intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng học phần Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1- Trần Thị Hương

Chia sẻ: Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

116
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng học phần "Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh; hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích; công tác tổ chức hoạt động phân tích. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng học phần Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1- Trần Thị Hương

  1. HỌC PHẦN Giảng viên: Trần Thị Hương Bộ môn Quản trị kinh doanh Khoa Kinh tế & Quản lý Đại học Bách Khoa HN HN, 01/2011
  2. Tài liệu học tập Tác giả:. TS Lê Thị Phương HIệp Tác giả: PGS. TS Phạm Thị Gái Tác giả: Bùi Văn Trường NXB: Khoa học và kỹ thuật, NXB: Thống kê, Trường Đại học NXB: Lao động Xã hội, Trường Đại học Bách Khoa HN kinh tế quốc dân Năm 2007 Năm 2006 Năm 2004 2
  3. Mục đích của môn học  Trang bị cho sinh viên phương pháp và kỹ năng nhằm phân tích thực trạng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn lực đầu vào. Trên cơ sở đó xác định chính xác các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- tài chính của doanh nghiệp. 3
  4. Yêu cầu đối với sinh viên  Hiểu rõ khái niệm và mối liên hệ về mặt bản chất giữa các chỉ tiêu kinh tế  Nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích.  Phân tích chính xác tình trạng hiện tại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nhân tố liên quan và đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. 4
  5. Nội dung chính  Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh  Chương 2: Phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất  Chương 3: Phân tích chi phí và giá thành  Chương 4: Phân tích tiêu thụ và lợi nhuận  Chương 5: Phân tích tài chính doanh nghiệp 5
  6. Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 1.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của phân tích HĐKD 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích 1.3. Công tác tổ chức hoạt động phân tích 6
  7. 1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa PTHDKD 1.1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh là gì? - Kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh  Việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành  Sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, liên hệ và tổng hợp  Nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu 7
  8. 1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa PTHDKD 1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- tài chính Các mặt các hoạt động, các quá trình kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 8
  9. 1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa PTHDKD 1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh Đối với Nhà Đánh giá đầy đủ và chính xác thực trạng của các hoạt động quản trị DN kinh tế trong doanh nghiệp cũng như khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp Xác định chính xác các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SX-KD Đề xuất các biện pháp để nâng cao kết quả và hiệu quả SX-KD Nhà cho vay: phân tích để quyết định tài trợ vốn, Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh, lkết Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nơi họ có phần vốn góp của mình. Cơ quan khác như thuế, thống kê: Cung cấp thông tin chính xác làm cơ sở cho việc hạch toán thuế, tính toán các chỉ tiêu thống kê 9
  10. 1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích 1.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích  Chỉ tiêu phân tích là những khái niệm nhất định phản ánh cả số lượng, mức độ, nội dung và hiệu qủa kinh tế của một hiện tượng , một quá trình kinh tế toàn bộ hay từng mặt cá biệt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  Chỉ tiêu bao gồm 3 thành phần cơ bản Nội dung kinh tế, phạm vi về mặt không gian và thời gian  Giá trị của chỉ tiêu xác định ở phạm vi không gian và thời gian nhất định gọi là trị số Ví dụ Doanh thu của DN ABC năm 2009 là 100 tỷ VNĐ Nội dung KT PV không gian PV thời gian Trị số 10
  11. 1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích Phân loại các chỉ tiêu phân tích  Theo tính chất của chỉ tiêu: Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh. VD: Doanh thu bán hàng, lượng vốn, …. Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh như: Giá thành , NSLĐ, ..  Theo phương pháp tính toán:  Chỉ tiêu tuyệt đối: con số độc lập phản ánh quy mô, số lượng của đầu ra, kết quả trong không gian, thời gian cụ thể  Chỉ tiêu tương đối: Phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các bộ phận hay xu hướng phát triển  Chỉ tiêu bình quân: phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu. 11
  12. 1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích 1.2.2 Các phương pháp phân tích  Phương pháp so sánh  Phương pháp thay thế liên hoàn  Phương pháp chi tiết  Một số phương pháp khác 12
  13. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh  Khái niệm: So sánh là phương pháp đối chiếu trị số của một chỉ tiêu phân tích với một trị số gốc (cơ sở).  Phương pháp so sánh có nhiều dạng:  So sánh các số liệu thực tế với các số liệu định mức hay kế hoạch  So sánh số liệu thực tế giữa các thời kỳ( tháng, quý, năm )  So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật- kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.  So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của các đối thủ cạnh tranh.  So sánh các thông số của các phương án kinh tế khác nhau. 13
  14. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh  Tiêu chuẩn so sánh:  Chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đề ra.  Thực tế các kỳ kinh doanh đã qua: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.  Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.  Chỉ tiêu bình quân của ngành.  Các thông số của thị trường.  Điều kiện so sánh:  Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.  Phải cùng phương pháp tính toán.  Phải cùng một đơn vị đo lường.  Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán. 14
  15. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh • Các kỹ thuật so sánh: a) So sánh giản đơn a1, So sánh bằng số tuyệt đối:  Số tuyệt đối là con số dùng để phản ánh quy mô  Là thực hiện so sánh hiệu số giữa trị số thực tế và trị số gốc của chỉ tiêu, phản ánh mức chênh lệch. Trị số gốc có thể là một kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch ΔX10= X1 – X0 ΔX1k= X1 – Xk Trong đó: ΔX: Mức biến động, chênh lệch X1: Trị số thực tế 15 X0: Trị số kỳ gốc (kỳ trước)/ Xk: Trị số kế hoạch
  16. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh • Các kỹ thuật so sánh: a) So sánh giản đơn a2, So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Các loại số tương đối:  Số tương đối kế hoạch: Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch  Số tương đối động thái: phản ánh xu thế Tốc độ tăng giảm (định gốc, liên hoàn) Tốc độ phát triển ( định gốc, liên hoàn)  Số tương đối kết cấu: phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng bộ phận  Số tương đối hiệu suất (hay hiệu quả): 16
  17. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh • Các kỹ thuật so sánh: a) So sánh giản đơn Ví dụ: Bảng số liệu về tình hình doanh thu của DN X ( đơn vị : trđ) Kế Năm Thực tế Chênh lệch so với Chênh lệch so với hoạch trước năm nay năm trước kế hoạch ± % ± % 100 95 98 +3 +3.16 -2 -2 Doanh thu năm nay tăng so với năm trước là …. trđ ( tương ứng là …. %) Doanh thu thực tế tăng so với kế hoạch là ….. trđ ( tương ứng là ….%) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu là …. % Tốc độ tăng trưởng doanh thu là …..% 17 Tốc độ phát triển doanh thu là …. %
  18. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.1 Phương pháp so sánh • Các kỹ thuật so sánh: a) So sánh có điều chỉnh (có liên hệ với chỉ tiêu khác) ΔX’= X1 – X0’ X0’ là trị số gốc đã điều chỉnh trong mối liên hệ với chỉ tiêu Y nào đó X0’= X0*(Y1/Y0)  Khi X là chỉ tiêu đầu ra của kinh doanh chúng ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu vào ΔX’> 0 là tốt  Khi X là chỉ tiêu đầu vào chúng ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu ra . ΔX’< 0 là tốt  Một số chỉ tiêu đầu vào : số lượng lao động, số lượng máy móc thiết bị, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, …  Một số chỉ tiêu đầu ra : Giá trị sản xuất công nghiệp, số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, 18 …
  19. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn  Khái niệm: Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.  Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng khi phân tích những quan hệ tích số giữa các biến kinh tế  Các bước phân tích  Xác định đối tượng phân tích: Mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. VD ± ∆GTSL ; ± ∆C, ± ∆Ln  Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ số lượng đến chất lượng. 19 VD q= a.b.c.d
  20. 1.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp … 1.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn  Các bước phân tích ― Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích  Cách 1: thế lần lượt  Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ kế hoạch hay kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 qa= a1.b0.c0.d0 ; qb= a1.b1.c0.d0 ; qc= a1.b1.c1.d0 ; qd= a1.b1.c1.d1= q1  Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích ∆qa= qa- q0 ∆qb= qb - qa ∆qc= qc- qb ∆qd= qd- qc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2