intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất và chất lượng cỏ Brachiaria brizantha 6387 trồng tại Thái Nguyên

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm này nhằm xác định ảnh hưởng của các khoảng cách cắt khác nhau (30, 45, 60 và 75 ngày/lứa cắt) tới năng suất, sản lượng và thành phần hóa học của cỏ Brachiaria brizantha 6387 trong 2 năm kể từ lúc trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất và chất lượng cỏ Brachiaria brizantha 6387 trồng tại Thái Nguyên

Từ Trung Kiên và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 51 - 55<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT<br /> VÀ CHẤT LƯỢNG CỎ BRACHIARIA BRIZANTHA 6387<br /> TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN<br /> Từ Trung Kiên*, Trần Thị Hoan<br /> Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm này nhằm xác định ảnh hưởng của các khoảng cách cắt khác nhau (30, 45, 60 và 75<br /> ngày/lứa cắt) tới năng suất, sản lượng và thành phần hóa học của cỏ Brachiaria brizantha 6387<br /> trong 2 năm kể từ lúc trồng. Kết quả cho thấy: Khi tăng khoảng cách giữa hai lần cắt từ 30 lên 75<br /> ngày thì năng suất cỏ tươi bình quân thu được/1 lần cắt tăng lên từ 69,13 tạ/ha/lứa lên 217,30<br /> tạ/ha/lứa, còn sản lượng cỏ tươi tăng từ 67,75 tấn/ha/năm lên 86,06 tấn/ha/năm; Sản lượng vật chất<br /> khô (VCK) tăng tương ứng từ 11,65 tấn/ha/năm lên 23,72 tấn/ha/năm, sản lượng protein thì giảm<br /> đi tương ứng từ 1,51 tấn/ha/năm xuống 1,16 tấn/ha/năm. Khi tăng khoảng cách cắt thì tỷ lệ VCK<br /> và xơ trong cỏ tăng, còn tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số trong cỏ giảm xuống. Căn cứ vào sản<br /> lượng và thành phần hóa học của cỏ thì cỏ B. brizantha 6387 thu hoạch với khoảng cách cắt từ 4560 ngày là hợp lý.<br /> Từ khóa: B. brizantha 6387, khoảng cách cắt, năng suất, chất lượng<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Khoảng thời gian giữa hai lần cắt cỏ được gọi<br /> tắt theo thuật ngữ ngành đồng cỏ là khoảng<br /> cách cắt (KCC). Khoảng cách cắt dài hay<br /> ngắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng<br /> và tái sinh của cỏ. Bởi vì, cây cỏ đã được thu<br /> hoạch bằng dạng này hay dạng khác (cắt,<br /> chăn thả) chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ<br /> và gốc cỏ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần<br /> thiết cho quá trình tái sinh. Một cây cỏ nếu bị<br /> cắt trước khi rễ và phần gốc còn lại chưa dự<br /> trữ đủ dinh dưỡng thì tái sinh sẽ gặp khó khăn<br /> và có thể không tái sinh được. Voisin (1963)<br /> [6] cho biết: nếu rút ngắn 1/2 KCC (ví dụ: 60<br /> ngày rút xuống còn 30 ngày) thì năng suất cỏ<br /> giảm xuống chỉ còn 1/3 (ví dụ: 75 tạ/ha/lứa<br /> giảm xuống còn 25 tạ/ha/lứa). Bởi vì cỏ chưa<br /> có đủ thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng<br /> để phát triển đầy đủ. Còn nếu tăng KCC lên<br /> 50 % (ví dụ: từ 60 ngày lên 90 ngày) thì năng<br /> suất chỉ tăng thêm 20 % (ví dụ: 75 tạ/ha/lứa<br /> tăng lên 90 tạ/ha/lứa), nhưng chất lượng cỏ<br /> giảm, tỷ lệ chất xơ tăng. Hơn nữa, nếu cắt quá<br /> ít lần trên năm thì cỏ sẽ bị già, chất lượng<br /> kém, đồng thời ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau,<br /> ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm.<br /> Việc xác định được tuổi thu hoạch (hay<br /> khoảng cách cắt) hợp lý không chỉ nâng cao<br /> *<br /> <br /> Tel: 0902 119828<br /> <br /> năng suất, chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ<br /> tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái<br /> sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ.<br /> Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành Nghiên cứu<br /> “Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng<br /> suất và chất lượng cỏ Brachiaria brizantha<br /> 6387 trồng tại Thái Nguyên”.<br /> NỘI DUNG VÀ<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> PHƯƠNG<br /> <br /> PHÁP<br /> <br /> Thí nghiệm trên cỏ Brachiaria brizantha<br /> 6387, trồng tại Trung tâm Thực nghiệm Thực<br /> hành trường Đại học Nông Lâm Thái<br /> Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.<br /> Thí nghiệm gồm có 4 công thức ứng với 4<br /> KCC khác nhau là 30, 45, 60 và 75 ngày. Mỗi<br /> công thức thí nghiệm được bố trí trên diện<br /> tích 10 m2 và nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm được<br /> bố trí theo hình khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.<br /> Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ tươi,<br /> VCK của cỏ trong 2 năm (theo tiêu chuẩn<br /> Việt Nam TCVN, 1986) và phân tích thành<br /> phần hóa học của cỏ bao gồm: VCK, protein,<br /> lipit, xơ, khoáng tổng số tại Viện Khoa học sự<br /> sống, Đại học Thái Nguyên.<br /> Các số liệu thu thập được được xử lý trên<br /> máy vi tính bằng phần mềm Excel, version<br /> 7.0 và phần mềm Minitab-13.<br /> 51<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Trung Kiên và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br /> Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm<br /> Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm cho<br /> thấy: độ pH là 4,75, nitơ tổng số: 0,066 %,<br /> P2O5 tổng số: 0,082 %, P2O5 dễ tiêu: 2,700<br /> mg/100g, K2O tổng số 0,123 %, K2O trao đổi:<br /> 1,747 mg/100g, OM: 7,120 %. Theo Từ<br /> Quang Hiển và CS (2002) [1] thì đất của khu<br /> vực thí nghiệm thuộc loại chua vừa, nghèo<br /> dinh dưỡng, cần phải bón vôi và phân cho đất<br /> trước khi trồng thì cỏ mới sinh trưởng tốt, đạt<br /> năng suất cao.<br /> Khí tượng ở khu vực thí nghiệm.<br /> Tính trung bình trong hai năm thí nghiệm thì<br /> tổng lượng mưa của các tháng mùa mưa<br /> (tháng 4, 5, 6, 7, 8 và 9) đạt 1348,25 mm, còn<br /> tổng lượng mưa của các tháng trong mùa khô<br /> (tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) 225,35 mm; tổng<br /> lượng mưa cả năm là 1573,6 mm. Lượng mưa<br /> hoàn toàn đáp ứng cho cỏ trong mùa mưa,<br /> còn mùa khô thì thiếu.<br /> Nhiệt độ trung bình của 2 năm là 24,5 0C.<br /> Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong vụ<br /> hè là 36,11 0C, còn nhiệt độ trung bình thấp<br /> nhất trong mùa đông là 12,3 0C, đồng thời đôi<br /> lúc có sương muối. Nhiệt độ một số ngày quá<br /> cao trong mùa hè và quá thấp trong vụ đông<br /> đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.<br /> Ẩm độ trung bình trong mùa mưa từ 81,67<br /> đến 82,83 %, còn trong mùa khô từ 80,5 %<br /> đến 81,17 %.<br /> Nhìn chung, điều kiện thời tiết thuận lợi cho<br /> sự sinh trưởng của cỏ khoảng từ 8- 9 tháng<br /> trong một năm.<br /> Ảnh hưởng của KCC đến năng suất cỏ<br /> Đối với cây thức ăn xanh được thu cắt nhiều<br /> lứa trong một năm thì khối lượng chất xanh<br /> thu được/ha của mỗi lần thu hoạch được gọi<br /> là năng suất và được tính bằng tạ/ha/lứa.<br /> Trong năm thứ nhất, công thức có KCC 30<br /> ngày đã thu được 8 lứa, năng suất thấp nhất<br /> <br /> 101(01): 51 - 55<br /> <br /> và cao nhất/lứa là 18,33 tạ/ha và 106,67 tạ/ha;<br /> các công thức có KCC 45, 60 và 75 ngày, thu<br /> hoạch được tưng ứng là 5, 4 và 3 lứa; năng<br /> suất thấp nhất và cao nhất/lứa ứng với 3 KCC<br /> này là: 78,89 và 187,22 tạ/ha; 97,78 và 240<br /> tạ/ha; 216,11 và 267,78 tạ/ha.<br /> Trong năm thứ hai, công thức có KCC 30<br /> ngày đã thu được 12 lứa, năng suất thấp nhất<br /> và cao nhất/lứa là 16,11 tạ/ha và 107,78 tạ/ha;<br /> các công thức có KCC 45, 60 và 75 ngày thu<br /> được số lứa tương ứng là 8, 6 và 5 lứa; năng<br /> suất thấp nhất và cao nhất/lứa tương ứng với<br /> 3 KCC là: 26,11 và 177,78 tạ/ha; 38,89 và<br /> 246,11 tạ/ha; 56,11 và 271,11 tạ/ha.<br /> Năm thứ nhất thu hoạch được ít lứa hơn năm<br /> thứ hai vì trung tuần tháng 3 mới trồng cỏ,<br /> sau đó một thời gian mới thu hoạch lứa đầu,<br /> còn trong năm thứ hai, cỏ được liên tục thu<br /> hoạch theo KCC đã ấn định.<br /> Trong cả hai năm, năng suất các lứa cắt trong<br /> mùa mưa cao hơn trong mùa khô. Bởi vì,<br /> trong mùa khô, ngoài yếu tố bất lợi về nhiệt<br /> độ, ẩm độ, lượng mưa thì dinh dưỡng đất<br /> cũng là yếu tố bất lợi đối với cỏ. Các chất<br /> dinh dưỡng trong đất được cung cấp từ đầu<br /> năm (phân chuồng, lân, kali, vôi) đã bị hút<br /> cạn kiệt bởi các lứa cỏ đầu năm; càng về sau<br /> dinh dưỡng trong đất càng bị giảm đi.<br /> Năng suất bình quân của một lứa cắt ở năm<br /> thứ nhất và năm thứ hai được trình bay tại<br /> bảng 1.<br /> Khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày thì năng<br /> suất trung bình hai năm của cỏ B. brizantha<br /> 6387 tăng dần từ 69,13 đến 217,30 tạ/ha/lứa.<br /> Năng suất trung bình/lứa của năm thứ hai<br /> thấp hơn năm thứ nhất. Do đa số các lứa cắt<br /> của năm thứ nhất nằm trong mùa mưa (năng<br /> suất cỏ cao) còn năm thứ hai có tới một nửa<br /> số lứa cắt lại nằm trong mùa khô (năng suất<br /> của cỏ thấp). Năng suất trung bình của cỏ B.<br /> brizantha 6387 ở các KCC khác nhau thì sai<br /> khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001.<br /> <br /> Bảng 1. Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau trong năm 1 và 2 (tạ/ha/lứa)<br /> Chỉ tiêu<br /> NSTB 1<br /> NSTB 2<br /> TB<br /> <br /> Các khoảng cách cắt và năng suất cỏ<br /> 30 ngày<br /> 45 ngày<br /> 60 ngày<br /> 75 ngày<br /> 76,04a<br /> 141,22b<br /> 190,69c<br /> 249,26d<br /> a<br /> b<br /> c<br /> 62,22<br /> 110,55<br /> 159,72<br /> 185,33d<br /> a<br /> b<br /> c<br /> 125,89<br /> 175,21<br /> 217,30d<br /> 69,13<br /> (Theo hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt (P < 0,05 đến 0,001)<br /> NSTB 1: Năng suất trung bình năm thứ nhất; NSTB 2: Năng suất trung bình năm thứ hai<br /> <br /> 52<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Trung Kiên và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 101(01): 51 - 55<br /> <br /> Bảng 2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau (%)<br /> % trong vật chất khô<br /> <br /> KCC<br /> (ngày)<br /> <br /> VCK<br /> <br /> 30<br /> 45<br /> 60<br /> 75<br /> <br /> 17,19<br /> 20,27<br /> 24,83<br /> 28,33<br /> <br /> Protein<br /> <br /> Lipit<br /> <br /> Xơ<br /> <br /> DXKN<br /> <br /> 12,97<br /> 10,41<br /> 6,28<br /> 4,87<br /> <br /> 2,62<br /> 2,12<br /> 1,61<br /> 1,24<br /> <br /> 30,02<br /> 37,59<br /> 43,42<br /> 48,78<br /> <br /> 44,33<br /> 40,50<br /> 39,75<br /> 36,81<br /> <br /> Khoáng<br /> TS<br /> 10,06<br /> 9,37<br /> 8,94<br /> 8,28<br /> <br /> Bảng 3. Sản lượng tươi, VCK, protein của cỏ trung bình 2 năm (tấn/ha)<br /> Sản lượng<br /> Chất xanh<br /> VCK<br /> Protein<br /> <br /> 30 ngày<br /> 67,75a<br /> 11,65a<br /> 1,51a<br /> <br /> Khoảng cách cắt và sản lượng cỏ<br /> 45 ngày<br /> 60 ngày<br /> 79,53b<br /> 86,06c<br /> b<br /> 16,12<br /> 21,30c<br /> a<br /> 1,68<br /> 1,34b<br /> <br /> 75 ngày<br /> 83,72c<br /> 23,72c<br /> 1,16c<br /> <br /> (Theo hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt (P < 0,05 đến 0,001)<br /> <br /> Khoảng cách cắt ngắn (30 ngày) có năng suất<br /> thấp là do cỏ chưa sinh trưởng tối đa đã bị thu<br /> cắt và cỏ cũng không đủ thời gian cho việc<br /> tổng hợp các chất dinh dưỡng dư thừa ở bộ<br /> phận trên mặt đất (thân, lá) để vận chuyển<br /> ngược xuống phần gốc, rễ dùng cho việc tái<br /> sinh tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của chúng<br /> tôi cũng tương tự như nghiên cứu của<br /> Quinquim và CS (2008) [5] khi nghiên cứu về<br /> KCC của một số giống cỏ khác.<br /> Khoảng cách cắt dài (75 ngày) năng suất của<br /> các cỏ thí nghiệm tăng cao nhất nhưng đến<br /> giai đoạn này cỏ đã dừng sinh trưởng, lá ở<br /> phần gốc bắt đầu vàng úa và khô đi, tỷ lệ<br /> nước ở trong lá và thân giảm. Khoảng cách<br /> cắt quá dài không chỉ ảnh hưởng đến năng<br /> suất mà còn ảnh hưởng đến khả năng tái sinh<br /> của cỏ ở kỳ tiếp theo.<br /> Ảnh hưởng của KCC đến thành phần hóa<br /> học của cỏ<br /> Cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau (30, 45,<br /> 60 và 70 ngày) đã được phân tích các chỉ tiêu:<br /> Vật chất khô, lipit, xơ, khoáng tổng số. Kết<br /> quả phân tích được trình bày tại bảng 2.<br /> Khi tăng khoảng cách cắt cỏ B. brizantha<br /> 6387 từ 30 lên 75 ngày thì tỷ lệ VCK tăng từ<br /> 17,19 % lên 28,33 % và tỷ lệ xơ tăng từ 30,02<br /> lên 48,78 %, còn tỷ lệ protein trong vật chât<br /> khô giảm từ 12,97 xuống còn 4,87 %; tỷ lệ<br /> lipit giảm từ 2,62 xuống còn 1,24 %; tỷ lệ<br /> DXKN giảm từ 44,33 xuống còn 36,81 %; tỷ<br /> lệ khoáng tổng số giảm từ 10,06 xuống còn<br /> 8,28 % trong VCK.<br /> <br /> Các kết quả nghiên cứu về KCC cỏ đã chỉ rõ<br /> khi tuổi cỏ tăng lên thì VCK và xơ của cỏ<br /> cũng tăng lên, nhưng protein và lipit của cỏ<br /> giảm xuống. Đó là vì cỏ càng già thì tỷ lệ<br /> nước trong cỏ càng giảm và sự tạo thành xơ<br /> trong cỏ càng nhiều. Khi VCK và xơ tăng lên<br /> một cách tương đối thì các chất dinh dưỡng<br /> khác sẽ giảm xuống một cách tương đối. Kết<br /> quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết<br /> quả nghiên cứu của các tác giả khác như<br /> Pathirana và Siriwardene (1973) [3]; Querioz<br /> và CS, (1982) [4].<br /> <br /> Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của KCC đến tỷ lệ VCK<br /> và protein<br /> <br /> Để biết mối tương quan và độ tin cậy giữa<br /> tăng KCC từ 30 đến 75 ngày/lứa cắt với tỷ lệ<br /> VCK, protein, xơ chúng tôi đã tính hệ số<br /> tương quan và thiết lập phương trình hồi quy<br /> như sau:<br /> KCC và VCK:<br /> YVCK (%) = 9,362 + 0,2532.XKCC<br /> R2 = 99,2; P < 0,05.<br /> KCC và protein:<br /> YProtein = 18,583 - 0,189533.XKCC<br /> R2 = 95,5; P < 0,05<br /> 53<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Trung Kiên và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KCC và xơ:<br /> YXơ = 18,214 + 0,414067.XKCC<br /> R2 = 99,0; P < 0,05<br /> Ghi chú: Y: là tỷ lệ phần trăm (VCK, protein thô,<br /> xơ thô) trong VCK của cỏ; XKCC: là khoảng cách<br /> cắt (30, 45, 60, 75) tính bằng ngày.<br /> <br /> Như vậy, KCC có mối quan hệ tuyến tính<br /> dương rất chặt chẽ với tỷ lệ VCK và xơ, với<br /> độ tin cậy dao động từ 99,0 đến 99,2 % và có<br /> quan hệ tuyến tính âm cũng rất chặt chẽ với tỷ<br /> lệ protein trong VCK, với độ tin cậy là 95,5 %.<br /> Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng cỏ<br /> tươi, vật chất khô, protein của cỏ.<br /> Sản lượng cỏ tươi là tổng khối lượng chất<br /> xanh hoặc vật chất khô thu được của các lứa<br /> cắt trong năm và được tính bằng tấn/ha/năm.<br /> Sản lượng cỏ tươi, VCK và protein/ha/năm<br /> của 4 KCC khác nhau (30, 45, 60 và 75 ngày)<br /> được trình bày tại bảng 3.<br /> <br /> Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng<br /> VCK và protein<br /> <br /> Mặc dù khoảng cách cắt ngắn thì cắt được<br /> nhiều lứa, nhưng do năng suất của một lứa<br /> thấp nên sản lượng cỏ/1 ha/năm của các công<br /> thức có KCC ngắn thấp hơn so với các công<br /> thức có KCC dài. Sản lượng cỏ tươi ở các<br /> KCC 30, 45, 60 và 75 ngày tương ứng là<br /> 67,75; 79,53; 86,06 và 83,72 tấn/ha/năm. Sản<br /> lượng cỏ ở KCC 75 ngày tuy vẫn cao hơn so<br /> với sản lượng cỏ của các KCC 30 và 45 ngày<br /> nhưng lại giảm so với KCC 60 ngày. Đó là do<br /> cỏ lúc này đã già, tỷ lệ nước trong cỏ giảm<br /> mạnh. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC khác<br /> nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05<br /> đến P < 0,001, trừ sản lượng của 2 KCC 60 và<br /> 75 ngày là không có sự sai khác nhau rõ rệt.<br /> <br /> 101(01): 51 - 55<br /> <br /> Sự biến động năng suất và sản lượng cỏ trong<br /> nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự như các<br /> kết quả nghiên cứu KCC của một số giống cỏ<br /> trong công bố của Flavio và cs, (2008) [2].<br /> Sản lượng VCK trung bình tăng dần từ KCC<br /> 30 ngày/lứa là 11,65 tấn/ha/năm và đạt đỉnh<br /> cao ở khoảng cách cắt 75 ngày/lứa là 23,72<br /> tấn/ha/năm. Sản lượng VCK của các KCC<br /> khác nhau cũng có sự sai khác tương tự như<br /> sản lượng cỏ tươi và sản lượng VCK của<br /> KCC 60 và 75 ngày cũng không có sự sai<br /> khác rõ rệt.<br /> Sản lượng protein giảm từ 1,51 xuống còn<br /> 1,16 tấn/ha/2 năm khi KCC tăng lên từ 30 đến<br /> 75 ngày.<br /> Ảnh hưởng của KCC khác nhau đến sản<br /> lượng cỏ theo mùa<br /> Trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, sản<br /> lượng cỏ B. brizantha 6387 của các KCC 30,<br /> 45, 60 và 75 ngày tương ứng là 56,00; 62,72;<br /> 66,50 và 74,78 tấn/ha. Nếu quy ước sản lượng<br /> cỏ của KCC 30 ngày là 100 %, thì sản lượng<br /> cỏ của các KCC 45, 60, 75 ngày tương ứng là<br /> 112, 119, 134 %.<br /> Trong mùa khô (tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3) sản<br /> lượng cỏ của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày<br /> tương ứng là 19,78; 28,50; 28,89 và 24,61<br /> tấn/ha. Nếu quy ước sản lượng cỏ của KCC<br /> 30 ngày là 100 %, thì sản lượng cỏ của các<br /> KCC 45, 60, 75 ngày tương ứng là 144, 146,<br /> 124 %. Nếu quy ước tổng sản lượng cỏ của 2<br /> mùa (mưa + khô) là 100 % thì sản lượng cỏ<br /> của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày trong mùa<br /> mưa chiếm tỷ lệ là 74, 69, 70 và 75 %, còn<br /> trong mùa khô tương ứng là 26, 31, 30 và 25<br /> %. Như vậy, KCC cỏ quá ngắn (30 ngày) và<br /> quá dài (75 ngày) đã làm sản lượng cỏ giảm<br /> mạnh trong mùa khô.<br /> KẾT LUẬN<br /> Khoảng cách cắt cỏ ảnh hưởng rất lớn đến<br /> năng suất, sản lượng và thành phần hóa học<br /> của cỏ B. brizantha 6387. Căn cứ vào kết quả<br /> nghiên cứu chúng tôi thấy rằng cỏ B.<br /> brizantha 6387 cắt ở KCC từ 45 đến 60<br /> ngày/lứa là hợp lý.<br /> <br /> 54<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Từ Trung Kiên và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần<br /> Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia<br /> súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 8-49.<br /> [2]. Flavio Eudaldo Merlo Maydana, Luís Ramírez<br /> y Avilés, Armin Ayala Burgos, Juan Ku Vera,<br /> (2008), Rendimiento y valor nutritivo de<br /> Brachiaria brizantha (A. Rich.) Stapf a diferentes<br /> edades y épocas del ano en Yucatán, México.<br /> Tensis, Presentado côm requisito parcial para<br /> obtener el grado de: Maestro en produción animal<br /> tropical opción: nutrión. Mérida, Yucatán,<br /> México, pp. 17-24.<br /> [3]. Pathirana K. K., & Siriwardene J. A. D.<br /> (1973), Studies on the yield and nutritive value<br /> <br /> 101(01): 51 - 55<br /> <br /> quality of herbage grasses in the mid-country of<br /> Sri Lanka, Ceylon Vet. J. (21), pp. 52-61.<br /> [4] Querioz Filho J. L., Saibro J. C., Riboldi J.<br /> (1982), Effect of nitrogen and cutting regime on<br /> nitrate accumulation in the summer, Revista da<br /> sociedade Brasileria de Zooteenia 14: (4), pp.<br /> 734-745.<br /> [5] Quinquim Magiero. J.,<br /> Rossiello R.,<br /> Rodrigues de Abreu J. B. e Rodrigúe Alves B. J.<br /> (2008), Adubacão nitrogennada e potássica em<br /> pastagem de Brachiaria humidicola em Planosolo<br /> da Baixada Fluminense, Pasturas tropicales, Vol<br /> 28 No 3.<br /> [6] Voisin (1963), Productividad de la hierba.<br /> Editorial Tecnos, R. A. p7-84.<br /> <br /> SUMMARY<br /> EFFECT OF DIFFERENT HARVESTING INTERVAL<br /> ON THE PRODUCTIVITY AND QUALITY OF BRACHIARIA BRIZANTHA 6387<br /> GROWING IN THAI NGUYEN<br /> Tu Trung Kien*, Tran Thị Hoan<br /> College of Agriculture and Forestry - TNU<br /> <br /> This study to determine the effects of different harvesting interval (30, 45, 60 and 75 days/harvest)<br /> to productivity, yield and chemical composition of Brachiaria brizantha 6387 grass in two years<br /> after planting. The results showed that: when raising the harvest interval from 30 to 75 days, the<br /> average productivity/1 harvest in 2 years increased from 69.13 quintal/ha/year to 217.30<br /> quintal/ha/batch, the yield of fresh grass increased from 67.75 to 86.06 tons/ha/year; Dry matter<br /> (DM) yield increased from 11.65 tons/ha/years to 23.72 tons/ha/year; corresponding protein yield<br /> decreased from 1.51 tons/ha/year to 1.16 tons/ha/year. When raising the harvest interval, the DM<br /> and fiber increased, but decreased the protein, lipit and total minerals of grass. Based on the yield<br /> and chemical composition of Brachiaria brizantha 6387 grass, two harvest interval of 45 and 60<br /> day/harvest is reasonable.<br /> Key words: B.brizantha 6387, harvest interval, productivity, quality<br /> <br /> Ngày nhận bài: 06/2/2013, ngày phản biện: 04/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br /> *<br /> <br /> Tel: 0902 119828<br /> <br /> 55<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2