intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đồ họa kỹ thuật 2: Chương 3 - Trường ĐH Thủy Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đồ họa kỹ thuật 2: Chương 3 Bản vẽ công trình giao thông, thủy lợi cung cấp cho người học những kiến thức như: Bản vẽ công trình đất; Bản vẽ công trình thủy lợi: đập, tràn, cống ngầm, cống lộ thiên, cầu máng; Bản vẽ nút giao thông, cầu giao thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đồ họa kỹ thuật 2: Chương 3 - Trường ĐH Thủy Lợi

  1. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG Chƣơng 3: Bản vẽ công trình thủy lợi, giao thông Bản vẽ công trình thủy lợi, giao thông thường có một số đặc thù sau: - Loại hình biểu diễn sử dụng chủ yếu là bản vẽ mặt bằng và hình cắt, mặt cắt công trình . - Phạm vi xây dựng lớn, địa hình phức tạp, có nhiều khu vực đào, đắp trên mặt địa hình. - Công trình có kích thước lớn nên trên bản vẽ thường sử dụng đơn vị cm. - Tỷ lệ bản vẽ thông thường từ 1/100 – 1/500, các bản vẽ chi tiết có thể sử dụng các tỷ lệ lớn hơn. - Công trình thường có dạng tuyến nên một chiều kích thước của công trình thường lớn hơn nhiều so với các chiều kích thước còn lại, do đó có thể sử dụng tỷ lệ khác nhau đối với mỗi chiều kích thước của công trình.
  2. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.1. Khái niệm chung Bản bẽ công trình đất biểu diễn công trình được đào, đắp trực tiếp trên nền đất tự nhiên, như đập đất, đường tràn, đường giao thông, san nền, hố móng. Nội dung bản vẽ bao gồm bản vẽ mặt bằng (được biểu diễn dạng hình chiếu có số) và các bản vẽ mặt cắt công trình.
  3. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.2. Khái niệm hình chiếu có số - Hình chiếu có số được xây dựng trên cơ sở phép chiếu thẳng góc, sử dụng hình chiếu bằng kèm theo các con số chỉ cao độ của các yếu tố hình học như điểm, đường, bề mặt. - Mặt phẳng hình chiếu quy ước là mặt phẳng nằm ngang, cao độ bằng không, tương đương cao độ mặt thuỷ chuẩn. Cao độ dương được tính từ mặt phẳng quy ước lên phía trên, ngược lại là cao độ âm. - Bản vẽ hình chiếu có số thường sử dụng thước tỉ lệ thay cho tỷ lệ dạng số thập phân.
  4. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.1. Biểu diễn Điểm: - Điểm được biểu diễn bằng vị trí và cao độ của nó. - Khi biểu diễn điểm, có thể không đặt tên điểm nhưng bắt buộc phải ghi chú cao độ của điểm.
  5. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.2. Biểu diễn đƣờng thẳng Đường thẳng được biểu diễn bằng các phương pháp sau: - Hình chiếu có số của 2 điểm thuộc đường thẳng đó. - Hình chiếu có số của một điểm thuộc đường thẳng và phương của đường thẳng đó. Phương của đường thẳng được biểu diễn bằng hình chiếu và mũi tên có ghi độ dốc i hoặc góc nghiêng α của đường thẳng so với mặt phẳng quy ước. Chiều mũi tên chỉ hướng dốc xuống của đường thẳng.
  6. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.2. Biểu diễn đƣờng thẳng - Độ dốc của đường thẳng: nếu đường thẳng nghiêng góc α so với mặt phẳng hình chiếu quy ước, độ dốc của đường thẳng được ký hiệu là i: i = tangα = ∆h/l, trong đó: ∆h là hiệu số độ cao của 2 điểm A,B thuộc đường thẳng. l là độ dài hình chiếu có số của đoạn AB. - Khoảng của đường thẳng: ký hiệu là L. L = 1/i, trong đó i là độ dốc của đường thẳng.
  7. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.2. Biểu diễn đƣờng thẳng - Chia độ của đường thẳng: là tìm trên đường thẳng đó những điểm liên tiếp có độ cao là số nguyên. Để chia độ một đường thẳng có thể sử dụng các cách sau: + Khi biết hai điểm thì áp dụng định lý Talet. + Khi biết một điểm và độ dốc thì xác định khoảng và chia độ theo độ dốc và thước tỷ lệ.
  8. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.2. Biểu diễn đƣờng thẳng Vị trí tương đối của hai đường thẳng: - Hai đường thẳng cắt nhau: giao điểm thuộc hình chiếu của mỗi đường thẳng có cùng một độ cao - Hai đường thẳng song song: thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau: + Hình chiếu của hai đường thẳng song song với nhau. + Khoảng hoặc độ dốc của 2 đường thẳng bằng nhau. + Hai đường thẳng có cùng hướng dốc. - Hai đường thẳng chéo nhau: không thoả mãn đồng thời các điều kiện cắt và song song nhau.
  9. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.3. Biểu diễn mặt phẳng Có nhiều phương pháp biểu diễn mặt phẳng thông qua các điểm và đường thuộc mặt phẳng, trong đó phương pháp biểu diễn mặt phẳng thông qua bằng các đường bằng (đường song song mặt chuẩn quy ước) cách đều nhau là thông dụng nhất. Khoảng cách trên hình chiếu có số giữa các đường bằng được gọi là k và tính theo công thức: k = ∆h/i, trong đó: ∆h là độ chênh cao giữa các đường bằng, i là độ dốc của mặt phẳng.
  10. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.3. Biểu diễn mặt phẳng Vị trí tương đối của hai mặt phẳng: - Hai mặt phẳng song song: Khi chúng chứa ít nhất một cặp đường thẳng tương ứng song song. Trên hình chiếu có số, điều kiện tối thiểu để hai mặt phẳng song song là khi 2 đường tỉ lệ độ dốc của chúng song song. - Hai mặt phẳng vuông góc: khi mặt phẳng này có chứa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia (trên hình chiếu có số, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi hình chiếu của đường thẳng song song với hình chiếu của đường tỉ lệ độ dốc của mặt phẳng và độ dốc của chúng tỉ lệ nghịch đồng thời ngược chiều dốc với nhau).
  11. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.4. Biểu diễn mặt hình học Hình chiếu có số của mặt hình học có thể biểu diễn theo hai cách sau: - Biểu diễn thông qua các điểm thuộc mặt. - Biểu diễn thông qua các đường bằng có cao độ liên tiếp thuộc mặt (cách này được sử dụng phổ biến hơn do hình ảnh trực quan và thuận lợi hơn khi giải quyết các bài toán giao tuyến).
  12. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.5. Biểu diễn mặt dốc đều - Mặt dốc đều là mặt luôn tiếp xúc nón tròn xoay có trục thẳng đứng, đỉnh nón di chuyển trên một đường chuẩn thẳng hoặc cong. - Độ dốc của mặt dốc đều bằng độ dốc của mặt nón, đường dốc nhất của mặt dốc đều là đường tiếp sinh tiếp xúc chung giữa mặt dốc đều và mặt nón tròn xoay. Đường bằng của mặt dốc đều luôn tiếp xúc với đường tròn bằng cùng cao độ của mặt nón. Mặt dốc đều với đường chuẩn thẳng Mặt dốc đều với đường chuẩn cong
  13. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.5. Biểu diễn mặt dốc đều - Các bước biểu diễn mặt dốc đều khi biết đường chuẩn và độ dốc VD: Đường chuẩn là đường thẳng, mặt dốc đều cao hơn đường chuẩn (thường gặp trong trường hợp mái đào).
  14. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.5. Biểu diễn mặt dốc đều - Các bước biểu diễn mặt dốc đều khi biết đường chuẩn và độ dốc VD: Đường chuẩn là đường cong, mặt dốc đều thấp hơn đường chuẩn (thường gặp trong trường hợp mái đắp).
  15. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.6. Biểu diễn mặt địa hình Mặt địa hình cũng được biểu diễn thông qua các đường bằng như các mặt hình học, tuy nhiên, đối với mặt địa hình, các đường bằng được gọi là đường đồng mức. Độ chênh cao giữa các đường đồng mức càng nhỏ thì mặt địa hình càng được biểu diễn chi tiết.
  16. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.7. Phƣơng pháp xác định giao tuyến giữa các mặt - Biểu diễn các mặt thông qua các đường bằng có cao độ tương ứng bằng nhau. - Xác định các giao điểm của các đường bằng cùng cao độ. - Vẽ giao tuyến đi qua các giao điểm.
  17. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.3. Biểu diễn các yếu tố hình học bằng hình chiếu có số 3.1.1.7. Phƣơng pháp xác định mặt cắt địa hình - Xác định các giao điểm của mặt phẳng cắt với các đường đồng mức. - Gióng các các giao điểm đó về cao độ tương ứng. - Vẽ mặt cắt địa hình đi qua các giao điểm bằng đường cong trơn tự nhiên (một số trường hợp cho phép nối các giao điểm bằng các đoạn thẳng).
  18. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.4. Bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình đất Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, bản vẽ công trình đất chỉ thể hiện cơ bản về dạng hình học của công trình, chưa cần biểu diễn chi tiết đến các thông số và yêu cầu kỹ thuật. Nội dung bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình đất bao gồm: - Mặt bằng: là hình chiếu có số của công trình trên mặt địa hình, thể hiện các bộ phận, chi tiết cơ bản của công trình, giao tuyến của các mái đào, mái đắp với nhau và với mặt địa hình, trên các mái có ký hiệu trải mái thể hiện hướng dốc. Đường nét biểu diễn công trình thể hiện bằng nét cơ bản. Các đường nét biểu diễn bề mặt địa hình, các nét phụ trợ dùng nét mảnh. Đường đồng mức trong khu vực đào,đắp của công trình có thể dùng nét đứt. - Mặt cắt: thể hiện hình dạng, tương quan giữa mặt cắt công trình và mặt cắt địa hình, trên mặt cắt ký hiệu rõ để phân biệt đất tự nhiên và các khu vực đào,đắp của công trình. Các đường nét biểu diễn công trình, mặt đất tự nhiên biểu diễn bằng nét cơ bản, riêng đối với mặt đất tự nhiên khu vực đào biểu diễn bằng nét đứt hoặc nét ảo(nét hai chấm gạch mảnh).
  19. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.4. Bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình đất Phương pháp chung vẽ bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình đất Vẽ mặt bằng: Bước 1: Biểu diễn các bề mặt, các mái đào đắp của công trình bằng các đường bằng có cao độ tương ứng với cao độ của các đường đồng mức trên mặt địa hình. Bước 2: Vẽ giao tuyến của các bề mặt, các mái đào đắp với nhau và với mặt địa hình. Bước 3: Trải mái và ghi chú các ký hiệu, thông số cần thiết. Vẽ mặt cắt: Bước 1: Vẽ mặt cắt qua địa hình. Bước 2 : Vẽ mặt cắt qua công trình. Bước 3 : Ký hiệu vật liệu và ghi chú các thông số cần thiết. Mặt cắt có thể đặt độc lập hoặc đặt theo liên hệ gióng với mặt bằng, có thể vẽ dựa trên các thông số của bản vẽ mặt bằng hoặc vẽ dựa vào bình đồ và các thông số thiết kế trước khi vẽ mặt bằng.
  20. ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD CHƢƠNG 3: BẢN VẼ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, GIAO THÔNG 3.1 Bản vẽ công trình đất 3.1.4. Bản vẽ thiết kế sơ bộ công trình đất 3.1.4.1. Bản vẽ đập đất Thông số cơ bản: - Tuyến đập: vị trí trục đập. - Đỉnh đập: cao trình. bề rộng. - Độ dốc mái: thượng lưu. hạ lưu. - Cơ đập: vị trí cơ. cao trình. bề rộng cơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2