intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn: Bảo vệ môi trường

Chia sẻ: Nguyen Thi Thu Hang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

140
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Để biết rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn: Bảo vệ môi trường

  1. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ  GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Nhóm học sinh : 1. Trần Thị Phương Linh 2. Rơlan Hoàng Nily Lớp : 6A11
  2. Phần I: Lí do chọn đề tài  Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một   vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả  các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn   nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ  lụy   khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trong số những biện pháp mà Liên  hợp quốc đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức cho thế  hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
  3. Phần II: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện  nay Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là  tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của   con người gây ra. Vấn đề  này ngày càng trầm trọng, đe doạ  trực tiếp sự  phát triển   kinh tế ­ xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.  Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong   các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.          Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô   nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị  lớn,  khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần  tiêu chuẩn cho phép.
  4. Theo báo cáo giám sát của Uỷ  ban Khoa học, Công nghệ  và Môi trường của  Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung  ở một số  địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 ­ 20%, như tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Vĩnh Phúc.  Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ  thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu  như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt   động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành)  và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các  khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và  chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế  xuất đang hoạt động nhưng chỉ  có 21 khu có hệ  thống xử  lý nước thải tập trung, số  còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của   các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã  phá vỡ  hệ  thống thuỷ  lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm   nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
  5. Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề  gây ô nhiễm môi trường, tại  các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động.  Đó là các ô nhiễm về nước  thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần  đây, dân   số   ở  các đô thị  tăng nhanh khiến hệ  thống cấp thoát nước không đáp  ứng nổi và  xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu  hết đều trực tiếp xả  ra môi trường mà không có bất kỳ  một  biện pháp xử  lí môi  trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan  chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ  sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao  thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y   tế  mỗi ngày, thành phố  Hà Nội và thành phố  Hồ  Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí  quyển của thành phố  Hà Nội và thành phố  Hồ  Chí Minh có mức benzen và sunfua  đioxit đáng báo động.  Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới   (WB), trên 10 tỉnh thành phố  Việt Nam,  xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất,  nước,   không khí, thành phố  Hồ  Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng  nhất. Theo báo cáo của chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố  Hà   Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
  6. Phần III: Mục tiêu giải quyết  Để  bảo vệ  tài nguyên và môi trường rút ra từ  những bài học kinh nghiệm của   Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây: Từ    bỏ  phương thức phát triển kinh tế  cũ và hướng tới chuyển đổi mô hình   phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo một cấu trúc kinh tế  mà hiện nay các nước đang tiếp cận, đó là “Kinh tế xanh”, một nền kinh tế không chỉ  mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái sạch đẹp.  Muốn vậy, bên cạnh khai thác phải đầu tư trở  lại cho tự  nhiên để  phục hồi hệ  sinh  thái và chính chúng ta cũng cần chung tay để phục hồi hệ sinh thái. Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu  tư cho phát triển, chẳng hạn như đầu tư vốn cho con người để bảo vệ và gìn giữ và  khai thác đúng cách đối với những tài nguyên đó.
  7. Trong bối cảnh của thể  chế  kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ  nghĩa,  bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản  lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nên tảng   của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức,   khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên. Ngoài ra, cần phải lượng giá  được tài sản của thiên nhiên để  có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ  cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường . Vận dụng từ tiết thực hành toán trồng cây thẳng hàng trong môn toán lớp 6 vận  dụng với kiến thức môn sinh học lớp 6, chúng em nhận thấy rằng cây xanh rất cần  thiết cho một môi trường sạch vậy nên mỗi chúng em sẽ trông nhiều cây hơn nữa để  góp phần bảo vệ cho môi trường ngày càng trong sạch hơn. HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2