intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài báo cáo sinh thái Tảo

Chia sẻ: NGÔ HƯƠNG HƯƠNG | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo cáo trình bày về sinh thái tảo và những ứng dụng của tảo trong việc xử lý môi trường đặc biệt là trong xử lý môi trường nước và xử lý rò rỉ phóng xạ,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài báo cáo sinh thái Tảo

  1. K H OA  SA U  ĐẠI H ỌC CH U Y Ê N  N GÀ N H : SIN H  TH Á I  H ỌC GVHD: Lê 7 KӏAnh Tuғ HVTH:  Ngô Võ Thị Minh Hương Đà Lạt, tháng 02 năm 2018
  2. I.ỨNG DỤNG CỦA TẢO TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Năm 2000, tại Malaysia, Spirulina được  ứng dụng trong xử lý  nước  thải  từ  nhà  máy  sản  xuất  dầu  cọ  .  Năm  2003,  tại  Thái  Lan,  khả  năng  làm  sạch  nước  thải  ao  nuôi  tôm  của  Spirulina  cũng đã được chứng minh . Tại Nhật Bản, cùng với chủng vi  khuẩn  tía  Rhodobacter  sphaeroides  và  một  chủng  Chlorella  sorokiniana,  tảo  lam  Spirulina  cũng  được  nghiên  cứu  để  ứng  dụng trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ.  Hiện nay, việc áp dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp và công nghệ  gen  để  chuyển  gen  vào  tảo  Spirulina  đang  được  tiến  hành  ở  Nhật  Bản  nhằm  tạo  ra  những  chủng  giống  tảo  có  đặc  tính  mong muốn là một hướng đầy triển vọng trong việc sử dụng  tảo này trong xử lý một số loại nước thải. 
  3. Các nhà khoa học tại Mehico đã nghiên cứu sử dụng Spirulina để loại bỏ NH4+ và PO43- trong nước thải chăn nuôi lợn có hiệu quả . Năm 2010, Spirulina cũng được các nhà khoa học Tây Ban Nha chứng minh có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm nitơ và photpho một cách có hiệu quả . Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sử dụng tảo lam Spirulina loại bỏ một số kim loại nặng trong nước thải. Năm 2006, công trình nghiên cứu tại Trường Đại học Goana, Italia về khả năng của tảo lam Spirulina trong việc loại bỏ đồng trong nước thải cũng đã được công bố . Năm 2007, Trường Đại học Iowa, Mỹ cũng đã công bố khả năng hấp thụ thủy ngân của chủng Spirulina platensis . Spirulina cũng được chứng minh có hiệu suất hấp thụ cadimi trong nước rất tốt.
  4. I.ỨNG DUNG CUA TAO TRONG X ̣ ̉ ̉ Ử LÝ NƯỚC  THẢI CHĂN NUÔI HEO Nước  thải  phát  sinh  từ  khu  vực  chăn  nuôi  heo  chủ  yếu  là  từ  khâu vệ sinh heo và chuồng trại chứa phân, nước tiểu, thức ăn  thừa… đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo là chứa hàm lượng hợp  chất  hữu  cơ  N,  P  cao  và  chứa  nhiều  vi  rút  gây  bệnh  như  các  dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh… do đó cần phải qua hệ  thống  xử  lý  nước  thải  nuôi  heo  để  tránh  ảnh  hưởng  tới  môi  trường và đặc biệt là cuộc sống của người dân xung quanh. 
  5. Nước  thải  từ  trại  chăn  nuôi  heo  chứa  một  lượng  lớn  nitơ  và  photpho,  những  hợp  chất  có  thể  hòa  tan  được  nên  rất  khó  tách  chúng  ra  khỏi  nước  bằng  phương  pháp  lọc  thông  thường.  Tính  chất  của  nước  thải  từ  trại  chăn  nuôi  lợn  được  xử  lý  bằng  các  phương pháp tiêu biểu (bể biogas, UASB...) thường chưa đạt tiêu  chuẩn thải ra nguồn nước.
  6. Tái  sử  dụng  nguồn  nước  thai  ̉ này  với  cách  có  thể  chấp  nhận  được  là  một  thách  thức  lớn.Trong  tự  nhiên,  có  rất  nhiều  loài  thủy sinh có khả năng xử lý nước thải rất hiệu quả . Chúng có  thể  được  sử  dụng  như  một  công  đoạn  trong  quy  trình  xử  lý  nước  thải  với  các  thiết  bị  nuôi  khá  đơn  giản  và  chi  phí  vận  hành  rất  thấp,  nước  thải  ra  sẽ  hoàn  toàn  đạt  tiêu  chuẩn  cho  phép.  giáp xác thuộc họ Chlorella bèo Daphnia...
  7. Nước thải từ quá trình chăn nuôi heo có mùi rất hôi nhưng sau  khi nuôi tảo không còn mùi hôi, có thể do hàm lượng chất hữu  cơ trong nước thải đã bị giảm đáng kể. Các  nhà  nghiên  cứu    khuyến  cáo  người  chăn  nuôi  lợn  làm  thêm  hệ  thống  nuôi  tảo  và  nuôi  động  vật  thủy  sinh  để  giảm  mùi  hôi,  đồng  thời  giảm  chi  phí  cho  xử  lý  chất  thải  và  nước  thải từ quá trình chăn nuôi.
  8. II. Ứng dung cua tao lam Spirulina trong x ̣ ̉ ̉ ứ lí ô nhiễm  môi trường • Spirulina maxima Spirulina Spirulina maxima Sinh khối của tảo lam Spirulina không chỉ được nghiên cứu dùng để  tách  chiết  các  chất  có  hoạt  tính  sinh  học  có  giá  trị  dinh  dưỡng  làm  thực  phẩm  chức  năng  cho  con  người  và  động  vật  mà  tảo  lam  Spirulina  còn  được  sử  dụng  trong  xử  lý  nước  thải  giàu  amoni  từ  một  số nguồn phân hoá học trong  trồng trọt   hoăc  ̣ xử  lý nước thải  của các làng nghề truyền thống giàu tinh bột.
  9. • Các nhà nghiên cứu đã tạo chọn được các chủng tảo lam  Spirulina  có  khả  năng  tổng  hợp  cao  các  chất  có  hoạt  tính  sinh  học  (như  chất  dẻo  sinh  học)  bằng  các  tác  nhân  vật  lý  như  UV,  tia  phóng  xạ  có  liều  thấp,  các  chất  gây  đột  biến  nhân tạo cũng như các kỹ thuật di truyền và sau đó sử dụng  chính  các  chủng  tảo  này  để  xử  lý  nước  thải  .  Biến  năng  lượng  mặt  trời  sang  năng  lượng  trong  các  cơ  thể  sinh  vật.  Tảo dùng năng lượng mặt trời để quang hợp tạo nên đường,  tinh bột…Do đó việc sử dụng để xử lý nước thải được coi  là  một  phương  pháp  hữu  hiệu  để chuyển  đổi  năng  lượng  mặt trời thành năng lượng của cơ thể sống. • Thông  qua  việc  xử  lý  nước  thải  bằng  cách  nuôi  tảo  các  mầm bệnh có trong nước thải sẽ bị tiêu diệt do các yếu tố  sau: Sự thay đổi pH trong ngày của ao tảo do ảnh hưởng của  quá trình quang hợp. Các độc tố tiết ra từ tế bào tảo. Và sự  tiếp xúc của các mầm bệnh với bức xạ mặt trời (UV)
  10. III.Dùng tảo, sò huyết xử lý nước thải ao nuôi tôm ­NLĐ) ­ ThS Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường  Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò  huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.  ­ThS Dương Thị Thành cho biết đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp. vì  trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm  trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của  tôm…). Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể  (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…).  Dùng tảo xử lí nước thải trong Dùng sò huyết xử lí nước thải ao nuôi tôm trong ao nuôi tôm
  11. Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà  máy lọc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã  hữu cơ, tảo, động vật phù du… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước  thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường. ­Theo ThS Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử  nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ ­  TPHCM. MÔ HÌNH DÙNG TẢO ĐỂ XỬ LÍ NƯỚC THẢI TRONG AO
  12. IV.Dùng tảo xử lý rò rỉ phóng xạ Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern xác định một loài tảo phổ biến  tên khoa học là Closterium moniliferum có khả năng cô lập chất đồng vị phóng  xạ thành dạng tinh thể, giúp loại bỏ các chất đồng vị phóng xạ nguy hiểm như  strontium­90 khi phóng xạ bị rò rỉ.   ̉ TAO CO ̉ ́ THÊ LA ̣ ̣ ̀ CHÌA KHÓA DON DEP RO ̉ ̀ RI PHO ̣ ́NG XA THEO CÁC             ̣                   NHÀ KHOA HOC MY ̃
  13. Strontium­90 có tính chất hóa học và khối lượng tương tự canxi và bari. Khi thoát  ra môi trường không khí, strontium­90 sẽ dễ dàng phát xạ vào sữa, xương, tủy  xương và máu tương tự canxi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.   ̣ 18.000 nan nhân đa ̉ ̣ ̃ tham hai                Nhiê ̣ ̃m đôc pho ́ng xa ̣ ở Viêt Nam ̣ ở Nhât Ban 3/2011 ̣ ̉ Tuy nhiên, khi phóng xạ bị rò rỉ từ các máy điện nhân, strontium­90 không phải là  đồng vị phóng xạ duy nhất tồn tại trong không khí mà còn kèm một lượng canxi  vô hại gấp hàng tỉ lần lượng strontium­90 và những đồng vị phóng xạ khác. Do  đó, để xử lý rò rỉ phóng xạ hiệu quả, cần phải tách riêng strontium­90 và canxi vì  chúng hòa lẫn vào nhau.
  14. Các nhà nghiên cứu khám phá tảo Closterium moniliferum có khả năng cô lập, hút  và kết tinh strontium­90 ­ nghĩa là biến strontium­90 thành dạng tinh thể ­ trong  vòng 30­60 phút và giữ tinh thể strontium­90 trong không bào của tảo. Đặc biệt,  nó không thể kết hợp với canxi vô hại mà chỉ tập trung vào strontium­90 độc hại. Nhà khoa học Minna Krejci ­ trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết nhóm sẽ tiếp tục  thử nghiệm xem tảo Closterium moniliferum có khả năng tồn tại trong môi trường  phóng xạ cao hay không. Họ cũng hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp Nhật Bản giảm  chi phí và thời gian khắc phục vụ sự cố ở Nhà máy Fukushima. Nhà máy điện Fukushima
  15. V.Công nghệ xử lí nước thải từ tảo Tảo là nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có thể ở dạng đơn  bào (vài loại có kích thước nhỏ hơn một số vi khuẩn), hoặc đa bào (như các  loại rong biển, có chiều dài tới vài mét).  Tảo có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu đựng các thay đổi của môi trường, có khả  năng phát triển trong nước thải, có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng protein cao, do  đó người ta đã lợi dụng các đặc điểm này của tảo để: Xử lý nước thải và tái sử dụng chất dinh dưỡng. Các hoạt động sinh học trong các  ao nuôi tảo lấy đi các chất hữu cơ và dinh dưỡng của nước thải chuyển đổi thành  các chất dinh trong tế bào tảo qua quá trình quang hợp. Hầu hết các loại nước  thải đô thị, nông nghiệp, phân gia súc đều có thể được xử lý bằng hệ thống ao  tảo. XỬ LÍ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHÊ ̣ SINH HỌC AO
  16. Các phản ứng diễn ra trong ao tảo chủ yếu là "hoạt động cộng sinh giữa  tảo và vi khuẩn”. Các yếu tố cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng tảo: Dưỡng chất: Ammonia là nguồn đạm chính cho tảo tổng hợp nên protein của tế bào thông qua quá trình quang hợp. Phospho, Magnesium và Potassium cũng là các dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tỉ lệ P, Mg và K trong các tế bào tảo là 1,5 : 1 :
  17. Độ sâu của ao tảo: độ sâu của ao tảo được lựa chọn trên cơ sở tối ưu hóa khả  năng của nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo. Theo các cơ sở lý  thuyết thì độ sâu tối đa của ao tảo khoảng 12,5cm. Nhưng những thí nghiệm  trên mô hình cho thấy độ sâu tối ưu nằm trong khoảng 20 ­25cm.  Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, độ sâu của ao tảo nên lớn hơn 20cm (và nằm  trong khoảng 40­ 50 cm) để tạo thời gian lưu tồn chất thải trong ao tảo thích  hợp và trừ hao thể tích mất đi do cặn lắng. ̉ ̉      Tao Cratium                                             Tao Clamydomonas Thời gian lưu tồn của nước thải trong ao (HRT): thời gian lưu tồn của nước  thải tối ưu là thời gian cần thiết để các chất dinh dưỡng trong nước thải  chuyển đổi thành chất dinh dưỡng trong tế bào tảo. Thường thì người ta chọn  thời gian lưu tồn của nước thải trong các ao lớn hơn 1,8 ngày và nhỏ hơn 8 
  18. Lượng BOD nạp cho ao tảo: lượng BOD nạp cho ao tảo ảnh hưởng đến năng  suất tảo vì nếu lượng BOD nạp quá cao môi trường trong ao tảo sẽ trở nên yếm  khí ảnh hưởng đến quá trình cộng sinh của tảo và vi khuẩn. Khuấy trộn và hoàn lưu: quá trình khuấy trộn trong các ao tảo rất cần thiết nhằm  ngăn không cho các tế bào tảo lắng xuống đáy và tạo điều kiện cho các dinh  dưỡng tiếp xúc với tảo thúc đẩy quá trình quang hợp. Trong các ao tảo lớn khuấy  trộn còn ngăn được quá trình phân tầng nhiệt độ trong ao tảo và yếm khí ở đáy ao  tảo. Nhưng việc khuấy trộn cũng tạo nên bất lợi vì nó làm cho các cặn lắng nổi  lên và ngăn cản quá trình khuếch tán ánh sáng vào ao tảo.  Biến năng lượng mặt trời sang năng lượng trong các cơ thể sinh vật. Tảo dùng  năng lượng mặt trời để quang hợp tạo nên đường, tinh bột…Do đó việc sử dụng  để xử lý nước thải được coi là một phương pháp hữu hiệu để để chuyển đổi  năng lượng mặt trời thành năng lượng của cơ thể sống. Thông qua việc xử lý nước thải bằng cách nuôi tảo các mầm bệnh có trong nước  thải sẽ bị tiêu diệt do các yếu tố sau: Sự thay đổi pH trong ngày của ao tảo do  ảnh hưởng của quá trình quang hợp. Các độc tố tiết ra từ tế bào tảo. Và sự tiếp  xúc của các mầm bệnh với bức xạ mặt trời (UV). Thông thường người ta kết hợp việc xử lý nước thải và sản xuất và thu hoạch  tảo để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên tảo rất khó thu hoạch (do  kích thước rất nhỏ), đa số có thành tế bào dày do đó các động vật rất khó tiêu  hóa, thường bị nhiễm bẩn bởi kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các mầm bệnh còn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2