intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông

Chia sẻ: Ro Ong K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viêt Thuật và vai trò của nhóm không chính thức đối với hành vi bạo lực của các thành viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông n ThS. Ông Thị Mai Thương Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trong trường học đã và đang là vấn đề nóng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố số lượng các vụ đánh nhau gây thương tích giữa các học sinh tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượng bạo lực trong học đường đang là một vấn nạn của xã hội. Hành vi bạo lực của học sinh THPT xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tác giả thực hiện năm 2012 với đề tài “Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, từ đó tập trung phân tích cung cấp thêm thông tin thực nghiệm về cơ chế tác động, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi gây hấn của học sinh dưới góc độ Xã hội học. Khái niệm nhóm không chính thức được hiểu là nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ không chính thức (các quan hệ tình cảm tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhóm yêu thể thao, du lịch... Trong bài viết này, nhóm không chính thức được xác định là nhóm bạn bè của học sinh THPT. SỐ 6/2016 Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày theo hình thức xen kẽ, bổ sung lẫn nhau. Với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủ thể gây ra hành vi bạo lực với những đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện nên đòi hỏi người nghiên cứu phải có phương pháp phù hợp. Do đó, tác giả lựa chọn cách tiếp cận định tính là phương pháp chính để nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của các học sinh có hành vi đánh nhau, sự ảnh hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởi lẽ, tác giả xác định rằng chỉ có thông qua việc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc lâu dài với các em, trở thành một người bạn đáng tin cậy thì mới thu thập được đầy đủ và sâu sắc các thông tin mang tính nhạy cảm như vấn đề này. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng bảng hỏi đối với các học sinh đang học tại Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh. Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc khảo sát nhận thức, quan điểm chung của học sinh về vấn đề bạo lực trong trường học và sự đánh giá của các em đối với các nhóm học sinh cá biệt có hành vi Tạp chí KH-CN Nghệ An [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI đánh nhau, làm phong phú thêm cho dữ liệu nghiên cứu. 1. Đánh giá của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viết Thuật Xét về môi trường học đường, Trường THPT Lê Viết Thuật là một trong những trường có kỷ luật nghiêm khắc trong việc giáo dục học sinh. Ban giám hiệu nhà trường đề ra các nội quy quy định những điều học sinh được làm và không được làm, đồng thời nêu ra các hình thức kỷ luật nếu học sinh vi phạm. Tuy nhiên, trong quá trình chúng tôi thâm nhập thực địa thông qua quan sát và hỏi chuyện những người sống xung quanh trường cho thấy, học sinh của trường vẫn thường có những lần xảy ra mâu thuẫn, xô xát dẫn đến đánh nhau. Thông tin này được kiểm chứng qua bảng hỏi cho các học sinh trong trường với câu hỏi: “Ở trường bạn đang học có xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau không?”. Trong số 300 học sinh được hỏi có 288 em trả lời “có”, chiếm 96% và 12 em trả lời “không”, chiếm 4%. Điều này cho thấy, các học sinh đang học ở trường cũng thừa nhận có diễn ra hiện tượng bạo lực thể chất giữa các học sinh. SỐ 6/2016 Khi tìm hiểu về số lượng trung bình xảy ra các vụ đánh nhau ở Trường THPT Lê Viết Thuật trong một tháng, kết quả có 48% học sinh trả lời “có ít nhất một vụ đánh nhau”; 19% trả lời “có từ hai đến ba vụ đánh nhau”; 7,3% trả lời “có từ bốn đến năm vụ đánh nhau”; 5,3% em trả lời “có trên năm vụ đánh nhau” và 16,3% chọn phương án “khác” như là “đánh nhau hàng ngày” hoặc “vài tháng có một vụ đánh nhau”; còn lại chỉ có 4% học sinh không trả lời. Số lượng các vụ đánh nhau của học sinh được thể hiện qua biểu đồ 1. Qua biểu đồ 1 cho thấy, ở Trường THPT Lê Viết Thuật thường xuyên xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, trong đó trung bình một tháng có ít nhất một lần. Thông thường các em không đánh nhau ngay tại cổng trường mà thường hẹn nhau tại một địa điểm cách xa trường sau giờ tan học. Trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực này, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều các ngõ hẻm nằm ở những góc khuất xung quanh trường học, nếu đứng từ cổng trường quan sát thì sẽ không bao quát được. Chính vì vậy, đây là những địa điểm mà học sinh của trường thường tụ tập trước hoặc sau giờ tan học. Bên cạnh đó, theo lời kể của người dân sống xung quanh khu vực trường, Trường THPT Lê Viết Thuật có vị trí nằm ở khu vực ven rìa thành phố Vinh, gần với bờ đê Hưng Hòa thuộc phường Hưng Dũng có đặc điểm vắng người qua lại. Do đó, khu vực bờ đê Hưng Hòa là địa điểm mà các em thường hẹn nhau để giải quyết mâu thuẫn. Như vậy, theo kết quả điều tra bảng hỏi từ học sinh của trường và các thông tin do người dân cung cấp, cùng với sự quan sát thực tế của người nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng Trường THPT Lê Viết Thuật có diễn ra hiện tượng học sinh đánh nhau, đồng thời vị trí của trường học cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh này thực hiện hành vi của mình. Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu đồ 1. Số lượng xảy ra các vụ đánh nhau của học sinh/tháng Nguồn: Kết quả số liệu điều tra của nghiên cứu “Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, 2012. Tạp chí KH-CN Nghệ An [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI tôi có đặt ra câu hỏi cho học sinh đang học tại Trường THPT Lê Viết Thuật: “Trong lớp bạn có các nhóm học sinh cá biệt không?”. Kết quả có 96% học sinh trả lời “có” và 4% không trả lời. Mặt khác, cơ cấu giới tính của các nhóm cá biệt này được các học sinh trong trường mô tả như sau: 34,3% nhóm học sinh cá biệt là học sinh nam; 51% là nhóm cá biệt gồm học sinh nam và nữ; và chỉ có 6% là nhóm học sinh nữ; còn lại 8,7% không trả lời. Điều này nói lên rằng, trong môi trường học đường ngày nay không chỉ học sinh nam mới có những hành vi quậy phá, vi phạm nội quy mà nữ sinh cũng có xu hướng tham gia vào các hoạt động này. 2. Vai trò của nhóm không chính thức đối với hành vi bạo lực của các thành viên Để nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh THPT, tác giả đã tiếp cận ba nhóm học sinh cá biệt có hành vi đánh nhau học tại Trường THPT Lê Viết Thuật, cụ thể như sau: Nhóm thứ nhất học lớp 10 gồm 05 nữ sinh học tại các lớp khác nhau. Trong quá trình tiếp cận với nhóm học sinh này, các em nói rằng số lượng thật sự trong nhóm lớn mà các em tham gia là 10 người, tuy nhiên những người còn lại đều học khác trường và thỉnh thoảng mới gặp. Nhóm 05 nữ sinh này học cùng trường và cùng buổi chiều nên chơi thân với nhau hơn so với những người còn lại. Do đó, phần lớn thời gian sinh hoạt trong nhóm diễn ra chủ yếu giữa 05 nữ sinh này. Nhóm thứ hai có 08 em học lớp 11 gồm 05 nam sinh và 03 nữ sinh. Trong đó 05 nam sinh học ở các lớp khác nhau, còn 03 nữ sinh còn lại học cùng một lớp. Các em nói rằng thời gian đi học ở trường, các bạn nam thường xuyên tìm đến lớp của các bạn nam để nói chuyện hơn là đến lớp các bạn nữ. Cả nhóm chỉ gặp mặt đầy đủ các thành viên sau khi tan học và cùng đi về với nhau. Thời gian thực hiện các hoạt động chung của nhóm diễn ra vào các buổi chiều, sau 14h00. Trong quá trình tiếp cận với các em, chúng tôi thấy rằng Các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa của học sinh Trường THPT Lê Viết Thuật SỐ 6/2016 số lượng thành viên thực tế của nhóm không chỉ có 08 học sinh này mà còn có những học sinh đang học ở các trường THPT khác như trường THPT Hà Huy Tập, THPTDL Nguyễn Trường Tộ. Nhóm thứ ba có 07 học sinh nam học lớp 12, trong đó có 02 em học cùng lớp, những học sinh còn lại đều học những lớp khác nhau. Thời gian chính gặp mặt vào lúc tan học, các thành viên trong nhóm tập trung ở cổng trường và đi về nhà cùng nhau. Cũng trong quá trình tiếp cận với nhóm học sinh này, chúng tôi biết rằng số lượng thực tế các thành viên trong nhóm lớn mà các em tham gia khoảng từ 15-20 người. Trong đó bao gồm nhiều học sinh ở các trường THPT khác trên địa bàn thành phố, ngoài ra còn có những người đã tốt nghiệp THPT từ hai năm trước và hiện tại đang thất nghiệp. Tuy nhiên, do 07 học sinh này đều học cùng trường với nhau nên các em thân thiết với nhau hơn so với những thành viên khác. 2.1. Chuẩn mực, giá trị nhóm kích thích hành vi bạo lực của học sinh THPT Fischer định nghĩa chuẩn mực nhóm như là một quy tắc rõ ràng hay ngấm ngầm áp đặt một phương thức hành vi xã hội có tổ chức một cách ít hay nhiều hàm súc. Nó được trình bày như một tập hợp những giá trị chi phối rộng rãi và được tuân theo trong xã hội nhất định. Nó chú trọng tới một sự tán thành và cũng bao hàm những trừng phạt trong một trường hợp tương tác phức tạp. Một chi tiết khiến chúng tôi rất quan tâm, hành vi đánh nhau của các học sinh này không chỉ Tạp chí KH-CN Nghệ An [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI gây thương tích cho “đối thủ” mà chính các em cũng có lúc trở thành nạn nhân, thậm chí đã không ít lần phải vào bệnh viện cấp cứu hoặc khâu vết thương. Tuy nhiên, nhà trường không hề biết đến việc này. Các em nói rằng một trong những “luật ngầm” của các nhóm học sinh cá biệt khi đánh nhau, nếu trở thành nạn nhân thì cũng không được báo với thầy cô giáo, nhà trường hoặc gia đình. Bởi nếu nhà trường biết hành vi đánh nhau của học sinh thì những người là chủ thể gây ra hành vi bạo lực sẽ có nguy cơ bị đuổi học. Trong trường hợp đó, họ tìm cách “trả thù”, hậu quả có thể sẽ nặng nề hơn đối với những học sinh đã báo cáo sự việc với nhà trường. Mặt khác, mỗi nhóm đều muốn khẳng định sự liều lĩnh và khả năng “dám làm dám chịu” đối với các học sinh khác. Do đó, việc giữ bí mật với gia đình và nhà trường được xem là một trong những chuẩn mực, tiêu chí thể hiện bản lĩnh của các nhóm học sinh này. Điều đó lý giải vì sao hành vi đánh nhau của các học sinh cá biệt này không bị nhà trường phát hiện và xử lý. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tìm hiểu những giá trị nổi bật của các nhóm. Kết quả cho thấy, các em đề cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, ở nhóm học sinh nam và nữ có sự khác nhau trong cách thức thể hiện tính đoàn kết. Ở nhóm nữ sinh đặt ra tiêu chí thường xuyên chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như suy nghĩ của từng cá nhân với các thành viên trong nhóm. Thêm vào đó, tính đoàn kết trong nhóm còn thể hiện ở việc tất cả thành viên SỐ 6/2016 đều cùng chung sở thích với một ban nhạc hoặc một thể loại phim - mà cụ thể ở đây là các nhóm nhạc và phim Hàn Quốc. Bởi chỉ có như vậy thì các em mới có cùng chủ đề trong các buổi nói chuyện, tránh sự xung đột trong nhóm. Mặt khác, nhóm nữ sinh cho rằng khi có một thành viên trong nhóm có vấn đề khó khăn, những người còn lại phải cùng chia sẻ và tìm cách giúp đỡ. Mỗi lần như vậy, các thành viên trong nhóm đều có sự bàn bạc, trao đổi ý kiến với nhau. Nếu có một thành viên không đồng tình với ý kiến của số đông thì những người còn lại sẽ tỏ thái độ lạnh nhạt và hoài nghi tinh thần đoàn kết của thành viên đó. Các em đưa ra dẫn chứng về việc cả nhóm đã cùng đánh hai bạn nữ ở trường THPTDL VTC vì cho rằng hai nữ sinh này tìm cách “cướp người yêu” của hai bạn nữ trong nhóm. Trong lần đó, có một thành viên đưa ra ý kiến phản đối việc sử dụng bạo lực ở trường hợp này vì cho rằng đánh nhau là không cần thiết. Ngay lập tức đã nhận được sự phản kháng của bốn thành viên còn lại, cho rằng thành viên này quá nhát gan và không nhiệt tình với bạn bè trong nhóm. Ở nhóm học sinh lớp 11 và 12, chuẩn mực nhóm không thể hiện thành những quy tắc cụ thể như ở nhóm nữ sinh mà nó được biểu hiện ngầm trong các hoạt động của nhóm. Khi thực hiện nghiên cứu, tác giả có đặt câu hỏi về việc nhóm sẽ trừng phạt như thế nào nếu một thành viên không chịu tham gia vào một hoạt động đánh nhau của nhóm. Những học sinh này nói rằng không có hình thức trừng phạt cụ thể đối với các thành viên mà đề cao tính tự nguyện của mỗi người. Nếu một người nào đó không muốn đánh nhau, các thành viên khác trong nhóm cũng không ép buộc. Tuy nhiên, người đó sẽ bị chế diễu là “nhát” hoặc bị đánh giá là “không hết lòng vì bạn bè”. Mặt khác, tất cả các thành viên trong nhóm nam sinh tự thừa nhận một quy định bất thành văn, đó là khả năng sẽ bị cô lập nếu họ không tham gia vào các hoạt động chung của nhóm. Nghĩa là, nếu cá nhân này bị một nhóm học sinh khác bắt nạt, thì nhóm của họ sẽ không đứng ra bảo vệ và can thiệp nữa. Điều này tạo nên một áp lực vô hình cho những thành viên trong nhóm. Do đó, họ không thể không tham gia vào các hoạt động của nhóm, trong đó có hành vi đánh nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá trị và chuẩn mực trong nhóm làm gia tăng hành vi đánh nhau của ba nhóm học sinh cá biệt đang học tại Trường THPT Lê Viết Thuật. Ở các nhóm học sinh cá biệt này, giá trị nhóm được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết giữa các thành viên. Bên cạnh đó, chuẩn mực nhóm không được thể hiện thành những quy định rõ ràng mà tiềm ẩn, các thành viên ngầm hiểu với nhau để điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp. Những điều này tạo ra một khuôn khổ cho các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động của mình và đảm bảo ý thức chung về cái gọi là “chúng tôi”. Tác giả mô hình hóa sự tác động của giá trị, chuẩn mực nhóm đến hành vi đánh nhau của các thành viên trong nghiên cứu này được thể hiện ở mô hình 1. Tạp chí KH-CN Nghệ An [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Mô hình 1: Áp lực của giá trị, chuẩn mực nhóm đến hành vi đánh nhau của các thành viên 2.2. Mối quan hệ liên nhóm của học sinh THPT có hành vi bạo lực Khi tìm hiểu về mối quan hệ liên nhóm giữa các nhóm học sinh cá biệt có hành vi đánh nhau, chúng tôi nhận thấy có hai xu hướng: một mặt mang “tính thù hằn” và mặt khác lại là mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ khi các nhóm này gặp khó khăn. Các mối quan hệ liên nhóm cũng là một trong các yếu tố kích thích hành vi đánh nhau của các nhóm học sinh này. Xu hướng mang tính thù hằn trong mối quan hệ liên nhóm chủ yếu xảy ra đối với những nhóm học sinh đã từng có hành vi đánh nhau trước đó với các nhóm học sinh cá biệt. Điều đáng nói ở đây, “mối thù hằn” với các nhóm xã hội khác vô tình lại trở thành một trong những yếu tố làm tăng tính cố kết giữa các thành viên và làm tăng tính hiếu chiến của nhóm này. Mặt khác, giữa các nhóm học sinh cá biệt đã từng có hiềm khích với nhau đều ngầm hình thành sự cạnh tranh muốn khẳng định vị trí cao hơn của nhóm mình so với nhóm khác. Với đặc điểm của những nhóm này, cách thức tối ưu để chứng tỏ vị thế của mình là dùng vũ lực. Có thể SỐ 6/2016 lấy quan điểm của Z. Freud về mối quan hệ liên nhóm để giải thích cho sự gắn kết của các thành viên trong nhóm dựa trên “tính thù hằn” với các nhóm xã hội khác. Freud cho rằng trong các quan hệ liên nhóm, sự hằn thù đến với nhóm khác là tất yếu và luôn tồn tại. Sự hằn thù đó là phương tiện chủ yếu để củng cố, duy trì tính bền vững và ổn định của nhóm. Vì vậy, “sự hằn thù với nhóm khác” và “tính bền vững trong nhóm” gắn bó chặt chẽ với nhau. Xu hướng thứ hai trong mối quan hệ liên nhóm của các nhóm học sinh cá biệt là họ nhận được sự tương trợ, giúp đỡ của những nhóm xã hội khác có mối quan hệ thân thiết với một vài thành viên trong nhóm. Giữa nhóm nữ sinh lớp 10 và hai nhóm học sinh lớp 11, 12 có sự khác nhau về mối quan hệ liên nhóm. Nhóm nữ sinh lớp 10 trong nghiên cứu này có mối quan hệ với các nhóm có vị trí xã hội tương đồng với họ, cụ thể là các nhóm học sinh cá biệt đang học tại một số trường THPT khác trên địa bàn thành phố. Hai thành viên có mối quan hệ mật thiết với hai bạn nam trong một nhóm học sinh cá biệt ở trường TH- PTDL VTC. Đặc biệt, nhóm nữ sinh thường được các bạn nam này bảo vệ trong hoạt động đánh nhau. Các nữ sinh này nói rằng, trong những lần đánh nhau mà có sự “bảo kê” (trích lời của học sinh trong nhóm) của các bạn nam thì họ dễ bị kích thích tính hiếu chiến hơn. Một phần do tâm lý an toàn với ý nghĩ được bảo vệ bởi các nam sinh cá biệt; mặt khác, họ muốn chứng tỏ cho nhóm nam sinh này thấy được cá tính mạnh mẽ của mình bằng các hành vi bạo lực. Khác với nhóm nữ sinh, nhóm học sinh lớp 11 và 12 có mối quan hệ rất mật thiết với các băng đảng xã hội trên địa bàn thành phố Vinh, họ là người thân của hai thành viên trong hai nhóm học sinh này. Đây là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính hiếu chiến của các em. Thứ nhất, những học sinh này “mượn” các vũ khí khá nguy hiểm như dao dài, phớ, mã tấu, súng hoa cải… trong các hoạt động đánh nhau. Thứ hai, các em nói rằng họ thực hiện những hành vi bạo lực mang tính sát thương mạnh trong những lần đánh nhau xuất phát từ các nguyên nhân: một mặt, các em có mang theo vũ Tạp chí KH-CN Nghệ An [36]

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2