intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng ECG - Chương 3: Hội chứng kích thích sớm

Chia sẻ: Hàn Thiên Ngạo | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng ECG - Chương 3: Hội chứng kích thích sớm cung cấp cho học viên những kiến thức về đại cương hội chứng kích thích sớm; cơ chế gây biến đổi ECG; hội chứng W-P-W (Wolff-parkinson-white); hội chứng Lown-Ganong-Lewine; hội chứng kích thích sớm do bó Mahaim;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng ECG - Chương 3: Hội chứng kích thích sớm

  1. CHƯƠNG 3 HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH SỚM TS. LÊ CÔNG TẤN BM NỘI – ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH THÁNG 7 - 2014
  2. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1.ĐỊNH NGHĨA: Hội chứng kích thích sớm là bất thường bẩm sinh của tim, có thể xuất hiện trong những năm đầu sau sinh hoặc đôi khi xuất hiện muộn. Nguyên nhân là do có một hoặc nhiều đường dẫn truyền phụ đi tắt: + Từ nhĩ xuống thất (bó Kent) + Từ nhĩ xuống bộ nối (bó James) + Từ bộ nối xuống thất (bó Mahaim) → Làm cho xung động kích thích từ nhĩ xuống có một bộ phận đến tâm thất sớm hơn, trong khi đường dẫn truyền chính thống vẫn bình thường, nên có một phần tâm thất khử cực sớm hơn so với bình thường.
  3. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.2. PHÔI HỌC Trong tim nguyên thủy, cơ nhĩ và cơ thất vốn vẫn nối liền nhau. Đến tháng thứ hai sinh ra vòng sợi xơ mọc ngang, đan xen vào giữa những sợi cơ để hình thành vách ngăn nhĩ thất. Vách ngăn này sẽ cắt đứt toàn bộ các sợi cơ làm cho không còn mối liên hệ trực tiếp giữa các sợi cơ của tâm nhĩ và tâm thất. Nếu có những sợi cơ không bị cắt đứt, thì những sợi cơ này sẽ tạo thành những cầu nối nhĩ thất gọi là đường phụ (accessory pathway) hoặc đường tắt (bypass).
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.2. PHÔI HỌC Các đường dẫn truyền phụ: + Bó Kent: nối trực tiếp cơ nhĩ với cơ thất. + Bó James: từ nhĩ đi vòng qua gờ nút nhĩ thất đến phần dưới của nút nhĩ thất hoặc phần đầu của bó His. + Bó Mahaim: nối phần dưới nút nhĩ thất hoặc phần trên bó His với tâm thất, thường là vùng vách liên thất.
  5. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.3. PHÂN LOẠI Hội chứng kích thích sớm bao gồm: + HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) + HC Lown-Ganong-Levine + HC kích thích sớm do sợi Mahaim 1.4. CƠ CHẾ GÂY BIẾN ĐỔI ECG ECG trong block nhánh và hội chứng kích thích sớm đều gây ra hình ảnh QRS giãn rộng, nhưng: + Block nhánh: gây biến đổi phần cuối của QRS. + HC kích thích sớm: gây biến đổi phần đầu của QRS.
  6. 2. HC WPW (Wolff-Parkinson-White) 2.1. SINH LÝ BỆNH Năm 1943, các nhà khoa học đã chứng minh trong hội chứng WPW có những bó dẫn truyền bất thường (bó Kent) nối từ nhĩ xuống thất và không đi qua hệ thống nút nhĩ-thất (nút AV). Xung động từ nhĩ xuống thất qua bó Kent nhanh hơn và gây khử cực thất sớm hơn khi qua nút AV. Khi đó, thất sẽ được khử cực từ cả hai xung động: một qua nút AV và một qua đường phụ (bó Kent).
  7. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) 2.1. SINH LÝ BỆNH Những khảo sát điện sinh lý cho thấy bó Kent có thể định vị ở bất cứ nơi nào trong rãnh nhĩ thất hay trong vách liên thất. Thường gặp nhất là: - Thành bên tim trái (50%) - Sau vách liên thất (30%) - Trước vách liên thất bên phải (10%) - Thành bên tim phải (10%) Khoảng 13% những người có kích thích sớm có nhiều hơn một đường phụ.
  8. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) 2.2. ĐIỆN TÂM ĐỒ ECG trong hội chứng WPW có 2 đặc điểm chính: + Khoảng PR ngắn (
  9. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) ECG trong WPW. 1 khử cực nhĩ tạo sóng P trên ECG. 2 khử cực thất qua đường phụ tạo sóng delta. 3 khử cực thất theo đường nút AV.
  10. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) Sóng Delta tuy đến tâm thất sớm nhưng lan truyền chậm theo cơ chế trực tiếp từ sợi cơ đến sợi cơ (cell to cell) nên không khử cực được toàn bộ tâm thất. Dẫn truyền qua đường phụ càng nhanh (hay qua nút AV càng chậm) thì lượng cơ tim được khử cực từ đường phụ càng lớn → sóng delta càng lớn, càng nổi trội và QRS càng dãn rộng.
  11. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) -SAN: khử cực nút xoang. -RA: khử cực nhĩ phải -LA: khử cực nhĩ trái -H: khử cực bó His -VN: khử cực thất bình thường. ECG trong trường hợp không có đường phụ hay đường phụ bị đóng.
  12. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) ECG trong trường hợp đường phụ mở (VP: Xung động qua đường phụ khử cực sớm thất (Vùng xanh ở thất là vùng được khử cực sớm từ xung động qua đường phụ. Mũi tên chỉ sóng delta)
  13. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) ECG trong trường hợp đường phụ mở và có nút AV dẫn truyền chậm. Thất đuợc khử cực bằng đường phụ nhiều hơn. Sóng delta rõ, phức bộ QRS rộng.
  14. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) + Khi một người có ECG theo các tiêu chuẩn trên và không có biểu hiện bệnh thì gọi là ECG dạng WPW (WPW pattern) hay WPW không triệu chứng. + Khi bệnh nhân vừa có ECG dạng WPW vừa có các rối loạn nhịp đặc trưng thì gọi là hội chứng WPW (WPW syndrome).
  15. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) Trong HC WPW: có hai dạng QRS: •Type A: do đường phụ ở bên trái, sóng R cao ở chuyển đạo V1-V3 (sóng delta dương hay đi lên)
  16. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) HC WPW type A: - Nhịp xoang với một khoảng PR rất ngắn (
  17. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) HC WPW type A: - Nhịp xoang với một khoảng PR rất ngắn (
  18. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) •Type B: do đường phụ ở bên phải, dạng QS ở chuyển đạo V1-V3 (sóng delta âm hay đi xuống) -Nhịp xoang với PR ngắn (< 120 ms). -QRS rộng với sóng delta. -Sóng S trội ở V1. Sóng R cao và sóng T đảo ngược ở các chuyển đạo dưới và V4 - 6 (tương tự phì đại thất trái).
  19. 2. HC W-P-W (Wolff-Parkinson-White) HC WPW Type B: -Nhịp xoang với PR ngắn (
  20. 3. HC Lown-Ganong-Levine Hội chứng Lown-Ganong-Lewine (LGL), còn được gọi là hội chứng PR ngắn để chỉ khoảng PR trên ECG ngắn, sau đó là phức bộ QRS bình thường (không có sóng delta) Đa số tác giả thấy rằng PR ngắn do xung động kích thích đi qua nút nhĩ thất với thời gian ngắn hơn bình thường, thể hiện bằng sự rút ngắn của đoạn AH (nhĩ – His) Nguyên nhân có thể do đường tắt ngay trong nút hoặc do bó James.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2