intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở khoa học của quản trị nông trại

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:57

155
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở khoa học của quản trị nông trại nêu lên khái niệm quản trị nông trại; các chức năng của quản trị nông trại; phương pháp quản trị nông trại; ra quyết định trong quản trị nông trại; quản trị các nguồn lực sản xuất của nông trại và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở khoa học của quản trị nông trại

  1. Cơ Sở Khoa Học Của Quản Trị Nông Trại
  2. 1. Khái niệm quản trị nông trại  Quản trị nông trại là quá trình thực hiện các chức năng, hoạt động quản trị trên một nông trại nhằm đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của nông trại.  Quản trị đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại. Quản trị tốt  sản xuất kinh doanh sẽ phát triển và đạt hiệu quả cao.  Xu thế phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng quy mô lớn và SX hàng hóa  quan tâm nhiều đến hoạt động quản trị và năng lực quản trị của các chủ nông trại.  Nông trại gia đình là loại hình SX phổ biến nhất hiện nay. Tuy qui mô SX của trang trại đã vượt trội so với qui mô sản xuất gia đình trước đây, nhưng công tác quản trị vẫn còn ở cấp độ gia đình, chưa bắt kịp với sự phát triển về qui mô sản xuất  hiệu quả SX-KD chưa cao, nhiều trang trại làm ăn thua lỗ.
  3. 1. Tendency of family farms in number  2001: 61020  2004: 110832  2006: 113730 (+ 86.4% against 2001 and 2.5% against 2004) Distribution by region  Mekong Delta: 54425  South-eastern: 16867  Central highlands: 8785  Red River Delta: 13863 2. Tendency of family farms by area (ha)  2001: 373200 ha  2006: 663,500 ha  Average area per family farm: 5.8 ha − North-western: 9.82 ha − North-eastern: 8.87 ha − Northern central: 7 ha
  4. 2. Các chức năng của quản trị nông trại Nông trại là nơi diễn ra các hoạt động SX-KD, quản trị thực hiện là tác động của nhà quản trị tới đối tượng và khách thể SX – KD  đạt được các mục đích nhất định. Các chức năng cụ thể bao gồm: - Chức năng hoạch định - Chức năng tổ chức, phối hợp và điều khiển - Chức năng kiểm tra và giám sát - Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy Các hoạt động quản trị thường xuyên diễn ra trên mọi mặt hoạt động của nông trại và tác động tới tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh  phong phú và phức tạp.
  5. 2.1 Chức năng hoạch định  Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị nông trại.  Hoạchđịnh là quá trình xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó.  Dựbáo và kế hoạch hoá là những nghiệp vụ phản ánh chức năng hoạch định của các nhà quản trị khi xác định chiến lược sản xuất kinh doanh.  Xâydựng các kế hoạch, các chiến lược kinh doanh phải dựa trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của nông trại, đồng thời sử dụng các kiến thức của khoa học dự báo để tính toán, lựa chọn.
  6. 2.2 Chức năng tổ chức phối hợp và điều khiển  Hoạch định  tổ chức hoạt động SX – KD  đạt mục tiêu  yêu cầu có sự kết hợp các nguồn lực và các yếu tố kinh doanh  Cần phải tổ chức, phối hợp và điều khiển chung thông qua một loạt các hoạt động như: (1) Xác định khối lượng các công việc cần hoàn thành theo một mục tiêu sản xuất - kinh doanh nào đó; (2) Xác định trách nhiệm, sự liên quan và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố và người lao động trong nông trại; và (3) Phân công và điều khiển các công việc.  Điều khiển là công việc diễn ra hàng ngày của các nhà quản trị. Điều khiển là các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên, thúc đẩy những người dưới quyền làm việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao.  Thựchiện công việc điều khiển  Ra quyết định  Việc lựa chọn quyết định đúng có ý nghĩa rất quan trọng.
  7. 2.3 Chức năng kiểm tra giám sát  Kiểm tra là một chức năng cơ bản của quản trị nông trại nhằm mục đích xác định thực chất các công việc đê được thực hiện theo mục tiêu đã định.  Kiểmtra giúp xác định mức độ các công việc đã được thực hiện, phát hiện những lệch lạc về mục tiêu hay những trục trặc trong việc thực hiện các công việc.... để có sự chấn chỉnh kịp thời.  Đểlàm tốt chức năng kiểm tra, phương pháp kiểm tra phải phù hợp với từng loại công việc là các đối tượng thực hiện công việc. Kết hợp kiểm tra qua giấy tờ sổ và kiểm tra một cách sâu sát tại hiện trường cơ sở là biện pháp cần thiết và quan trọng hơn.
  8. 2.4 Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy  Hoạt động kinh doanh và công tác quản trị bị chi phối của rất nhiều yếu tố  Việc định hướng và xác lập sự cân đối trong kết hợp các yếu tố chỉ là tương đối  Điều chỉnh những bất hợp lý do sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan là công việc thường xuyên và cần thiết.  Kiểm tra giúp là cơ sở cho công tác điều chỉnh  Bên cạnh chức năng điều chỉnh, chức năng thúc đẩy đóng vai trò quan trọng. Thúc đẩy có nghĩa là đôn đốc, là tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh diễn ra đúng nội dung, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.  Các nhà quản trị có thể dùng các phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp giáo dục và các phương pháp kinh tế để thực hiện chức năng thúc đẩy.
  9. 3. Các phương pháp quản trị nông trại Phương pháp quản trị sản xuất kinh doanh là các cách thức tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản trị tới khách thể sản xuất - kinh doanh để đạt mục tiêu đề ra trong những điều kiện sản xuất - kinh doanh nhất định.
  10. 3.1 Phương pháp hành chính-tổ chức  Đây là các phương pháp tác động trực tiếp dựa vào cơ chế tổ chức của hệ thống (bộ máy) quản trị và kỷ luật của các nông trại thông qua các quyết định có tính bắt buộc  người dưới quyền buộc phải thực thi các quyết định của nhà quản trị.  Phương pháp hành chính - tổ chức có vai trò hết sức to lớn  xác lập trật tự, kỹ cương lao động, khâu nối hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ được bí mật, ý đồ kinh doanh, giải quyết các vấn đề kịp thời và nhanh chóng.  Tuy nhiên, các phương pháp hành chính - tổ chức chỉ phát huy tác dụng khi các quyết định quản trị khách quan và có cơ sở.  Các quyết định phai dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện cụ thể
  11. 3.2 Các phương pháp kinh tế  Làphương pháp tác động chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị và các khách thể kinh doanh một cách gián tiếp thông qua các lợi ích kinh tế  các đối tượng quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.  Cơsở của phương pháp KT: Sự thống nhất về lợi ích sẽ dẫn đến thống nhất về mục đích và hành động.  PP kinh tế quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm, tạo động lực cho người lao động  quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Nhà quản trị cần xác định thời điểm và mức độ tác động để tạo được hiệu quả tối ưu.
  12. 3.3 Phương pháp giáo dục  Cácphương pháp giáo dục là cách thức tác động của chủ thể quản trị đến nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ.  Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản trị sản xuất kinh doanh.  PPgiáo dục dựa trên các quy luật tâm lí, chủ thể quản trị làm cho người lao động phân biệt rõ lợi - hại, đúng - sai... để nâng cao tính tự giác làm việc, gắn bó với trang trại.  Phương pháp giáo dục góp phần đắc lực trong trang bị các tri thức về xã hội, về khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động.
  13. 4. Ra quyết định trong quản trị nông 4.1 Khái niệm và vai trò  Quyết định là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình, mục têu hoạt động của nông trại để giải quyết một số vấn đề trong tổ chức sản xuất – kinh doanh trên cơ sở phân tích các thông tin và hiểu biết sâu sắc đối tượng quản trị.  Việc ra quyết định có ý nghĩa rất lớn, là khâu mấu chốt trong quản trị nông trại, là nội dung cơ bản của quản trị, bởi vì từ việc điều hành các công việc hàng ngày cho đến việc giải quyết các vấn đề chiến lược của nông trại đều được tiến hành trên cơ sở các quyết định hợp lý.  Một quyết định sai, hoặc đưa ra không đúng lúc có thể dẫn đến những thiệt hại lớn, gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh của nông trại.
  14. 4. Ra quyết định trong quản trị nông 4.2 Yêu cầu đối với các quyết định  Các quyết định quản trị là điều kiện để diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại.  Các quyết định đúng sẽ dẫn đến các kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, các cơ hội và tiềm năng của kinh doanh được khai thác hợp lý và ngược lại các quyết định không đúng sẽ làm cho các cơ hội và tiềm năng kinh doanh không được khai thác hợp lý, trong nhiều trường hợp cũng có thể gây ra những thiệt hại rất lớn.  Để có các quyết định đúng đắn quá trình ra quyết định và bản thân các quyết định cần đảm bảo các yêu cầu sau:
  15. 4.2 Yêu cầu đối với các quyết định  Khách quan, khoa học và sáng tạo, không dựa vào kinh nghiệm  Phải đảm bảo tính thống nhất  Mang tính pháp lý  Phải cụ thể, rõ ràng  Các quyết định phải được đưa ra kịp thời
  16. 4.3 Tiến trình ra quyết định  Tiến trình ra quyết định bao gồm một số bước cơ bản sau: 1. Xác định vấn đề, nhu cầu ra quyết định 2. Thu thập, chọn lọc các thông tin liên quan: Thu thập các thông tin về hoạt động hiện tại của nông trại, làm cơ sở cho việc phân tích vấn đề và đề xuất các giải pháp. 3. Xác định các giải pháp: Đưa ra các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề. Phân tích và dự đoán các ảnh hưởng có thể của các giải pháp đến hoạt động nông trại.
  17. 4. Liệt kê các yếu tố quyết định: Xác định các tiêu chuẩn, nguyên tắc cơ bản cần thiết và lựa chọn quyết định; mức độ quan trọng của từng tiêu chí. 5. Ra quyết định và chọn giải pháp tốt nhất: Chủ nông trại phân tích, phán xét trước khi chấp nhận giải pháp. Quyết định cuối cùng của chủ nông trại thường phản ánh thái độ của họ đối với những rủi ro của mỗi giải pháp đề xuất. 6. Truyền tải quyết định đến người thực hiện và tổ chức thực hiện quyết định 7. Kiểm tra thực hiện và điều chỉnh quyết định
  18. Chương IV Quản Trị Các Nguồn Lực Sản Xuất Của Nông Trại
  19. 1. Khái niệm Quản lý các yếu tố sản xuất  Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình lập kế hoạch, lựa chọn, kết hợp và chuyển hóa các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, công nghệ…) theo một quy trình công nghệ nhất định để sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Hay có thể nói cách khác đó là quá trình tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất trong nông trại.  Để tiến hành SX-KD, nông trại phải có dòng tài chính đi ra thị trường để thuê, mua máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật và lao động cần thiết cho trang trại. Như vây, tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất là nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của trang trại.  Lập kế hoạch chính xác nhu cầu các yếu tố sản xuất, đúng khối lượng và thời điểm, mùa vụ là cơ sở quan trọng để duy trì số lượng dự trữ các yếu tố sản xuất ở mức thấp nhất.
  20. 2 Mục đích Quản lý các yếu tố sản xuất Mục đích tổng quát của quản trị các yếu tố sản xuất là tổ chức, xác định và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất kinh doanh. Mục đích cụ thể là:  Đáp ứng kịp thời nhu cầu các yếu tố sản xuất của trang trại, về chủng loại, số lượng, chất lượng với giá cả hợp lý.  Giảm thiểu số lượng dự trữ các yếu tổ sản xuất. Cần căn cứ vào khối lượng công việc ở các mùa vụ và định mức kinh tế kỹ thuật để xác định mức dự trữ từng yếu tố hợp lý.  Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần trả lời câu hỏi “xác định lựa chọn và kết hợp yếu tố đầu vào như thế nào?” để có hiệu quả cao nhất trong sản xuất.  Để tổ chức và quản lý tốt các yếu tố sản xuất  xác định đúng nhu cầu của từng yếu tố sản xuất trên cơ sở khối lượng công việc theo quý, tháng, mùa, cả năm và qui trình sản xuất cho từng loại cây trồng vật nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2