intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cung cấp điện: Chương 2 - ThS. Phùng Đức Bảo Châu

Chia sẻ: Liêm Phan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

236
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cung cấp điện: Chương 2 - Các loại lưới điện do ThS. Phùng Đức Bảo Châu trình bày về lưới điện đô thị, lưới điện nông thôn, lưới điện xí nghiệp, các loại dây và cáp điện, cấu trúc đường dây tải điện, những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế hệ thống cung cấp điện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cung cấp điện: Chương 2 - ThS. Phùng Đức Bảo Châu

  1. KHOA ĐiỆN-ĐIỆN TỬ ViỄN THÔNG BM. ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Chương 2: CÁC LOẠI LƯỚI ĐIỆN Giảng viên: ThS. Phùng Đức Bảo  Châu
  2. Nội dung 1. Lưới điện đô thị 2. Lưới điện nông thôn 3. Lưới điện xí nghiệp 4. Các loại dây và cáp điện 5. Cấu trúc đường dây tải điện 6.  Những  yêu  cầu  và  nội  dung  chủ  yếu  khi  thiết kế hệ thống cung cấp điện
  3. 1. Lưới điện đô thị 1.1. Khái niệm:  Thường sử dụng cấp điện áp trung áp là 22 và 10kV.  Để tăng độ tin cậy cung cấp điện, lưới trung áp thành phố thường có cấu trúc mạch vòng kín vận hành hở.  Để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị, thường sử dụng cáp ngầm cho mạng trung và hạ áp. Thường dùng trạm biến áp kiểu xây. Tuy nhiên chi phí đầu tư và vận hành sẽ cao hơn nhiều.
  4.  Để thuận lợi cho phân phối và ít ảnh hưởng đến giao thông các trạm biến áp thường chỉ cung cấp điện cho một bên đường và được đặt ở góc hay giữa đoạn đường.
  5. 2. Lưới điện nông thôn  Ở nông thôn, mỗi huyện thường được cấp điện từ 1 hay 2 trạm biến áp trung gian, hiện nay thường sử dụng cấp 10 và 35kV. Lưới phân phối có cấu trúc dạng cây.  Tất cả các tuyến dây đều là đường dây trên không. Các trạm biến áp thường dùng kiểu cột. Để dễ quản lý và vận hành trạm biến áp phân phối thường được đặt ở giữa thôn (làng).
  6. 3. Lưới điện xí nghiệp  Các xí nghiệp công nghiệp là những hộ tiêu thụ điện tập trung, công suất lớn, điện năng cung cấp cho các xí nghiệp được lấy từ các trạm biến áp trung gian bằng các đường dây trung áp.  Sơ đồ cung cấp điện cho xí nghiệp có thể phân thành 2 phần: bên trong và bên ngoài.
  7.  Sơ đồ cung cấp điện bên ngoài: là phần cung cấp điện từ hệ thống đến trạm biến áp chính hay trạm phân phối trung tâm của xí nghiệp
  8.  Sơ đồ a): khi cấp điện áp sử dụng của nhà máy trùng với điện áp cung cấp từ hệ thống  Sơ đồ b): các trạm biến áp phân xưởng nhận điện trực tiếp từ hệ thống và hạ xuống 0,4kV để sử dụng  Sơ đồ c): có trạm biến áp trung tâm trước khi phân phối đến các trạm biến áp phân xưởng  Sơ đồ d): khi xí nghiệp có máy phát điện dự phòng
  9.  Lưới  trung  áp  điện  xí  nghiệp  có  cấu  trúc  khác  nhau  tùy  vào  quy  mô  xí  nghiệp.  Đối  với  những xí nghiệp có tải vài trăm  kVA,  chỉ  cần  đặt  1  trạm  biến  áp.  Đối  với  những  xí  nghiệp  lớn  cần  đặt  nhiều  trạm  biến  áp, mỗi trạm cung cấp cho một  hoặc vài phân xưởng. 
  10.  Sơ đồ cung cấp điện bên trong: từ trạm phân phối trung tâm đến các trạm biến áp phân xưởng. Có 3 kiểu sơ đồ thường dùng: sơ đồ hình tia, liên thông và sơ đồ hỗn hợp. SĐ. Hỗn hợp      
  11.  Lưới  trung  áp  điện  xí  nghiệp  có  cấu  trúc  khác  nhau  tùy  vào  quy  mô  xí  nghiệp.  Đối  với  những xí nghiệp có tải vài trăm  kVA,  chỉ  cần  đặt  1  trạm  biến  áp.  Đối  với  những  xí  nghiệp  lớn  cần  đặt  nhiều  trạm  biến  áp, mỗi trạm cung cấp cho một  hoặc vài phân xưởng. 
  12. 4. Các loại dây và cáp điện : 2.1. Các loại dây dẫn: Dây dẫn gồm hai loại: dây bọc cách điện và dây trần. + Dây bọc cách điện: thường dùng trên lưới hạ áp. Dây bọc có nhiều loại: một sợi, nhiều sợi, dây cứng, mềm, đơn, đôi… Vật liệu thông dụng là đồng và nhôm.     Ký hiệu: M(n, F), trong đó: M là dây đồng; n  là số dây; F là tiết diện dây.
  13. + Dây trần: dùng cho mọi cấp điện áp. Có các loại như: nhôm, thép, đồng và nhôm lõi thép. Trong đó dây nhôm và nhôm lõi thép được dùng phổ biến cho đường dây trên không, trong đó phần nhôm làm nhiệm vụ dẫn điện và phần thép tăng độ bền cơ học.  Ký hiệu: Loại dây(A, AC) - F, trong đó: A là dây nhôm; AC dây nhôm lõi thép; F là tiết diện.  Ký hiệu cho mạng điện: loại dây (n.F +1.F ) o với n là số dây pha và Fo tiết điện dây trung tính.
  14. 2.2. Các loại cáp
  15.  Cấu tạo cáp: Cáp lực gồm các phần tử chính sau: lõi, cách điện và lớp vỏ bảo vệ.  Lõi (ruột dẫn điện): + Vật liệu cơ bản dùng làm ruột dẫn điện của cáp là đồng hay nhôm kỹ thuật điện. + Ruột cáp có các hình dạng tròn, quạt, hình mảnh. Ruột có thể gồm một hay nhiều sợi.
  16.  Lớp cách điện: + Lớp vật liệu cách điện cách ly các ruột dẫn điện với nhau và cách ly với lớp bảo vệ. + Hiện nay cách điện của cáp thường dùng là nhựa tổng hợp, các loại cao su, giấy cách điện, các loại dầu và khí cách điện.  Caùch ñieän baèng giaáy taåm daàu: Ucao , deã hoûng  Caùch ñieän PE: caùch ñieän toát, beàn, nöùt gaõy do tia cöïc tím  Caùch ñieän PVC: Uthaáp, fCN, deã gia nhieät, beàn hoaù  Caùch ñieän cao su: beàn, choáng gaõy nöùt,
  17.  Lớp vỏ bảo vệ: + Lớp vỏ bảo vệ để bảo vệ cách điện của cáp tránh ẩm ướt, tránh tác động của hóa chất do dầu tẩm thoát ra do hư hỏng cơ học cũng như tránh ăn mòn, han gỉ khi đặt trong đất. + Lớp vỏ bảo vệ dây dẫn là đai hay lưới bằng thép, nhôm hay chì. Ngoài cùng là lớp vỏ cao su hoặc nhựa tổng hợp.
  18. 5. Cấu trúc đường dây tải điện: Đường dây tải điện trên không ký hiệu là ĐDK. Đường dây tải điện trên không bao gồm các phần tử: dây dẫn, sứ, xà, cột, móng, còn có thể có dây chống sét, dây néo và bộ chống rung.
  19.  Cột: lưới cung cấp điện trung áp dùng 2 loại cột: cột vuông và cột ly tâm, ký hiệu H và LT. + Cột vuông (cột chữ H): thường chế tạo cỡ 7,5 và 8,5m. Cột H7,5 dùng cho lưới hạ áp và H8,5 dùng cho lưới hạ áp và lưới 10kV. + Cột ly tâm (cột tròn): các cột được đúc dài 10 và 12m, các đế cột dài 6, 8 và 10m. Cột và đế được nối với nhau nhờ các măng xông hay mặt bích, từ đó có thể có các cột 10, 12, 16, 20, 22m. Các cột còn được phân loại thành A, B, C, D theo khả năng chịu lực (được tra ở các bảng).
  20.  Xà: dùng để đỡ dây dẫn và cố định khoảng cách giữa các dây, được làm bằng sắt hoặc bê tông kích thước tùy vào cấp điện áp. Trên xà có khoan sẵn các lổ để bắt sứ, khoảng cách giữa hai lỗ khoan (cũng là khoảng cách giữa hai dây) từ 0,3÷0,4m đối với đường dây hạ áp, từ 0,8÷1,2m với đường dây 10kV, từ 1,5÷2m với đường dây 35kV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2