intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ lý thuyết 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

128
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ lý thuyết là môn khoa học cơ sở nghiên cứu chuyển động cơ học của vật rắn và các quy luật tổng quát của chuyển động đó. Bài giảng Cơ lý thuyết 1 được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên bậc đại học ngành cơ khí tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ lý thuyết 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ<br /> *******<br /> ThS. NGUYỄN QUỐC BẢO<br /> KS. HỒ NGỌC VĂN CHÍ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> CƠ LÝ THUYẾT 1<br /> <br /> Quảng Ngãi, 05/2017<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> LỜI NÓI ĐẦU .....…………….…..……………………...................……………….. 4<br /> PHẦN I. TĨNH HỌC<br /> Chƣơng 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HỆ TIÊN ÐỀ TĨNH HỌC<br /> 1.1. Các khái niệm cơ bản …………………...…………………...... . ... ………. 5<br /> 1.2. Hệ tiên đề tĩnh học ………………………………….......….........….……… 9<br /> 1.3. Liên kết và tiên đề giải phóng liên kết .............….…………......…………. 12<br /> 1.4. Momen của lực ……………………………...……………....…………….. 16<br /> 1.5. Bài toán xác định hệ lực ………….……...………….................………….. 20<br /> Câu hỏi ôn tập……………………………………………..…….......…........…………23<br /> Chƣơng 2. HỆ LỰC<br /> 2.1. Hai đại lượng đặc trưng cơ bản của hệ lực…….………..…….…...……… 24<br /> 2.2. Thu gọn hệ lực không gian bất kỳ …...……..……………............….….… 26<br /> 2.3. Điều kiện cân bằng của hệ lực không gian …...………………........……... 30<br /> 2.4. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng ………...………….............………... 31<br /> 2.5. Bài toán cân bằng tĩnh học …………….…...……….….............…………. 32<br /> Câu hỏi ôn tập…………………………………………………….............…………… 37<br /> Chƣơng 3. CÁC BÀI TOÁN ĐẶC BIỆT CỦA TĨNH HỌC<br /> 3.1. Bài toán đòn và bài toán vật lật ……………………...................….……… 38<br /> 3.2. Bài toán ma sát …………………...…........………….........………………. 41<br /> 3.3. Bài toán trọng tâm ……………………………………...........……………. 47<br /> Câu hỏi ôn tập ……......………………………………………..……………………… 51<br /> PHẦN II. ĐỘNG HỌC<br /> Chƣơng 4. ÐỘNG HỌC CHẤT ÐIỂM<br /> 4.1. Các khái niệm động học ……......………………...........................….…… 53<br /> 4.2. Các phương pháp khảo sát chuyển động của chất điểm ……..........……… 54<br /> 4.3. Bài toán động học của chất điểm ……………...….......……….…....…….. 62<br /> Câu hỏi ôn tập………….......……………………………………………………..…… 67<br /> <br /> 2<br /> <br /> Chƣơng 5. CHUYỂN ÐỘNG CƠ BẢN CỦA VẬT RẮN<br /> 5.1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn ……………...…….................………… 68<br /> 5.2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định …....….........….…. 69<br /> 5.3. Bài toán chuyển động cơ bản của vật rắn …………..........…....…..………. 76<br /> Câu hỏi ôn tập……………………………………..…………….......………………… 79<br /> Chƣơng 6. CHUYỂN ÐỘNG PHỨC HỢP CỦA CHẤT ÐIỂM<br /> 6.1. Chuyển động phức hợp của chất điểm ……...….……...…........…....…….. 80<br /> 6.2. Các định lý hợp vận tốc và gia tốc của chất điểm ….……..…….........…… 82<br /> 6.3. Bài toán chuyển động tổng hợp ……………………...…….......…..……… 85<br /> Câu hỏi ôn tập………………………………….……………..….........…….………… 97<br /> Chƣơng 7. CHUYỂN ÐỘNG SONG PHẲNG CỦA VẬT RẮN<br /> 7.1. Định nghĩa và mô hình khảo sát ……..………………….........…..……….. 98<br /> 7.2. Khảo sát chuyển động của hình phẳng ………………...........................….. 99<br /> 7.3. Khảo sát chuyển động của điểm thuộc vật (hình phẳng) ………….…….. 101<br /> 7.4. Bài toán chuyển động song phẳng …………………….......….…………. 107<br /> Câu hỏi ôn tập………………………………………………........……………………116<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….......……….….. 117<br /> <br /> 3<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Cơ lý thuyết là môn khoa học cơ sở nghiên cứu chuyển động cơ học của vật rắn<br /> và các quy luật tổng quát của chuyển động đó. Do vậy, nhiệm vụ Cơ lý thuyết là:<br /> nghiên cứu các quy luật tổng quát của chuyển động và cân bằng của các vật thể dưới<br /> tác dụng của lực đặt lên chúng. Hay nói cách khác, Cơ lý thuyết là khoa học về sự cân<br /> bằng và chuyển động của vật thể.<br /> Bài giảng Cơ lý thuyết 1 được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học<br /> tập và nghiên cứu cho sinh viên bậc đại học ngành cơ khí tại Trường Đại học Phạm<br /> Văn Đồng.<br /> Nội dung bài giảng Cơ lý thuyết 1 gồm có hai phần, trong mỗi phần được chia<br /> làm nhiều chương.<br /> - Phần I: Tĩnh học (gồm 3 chương)<br /> - Phần II: Động học (gồm 4 chương)<br /> Bài giảng được biên soạn để giảng dạy với thời lượng là 45 tiết (3 tín chỉ). Do đó<br /> nội dung bài giảng được biên soạn theo cách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo<br /> tính logic của kiến thức. Bài giảng được biên soạn cho đối tượng là sinh viên bậc đại<br /> học, tuy nhiên cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên bậc cao đẳng.<br /> Mặc dù nhóm biên soạn cũng đã rất cố gắng để đáp ứng cho công tác dạy và học,<br /> nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi các khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp<br /> các ý kiến quý báu để cho bài giảng ngày được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm<br /> ơn!<br /> Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vể địa chỉ email: baoqng2006@gmail.com hoặc<br /> chixddd09@gmail.com.<br /> Quảng Ngãi, tháng 5/2017<br /> Nhóm biên soạn<br /> <br /> 4<br /> <br /> PHẦN I. TĨNH HỌC<br /> Tĩnh học vật rắn khảo sát sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của một hệ lực<br /> đã cho.<br /> Tĩnh học giải quyết hai vấn đề chính trong tĩnh học là:<br /> + Thu gọn hệ lực.<br /> + Điều kiện cân bằng của hệ lực.<br /> Về phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp tiên đề kết hợp phương pháp<br /> mô hình.<br /> Về ứng dụng: giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời làm cơ sở để học môn<br /> học Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu.<br /> <br /> Chƣơng 1.<br /> CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC<br /> A. MỤC TIÊU<br /> - Hiểu được các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học làm cơ sở để giải các<br /> bài toán tĩnh học.<br /> - Nắm vững các phản lực liên kết và biểu diễn chúng tại các liên kết.<br /> <br /> B. NỘI DUNG<br /> 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br /> 1.1.1. Vật rắn tuyệt đối<br /> Vật rắn tuyệt đối là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì của vật luôn luôn<br /> không đổi (hay nói cách khác dạng hình học của vật được giữ nguyên) dưới tác dụng<br /> của các vật khác.<br /> Trong thực tế các vật rắn khi tương tác với vật thể khác đều có biến dạng. Nhưng<br /> biến dạng đó rất bé, nên ta có thể bỏ qua được khi nghiên cứu điều kiện cân bằng của<br /> chúng.<br /> Ví dụ: Khi dưới tác dụng của trọng lực P dầm AB phải võng xuống (hình 1.1a),<br /> thanh CD phải dài ra (hình 1.1b). Nhưng độ võng của dầm và độ võng của thanh rất<br /> bé, ta có thể bỏ qua. Khi giải bài toán tĩnh học ta coi như dầm không võng và thanh<br /> không dãn mà kết quả vẫn đảm bảo chính xác và bài toán đơn giản hơn.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2