intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 5 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

172
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 5 trình bày các vấn đề về khái niệm vấn đề xã hội, cơ sở của các vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình học tập, các nguồn gốc vấn đề của học sinh, trường học thân thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 5 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy

  1. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC XàHỘI TRƯỜNG HỌC  GV: TẠ THỊ THANH THUỶ LOGO CTXH
  2. NỘI DUNG Giới thiệu môn học Nội dung buổi học www.themegallery.com Company Logo
  3. GIỚI THIỆU MÔN HỌC www.themegallery.com Company Logo
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC Những vấn đề xã hội ở trường học 1. Khái niệm 2. Cơ sở của các vấn đề học sinh mắc phải trong quá trình học tập 3. Các nguồn gốc vấn đề của học sinh 4. Trường học thân thiện www.themegallery.com Company Logo
  5. Vấn đề xã hội trong trường học  Trước khi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của các đối tượng cần phải hiểu “vấn đề xã hội” là gì? Từ đó NVXH và các thân chủ mới xác định được các phương pháp để giải quýêt các vấn đề xã hội của từng trường hợp. www.themegallery.com Company Logo
  6.  Mỗi người từ khi sinh ra đến lúc mất đi là một quá trình sinh–lão–bệnh–tử, trong chu trình sống của mình, cá nhân nào cũng thường bắt gặp những biến cố của bản thân, của xã hội. Trong lịch sử, bất cứ xã hội nào cũng có những mô hình hỗ trợ cá nhân có những éo le, hoàn cảnh khó khăn, như nhà chùa ở Phương Đông, nhà thờ ở Phương Tây… Các vấn đề xã hội theo đúng nghĩa của nó xuất hiện mạnh mẽ vào thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá. Con người trở thành nạn nhân của các vấn đề xã hội, có nghĩa là sự thiếu hụt chức năng của cá nhân không chỉ do yếu kém của cá nhân mà còn do tác động của quá trình biến đổi kinh tế văn hoá xã hội. www.themegallery.com Company Logo
  7.  Vấn đề xã hội - một thuật ngữ chung được áp dụng đến hàng loạt những điều kiện và những hành vi lệch l ạc được thể hiện ra là những hình thức biểu thị của sự rối loạn về tổ chức và đối với sự thay đổi chính xác theo một số ý nghĩa về bộ máy xã hội. Những vấn đề này bao gồm những hành vi sai lệch (tội phạm, vị thành niên phạm tội, mại dâm, bệnh tinh thần, nghiện ma tuý, tự sát…) và xung đột xã hội (xung đột sắc tộc, bạo lực gia đình, bất đồng trong hoạt động công nghiệp..). Trong những cấu trúc xã hội phức tạp của các xã hội công nghiệp hiện đại, trong quá trình hội nhập cao, các cá nhân và các nhóm cũng được biểu lộ ra là khác nhau, các cá nhân có những vị thế và vai trò khác nhau cũng hướng đến là khác biệt trong những đánh giá về các tình huống xã hội, cũng như đối với việc tạo nên một vấn đề xã hội cần có giải pháp. Các khía cạnh của đời sống xã hội được nhìn nhận với sự quan tâm và can thiệp chính xác www.themegallery.com Company Logo
  8.  Việc xác định vấn đề xã hội cho thấy có một số hình thức can thiệp xã hội thông qua các chính sách xã hội, luật pháp mới, các mô hình mới về công tác với cộng đồng. Một số tác giả khác lại cho rằng có mối quan h ệ giữa các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và kiểm soát xã hội. Vấn đề xã hội là uyển ngữ cho các vấn đề chính trị, nó chỉ dược giải quyết thông qua những giải pháp chính trị  Công tác xã hội luôn cần đi vào xác định các vấn đề mang tính xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng để có được những phương pháp trị liệu cụ thể. Chúng ta xác định một vấn đề cá nhân là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm trong chính cá nhân và môi trường xung quanh cá nhân đó. Một vấn đề xã hội là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm bên ngoài cá nhân và môi trường cá nhân đó www.themegallery.com Company Logo
  9.  Nhà xã hội học Mỹ, C.W. Mill đã có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Ông gọi vấn đề cá nhân là nh ững trạng thái bất an của cá nhân trong môi trường s ống, còn vấn đề xã hội là các vấn đề chung của cấu trúc xã hội. Nếu một người dân đô thị trong tình trạng th ất nghiệp, cá nhân đó sẽ có tình trạng rắc rối của mình. Cá nhân đó có thể là lười nhác, có vấn đề về nhân cách, thiếu khả năng, năng lực, khó khăn gia đình… Nhưng nếu có 10 triệu chỗ làm việc mà có tới 15 triệu người đi tìm việc thì chúng ta đang ph ải đối m ặt với m ột vấn đề xã hội. Chắc chắn, ngay khi không có những vấn đề cá nhân, có tới 1/3 số người đi tìm việc làm sẽ thất nghiệp. Vấn đề đó không thể giải quyết được chỉ bằng cách thúc đẩy động cơ, nâng cao kỹ năng, phẩm chất cá nhân. www.themegallery.com Company Logo
  10.  Vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt từ quá trình toàn cầu hoá được xác định theo nhóm các vấn đề sau:  - Nhóm các vấn đề về sai lệch: sai lệch về khác biệt tình dục, nghiện rượu và ma tuý, bạo lực.  - Nhóm các vấn đề về bất bình đẳng: nghèo đói, tuổi già, bất bình đẳng giới, chủng tộc, tôn giáo, đồng tính luyến ái,  - Nhóm các vấn đề về thiết chế xã hội: việc làm và kinh tế, giáo dục, các vấn đề gia đình, sức khoẻ thể chất, tinh thần.  - Nhóm các vấn đề mang tính toàn cầu: chiến tranh, môi trường và dân số www.themegallery.com Company Logo
  11. Vấn đề xã hội trong trường học Có nhiều cách lý giải khác nhau về “vấn đề xã hội” nhưng ở góc độ CTXH, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những vấn đề gây tác động xấu đến đời sống của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng, ảnh hưởng đến sự ổn định và tiến bộ xã hội. Các vấn đề xã hội được cấu thành bởi những hiện tượng mất “thăng bằng”. (Trịnh Hàng Sinh, 2000).Sự mất thăng bằng đó ảnh hưởng tới đời sống xã hội, được sự chú ý và quan tâm của cộng đồng và cần có sự tham gia điều chỉnh của cộng đồng. www.themegallery.com Company Logo
  12. Vấn đề xã hội trong trường học Vấn đề xã hội theo định nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội như sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn, rời bỏ quê hương sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp biến họ thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột…(Nguyễn Thị Oanh, 1999) www.themegallery.com Company Logo
  13. Vấn đề xã hội trong trường học  Những vấn đề xã hội này cũng là một trong những cơ sở đề xác định những vấn đề xã hội trong học đường. Phần lớn tuổi thanh thiếu niên là ở trường. Mỗi học sinh phải thích ứng với trường học và trong chừng mực nào đó. Trường học phải thích hợp với học sinh. Cảm giác bao trùm hiện nay là người ta đòi hỏi học sinh phải thích ứng quá nhiều nhưng nhà trường lại ít thích ứng với học sinh. Nếu ứng suất của quá trình học ở trường quá mạnh, có lúc học sinh phản ứng bằng một vấn đề tâm lý xã hội: Sợ trường lúc bắt đầu đi học. Khi trẻ lớn sẽ chán ghét trường, chán học, trốn học, bỏ học trốn nhà và người ta thấy có nhiều triệu chứng cơ thể tâm sinh ở mọi lứa tuổi. www.themegallery.com Company Logo
  14. KHÁI NIỆM Vấn đề học đường Những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt Tác động tới đến quá trình học tập sự ổn định và tại trường, tại nhà, phát triển của đến đời sống của hệ thống trường học học sinh, nhóm học sinh www.themegallery.com Company Logo
  15. Các loại vấn đề trong trường học  Vấn đề học sinh bỏ học,  Bạo lực trong học đường  Vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần  Nạn bạo hành trong học đường (GV – học sinh; học sinh – học sinh)  Bảo vệ học sinh  Gian lận,  Mối quan hệ gia đình – nhà trường và học sinh  Vấn đề học sinh nhút nhát  Ngăn ngừa học sinh bị gạt khỏi những nhu cầu học tập  Vấn đề tự tử  Nghiện hút, bài bạc, băng nhóm, đồng đẳng  Những hành vi không thích nghi (rối loạn hành vi)  Học sinh hiếu động  Trẻ em dễ bị thương tổn  Đưa trẻ đường phố vào học chính quy  Bạo lực gia đình  Trẻ em nghèo đói. www.themegallery.com Company Logo
  16. Trọng tâm công tác xã hội trong trường học  Chú trọng vào ba nhóm đối tượng: học sinh; phụ huynh học sinh và các giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục để từ đó có phương pháp trị liệu tốt nhất đối với những vấn đề học đường nhức nhối,thay đổi hành vi cho phù hợp với môi trường học đường. Tuy nhiên học sinh là nhóm đối tượng được chú ý nhiều nhất www.themegallery.com Company Logo
  17. Công tác xã hội trường học quan tâm đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh. Hành vi lệch chuẩn là những hành vi, lối ứng xử của cá nhân hay tập thể vi phạm các chuẩn mực, giá trị chung đã được thể chế hoá thành những văn bản, những quy định luật lệ đã được xã hội thừa nhận. www.themegallery.com Company Logo
  18. Những hành vi đó bao gồm:  Tự sát, trầm cảm và các bệnh về tâm thần: Hiếm gặp các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi thanh thiếu niên. Các triệu chứng tâm thần chung nhất là trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm phản ứng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tự sát. Thường gặp tự sát và dự định tự sát trong các giai đoạn thi cử hoặc hết cấp ở những nơi quy chế kinh tế xã hội không phù hợp như mức độ giáo dục thấp, các vấn đề học đường, sự tách biệt xã hội. Gốc rễ của nó không phải là bệnh tật mà đúng hơn là thành phần của môi trường (yếu tố tâm lý xã hội). www.themegallery.com Company Logo
  19. Phạm tội thanh niên bao hàm cả bạo hành học đường: Người ta thấy rằng sự phạm tội của trẻ vị thành niên có liên quan đến một số yếu tố xã hội nhỏ và xã hội lớn như gia đình đông con, kinh tế thấp kém, cha mẹ ly hôn hay nghiện rượu, kết quả học tập kém…Những yếu tố này tăng cao ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp hoá nhanh. www.themegallery.com Company Logo
  20. Nghiện các chất: Nhất là nghiện các chất ma tuý đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiện nay số thanh thiếu niên nghiện ma tuý ngày một tăng và rất phổ biến, đặc biệt là nghiện ma tuý học đường. Nó là mầm mống của tội phạm, bệnh tật, nghèo đói, thuần phong mỹ tục bị suy đồi…vấn đề là thanh thiếu niên chưa nhận thức sâu sắcđược vấn đề này. www.themegallery.com Company Logo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2