intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp

Chia sẻ: Roong KLoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

104
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài giảng trình bày về ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp, các kiến thức cơ bản về thống kê lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, thống kê lao động trong doanh nghiệp, cách tính toán và phân tích các chỉ tiêu thống kê lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp

Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> BÀI 2: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP<br /> Hướng dẫn học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Làm rõ ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê<br /> lao động trong doanh nghiệp.<br /> Trang bị các kiến thức cơ bản về thống kê<br /> lao động và thu nhập của người lao động<br /> trong doanh nghiệp.<br /> Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân<br /> tích các chỉ tiêu thống kê lao động và thu<br /> nhập của người lao động trong doanh nghiệp.<br /> <br /> Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến.<br /> Thảo luận với giáo viên và các học<br /> viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.<br /> Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở<br /> cuối bài.<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao<br /> động trong doanh nghiệp.<br /> Thống kê lao động trong doanh nghiệp.<br /> Thống kê thu nhập của người lao động<br /> trong doanh nghiệp.<br /> <br /> <br /> Thời lượng<br /> <br /> <br /> 9 tiết<br /> <br /> STA303_Bai 2_v1.0012101202<br /> <br /> 11<br /> <br /> Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br /> <br /> Tình huống: Quản lý xí nghiệp may mặc gia đình<br /> Với xí nghiệp may mặc được gia đình giao cho quản lý, bạn quyết định sẽ thực hiện một cuộc<br /> cải cách mới. Nhớ lại bài học về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, các quyết định phải xuất phát từ<br /> việc phân tích nguồn thông tin. Trong đó, nhóm thông tin đầu tiên bạn quan tâm là các nguồn<br /> lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, vốn,... Vì vậy, bạn đến<br /> bộ phận thống kê của xí nghiệp và yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn lực quan<br /> trọng thứ nhất: lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.<br /> Các thông tin mà bạn quan tâm đó là số lượng lao động trong doanh nghiệp hiện nay, sự biến<br /> động của nó như thế nào, chất lượng lao động cao hay thấp, thu nhập của người lao động có<br /> tương xứng với sức lao động họ bỏ ra hay không, phân phối đã công bằng chưa...<br /> Câu hỏi<br /> 1. Với những yêu cầu hết sức chung chung đó, không biết bộ phận thống kê lao động của<br /> doanh nghiệp bạn sẽ giải quyết ra sao?<br /> 2. Họ sẽ thu thập những thông tin nào, tính toán và phân tích những chỉ tiêu nào?<br /> 3. Với nguồn nhân lực đó, hãy xác định nội dung và phương pháp huấn luyện thích hợp?<br /> <br /> 12<br /> <br /> STA303_Bai 2_v1.0012101202<br /> <br /> Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> Lao động của con người là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển<br /> của quá trình sản xuất xã hội. Trong mọi xã hội, mọi thời đại, dù trình độ khoa học kỹ<br /> thuật phát triển đến đâu thì lao động vẫn là yếu tố không thể thiếu được. Với mỗi<br /> doanh nghiệp, lao động là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra các sản<br /> phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế<br /> nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong mỗi doanh nghiệp?<br /> 2.1.<br /> <br /> Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> 2.1.1.<br /> <br /> Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> Thống kê lao động và thu nhập của người lao động là<br /> những vấn đề không thể thiếu trong tổ chức quản lý<br /> hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Từ những thông tin<br /> thu thập được thông qua hoạt động thống kê lao động,<br /> các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý và sử<br /> dụng nguồn lực này một cách hiệu quả nhất.<br /> Bên cạnh đó, với những thông tin thu thập từ hoạt<br /> động thống kê thu nhập của người lao động, phần nào<br /> chúng ta có thể đánh giá khái quát được quy mô, chất<br /> lượng của lao động cũng như đời sống của người lao<br /> động trong doanh nghiệp.<br /> Đây là vấn đề có tính chất quyết định trong việc làm tăng khối lượng sản phẩm sản<br /> xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để tiến tới mục đích lớn hơn là tối đa<br /> hoá lợi nhuận doanh nghiệp.<br /> 2.1.2.<br /> <br /> Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> Để thực hiện tốt vai trò của mình, thống kê lao động trong doanh nghiệp phải thực<br /> hiện tốt các nhiệm vụ sau:<br />  Thống kê lao động:<br /> o Thống kê số lượng và kết cấu lao động của doanh nghiệp;<br /> o Nghiên cứu biến động lao động trong doanh nghiệp;<br /> o Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động của doanh<br /> nghiệp;<br /> o Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và phân tích biến động năng<br /> suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố.<br />  Thống kê thu nhập của người lao động:<br /> o Thống kê các nguồn hình thành thu nhập của người lao động;<br /> o Thống kê tổng quĩ lương của doanh nghiệp và phân tích sự biến động cũng như<br /> tình hình sử dụng tổng quỹ lương;<br /> o Thống kê tiền lương bình quân và phân tích sự biến động của tiền lương bình<br /> quân trong doanh nghiệp;<br /> o Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất<br /> lao động nhằm đánh giá khả năng tích luỹ của doanh nghiệp trong việc sử dụng<br /> lao động.<br /> <br /> STA303_Bai 2_v1.0012101202<br /> <br /> 13<br /> <br /> Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thống kê số lượng và sự biến động lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> 2.2.1.<br /> <br /> Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> 2.2.1.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp<br /> <br />  Khái niệm<br /> Số lượng lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và trả lương.<br /> Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau. Mỗi lao động<br /> có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng<br /> khác nhau. Do vậy, để thống kê được số lao động thì trước hết ta phải tiến hành<br /> phân loại lao động trong doanh nghiệp.<br />  Phân loại lao động trong doanh nghiệp<br /> Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, người ta chia lao động làm<br /> việc ở doanh nghiệp thành hai loại: Lao động trong danh sách của danh sách của<br /> doanh nghiệp và lao động và ngoài danh sách của doanh nghiệp:<br /> o Lao động trong danh sách của doanh nghiệp: là<br /> tổng số lao động đã được ghi tên vào danh sách lao<br /> động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp<br /> quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương, trả<br /> công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền<br /> công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh).<br /> Như vậy, bộ phận quan trọng quyết định đến kết<br /> quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là<br /> lao động trong danh sách của doanh nghiệp. Đây<br /> cũng là đối tượng thường xuyên và chủ yếu của<br /> thống kê lao động trong doanh nghiệp.<br /> o Phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br /> Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta có<br /> thể phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp theo một số tiêu thức<br /> chủ yếu sau:<br />  Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng, lao động trong danh<br /> sách của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Lao động thường xuyên: là<br /> những người đã được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh<br /> nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm<br /> việc liên tục cho doanh nghiệp; Lao động tạm thời: là những người làm việc<br /> cho doanh nghiệp theo các hợp đồng tạm tuyển để hoàn thành các công việc<br /> có tính chất đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời.<br />  Căn cứ vào tính chất của lao động, lao động trong danh sách được chia thành:<br /> Lao động làm công ăn lương: là những người được doanh nghiệp trả lương<br /> theo mức độ hoàn thành công việc được giao, gồm có: Tổng số lao động và<br /> người học nghề (nếu họ được nhận tiền công, tiền lương của doanh nghiệp);<br /> Những người làm việc bên ngoài doanh nghiệp nhưng được doanh nghiệp<br /> trả lương (như: nhân viên bán hàng, quảng cáo, sửa chữa, bảo hành sản<br /> phẩm...) và lao động không được trả lương, trả công là những người làm việc<br /> tại doanh nghiệp nhưng thu nhập của họ không được thể hiện bằng tiền<br /> <br /> 14<br /> <br /> STA303_Bai 2_v1.0012101202<br /> <br /> Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> o<br /> <br /> lương hoặc tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp gồm cả tiền công và lợi<br /> nhuận của doanh nghiệp.<br />  Căn cứ vào tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh<br /> doanh, lao động làm công ăn lương được chia thành hai loại: Lao động trực tiếp<br /> sản xuất: gồm những người lao động và người học nghề được trả lương - là<br /> những người lao động trực tiếp gắn bó với quá trình sản xuất kinh doanh<br /> của doanh nghiệp; lao động làm công khác: gồm những lao động làm công<br /> ăn lương còn lại mà công việc của họ không trực tiếp gắn với quá trình sản<br /> xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế,<br /> quản lý hành chính, bảo vệ, giám sát...<br /> Lao động ngoài danh sách của doanh nghiệp: là những người tham gia làm việc<br /> tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay<br /> sinh hoạt phí của doanh nghiệp.<br /> <br /> 2.2.1.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br /> <br /> Số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br /> có thể được xác định tại từng thời điểm hoặc tính bình<br /> quân cho một thời kỳ nào đó.<br /> Số lượng lao động trong danh sách thời điểm là chỉ<br /> tiêu phản ánh số lượng lao động trong danh sách tại<br /> một thời điểm nhất định nào đó. Đây là căn cứ để đánh<br /> giá quy mô lao động của doanh nghiệp tại một thời<br /> điểm nhất định, đồng thời là căn cứ để lập bảng cân đối lao động và tính số lượng lao<br /> động bình quân của doanh nghiệp.<br /> Số lượng lao động trong danh sách bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình về<br /> số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chỉ<br /> tiêu này được sử dụng phổ biến trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế.<br /> Người ta có thể tính được chỉ tiêu này tuỳ theo điều kiện số liệu mà doanh nghiệp<br /> hạch toán được trong kỳ.<br />  Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách hàng ngày, số lao<br /> động trong danh sách bình quân được tính:<br /> n<br /> <br /> L<br /> <br /> L<br /> i 1<br /> <br /> i<br /> <br /> n<br /> <br /> Trong đó: Li là số lượng lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ).<br /> Những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy, chủ nhật thì lấy số lượng lao động có ở ngày<br /> liền trước đó.<br />  Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu<br /> kỳ và cuối kỳ, số lao động trong danh sách bình quân được tính:<br /> <br /> L<br /> <br /> Ld  Lc<br /> 2<br /> <br /> Trong đó: Ld, Lc lần lượt là số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu và cuối kỳ.<br /> <br /> STA303_Bai 2_v1.0012101202<br /> <br /> 15<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2