐA: A 61. Ảnh của vật hiện trên phim trong máy ảnh là A. ảnh thật cùng chiều với vật. B. ảnh ảo cùng chiều với vật. C. ảnh thật ngược chiều với vật. D. ảnh ảo ngược chiều với vật ĐA: C 62. Vật kính của máy ảnh có tiêu cự f = 8cm. Người ta dùng máy này chụp ảnh một vật cách vật kính 4cm. Độ phóng đại của ảnh trên phim có giá trị bằng A. 0,02 B. 0,2 C. 0,05 D. 0,5 ĐA: A 63. Ảnh của vật hiện trên võng mạc của mắt là. A. thật và cùng chiều vật. B. thật và ngược chiều vật. C. là ảo và cùng chiều vật. D. là ảo và ngược chiều vật. ĐA: B 64. Chọn câu đúng khi nói về mắt.
  16. A. Ảnh của vật qua thuỷ tinh thể là thật. B. Khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc là không đổi. C. Tiêu cự của thủy tinh thể là thay đổi được. D. Cả A, B, C đều đúng. ĐA: D 65. Tiêu cự vật kính của máy ảnh là 4cm. Khoảng cách từ phim đến kính vật có thể thay đổi từ 4cm đến 4,1cm. Máy có thể chụp được các vật ở cách kính vật A. từ 1,2m đến vô cực. B. từ 1,2m đến 120m. C. từ 1,64m đến vô cực. D. từ 1,64m đến 164m ĐA: C 66. Trong máy ảnh A. khoảng cách từ phim đến kính vật là cố định. B. tiêu cự của kính vật là hằng số. C. ảnh hiện trên phim là thật cùng chiều với vật. D. Cả A, B, C đều sai. ĐA: B 67. Chọn câu sai khi nói về mắt. A. Khi mắt điều tiết thì độ tụ của thuỷ tính thể thay đổi. B. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc thay đổi. C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc. D. Dù có điều tiết, mắt cũng chỉ nhìn rõ các vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. ĐA: B 68. Một thấu kính hội tụ dùng làm kính lúp. Nếu đặt mắt sát kính, để quan sát được vật nhỏ với độ bội giác cực đại thì phải đặt thấu kính sao cho: A. vật ở ngay trên tiêu điểm chính của thấu kính. B. ảnh nằm ở mặt phẳng tiêu diện của thấu kính. C. ảnh nằm ở điểm cực viễn của mắt. D. ảnh nằm ở điểm cực cận của mắt. ĐA: D 69. Một người cận thị thử kính và nhìn rõ các vật ở xa đã quyết định mua kính đó. Chọn câu đúng.
  17. A. Người đó chọn kính phân kỳ. B. Người đó chọn kính hội tụ. C. Người đó đã chọn kính chính xác. D. Cả B và C đều sai. ĐA: A 70. Chọn câu đúng khi nói về mắt viễn thị. A. Có điểm cực viễn ở vô cực. B. Có tiêu điểm ảnh rơi trước võng mạc khi mắt không điều tiết. C. Khi nhìn vật ở xa vẫn phải điều tiết. D. Cả A và B đều đúng. ĐA: C 71. Chọn câu đúng khi nói về mắt bị tật cận thị. A. Có tiêu điểm ảnh rơi sau võng mạc khi mắt không điều tiết. B. Có thể nhìn được các vật ở xa nhưng phải điều tiết. C. Có điểm cực viễn cách mắt một khoảng hữu hạn. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật này. ĐA: C 72. Gọi độ tụ của các loại mắt khi không điều tiết là: D1 - mắt thường; D2 - mắt cận thị; D3 - mắt viễn thị. So sánh các độ tụ này ta thấy A. D1 > D2 > D3 B. D2 > D1 > D3 C. D3 > D1 > D2 D. D1 > D3 > D2 ĐA: B 73. Gọi độ tụ của các loại mắt khi điều tiết tối đa là: D1 - mắt thường; D2 - mắt cận thị; D3 - mắt viễn thị. So sánh các độ tụ này ta thấy A. D1 > D2 > D3 B. D2 > D1 > D3 C. D3 > D1 > D2 D. D1 > D3 > D2 ĐA: B 74. Để ảnh của vật hiện trên võng mạc của mắt thì vật phải đặt A. tại CC khi mắt điều tiết cực đại.
  18. B. tại CV khi mắt không điều tiết. C. trong khoảng nhìn rõ của mắt khi mắt điều tiết thích hợp. D. Cả A, B, C đều đúng. ĐA: D 75. Chọn câu sai khi nói về kính lúp. A. Khi ngắm chừng ở vô cực hay ở điểm cực viễn qua kính lúp thi mắt không phải điều tiết. B. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt có tác dụng làm tăng gốc trông ảnh. C. Khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp thì số bội giác không phụ thuộc vào vị trí của vật. D. Dùng kính lúp có thể quan sát được cả vi trùnh vi khuẩn. ĐA: D 76. Trên vành kính lúp có ghi kí hiệu X10. Tiêu cự của kính lúp là A. 10cm B. 5cm C. 2,5cm D. 6,5cm ĐA: C 77. Một kính lúp có tiêu cự 5cm. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm đặt kính sát mắt để quan sát một vật nhỏ. Số bội giác khi người đó ngắm chừng ở điểm cực cận là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 ĐA: C 78. Một kính lúp có tiêu cự 5cm. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, đặt kính cách mắt 4cm để quan sát một vật nhỏ. Số bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là: A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 ĐA: A
  19. 79. Gọi f1 và f 2 lần lượt là tiêu cự của kính vật và kính mắt của một kính hiển vi; d1¢ là khoảng cách từ ảnh của vật qua kính vật đến kính vật. Khi kính này được điều chỉng để ngắm chừng ở vô cực thì A. độ dài quang học của kính là f1 + f 2 B. độ dài quang học của kính là d1¢ + f 2 . C. khoảng cách giữa kính vật và kính mắt là f1 + f 2 . D. khoảng cách giữa kính vật và kính mắt là d1¢ + f 2 . ĐA: D 80. Khi đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của kính mắt của một kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ thì A. số bội giác lớn nhất khi ngắm chừng ở vô cực. B. số bội giác lớn nhất khi ngắm chừng ở điểm cực cận. C. số bội giác không phụ thuộc vào vị trí của vật. D. cả A, B, C đều sai. ĐA: C 81. Vật kính và thị kính của một kính thiên văn khúc xạ đơn giản đều là thấu kính hôi tụ, trong đó A. vật kính có tiêu cự ngắn và thị kính có tiêu cự dài. B. vật kính có tiêu cự dài và thị kính có tiêu cự rất dài. C. vật kính có tiêu cự rất ngắn và thi kính có tiêu cự ngắn. D. vật kính có tiêu cự dài và thị kính có tiêu cự ngắn. ĐA: D 82. Vật kính và thị kính của một kính hiển vi đều là thấu kính hôi tụ, trong đó A. vật kính có tiêu cự ngắn và thị kính có tiêu cự dài. B. vật kính có tiêu cự dài và thị kính có tiêu cự rất dài. C. vật kính có tiêu cự rất ngắn và thi kính có tiêu cự ngắn. D. vật kính có tiêu cự dài và thị kính có tiêu cự ngắn. ĐA: C 83. Vật kính và thi kính của một kính thiên văn đặt cách nhau 105cm. Một người mắt không có tật đặt mắt sát kính mắt để quan sát một vật ở rất xa trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Biết tiêu cự của kính vật là 100cm. Số bội giác của kính là A. 1,05 B. 20 C. 25
  20. D. 30 ĐA: C 84. Một người cận thị đặt mắt sát kính lúp để quan sát một vật nhỏ. Đầu tiên người đó điều chỉnh để ảnh của vật hiện ở điểm cực cận. Sau đó, vì mỏi mắt người đó điều chỉnh vật để ảnh hiện lên ở điểm cực viễn. Khi đó A. số bội giác của kính lúp tăng. B. số bội giác của kính lúp giảm. C. số bội giác của kính lúp không đổi. D. không đủ dữ liệu để kết luận. ĐA: B 85. Một người cận thị đứng yên đeo kính phân kì (sát mắt) nhìn một vật cố định. So với khi người đó không đeo kính thì góc trông vật khi đeo kính trên sẽ A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. không thay đổi. D. không đủ dữ liệu để kết luận. ĐA: C 86. Một người cận thị đứng yên đeo kính phân kì (cách mắt một khoảng) nhìn một vật cố định. So với khi người đó không đeo kính thì góc trông vật khi đeo kính trên sẽ A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. không thay đổi. D. không đủ dữ liệu để kết luận. ĐA: B 87. Một người viễn thị đứng yên đeo kính hội tụ (sát mắt) nhìn một vật cố định. So với khi người đó không đeo kính thì góc trông vật khi đeo kính trên sẽ A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. không thay đổi. D. không đủ dữ liệu để kết luận. ĐA: C 88. Một người viễn thị đứng yên đeo kính hội tụ (cách mắt một khoảng) nhìn một vật cố định. So với khi người đó không đeo kính thì góc trông vật khi đeo kính trên sẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2