intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của việc sử dụng kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm mảng bám răng của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2012

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi tình trạng mảng bám và so sánh sự khác biệt về tình trạng mảng bám (mảng bám non, trưởng thành, axit và mảng bám nói chung) giữa trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống trong vùng không fluor hóa nước máy (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) sau 1 tháng và 6 tháng sử dụng kẹo cao su chứa xylitol.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của việc sử dụng kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm mảng bám răng của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2012

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL<br /> LÊN ĐẶC ĐIỂM MẢNG BÁM RĂNG CỦA TRẺ 8 – 9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG<br /> SÂU RĂNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM NĂM 2012<br /> Nguyễn Thị Vĩnh Phúc*, Ngô Thị Quỳnh Lan*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi tình trạng mảng bám và so sánh sự khác biệt về tình trạng mảng bám<br /> (mảng bám non, trưởng thành, axit và mảng bám nói chung) giữa trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống<br /> trong vùng không fluor hóa nước máy (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) sau 1 tháng và 6 tháng sử<br /> dụng kẹo cao su chứa xylitol.<br /> Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng trên trẻ em 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng<br /> cao (SMT-R+smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh,<br /> Thành phố Hồ Chí Minh. 153 học sinh được xếp vào nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4<br /> lần, mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút, không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ) và 147<br /> học sinh được xếp vào nhóm chứng (không nhai kẹo). Các đặc điểm mảng bám răng của trẻ được đánh giá bằng<br /> chỉ số Quigley Hein biến đổi (QHI) sau khi sử dụng chất nhuộm màu mảng bám Tri Plaque ID Gel của hãng GC<br /> (3 mức là non, trưởng thành, axit).<br /> Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa về chênh lệch QHI mảng bám non giữa nhóm thử nghiệm và nhóm<br /> chứng ở thời điểm sau 1 tháng so với ban đầu (∆T1-T0), nhưng sự chênh lệch giữa thời điểm 6 tháng so với ban<br /> đầu (∆T6-T0) thì không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về<br /> chênh lệch QHI mảng bám trưởng thành ở thời điểm sau 1 tháng (∆T1-T0) và 6 tháng (∆T6-T0) so với ban đầu<br /> giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Mảng bám axit giảm có ý nghĩa ở nhóm nhai kẹo cao su chứa Xylitol so<br /> với nhóm không nhai kẹo sau 1 tháng và sau 6 tháng ở nhóm trẻ có tình trạng sâu răng cao.<br /> Kết luận: Sử dụng kẹo cao su chứa 4,8g xylitol 4 lần mỗi ngày trong 6 tháng có tác dụng giảm mảng bám<br /> axit dài hạn (đến 6 tháng) và giảm ngắn hạn (đến 1 tháng) đối với mảng bám non, mảng bám trưởng thành cũng<br /> như mảng bám nói chung. Sự giảm mảng bám nói trên của nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol khác biệt có ý<br /> nghĩa so với nhóm không nhai kẹo.<br /> Từ khoá: Xylitol, sâu răng, trẻ em<br /> <br /> ABSTRACT<br /> EFFECT OF CONSOMMATION OF CHEWING GUM CONTAINING XYLITOL ON DENTAL<br /> PLAQUE AMONG 8-9 YEAR OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES PREVALENCE AT BINH<br /> CHANH DISTRICT, HOCHIMINH CITY IN 2012<br /> Nguyen Thi Vinh Phuc, Ngo Thi Quynh Lan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 280 - 287<br /> Objectives: To assess the plaque status (immature, mature and acid plaque and plaque in general) and<br /> compare the difference in the state of plaque among children 8-9 years of age with high caries status, living in<br /> areas without fluoride water (Binh Chanh district, Ho Chi Minh City) after 1 month and 6 months using candy<br /> gum containing xylitol.<br /> * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br /> Tác giả liên lạc: PGS Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.com<br /> <br /> 280<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Methods: Single-blind clinical trial with a control group on children 8-9 years of high caries status (DMT-R<br /> + dmt-r ≥ 3) in Nguyen Van Tran primary school, Binh Chanh district, Ho Chi Minh City: 153 students for the<br /> test group (using chewing gum containing xylitol 4 times daily, each time with 2 tablets chewed for at least 5<br /> minutes, without tooth brushing at least 1 hour after chewing up) and 147 students for the control group<br /> (without chewing). The plaque characteristics of the children were assessed by using the modified Quigley Hein<br /> index (QHI) after using Tri Plaque ID Gel of GC to confirm the presence of dental plaque (young, mature, acid).<br /> Results: In young plaque, there was a significant difference in preterm of the QHI plaque between the<br /> experimental group and the control group after 1 month comparing with the initial (ΔT1-T0), no difference<br /> between 6 months after comparing with baseline (ΔT6-T0). In mature plaque, there was no significant difference<br /> between the QHI after 1 month and at baseline (ΔT1-T0) and between 6 months and baseline (ΔT6-T0). The acid<br /> plaque was significantly reduced in the group using chewing gum containing xylitol in comparing with the other<br /> group after 1 month and after 6 months.<br /> Conclusion: The use of chewing gum containing 4.8 g of xylitol four times daily for 6 months was<br /> associated with reduced acid plaque in long-term (up to 6 months) and reduced preterm plaque, mature plaque as<br /> well as plaque in general short-term (up to 1 month).<br /> Key words: Xylitol, carie, children<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chiến lược dự phòng sâu răng hiện đại tập<br /> trung vào kiểm soát những yếu tố liên quan trực<br /> tiếp đến bệnh sinh sâu răng như chế độ ăn,<br /> mảng bám răng, vi khuẩn... Tuy nhiên, đối với<br /> trẻ nhỏ, việc thay đổi chế độ ăn để giảm sử<br /> dụng đường khó có thể áp dụng triệt để.<br /> Những năm gần đây, ngày càng có nhiều<br /> bằng chứng về khả năng phòng ngừa sâu răng<br /> của xylitol, một loại đường không lên men được<br /> dùng trong thực phẩm. Trên thế giới, nhiều<br /> nghiên cứu sử dụng xylitol trong kẹo cao su với<br /> liều lượng thích hợp đã cho thấy tác dụng có lợi<br /> trên vi khuẩn và pH mảng bám sau một thời<br /> gian sử dụng. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu trên<br /> từng cộng đồng cụ thể là cần thiết để có thêm<br /> bằng chứng tin cậy về tác dụng của xylitol trên<br /> chính những cá thể mà chương trình chăm sóc<br /> sức khỏe răng miệng tại địa phương trực tiếp tác<br /> động vào. Ở nước ta, các nghiên cứu về xylitol<br /> trên cộng đồng vẫn còn ít. Vì thế nghiên cứu<br /> này được tiến hành với các mục tiêu đánh giá<br /> ảnh hưởng của việc sử dụng kẹo cao su chứa<br /> xylitol lên đặc điểm mảng bám răng của trẻ 8-9<br /> tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống trong vùng<br /> không fluor hóa nước máy. Nghiên cứu được<br /> thực hiện với các mục tiêu: (1) đánh giá sự thay<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> đổi tình trạng mảng bám (mảng bám non,<br /> trưởng thành, axit và mảng bám nói chung) của<br /> trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống<br /> trong vùng không fluor hóa nước máy (huyện<br /> Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) sau 1<br /> tháng và 6 tháng sử dụng kẹo cao su chứa<br /> xylitol, (2) so sánh sự khác biệt về tình trạng<br /> mảng bám (mảng bám non, trưởng thành, axit<br /> và mảng bám nói chung) giữa hai nhóm trẻ 8-9<br /> tuổi có nhai kẹo cao su chứa xylitol và không<br /> nhai kẹo cao su, cùng có tình trạng sâu răng cao,<br /> sống trong vùng không fluor hóa nước máy<br /> (huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)<br /> sau 1 tháng và 6 tháng.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm<br /> chứng.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Trẻ em 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao<br /> (SMT-R+smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học<br /> Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình<br /> Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Tiêu chí lựa chọn<br /> Học sinh 8-9 tuổi (thuộc khối lớp 3 và 4 của<br /> năm học 2011-2012).<br /> <br /> 281<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> Thường trú tại huyện Bình Chánh, thành<br /> phố Hồ Chí Minh từ 5 năm trở lên.<br /> Có tình trạng sâu răng cao: SMT-R+smt-r ≥ 3<br /> (theo tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của WHO).<br /> Trẻ có giấy đồng ý cho tham gia nghiên cứu<br /> của phụ huynh.<br /> Trẻ hợp tác tham gia bằng cách tuân thủ<br /> đúng các quy trình mà nghiên cứu yêu cầu.<br /> <br /> Tiêu chí loại trừ<br /> Có biểu hiện dị ứng với polyol.<br /> Sử dụng kháng sinh toàn thân hoặc<br /> chlorexidine kéo dài trong thời gian thử nghiệm.<br /> Sử dụng các sản phẩm có fluoride tại chỗ<br /> (verni, gel... ngoại trừ kem đánh răng) trong thời<br /> gian thử nghiệm.<br /> Đang điều trị chỉnh nha.<br /> Không tuân thủ quá trình nhai kẹo.<br /> Không tham gia các đợt khám.<br /> <br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> Chất nhuộm màu mảng bám hiệu GC Tri<br /> Plaque ID Gel.<br /> Kẹo cao su chứa xylitol của Công ty Lotte<br /> Việt Nam với hàm lượng 0,6g chất tạo ngọt<br /> xylitol/1 viên kẹo, được lưu hành tại Việt Nam<br /> theo giấy phép số 158/2010/YTBD-CNTC. Kẹo<br /> được đóng thành vỉ, mỗi vỉ 8 viên, vừa đủ cho<br /> trẻ sử dụng trong 1 ngày, tương đương 4,8g<br /> xylitol/ngày.<br /> <br /> Phương pháp đánh giá mảng bám răng<br /> Các đặc điểm mảng bám răng của trẻ được<br /> đánh giá bằng chỉ số Quigley Hein biến đổi<br /> (QHI) sau khi sử dụng chất nhuộm màu mảng<br /> bám Tri Plaque ID Gel của hãng GC. Ghi nhận<br /> tính chất mảng bám theo màu chỉ thị như sau:<br /> - Màu hồng/đỏ: Đây là những vùng bề mặt<br /> vừa được làm sạch và màng sinh học chưa<br /> trưởng thành.<br /> <br /> Tiến trình chọn mẫu<br /> Chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu tính được<br /> là 300 trẻ.<br /> <br /> - Màu xanh dương/tím: Đây là những vùng<br /> chưa được làm sạch trong hơn 48 giờ và có<br /> màng sinh học phức tạp phát triển.<br /> <br /> - Tất cả học sinh trong độ tuổi 8-9 (lớp 3-4)<br /> trường tiểu học Nguyễn Văn Trân được đánh<br /> giá sàng lọc sâu răng dựa trên phiếu khám sâu<br /> răng theo tiêu chí của WHO (1997).<br /> <br /> - Màu xanh nhạt: Chỉ thị sự tạo axit của vi<br /> khuẩn mảng bám và màng sinh học có pH xấp<br /> xỉ 4,5 hoặc thấp hơn.<br /> <br /> - Những học sinh đáp ứng tiêu chí chọn<br /> mẫu được gởi thư mời cùng phiếu chấp thuận<br /> cho trẻ tham gia nghiên cứu đến phụ huynh,<br /> chọn lại 300 trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> - Mã hóa số thứ tự cho 300 học sinh và tiến<br /> hành chia nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol<br /> hay không nhai kẹo cao su theo đơn vị lớp,<br /> nghĩa là trong mỗi lớp chỉ có học sinh thuộc<br /> nhóm thử nghiệm hoặc nhóm chứng, đồng thời<br /> đảm bảo số lượng hai nhóm là ngang nhau và<br /> có cả 2 lứa tuổi (chọn theo lớp bằng cách bốc<br /> thăm).<br /> - Kết quả chọn được 153 học sinh cho nhóm<br /> thử nghiệm (thuộc 7 lớp: 3 lớp 3 và 4 lớp 4) và<br /> 147 học sinh cho nhóm chứng (thuộc 6 lớp: 4 lớp<br /> 3 và 2 lớp 4).<br /> <br /> 282<br /> <br /> Tính chất của mảng bám có 3 mức là non,<br /> trưởng thành, axit. Mỗi tính chất nhận một điểm<br /> số QHI cho mỗi mặt răng đánh giá. Chỉ số mảng<br /> bám Quiley Hein gồm các giá trị từ 0 đến 5 được<br /> dùng để đánh giá mảng bám mặt trong và mặt<br /> ngoài răng không mang phục hồi, thực hiện trên<br /> tất cả các răng của trẻ.<br /> Bảng 1: Hệ thống điểm số QHI.<br /> Điểm<br /> 00<br /> <br /> Tiêu chuẩn đánh giá<br /> Không có mảng bám<br /> <br /> 11<br /> 22<br /> <br /> Các vết hoặc mảng bám rời rạc ở viền cổ răng<br /> Mảng bám dạng dải liên tục, mỏng đến 1mm ở<br /> cổ răng<br /> Dải mảng bám rộng hơn 1mm nhưng chưa phủ<br /> đến 1/3 thân răng<br /> Mảng bám phủ ít nhất 1/3 nhưng ít hơn 2/3 thân<br /> răng<br /> Mảng bám phủ 2/3 thân răng hoặc nhiều hơn<br /> <br /> 33<br /> 44<br /> 55<br /> <br /> Như vậy, trên một răng ghi nhận 6 điểm số<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> QHI tương ứng với từng tính chất mảng bám ở<br /> mặt trong và mặt ngoài: QHI ngoài-non, QHI<br /> ngoài-trưởng thành, QHI ngoài-axit, QHI trongnon, QHI trong-trưởng thành, QHI trong-axit.<br /> Lấy giá trị QHI lớn nhất trong số các QHI của<br /> các tính chất (non, trưởng thành, axit) ở mỗi mặt<br /> răng làm QHI chung cho mặt răng đó.<br /> Độ chênh lệch QHI giữa các lần khám được<br /> tính bằng hiệu số của các giá trị trung bình<br /> tương ứng giữa lần khám thứ hai (sau 1 tháng)<br /> và lần khám thứ ba (sau 6 tháng) với lúc bắt đầu<br /> (∆T1-T0, ∆T6-T0).<br /> <br /> Các giai đoạn thực hiện<br /> Chọn mẫu và chia hai nhóm nghiên cứu.<br /> Phát bàn chải và kem đánh răng cho học<br /> sinh các lớp thuộc cả 2 nhóm (bàn chải và kem<br /> đánh răng sẽ được phát mới sau mỗi 3 tháng) và<br /> hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho các đối<br /> tượng nghiên cứu.<br /> Đánh giá tình trạng mảng bám răng (T0).<br /> Phát kẹo cao su chứa xylitol cho nhóm thử<br /> nghiệm và các học sinh trong cùng một lớp<br /> nhưng không thuộc đối tượng nghiên cứu vẫn<br /> được phát kẹo.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> lượt là 0,91-0,88-0,85.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Sự thay đổi tình trạng mảng bám non sau 1<br /> tháng và 6 tháng thử nghiệm<br /> Có sự khác biệt có ý nghĩa QHI mảng bám<br /> non giữa hai nhóm nghiên cứu ở cả ba thời điểm<br /> ban đầu, sau 1 tháng và sau 6 tháng thử nghiệm.<br /> QHI mảng bám non của nhóm thử nghiệm ở<br /> các thời điểm nghiên cứu sau so với lúc đầu<br /> khác nhau có ý nghĩa thống kê, trong khi đó ở<br /> nhóm chứng QHI mảng bám non sau 1 tháng<br /> không khác biệt có ý nghĩa so với lúc ban đầu<br /> mà đến 6 tháng mới xuất hiện khác biệt có ý<br /> nghĩa.<br /> Bảng 2: Giá trị QHI mảng bám non trên hai hàm của<br /> các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm (TB ± ĐLC ).<br /> p(T)<br /> T0<br /> T1<br /> T6<br /> Nhóm thử 3,09±0,60 2,81±0,74 3,49±0,47 T0-T1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2