intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

106
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn, quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn, và sau này khi nhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọng của nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn

  1. Ấn chương Việt Nam - Tổ chức quân đội và ấn dấu của một số danh tướng đầu thời Nguyễn Quân đội nhà Nguyễn có tiền thân từ thời các chúa Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn, quân đội là lực lượng căn bản để thành lập nhà Nguyễn, và sau này khi nhà Nguyễn đã giành được quyền thống trị thì quân đội trở thành một bộ phận quan trọng của nhà nước phong kiến Việt Nam đương thời. Khi Nguyễn Phúc Ánh xưng vương ở Sài Gòn (năm 1780) thì quân đội nhà Nguyễn đã được tổ chức và trang bị tương đối đầy đủ. Biên chế quân đội Nguyễn theo hình thức Ngũ chế, mỗi bậc chia làm năm: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Cấp Quân là cấp cao nhất và được chia làm năm Quân: Trung quân, Tiền quân, Tả quân, Hữu quân và Hậu quân. Mỗi Quân có một
  2. viên Chưởng phủ sự hay một chức Đô thống đứng đầu, thường được ghi là Đô thống phủ chưởng phủ sự. Có binh chủng đặt Doanh không đặt Quân, cấp Doanh nhỏ hơn cấp Quân, mỗi Doanh có 5 Vệ đều do một chức Đô thống hay một quan Thống chế chỉ huy, dưới cấp Quân, Doanh là cấp Vệ hoặc Cơ, dưới Vệ, Cơ là cấp Đội, Thuyền. Sau này khi chiến tranh chấm dứt, nhà Nguyễn đặt riêng lực lượng quân đội ở kinh gồm ba loại: Thân binh, Cấm binh và Tinh binh. Mỗi Binh chia làm các Doanh, Vệ hoặc Viện, thuộc cấp có các Đội, Ban. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đặt cấp tỉnh, đứng đầu quân binh ở tỉnh là chức Đề đốc hoặc Lãnh binh, Phó Lãnh binh, tùy từng tỉnh lớn hay nhỏ mà đặt cấp số Vệ, Cơ, Đội nhất định. Hàng ngũ tướng tá trong quân đội, từ Đại tướng đứng đầu Quân cho đến Viên chỉ huy ở cấp Đội, Thuyền
  3. đều được ban cấp ấn kiềm, Quan phòng hoặc Đồ ký để dùng trong việc quân binh. Mặt ấn dấu thường khắc tên đơn vị, tên chức vụ, hoặc cả tên đơn vị và tên chức vụ trong một quả ấn. Thời Gia Long Nguyễn Ánh cho đến giai đoạn đầu triều Minh Mệnh, tướng lĩnh trong quân đội giữ vị trí then chốt trong chính quyền. Hầu hết các Đại tướng đứng đầu năm Quân đều là những đại thần quan trọng của triều đình. Chức vụ và quyền hạn của tướng lĩnh hơn hẳn các văn quan mặc dầu phẩm trật có ngang nhau. Sự biến đổi từ những đại tướng cầm quân trong chiến trận trở thành viên quan cai trị về mặt hành chính các cấp là đặc trưng nổi bật của tổ chức hành chính quan chế đầu thời Nguyễn. Nhiều tướng tài theo giúp Nguyễn Ánh, nhưng khi chiến tranh chấm dứt chỉ còn lại số ít tướng lĩnh có tên tuổi như Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Nhân,
  4. Lê Văn Duyệt v.v… Họ đều là những Đại tướng đứng đầu một trong các Quân, khi được phong chức các tướng trên đều được nhận ấn tín. Ấn tín ở đây biểu thị cho quyền lực của viên tướng và pháp lệnh của vương triều đối với quân đội và cả dân chúng. Sử liệu đã giúp ta biết được ấn của năm tướng ở năm Quân đều được làm bằng đồng, phần núm ấn đúc hình kỳ lân, mặt dấu hình vuông, kích thước 2 tấc, 1 phân 6 ly, trọng lượng và thể tích rất lớn chỉ sau một số Bảo Tỷ của Hoàng đế Nguyễn. Những hiện vật ấn tín này đáng tiếc cho đến nay hầu hết không còn giữ được. Hiện vật tuy đã mất nhưng dấu tích vẫn còn. Trong tập Công văn cựu chỉ còn lưu giữ hình dấu của Tiền quân Nguyễn Văn Thành, dấu hình vuông cỡ 9,3x9,3cm, bốn chữ Triện vuông vức xếp theo hai hàng là 4 chữ Tiền quân chi ấn 前軍之印 (ấn của
  5. Tiền quân). Dấu được đóng ở dưới dòng ghi niên hiệu Gia Long nguyên niên bát nguyệt sơ thất nhật. Trước trang có hình dấu là trang có dòng chữ Hán Khâm sai chưởng tiền quân bình tây đại tướng quân quận công. (H. 145) Việc khẳng định con dấu này là của Nguyễn Văn Thành là chính xác. Sử cũ ghi: “… Cho Khâm sai chưởng Tiền quân Bình tây Đại tướng quân điều bát chư đạo Bộ binh Quận công”[209]. Con dấu Tiền quân chi ấn của Nguyễn Văn Thành được đóng vào ngày 7 tháng 8 năm Gia Long thứ 1 (1802) trong một văn bản chữ Hán ngắn gọn nói về huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, xứ Thanh Hoa ngoại.
  6. Châu bản triều Nguyễn đã giúp chúng tôi tìm được dấu tích của những tướng lĩnh khác ngoài Nguyễn Văn Thành. Trong quyển 2 trang 239 đời Gia Long có hình dấu vuông cỡ lớn màu son, kích cỡ, bố cục,
  7. tự dạng đều giống như dấu Tiền quân chi ấn chỉ khác bốn chữ Triện bên trong là Hữu quân chi ấn 右軍之印 (ấn của Hữu quân). Trang bên còn ghi rõ dòng chữ Hán Khâm sai chưởng hữu quân thần Nguyễn Văn Nhân. Sử cũ ghi lại khi theo Nguyễn Ánh thì Nguyễn Văn Nhân mới là Cai đội, khi chiến tranh chấm dứt Nguyễn Văn Nhân được thăng là Khâm sai chưởng Hữu quân Bình Tây tướng quân. (H. 146) Gần đây trong bài Chủ nhân ấn đồng năm 1802 ? hai tác giả Nguyễn Hữu Thông và Nguyễn Văn Đăng đã
  8. giới thiệu quả ấn Tả quân chi ấn mà họ đã tìm được ở Huế năm 1992. Xin được trích dẫn bài viết trên. “Ấn được đúc bằng đồng thau. Hình thể quả ấn gồm 2 phần: Phần núm đúc hình con kỳ lân, miệng ngậm hạt châu, đầu to ngẩng cao, thân tròn, đuôi đài vượt quá phần thân. Hai bên hông từ chân đến lưng có 4 dải trang trí đao lửa đúc nổi; sống lưng chạm vân thủy ba. Dáng nét tinh xảo, bề thế. Toàn bộ chiều cao của núm ấn (con lân) và thân ấn là 7,2cm. Phần thân ấn (hay bệ ấn) dày 2,1cm, phần dưới cao 1,45cm, 4 rìa cạnh phần mặt trên của thân ấn được vát xiên, mép vát, rộng 1,25cm. Mặt trên thành thân ấn, phía trái con lân khảm 4 chữ Hán, kiểu chữ chân: Tả quân chi ấn. Phía phải khảm 8 chữ Hán cùng kiểu Nhâm Tuất trọng xuân cát nhật giám tạo (Tu tạo vào
  9. ngày tốt tháng 2 năm Nhâm Tuất). Trọng lượng ấn như một số loạt ấn khác cân được 1,82kg. Cả hai dòng chữ trên đều được khảm bạc sắc nét, trải qua bao sự biến vết khảm vẫn còn khá nguyên vẹn. Mặt dấu của ấn hình vuông có kích thước 9,25x9,25cm. Bốn chữ Triện xếp theo hai hàng, nét khắc sâu đậm. Nét nổi và nét khắc rất đều và cân xứng nhau, mỗi nét rộng 0,025cm. Đó là 4 chữ Tả quân chi ấn”[210]. (H. 147) Qua xem xét đối chiếu và dựa trên các bộ chính sử thời Nguyễn, hai tác giả đã có những nhận định xác đáng về niên đại đúc ấn và khẳng định chủ nhân của chiếc ấn trên là Tả quân Lê Văn Duyệt.
  10. Cũng trong tập Châu bản triều Nguyễn trên, chúng tôi đã tìm thấy hình dấu của Tả quân Lê Văn Duyệt, dấu có kích cỡ, bố cục tự dạng như hai dấu của Tiền quân Nguyễn Văn Thành và Hữu quân Nguyễn Văn Nhân, chỉ khác bốn chữ Triện bên trong là Tả quân chi ấn 左軍之印 (ấn của Tả quân). Sách sử đã ghi lại, Lê Văn Duyệt là một thái giám trẻ, theo phò Nguyễn Ánh lập nhiều công trạng. Trong chiến tranh, Duyệt giữ chức Đô Thống chế Tả dinh quân Thần sách. Năm 1802 ông được phong làm Khâm sai chương Tả quân Bình tây tướng quân. (H. 148)
  11. Những danh tướng trên, khi chiến tranh chấm dứt lập tức phải nhận trọng trách mới là công việc tổ chức quản lý hành chính. Những công văn tấu sớ gửi về kinh với hình dấu quân đội mà nội dung nhiều khi là việc dân sự. Đây là giai đoạn chuyển tiếp, mặt tổ chức hành chính quan chức chế được thay đổi và tất yếu xuất hiện một loại ấn triện mới để phù hợp với thực tại, do đó có sự biến đổi từ những tướng lĩnh cầm quân trở thành đại quan cai trị về mặt hành chính các cấp, đó là đặc trưng nổi bật của tổ chức hành chính quan chế đầu thời Nguyễn. Tháng 9 năm 1802 Nguyễn Văn Thành được phong làm Tổng trấn Bắc
  12. thành và sử dụng bộ ấn kiềm mới Bắc thành tổng trấn chi ấn. Tháng 9 năm 1808 Nguyễn Văn Nhân được phong làm Tổng trấn Gia Định thành và dùng bộ ấn kiềm Gia Định thành tổng trấn chi ấn. Còn Lê Văn Duyệt đến mùa thu năm 1820 lĩnh chức Tổng trấn Gia Định thành thay Nguyễn Văn Nhân và nhận lại bộ ấn kiềm mới của thành Gia Định. Trên thực tế lúc bấy giờ ngoài cấp thành, quan chức đứng đầu cấp trấn, doanh, đạo hầu hết đều do các võ quan đảm nhiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2