intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bản đồ học - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

96
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bản đồ học là môn học cung cấp những khái niệm cơ bản về bản đồ và bản đồ địa lý, vai trò của bản đồ trong nghiên cứu, sản xuất và đời sống,...Bài giảng gồm có 7 chương được trình bày như sau: Bản đồ học và bản đồ địa lý, cơ sở toán học bản đồ, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hóa bản đồ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bản đồ học - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> <br /> *************<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> BẢN ĐỒ HỌC<br /> CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỊA LÝ<br /> <br /> Biên soạn: ThS. Lê Đình Phương<br /> <br /> Tháng 12/2013<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Bản đồ học là môn học cung cấp những khái niệm cơ bản về bản đồ và bản đồ<br /> địa lý, vai trò của bản đồ trong nghiên cứu, sản xuất và đời sống, các đặc điểm về<br /> cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống ký hiệu đặc thù - ngôn ngữ bản đồ, quá trình<br /> tổng quát hóa bản đồ, các phương pháp biểu hiện bản đồ, phân loại bản đồ và quá<br /> trình biên tập, thành lập bản đồ giáo khoa. Ngoài ra, môn học còn chú trọng rèn<br /> luyện về kỹ năng sử dụng bản đồ thành thạo, các phương pháp nghiên cứu bằng bản<br /> đồ cho sinh viên để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy sau này.<br /> Trong quá trình giảng dạy, do nhận thấy sinh viên gặp một số khó khăn trong<br /> tìm tài liệu học tập cũng như tốn nhiều thời gian để ghi chép. Nhằm tạo điều kiện<br /> cho sinh viên có tài liệu học tập một cách chủ động, chúng tôi biên soạn tập bài<br /> giảng Bản đồ học trên cơ sở những kiến thức trọng tâm của bộ môn, đồng thời bổ<br /> sung những hướng dẫn, tóm tắt cần thiết và hệ thống câu hỏi ôn tập.<br /> Nội dung của đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên sự phân bố của<br /> chương trình Cao đẳng Sư phạm ngành Địa lý của trường Đại học Phạm Văn Đồng<br /> (3 tín chỉ), bao gồm những kiến thức khái quát và cơ bản nhất về Bản đồ học. Tài<br /> liệu biên soạn có 7 chương, cụ thể như sau:<br /> Chương 1: Bản đồ học và bản đồ địa lý<br /> Chương 2: Cơ sở toán học bản đồ<br /> Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ<br /> Chương 4: Tổng quát hóa bản đồ<br /> Chương 5: Phân loại bản đồ<br /> Chương 6: Bản đồ địa hình và phương pháp sử dụng bản đồ địa hình<br /> Chương 7: Thành lập và sử dụng bản đồ địa lý dùng trong nhà trường.<br /> Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào tài liệu “Bản đồ học” – giáo<br /> trình Cao đẳng Sư phạm của tác giả Lâm Quang Dốc, NXBĐHP, 2004 và một số tài<br /> liệu khác.<br /> Trong quá trình biên soạn có thể còn vấn đề thiếu sót, rất mong được sự góp ý<br /> của đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.<br /> 2<br /> <br /> Chương 1. BẢN ĐỒ HỌC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ<br /> Mục tiêu:<br /> - Nắm được khái niệm bản đồ học và bản đồ địa lý<br /> - Nắm được các yếu tố của bản đồ<br /> - Ý nghĩa của bản đồ địa lý.<br /> 1.1. Định nghĩa bản đồ học và bản đồ địa lý<br /> 1.1.1. Khái niệm về bản đồ học<br /> Định nghĩa do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra:<br /> “Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không<br /> gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả<br /> những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc<br /> biệt - sự biểu hiện bản đồ”.<br /> - Định nghĩa đã bao hàm trong nó những bản đồ địa lý về Trái Đất và bản đồ<br /> các hành tinh khác.<br /> - Mở rộng đối với tất cả các sản phẩm bản đồ khác như quả cầu địa lý, bản đồ<br /> nổi, biểu đồ khối, bản đồ số v.v...<br /> - Định nghĩa này không những xác định “Bản đồ học” là một khoa học độc lập<br /> thuộc lĩnh vực các khoa học tự nhiên mà còn chỉ ra Phương pháp bản đồ là một<br /> dạng đặc biệt của mô hình hoá.<br /> - Năm 1995, tại Bacxêlôna - Tây Ban Nha, đại hội lần thứ 10 Hội Bản đồ thế<br /> giới đã đưa ra định nghĩa:“Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề<br /> lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ”.<br /> Với định nghĩa này, vai trò và chức năng của Bản đồ học được phản ánh rõ<br /> ràng và mở rộng hơn.<br /> Phân biệt khái niệm:<br /> - “Bản đồ học” và “Bản đồ” không phải là đồng nhất.<br /> - Bản đồ học là một môn khoa học trong đó có hệ thống kiến thức lý luận được<br /> tạo ra với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, là các tác<br /> phẩm khoa học.<br /> - Bản đồ là sự hiện diện điều kiện rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của<br /> 3<br /> <br /> Bản đồ học.<br /> - Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do Giáo sư K.A. Salishev đưa ra, được<br /> nhiều người thừa nhận.<br /> - Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tượng<br /> địa lý và sự biến đổi của chúng theo thời gian.<br /> - Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lý. Bản đồ địa lý là đối tượng nhận<br /> thức của khoa học bản đồ.<br /> 1.1.2. Khái niệm về bản đồ địa lý<br /> Từ lâu, người ta thường định nghĩa:<br /> “Bản đồ địa lý là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu<br /> vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất”.<br /> - Thứ nhất, định nghĩa như vậy xác thực với mọi bản vẽ về bề mặt Trái Đất,<br /> như bức tranh phong cảnh biểu hiện địa phương bằng các phương pháp và phương<br /> tiện của nghệ thuật tạo hình, hoặc một bức ảnh chụp địa phương.<br /> - Thứ hai, nó chỉ giới hạn ở sự biểu hiện bề mặt Trái Đất, trong khi đó những<br /> bản đồ hiện nay có khả năng biểu hiện nhiều đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế<br /> - xã hội không chỉ nhìn thấy như núi, sông, rừng, biển mà còn cả những hiện tượng<br /> không nhìn thấy như nhiệt độ, áp xuất không khí, các mối quan hệ giữa các hiện<br /> tượng và những hiện tượng không cảm thấy như từ trường Trái Đất. Không chỉ biểu<br /> hiện những đối tượng, hiện tượng phân bố trên bề mặt đất mà cả những đối tượng<br /> nằm sâu trong lớp vỏ Trái Đất (cấu tạo địa chất - khoảng sản), trong lớp khí quyển<br /> và cả những biến đổi của chúng theo thời gian. Phương pháp biểu hiện bản đồ cũng<br /> không giống với các phương pháp biểu hiện các tranh ảnh địa lý.<br /> Theo K. A. Xalishev:<br /> “Bản đồ địa lý là những biểu hiện thu nhỏ, được qui định về mặt toán học, có<br /> tính chất hình ảnh - kí hiệu và được khái quát hoá bề mặt Trái Đất lên trên mặt<br /> phẳng. Những biểu hiện này trình bày sự phân bố, tình trạng và các mối liên hệ của<br /> những hiện tượng tự nhiên và xã hội khác nhau, cả những biến đổi của chúng theo<br /> thời gian, đã được lựa chọn và nêu đặc trưng phù hợp với mục đích của từng bản<br /> đồ cụ thể”.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1.2. Các tính chất cơ bản của bản đồ địa lý<br /> 1.2.1. Cơ sở toán học<br /> Phương pháp toán học đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển bề mặt tự nhiên<br /> của Trái Đất lên mặt phẳng bản đồ.<br /> Chiếu bề mặt tự nhiên của Trái Đất lên mặt elipxoid Trái Đất, tiếp đó thu nhỏ<br /> bề mặt elipsoid Trái Đất đến mức cần thiết có thể quan sát được. Cuối cùng, bằng<br /> một trong các phép chiếu hình khai triển bề mặt elipsoid đó lên trên mặt phẳng.<br /> Cơ sở toán học của bản đồ gồm có cơ sở trắc địa, tỉ lệ và phép chiếu bản đồ.<br /> 1.2.2. Hệ thống kí hiệu của bản đồ<br /> - Hệ thống kí hiệu bản đồ là phương tiện đặc biệt để phản ánh toàn bộ hoặc<br /> những khía cạnh nhất định của đối tượng. Phương tiện chủ yếu của nó là những yếu<br /> tố đồ họa và màu sắc.<br /> - Hệ thống kí hiệu bản đồ hay gọi là ngôn ngữ bản đồ đảm bảo sự ghi nhận nội<br /> dung, hình dáng và vị trí không gian của đối tượng, đồng thời phản ánh sự phân bố<br /> không gian, quy luật phát triển của đối tượng theo thời gian.<br /> - Trên từng bản đồ thì ngôn ngữ bản đồ được giải thích và sắp xếp có logic<br /> trong bản chú giải, song hình ảnh thực tại mà nó tạo nên thì lại ở trong khung của<br /> bản đồ.<br /> 1.2.3. Sự tổng quát hóa nội dung biểu hiện<br /> Là quá trình chọn lựa và phân cấp đối tượng cần phản ánh lên bản đồ trong đó<br /> có sự cân đối hài hòa các thành phần của một yếu tố và giữa các yếu tố nội dung<br /> khác nhau nhằm đảm bảo phản ánh chính xác bản chất của đối tượng và đáp ứng tối<br /> ưu những yêu cầu đã đặt ra.<br /> 1.2.4. Tính trừu tượng<br /> Bản đồ có tính trừu tượng vì nó thể hiện các đối tượng đã được tổng quát hóa<br /> và đưa lên bản đồ ở dạng quy ước.<br /> 1.2.5. Tính đơn vị<br /> Mỗi một điểm trên bản đồ chỉ tương ứng với một điểm nhất định trên thực địa,<br /> đồng thời mỗi kí hiệu có một ý nghĩa nội dung riêng; điều đó làm cho bản đồ có<br /> tính đơn vị.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2