intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

Chia sẻ: Cái Gì | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

73
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng này giúp học viên hiểu được vai trò của thương mại quốc tế; phân tích được về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái; phân tích và hiểu được cơ chế tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và dòng vốn luân chuyển tự do. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở<br /> <br /> BÀI 8: KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ<br /> Nội dung<br /> <br /> •<br /> <br /> Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi<br /> thế tuyệt đối, các xu hướng hạn chế thương<br /> mại quốc tế<br /> <br /> •<br /> <br /> Phân tích cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá<br /> hối đoái<br /> <br /> •<br /> <br /> Phân tích tác động của chính sách vĩ mô dưới<br /> các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn<br /> luân chuyển hoàn hảo<br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> Hướng dẫn học<br /> <br /> • Giúp học viên hiểu được vai trò của<br /> thương mại quốc tế<br /> <br /> •<br /> <br /> Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo<br /> để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích<br /> nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự<br /> tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập<br /> tốt hơn<br /> <br /> •<br /> <br /> Học viên phải hiểu được kiến thức nền tảng<br /> đã được học ở các bài trước thì mới có thể<br /> hiểu sâu được bài 8 này. Bài 8 nghiên cứu về<br /> các chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế<br /> mở, do đó, học viên phải biết được nền kinh<br /> tế mở có những đặc trưng gì. Học viên cần<br /> phải đọc và hiểu được các khái niệm liên quan<br /> trong việc phân tích nền kinh tế mở<br /> <br /> • Phân tích được về cán cân thanh toán<br /> quốc tế, tỷ giá hối đoái<br /> • Phân tích và hiểu được cơ chế tác động<br /> của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống<br /> tỷ giá hối đoái khác nhau và dòng vốn<br /> luân chuyển tự do<br /> <br /> Thời lượng học<br /> <br /> • 10 tiết học<br /> <br /> 211<br /> <br /> Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở<br /> <br /> Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường với đặc tính là luôn có xu hướng mở rộng thị<br /> trường ra bên ngoài, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trước sự tác động mạnh<br /> mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu XX, đã<br /> cho phép thương mại quốc tế tăng nhanh và phát triển. Đến giữa thế kỷ XX nền kinh tế thế<br /> giới phát triển mạnh mẽ đến độ xuất hiện quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, quốc tế<br /> hoá đời sống kinh tế. Hy vọng và niềm tin về mậu dịch thuộc địa bất bình đẳng đã tiêu tan,<br /> giờ đây các dân tộc, quốc gia đã thấy cần thiết phải làm gì để tham gia vào thương mại quốc<br /> tế có lợi nhất.<br /> 8.1.<br /> <br /> Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh<br /> <br /> 8.1.1.<br /> <br /> Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối<br /> <br /> Adam Smith (1723 – 1790), nhà triết học người Xcốt–len, là<br /> người đầu tiên khám phá ra khoa học kinh tế học hiện đại.<br /> A.Smith (1776) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế<br /> tuyệt đối của thương mại quốc tế.<br /> Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên<br /> những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho<br /> các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Trong điều kiện<br /> đó A.Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách phát triển<br /> sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm của ngành này<br /> xuất khẩu để nhập lương thực từ nước ngoài về. Như vậy,<br /> thông qua việc mua bán trao đổi sản phẩm đã giải quyết được<br /> mặt hạn chế của tăng trưởng.<br /> <br /> Adam Smith (1723 − 1790)<br /> <br /> Do đó, lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng<br /> một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm<br /> đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.<br /> Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu<br /> được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản<br /> xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản<br /> xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả<br /> năng sản xuất trong nước.<br /> Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi<br /> thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả<br /> năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản<br /> xuất có chi phí có thể chấp nhận được. Ví dụ, việc không đủ<br /> khả năng sản xuất ra máy móc thiết bị là khó khăn lớn đối<br /> với các nước đang phát triển, đã là nguyên nhân dẫn đến đầu<br /> tư thấp. Như chúng ta đã biết, các khoản tiết kiệm chưa thể<br /> trở thành vốn đầu tư chừng nào tư liệu sản xuất các doanh<br /> nghiệp cần đến chưa có. Bởi vì, đó là tư liệu sản xuất chưa<br /> Sự khác biệt công nghệ<br /> sản xuất được ở trong nước mà phải nhập từ nước ngoài.<br /> Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này công nhân trong nước bắt đầu học cách sử<br /> dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra<br /> chúng. Về mặt này vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển<br /> và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu<br /> 212<br /> <br /> Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở<br /> <br /> sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được đánh<br /> giá là lợi thế tuyệt đối. Như vậy, một nước có lợi thế tuyệt đối nếu nước đó có chi phí sản<br /> xuất thấp hơn so với nước khác (sự khác biệt về công nghệ giữa các nước).<br /> Những nguyên nhân làm cho một nước có lợi thế tuyệt đối là do điều kiện tự nhiên<br /> thuận lợi, điều kiện về vốn, về trang thiết bị kỹ thuật và do trình độ quản lý, v.v...<br /> Ví dụ về lợi thế tuyệt đối: Mỹ và Nhật Bản sản xuất thức ăn và ôtô theo các giả định: Sản xuất<br /> hai loại hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao động, có sự khác biệt về công<br /> nghệ, sản xuất cố định theo quy mô, lao động được lưu động giữa các nhân tố, không phải<br /> giữa các quốc gia, không có chi phí vận tải. Bảng số liệu dưới mô tả các tiêu chí đã nêu ra:<br /> Lao động được yêu cầu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.<br /> Bảng 8.1: Hao phí sức lao động của Mỹ và Nhật Bản để sản xuất thức ăn và ôtô<br /> Hao phí lao động<br /> <br /> Sản phẩm<br /> <br /> Mỹ<br /> <br /> Nhật<br /> <br /> X (Thức ăn)<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> Y (Ôtô)<br /> <br /> 9<br /> <br /> 6<br /> <br /> Mỹ trở nên hiệu quả hơn trong sản xuất thức ăn (đòi hỏi 3 < 4 lao động), Nhật Bản có hiệu<br /> quả hơn trong sản xuất ôtô (đòi hỏi 6 < 9 lao động). Trong nền kinh tế khép kín, cả 2 nước<br /> sẽ sản xuất cả 2 loại hàng hóa, nếu người tiêu dùng mong muốn có cả 2. Theo Adam Smith,<br /> cả 2 nước có thể đạt được từ thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hóa (Mỹ sẽ sản xuất<br /> nhiều thức ăn, còn Nhật Bản sản xuất nhiều ôtô hơn).<br /> Bảng 8.2: Lợi ích đạt được từ thương mại quốc tế qua lợi thế tuyệt đối<br /> Kết luận<br /> <br /> Mỹ<br /> <br /> Nhật<br /> <br /> Thay đổi của thế giới<br /> <br /> Qô tô<br /> <br /> -1<br /> <br /> +1<br /> <br /> 0<br /> <br /> Qthức ăn<br /> <br /> +3<br /> <br /> -1,5<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> Bây giờ, giả sử Mỹ giảm sản xuất một đơn vị ôtô, do đó dư thừa 9 lao động. 9 lao động này<br /> có thể sản xuất 9 : 3 = 3 đơn vị thức ăn. Để giữ mức sản xuất ôtô cố định, Nhật Bản nên sản<br /> xuất thêm 1 ôtô, điều này đòi hỏi 6 lao động. 6 lao động này có thể đã sản xuất được<br /> 6 : 4 = 1,5 đơn vị thức ăn. Sản lượng tăng thêm thể hiện sự đạt được từ thương mại.<br /> 8.1.2.<br /> <br /> Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh)<br /> <br /> Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học, phát biểu<br /> rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản<br /> xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất<br /> với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các<br /> nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập<br /> khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí<br /> tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước<br /> khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể<br /> thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn<br /> hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc<br /> sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc này do David Ricardo<br /> (1772 − 1823) đưa ra.<br /> <br /> David Ricardo<br /> (1772 −1823)<br /> <br /> 213<br /> <br /> Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở<br /> <br /> Theo Ricardo, các sự khác biệt đều mang tính tương đối, không phải tuyệt đối. Nếu EU và<br /> Việt Nam sản xuất hai loại hàng hóa thức ăn và hóa chất, đầu vào sử dụng là lao động, có sự<br /> khác biệt về công nghệ, sản xuất cố định theo quy mô, lao động được lưu động giữa các<br /> nhân tố không phải giữa các quốc gia, không có chi phí vận tải.<br /> Bảng số liệu dưới chỉ ra số lượng lao động để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm:<br /> Bảng 8.3: Hao phí sức lao động của EU và Việt Nam trong sản xuất thức ăn và hóa chất<br /> Quốc gia / Hàng hóa<br /> <br /> Thức ăn<br /> <br /> Hóa chất<br /> <br /> EU<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> 6<br /> <br /> 30<br /> <br /> EU có hiệu quả cao trong sản xuất cả hai hàng hóa, được sử dụng 4 < 6 lao động cho thức<br /> ăn và 8 < 30 lao động cho hóa chất. Tại sao EU vẫn buôn bán với Việt Nam? EU có hiệu<br /> quả gấp gần 4 lần Việt Nam trong sản xuất hóa chất. Theo Ricardo, cả hai nước có thể đạt<br /> được thương mại quốc tế thông qua chuyên môn hóa (EU sẽ sản xuất nhiều hóa chất, còn<br /> Việt Nam sẽ sản xuất nhiều thức ăn).<br /> Giả sử Việt Nam sản xuất ít đi 1 hóa chất, khi đó họ sẽ có 30 lao động tự do. Ba mươi lao<br /> động này sẽ sản xuất 30 : 6 = 5 đơn vị thức ăn. Để giữ cho mức sản xuất cố định, EU nên<br /> sản xuất thêm 1 đơn vị hóa chất, điều này đòi hỏi cần 8 lao động. Tám lao động này có thể<br /> sẽ sản xuất được 8 : 4 = 2 đơn vị lương thực. Chúng ta có bảng số liệu tổng hợp thương mại<br /> như sau:<br /> Bảng 8.4: Lợi ích đạt được từ thương mại quốc tế đối với hóa chất<br /> và thức ăn qua lợi thế so sánh<br /> Kết luận<br /> <br /> EU<br /> <br /> Việt Nam<br /> <br /> Thay đổi của thế giới<br /> <br /> Hóa chất<br /> <br /> +1<br /> <br /> -1<br /> <br /> 0<br /> <br /> Thức ăn<br /> <br /> -2<br /> <br /> +5<br /> <br /> +3<br /> <br /> Sự tăng lên của sản xuất ở trên đại diện đạt được của thương mại quốc tế. Như vậy, nhờ<br /> thương mại quốc tế mà cả hai nước đều cùng có lợi.<br /> Thương mại quốc tế dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh sẽ góp phần thúc đẩy sự phân công<br /> lao động xã hội và quá trình hợp tác cả hai bên cùng có lợi trên phạm vi quốc tế, đồng thời<br /> làm tăng khả năng sản xuất và tăng khả năng tiêu dùng của mọi quốc gia.<br /> 8.2.<br /> <br /> Xu hướng hạn chế thương mại quốc tế<br /> <br /> 8.2.1.<br /> <br /> Những quan điểm hạn chế thương mại quốc tế<br /> <br /> Bên cạnh những ưu điểm, thương mại quốc tế còn tồn tại một số hạn chế sau:<br /> • Khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế sẽ không khuyến khích được sản xuất trong<br /> nước phát triển.<br /> • Khi có thương mại quốc tế sẽ không đảm bảo được quốc phòng và an ninh.<br /> • Có thể tạo điều kiện gây nên độc quyền trong nước.<br /> • Có thể làm mai một mất nền văn hoá bản sắc dân tộc. Với những hạn chế đó, đã xuất<br /> hiện quan điểm bảo hộ mậu dịch, v.v…<br /> 214<br /> <br /> Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở<br /> <br /> Thương mại quốc tế<br /> <br /> Mỗi quốc gia cần áp dụng các chính sách cần thiết để điều chỉnh dòng vận động hàng hoá<br /> trong nước với hàng hoá nước ngoài nhằm bảo vệ hàng hoá nội địa trước sự xâm nhập ngày<br /> càng mạnh mẽ của hàng hoá nước ngoài. Cần phải bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ nền<br /> công nghiệp non trẻ của nước nhà và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.<br /> 8.2.2.<br /> <br /> Những công cụ để hạn chế thương mại quốc tế<br /> <br /> 8.2.2.1. Thuế quan<br /> <br /> • Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hoá nhập<br /> khẩu. Cần phân biệt thuế quan có tính chất cấm đoán với<br /> mức thuế quan cao đến mức hoàn toàn làm cho người ta<br /> nản lòng việc nhập khẩu, đóng cửa, cấm đoán việc buôn<br /> bán mặt hàng đó. Mức thuế quan không có tính chất cấm<br /> đoán là mức thuế quan vừa phải, sẽ làm giảm sút nhập<br /> khẩu nhưng không xoá bỏ thương mại.<br /> • Tác dụng của thuế quan<br /> Thuế quan làm tăng giá cả hàng hoá, giảm khối lượng tiêu<br /> thụ hàng hóa, giảm khối lượng hàng nhập khẩu và tăng<br /> khả năng sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho Chính phủ.<br /> Giả sử một nước nhỏ cần nhập khẩu quần áo đề phục vụ<br /> cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu không có thương<br /> Thuế quan<br /> mại quốc tế, giá bán sản phẩm trong nước là 8 USD và<br /> các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ cung cấp một lượng sản phẩm là 200.<br /> Khi có thương mại quốc tế, nếu không có thuế quan, với mức của thế giới theo giá cả 4<br /> USD, nhu cầu tiêu thụ quần áo là 300. Sản xuất trong nước là 100 đơn vị sản phẩm và<br /> phải nhập khẩu một lượng là EF = 200.<br /> Để khuyến khích sản xuất trong nước, Chính phủ áp đặt một mức thuế quan là 2 USD<br /> trên một đơn vị quần áo nhập khẩu, sẽ làm giá tăng lên tới 6 USD một đơn vị quần áo.<br /> Lượng hàng trong nước sản xuất thêm là 50 đơn vị, mức nhập khẩu giảm xuống còn 100<br /> ( HI ), tiêu dùng trong nước giảm đi LF = 50 đơn vị. Thuế thu về cho chính phủ trong<br /> 215<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2