intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) -GP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm với giống ngô QP4 (QPM) và LVN10 (ngô thường) với 5 công thức bón lân: 0P2O5 (đối chứng), 40P2O5, 80P2O5, 120P2O5, 160P2O5 (trên nền: 10 tấn phân chuồng + 120N + 80K2O) tại Thái Nguyên trong vụ Xuân 2005, Thu Đông 2005 và Xuân 2006.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) -GP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên

Trần Trung Kiên và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 77(01): 23 - 27<br /> <br /> ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG LÂN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN<br /> VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ CHẤT LƢỢNG PROTEIN CAO<br /> (QPM) - QP4 VÀ NGÔ THƢỜNG - LVN10 TẠI THÁI NGUYÊN<br /> Trần Trung Kiên1, Bùi Văn Quang2<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2Hội Nông dân Quảng Ninh<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Thí nghiệm với giống ngô QP4 (QPM) và LVN10 (ngô thƣờng) với 5 công thức bón lân: 0P 2O5<br /> (đối chứng), 40P2O5, 80P2O5, 120P2O5, 160P2O5 (trên nền: 10 tấn phân chuồng + 120N + 80K 2O)<br /> tại Thái Nguyên trong vụ Xuân 2005, Thu Đông 2005 và Xuân 2006. Kết quả trung bình ba vụ cho<br /> thấy: So với mức lân 0P2O5 thì ở mức 160P2O5 thời gian sinh trƣởng rút ngắn 6 ngày ở giống QP4<br /> và 7 ngày ở giống LVN10; Chiều cao cây tăng 11,8% (QP4) và 15,6% (LVN10); Chỉ số diện tích<br /> lá tăng 39,1% (QP4) và 44,7% (LVN10); Năng suất tăng 90,2% (QP4) và 102,8% (LVN10). Với<br /> hai giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10, ở mức lân 120P2O5, cả năng suất và hiệu quả<br /> kinh tế đều đạt cao nhất.<br /> Từ khoá: Hiệu quả kinh tế, năng suất, ngô chất lượng protein cao, phân lân<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Từ năm 2001 - 2005, Viện Nghiên cứu Ngô<br /> phối hợp với Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái<br /> Nguyên tiến hành khảo nghiệm một số giống<br /> ngô thụ phấn tự do (TPTD) có chất lƣợng<br /> protein cao (QPM) và chọn đƣợc giống ngô<br /> QP4 có triển vọng, cho năng suất và chất<br /> lƣợng protein cao, đáp ứng nhu cầu giống ngô<br /> TPTD QPM cho vùng núi khó khăn, nơi đồng<br /> bào các dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán<br /> dùng ngô làm lƣơng thực chính.<br /> Theo Evangelista (1999) năng suất ngô tăng<br /> lên cùng với việc tăng liều lƣợng lân, năng<br /> suất chỉ bắt đầu giảm xuống khi bón đến mức<br /> 160 kg P2O5/ha (Trần Văn Minh, 2004). Kết<br /> quả nghiên cứu bƣớc đầu của Lê Văn Hải,<br /> giống ngô lai HQ2000 đạt năng suất và hiệu<br /> quả kinh tế cao nhất ở mức phân bón 160N +<br /> 120P2O5 + 160K2O (Lê Văn Hải, 2002).<br /> Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của<br /> mức bón lân đến giống ngô TPTD QPM QP4 và giống ngô thƣờng - LVN10 ở vùng<br /> trung du và miền núi phía Bắc thì chƣa đƣợc<br /> nghiên cứu ở nƣớc ta.<br /> Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên,<br /> chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh<br /> hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng,<br /> phát triển và năng suất của giống ngô chất<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983360276; Email:trantrungkiendhnl@yahoo.com<br /> <br /> lượng protein cao (QPM) - QP4 và ngô<br /> thường - LVN10 tại Thái Nguyên".<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> Vật liệu nghiên cứu<br /> Giống ngô QP4 là giống ngô chất lƣợng<br /> protein cao có triển vọng; LVN10 là giống<br /> ngô thƣờng; Phân lân Supe (16% P2O5).<br /> Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Thí nghiệm trong 3 vụ: Xuân 2005, Thu Đông<br /> 2005 và Xuân 2006 tại Trƣờng Đại học Nông<br /> Lâm Thái Nguyên, trên đất cát pha bạc màu.<br /> Thí nghiệm hai nhân tố đƣợc bố trí theo kiểu<br /> Split - plot, 3 lần nhắc lại, phân lân là nhân tố<br /> chính gồm 5 công thức: P1 - 0P2O5 (đối<br /> chứng); P2 - 40P2O5; P3 - 80P2O5; P4 120P2O5; P5 - 160P2O5 (trên nền: 10 tấn phân<br /> chuồng + 120N + 80K2O) và hai nhân tố phụ<br /> là G1 - QP4 và G2 - LVN10. Diện tích thí<br /> nghiệm ô chính là 44,1 m2 (10,5 x 4,2 m), ô<br /> phụ là 21 m2 (5 x 4,2 m); Gieo 6 hàng/ô với<br /> khoảng cách cây 70 x 25 cm. Quy trình kỹ<br /> thuật theo Viện Nghiên cứu Ngô và<br /> CIMMYT, Quy phạm khảo nghiệm phân bón<br /> 10TCN216-95.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Ảnh hƣởng của các mức lân đến thời gian<br /> sinh trƣởng<br /> Số liệu Bảng 1 cho thấy, ảnh hƣởng của lân đến<br /> thời gian sinh trƣởng qua các công thức (trung<br /> 23<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Trung Kiên và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> bình ba vụ) thể hiện rất rõ. Bón lân tăng làm rút<br /> ngắn thời gian sinh trƣởng, ở mức lân 160P2O5<br /> cây ngô sinh trƣởng ngắn hơn 6 ngày (QP4) và<br /> 7 ngày (LVN10) so với không bón lân (0P2O5).<br /> Ảnh hƣởng của mức bón lân đến các giống ở vụ<br /> Xuân ít hơn ở vụ Thu Đông 2 ngày (QP4) và 3<br /> ngày (LVN10); ảnh hƣởng đến giống QPM QP4 ít hơn giống ngô thƣờng - LVN10.<br /> Ảnh hưởng của lân đến các đặc điểm<br /> hình thái<br /> Trung bình của ba vụ thí nghiệm cho thấy,<br /> ảnh hƣởng của lân đến chiều cao cây và chiều<br /> cao đóng bắp của các giống rất rõ, bón tăng<br /> lân làm tăng chiều cao cây và chiều cao đóng<br /> bắp, ở mức 160P2O5 làm tăng thêm 11,8%<br /> (QP4) và 15,6% (LVN10) so với không bón<br /> lân (0P2O5). Giống QP4 có chiều cao cây và<br /> chiều cao đóng bắp thấp hơn giống LVN10,<br /> <br /> 77(01): 23 - 27<br /> <br /> đồng thời ảnh hƣởng của lân đến chiều cao<br /> cây ít hơn so với LVN10 (Bảng 2). Ảnh<br /> hƣởng của các mức lân đến chiều cao cây ở<br /> vụ Thu Đông cao hơn ở vụ Xuân.<br /> Ảnh hƣởng của lân đến số lá của các giống<br /> không rõ. Hai giống QP4 và LVN10 có số lá<br /> tƣơng đƣơng nhau (Bảng 3). Ảnh hƣởng của<br /> lân đến chỉ số diện tích lá của các giống rất<br /> rõ, tăng dần theo mức bón lân tăng, mức<br /> 160P2O5 làm tăng thêm 39,1% ở QP4 và<br /> 44,7% ở LVN10 so với không bón lân<br /> (0P2O5). Nhƣ vậy, lân ảnh hƣởng không lớn<br /> đến số lá nhƣng làm tăng chỉ số diện tích lá<br /> góp phần tăng năng suất sau này. Ảnh hƣởng<br /> của mức bón lân đến các giống ở vụ Xuân<br /> cao hơn ở vụ Thu Đông; đồng thời ảnh<br /> hƣởng đến giống QPM - QP4 thấp hơn giống<br /> ngô thƣờng - LVN10.<br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân đến thời gian sinh trƣởng<br /> của giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> Đơn vị tính: Ngày<br /> Giống<br /> <br /> CTPB<br /> 0P2O5<br /> 40P2O5<br /> 80P2O5<br /> 120P2O5<br /> 160P2O5<br /> <br /> Tung phấn<br /> X.05 TĐ.05 X.06<br /> QP4<br /> 72<br /> 62<br /> 72<br /> LVN10 76<br /> 66<br /> 75<br /> QP4<br /> 70<br /> 59<br /> 69<br /> LVN10 73<br /> 62<br /> 71<br /> QP4<br /> 69<br /> 57<br /> 67<br /> LVN10 71<br /> 60<br /> 69<br /> QP4<br /> 68<br /> 56<br /> 66<br /> LVN10 70<br /> 58<br /> 68<br /> QP4<br /> 68<br /> 56<br /> 66<br /> LVN10 70<br /> 57<br /> 68<br /> <br /> TB<br /> 69<br /> 72<br /> 66<br /> 69<br /> 64<br /> 67<br /> 63<br /> 65<br /> 63<br /> 65<br /> <br /> Thời gian từ gieo đến<br /> Phun râu<br /> X.05 TĐ.05 X.06 TB<br /> 76<br /> 66<br /> 76<br /> 73<br /> 80<br /> 70<br /> 80<br /> 77<br /> 73<br /> 62<br /> 72<br /> 69<br /> 76<br /> 65<br /> 74<br /> 72<br /> 71<br /> 59<br /> 69<br /> 66<br /> 74<br /> 62<br /> 72<br /> 69<br /> 70<br /> 58<br /> 68<br /> 65<br /> 72<br /> 60<br /> 70<br /> 67<br /> 70<br /> 58<br /> 68<br /> 65<br /> 72<br /> 59<br /> 70<br /> 67<br /> <br /> Chín<br /> X.05 TĐ.05 X.06<br /> 121 116 120<br /> 127 124 125<br /> 120 114 117<br /> 125 120 122<br /> 119 112 115<br /> 124 117 120<br /> 118 110 114<br /> 123 115 119<br /> 117 109 114<br /> 122 115 118<br /> <br /> TB<br /> 119<br /> 125<br /> 117<br /> 122<br /> 115<br /> 120<br /> 114<br /> 119<br /> 113<br /> 118<br /> <br /> Bảng 2. Ảnh hƣởng của lân đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp<br /> của giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> Giống<br /> <br /> CTPB<br /> 0P2O5<br /> 40P2O5<br /> 80P2O5<br /> 120P2O5<br /> 160P2O5<br /> <br /> QP4<br /> LVN10<br /> QP4<br /> LVN10<br /> QP4<br /> LVN10<br /> QP4<br /> LVN10<br /> QP4<br /> LVN10<br /> <br /> X.05<br /> 183,1<br /> 199,9<br /> 189,7<br /> 209,7<br /> 195,5<br /> 219,0<br /> 200,7<br /> 223,3<br /> 203,3<br /> 226,6<br /> <br /> Cao cây (cm)<br /> TĐ.05<br /> X.06<br /> 186,8<br /> 180,6<br /> 194,2<br /> 195,7<br /> 192,3<br /> 186,7<br /> 210,0<br /> 205,6<br /> 197,9<br /> 191,6<br /> 219,5<br /> 214,6<br /> 207,6<br /> 198,2<br /> 226,4<br /> 221,0<br /> 210,9<br /> 201,5<br /> 230,3<br /> 224,8<br /> <br /> TB<br /> 183,5<br /> 196,6<br /> 189,6<br /> 208,4<br /> 195,0<br /> 217,7<br /> 202,2<br /> 223,6<br /> 205,2<br /> 227,2<br /> <br /> X.05<br /> 97,8<br /> 108,3<br /> 99,9<br /> 115,8<br /> 104,8<br /> 120,2<br /> 105,0<br /> 122,9<br /> 107,5<br /> 122,2<br /> <br /> Cao đóng bắp (cm)<br /> TĐ.05<br /> X.06<br /> 100,5<br /> 97,6<br /> 114,4<br /> 111,5<br /> 100,9<br /> 97,9<br /> 118,3<br /> 115,1<br /> 102,6<br /> 98,7<br /> 119,5<br /> 118,0<br /> 105,4<br /> 103,3<br /> 121,7<br /> 118,3<br /> 107,0<br /> 108,4<br /> 125,6<br /> 120,7<br /> <br /> 24<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> TB<br /> 98,6<br /> 111,4<br /> 99,6<br /> 116,4<br /> 102,0<br /> 119,2<br /> 104,6<br /> 121,0<br /> 107,6<br /> 122,8<br /> <br /> Trần Trung Kiên và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Ảnh hưởng của lân đến khả năng chống chịu<br /> Trung bình ba vụ cho thấy, mức bón lân ảnh<br /> hƣởng rất rõ đến tỷ lệ đổ rễ và gãy thân, bón<br /> lân tăng làm giảm tỷ lệ đổ rễ và gãy thân,<br /> mức 120P2O5 có tỷ lệ đổ rễ thấp nhất và cao<br /> nhất là ở mức 0P2O5; ở mức 120P2O5 160P2O5 có tỷ lệ gãy thân thấp hơn ở mức<br /> 0P2O5 - 80P2O5. Ảnh hƣởng của các mức bón<br /> lân đến tỷ lệ đổ rễ và gãy thân ở vụ Thu Đông<br /> ít hơn ở vụ Xuân.<br /> Mức bón lân khác nhau cũng ảnh hƣởng đến<br /> mức độ nhiễm sâu đục thân và bệnh khô vằn,<br /> bón lân tăng làm giảm tỷ lệ nhiễm sâu bệnh.<br /> Mức bón 120P2O5 - 160P2O5 có tỷ lệ nhiễm sâu<br /> đục thân thấp hơn ở mức 0P2O5 - 80P2O5. Ở<br /> mức 120P2O5 bị nhiễm bệnh khô vằn thấp nhất<br /> trong cả hai giống. Ảnh hƣởng của các mức bón<br /> lân đến tỷ lệ nhiễm sâu đục thân và bệnh khô<br /> vằn ở vụ Thu Đông ít hơn ở vụ Xuân.<br /> Nhƣ vậy, bón lân có ảnh hƣởng đến khả năng<br /> chống chịu của giống QP4 và LVN10, bón<br /> mức lân cao 120P2O5 - 160P2O5 ngô có khả<br /> năng chống chịu tốt hơn ở mức 0P2O5 80P2O5. Giống QP4 có khả năng chống đổ rễ,<br /> gãy thân và sâu bệnh tốt hơn LVN10.<br /> Ảnh hƣởng của lân đến các yếu tố cấu<br /> thành năng suất và năng suất<br /> Mức lân ảnh hƣởng lớn đến chiều dài bắp,<br /> mức lân tăng thì chiều dài bắp cũng tăng, ở<br /> mức 160P2O5 chiều dài bắp tăng hơn 23,7%<br /> (QP4) và 31,1% (LVN10); đồng thời đƣờng<br /> <br /> 77(01): 23 - 27<br /> <br /> kính bắp cũng tăng 26,3% (QP4) và 28,2%<br /> (LVN10) so với không bón lân (0P2O5).<br /> Ảnh hƣởng của lân đến số hàng hạt/bắp<br /> không lớn, biến động từ 13,6 (0P 2O5 ) 14,4 hàng (120P 2 O5) ở QP4 và từ 13,2<br /> (0P 2O5 ) - 14,1 hàng (120P 2 O5 ) ở LVN10.<br /> Giống QP4 có số hàng hạt/bắp trung bình<br /> cao hơn giống LVN10 từ 3 - 4 hàng.<br /> Lân ảnh hƣởng lớn đến số hạt/hàng và khối<br /> lƣợng 1000 hạt. Mức lân tăng thì số<br /> hạt/hàng cũng tăng, ở mức 160P 2O5 tăng<br /> thêm 26,6% (QP4) và 30,7% (LVN10);<br /> cùng theo đó khối lƣợng 1000 hạt cũng<br /> tăng thêm 16,7% (QP4) và 14,3% (LVN10)<br /> so với không bón lân (0P 2O5).<br /> Năng suất lý thuyết (NSLT) trung bình ba vụ<br /> của các giống cũng tăng khi các mức lân tăng<br /> từ 0P2O5 - 160P2O5, biến động từ 52,6 - 84,2<br /> tạ/ha (QP4) và từ 54,8 - 91,1 tạ/ha (LVN10).<br /> Nhƣ vậy, ở mức 160P2O5 năng suất lý thuyết<br /> tăng thêm 60,1% (QP4) và 66,2% (LVN10)<br /> so với không bón lân (0P2O5). Ảnh hƣởng của<br /> lân đến năng suất thực thu (NSTT) trung bình<br /> ba vụ đƣợc thể hiện rõ nhất, tăng theo các<br /> mức lân tăng. Năng suất thực thu biến động<br /> từ 28,8 (0P2O5) - 54,5 tạ/ha (160P2O5) ở QP4<br /> và từ 29,8 (0P2O5) - 60,3 tạ/ha (160P2O5) ở<br /> LVN10, Ở mức 160P2O5, năng suất thực thu<br /> tăng hơn 89,2% ở QP4 và 102,4% ở LVN10<br /> so với không bón lân (0P2O5). Ảnh hƣởng của<br /> các mức bón lân đến năng suất thực thu ở vụ<br /> Thu Đông ít hơn ở vụ Xuân (Bảng 4b).<br /> <br /> Bảng 4a. Ảnh hƣởng của các mức lân đến các yếu tố cấu thành năng suất<br /> và năng suấtcủa giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> CT<br /> PB<br /> <br /> Dài bắp<br /> (cm)<br /> <br /> Giống<br /> <br /> QP4<br /> 0P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 40P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 80P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 120P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 160P2O5<br /> LVN10<br /> <br /> X.05<br /> 13,0<br /> 13,6<br /> 14,3<br /> 14,9<br /> 15,1<br /> 16,4<br /> 15,8<br /> 17,0<br /> 16,0<br /> 17,3<br /> <br /> TĐ.05<br /> 13,4<br /> 13,9<br /> 14,3<br /> 15,2<br /> 15,0<br /> 16,4<br /> 15,7<br /> 17,5<br /> 16,0<br /> 17,9<br /> <br /> X.06<br /> 12,8<br /> 13,0<br /> 14,0<br /> 14,5<br /> 14,5<br /> 16,5<br /> 15,9<br /> 17,8<br /> 16,5<br /> 18,0<br /> <br /> Đƣờng kính bắp<br /> (cm)<br /> TB X.05 TĐ.05 X.06<br /> 3,8<br /> 3,7<br /> 13,1 3,9<br /> 3,8<br /> 3,8<br /> 13,5 4,0<br /> 4,3<br /> 4,1<br /> 14,2 4,1<br /> 4,3<br /> 4,3<br /> 14,9 4,3<br /> 4,6<br /> 4,4<br /> 14,9 4,3<br /> 4,7<br /> 4,7<br /> 16,4 4,5<br /> 4,9<br /> 4,7<br /> 15,8 4,5<br /> 5,1<br /> 4,9<br /> 17,4 4,8<br /> 4,9<br /> 4,8<br /> 16,2 4,6<br /> 5,2<br /> 5,0<br /> 17,7 4,9<br /> <br /> TB<br /> 3,8<br /> 3,9<br /> 4,2<br /> 4,3<br /> 4,4<br /> 4,6<br /> 4,7<br /> 4,9<br /> 4,8<br /> 5,0<br /> <br /> HH/<br /> bắp<br /> (hàng)<br /> TB<br /> 13,6<br /> 13,2<br /> 14,0<br /> 13,7<br /> 14,2<br /> 13,9<br /> 14,4<br /> 14,1<br /> 14,4<br /> 14,1<br /> <br /> Hạt/hàng<br /> (hạt)<br /> X.05 TĐ.05 X.06<br /> 26,6 26,5 25,7<br /> 28,0 27,6 26,6<br /> 29,7 30,5 28,7<br /> 30,2 31,6 29,2<br /> 31,1 33,8 30,0<br /> 33,0 34,9 32,5<br /> 31,8 35,0 31,9<br /> 34,5 36,8 34,6<br /> 31,9 35,4 32,5<br /> 34,7 37,3 35,3<br /> <br /> TB<br /> 26,3<br /> 27,4<br /> 29,6<br /> 30,3<br /> 31,6<br /> 33,5<br /> 32,9<br /> 35,3<br /> 33,3<br /> 35,8<br /> <br /> 25<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Trung Kiên và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 77(01): 23 - 27<br /> <br /> Bảng 4b. Ảnh hƣởng của các mức lân đến các yếu tố cấu thành năng suất<br /> và năng suất của giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> CT<br /> PB<br /> <br /> Giống<br /> <br /> QP4<br /> 0P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 40P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 80P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 120P2O5<br /> LVN10<br /> QP4<br /> 160P2O5<br /> LVN10<br /> <br /> X.05<br /> 260,1<br /> 280,7<br /> 287,7<br /> 299,5<br /> 296,3<br /> 310,0<br /> 307,1<br /> 321,6<br /> 308,7<br /> 325,0<br /> <br /> P1000hạt (g)<br /> TĐ.05 X.06<br /> 279,0 265,3<br /> 290,7 279,5<br /> 300,5 284,0<br /> 305,0 298,7<br /> 311,3 294,0<br /> 316,7 306,7<br /> 317,1 309,3<br /> 325,0 317,0<br /> 318,6 311,1<br /> 328,3 319,4<br /> <br /> NSLT (tạ/ha)<br /> TB X.05 TĐ.05 X.06<br /> 268,1 49,0 58,5 50,3<br /> 283,6 52,4 59,3 52,7<br /> 290,7 65,2 70,8 64,0<br /> 301,1 68,7 71,0 68,9<br /> 300,5 70,5 80,0 72,6<br /> 311,1 78,3 84,1 79,4<br /> 311,2 77,5 87,7 80,7<br /> 321,2 85,4 92,3 86,8<br /> 312,8 79,9 89,5 83,3<br /> 324,2 89,2 93,9 90,1<br /> <br /> TB<br /> 52,6<br /> 54,8<br /> 66,7<br /> 69,5<br /> 74,4<br /> 80,6<br /> 82,0<br /> 88,2<br /> 84,2<br /> 91,1<br /> <br /> NSTT (tạ/ha)<br /> X.05 TĐ.05 X.06<br /> 25,3 32,3 28,9<br /> 27,6 31,2 30,5<br /> 35,7 42,7 39,0<br /> 39,0 43,8 42,1<br /> 44,5 50,3 47,0<br /> 48,3 53,7 51,9<br /> 50,5 55,5 54,3<br /> 56,7 61,7 59,7<br /> 51,7 56,8 55,0<br /> 57,9 62,1 60,9<br /> <br /> TB<br /> 28,8<br /> 29,8<br /> 39,1<br /> 41,6<br /> 47,3<br /> 51,3<br /> 53,4<br /> 59,4<br /> 54,5<br /> 60,3<br /> <br /> Bảng 5. Ảnh hƣởng của mức 160P2O5 so với mức 0P2O5 ở một số chỉ tiêu chính<br /> đối với hai giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> Chỉ tiêu<br /> Thời gian sinh trƣởng<br /> Chiều cao cây<br /> Chỉ số diện tích lá<br /> Năng suất thực thu<br /> <br /> Đơn vị<br /> tính<br /> X.05<br /> Ngày<br /> -4<br /> %<br /> + 11,0<br /> %<br /> + 45,8<br /> %<br /> + 104,3<br /> <br /> QP4<br /> TĐ.05 X.06<br /> -7<br /> -6<br /> + 12,9 + 11,6<br /> + 37,0 + 34,6<br /> + 75,9 + 90,3<br /> <br /> Qua xử lý thống kê ở ba vụ cho thấy, tất cả các<br /> công thức có bón lân (40P2O5 - 160P2O5) đều<br /> có năng suất thực thu cao hơn công thức không<br /> bón lân (0P2O5) ở mức tin cậy 99%; Công thức<br /> 120P2O5 và 160P2O5 có năng suất thực thu<br /> thực thu tƣơng đƣơng nhau ở mức tin cậy<br /> 95%. Giống QP4 đạt NSTT trung bình qua các<br /> công thức bón lân thấp hơn giống LVN10 ở<br /> mức tin cậy 95%.<br /> Trung bình ba vụ thí nghiệm cho thấy, ảnh<br /> hƣởng của các liều lƣợng lân đến một số chỉ<br /> tiêu chính của giống QPM - QP4 và ngô<br /> thƣờng - LVN10 rất rõ. Ở công thức 160P2O5,<br /> kết quả các chỉ tiêu đạt đƣợc tăng thêm nhiều<br /> so với đối chứng không bón lân (0P2O5)<br /> (Bảng 5). Ảnh hƣởng của các mức lân đến các<br /> chỉ tiêu chính của giống QPM - QP4 thấp hơn<br /> so với giống ngô thƣờng - LVN10.<br /> Hiệu quả kinh tế qua các công thức bón lân<br /> Ở mức không bón lân (0P 2O5) do năng suất<br /> thực thu trung bình ba vụ của hai giống<br /> QP4 và LVN10 đạt rất thấp nên hiệu quả<br /> kinh tế đạt thấp nhất. Với mức bón 120P 2O5<br /> ở cả hai giống QP4 và LVN10 đạt hiệu quả<br /> kinh tế cao nhất.<br /> Tóm lại, ảnh hƣởng của lân đến các giống ngô<br /> rất rõ rệt, năng suất ngô tăng lên cùng với việc<br /> <br /> LVN10<br /> TB<br /> X.05 TĐ.05 X.06 TB<br /> -5<br /> -9<br /> -7<br /> -6<br /> -7<br /> + 11,8 + 13,4 + 18,6 + 14,9 + 15,6<br /> + 39,1 + 54,2 + 39,3 40,7 + 44,7<br /> + 90,2 + 109,8 + 99,0 + 99,7+ 102,8<br /> <br /> tăng liều lƣợng lân, kết quả này cũng phù hợp<br /> với nghiên cứu của Evangelista (1999).<br /> KẾT LUẬN<br /> Kết quả trung bình ba vụ thí nghiệm cho thấy:<br /> So với mức lân 0P2O5 thì ở mức 160P2O5 thời<br /> gian sinh trƣởng rút ngắn 6 ngày ở giống QP4<br /> và 7 ngày ở giống LVN10; Chiều cao cây<br /> tăng 11,8% (QP4) và 15,6% (LVN10); Chỉ số<br /> diện tích lá tăng 39,1% (QP4) và 44,7%<br /> (LVN10); Năng suất tăng 90,2% (QP4) và<br /> 102,8% (LVN10).<br /> Với hai giống ngô QPM - QP4 và ngô thƣờng<br /> - LVN10, ở mức lân 120P2O5 cả năng suất và<br /> hiệu quả kinh tế đều đạt cao nhất.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Afendulop K.P. (1972), Ảnh hưởng của phân<br /> bón đến quá trình phát triển các cơ quan của cây<br /> ngô (tài liệu dịch), Một số kết quả nghiên cứu của<br /> cây ngô, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br /> [2]. Chudry G.A., Ghulam - Habib, Muh amad<br /> Sadg, Khan. M.A., Eff of Nitrogen, Phosphorus<br /> and plant population on gain afield of dryland<br /> maize.<br /> [3]. CIMMYT (2001), The Quality Protein<br /> Maize Revolution (Nguyễn Tiến Trƣờng, Lê<br /> Quý Kha dịch).<br /> <br /> 26<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Trần Trung Kiên và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> [4]. Cook. G.W. (1975), Fertilizing for maximum<br /> yield.<br /> [5]. De. Geus (1973), Fertilizer guide for tropic<br /> and sutropic.<br /> [6]. G. F. Sprague, J. W. Dudley (1988), Corn and<br /> corn improvement.<br /> [7]. Lê Văn Hải (2002), Nghiên cứu phản ứng của<br /> giống ngô lai chất lượng protein cao HQ2000 với<br /> phân bón trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa - Bắc<br /> Giang, Luân văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.<br /> <br /> 77(01): 23 - 27<br /> <br /> [8]. Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào (2007),<br /> Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến sinh trƣởng,<br /> phát triển và năng suất của giống ngô chất lƣợng<br /> protein cao (QPM) - QP4 và ngô thƣờng - LVN10<br /> tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ<br /> nông nghiệp Việt Nam, Số 4(5)/2007.<br /> 9, Trần Văn Minh (2004), Cây ngô - nghiên cứu<br /> và sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br /> <br /> SUMMARY<br /> THE EFFECT OF PHOSPHORUS DOSAGES ON THE GROWTH,<br /> DEVELOPMENT AND GRAIN YEILD OF QUALITY PROTEIN MAIZE<br /> VARIETY (QPM) - QP4 AND NORMAL MAIZE VARIETY - LVN10<br /> IN THAI NGUYEN<br /> Tran Trung Kien1*, Bui Van Quang2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> College of Agriculture and Forestry - TNU, Quang Ninh Province Farmers Association<br /> <br /> Experiment on 5 levels of phosphorus, as the main plots, combined with 2 varieties, as subplots,<br /> was undertaken in Thai Nguyen in the 2005 spring, in the 2005 winter - autumn and in the 2006<br /> spring crop of corn. This experiment was arranged as Split - plot design having 3 replicates. Five<br /> main plots are P1 - 0P2O5; P2 - 40P2O5; P3 - 80P2O5; P4 - 120P2O5; P5 - 160P2O5 and two subplots<br /> are G1 - QP4 (QPM); G2 - LVN10 (normal maize). The research results (average of three crop)<br /> showed that: The mutunity durations of corn varieties at the level of 160P2O5 shorter than the<br /> control 6 days for QP4 and 7 days for LVN10; Plant 's height increased 11,8% for QP4 and by<br /> 15,6% for LVN10; Leaf area index increased 39,1% for QP4 and by 44,7% for LVN10; Grain<br /> yield increased 90,2% for QP4 and by 102,8% for LVN10. At the level of 120P 2O5, QP4 (QPM)<br /> and LVN10 (normal maize) reached the highest yield and economic effectiveness.<br /> Key words: Economic effectiveness, grain yield, quality protein maize, phosphorus<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0983360276; Email: trantrungkiendhnl@yahoo.com<br /> <br /> 27<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2