intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 3: Kỹ năng tự học và lập kế hoạch học tập

Chia sẻ: Tran Thi Thuy Linh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

96
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 3: Kỹ năng tự học và lập kế hoạch học tập cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm kỹ năng tự học; Các nhóm kỹ năng tự học; Phương pháp học tập hiệu quả; Kỹ năng lập kế hoạch học tập; Ý nghĩa của việc lập kế hoạch học tập;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 3: Kỹ năng tự học và lập kế hoạch học tập

  1. “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy  biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi  bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.
  2. CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TỰ HỌC  VÀ LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP * Mục tiêu của bài: Học xong bài này, người học có khả năng:   ­ Kiến thức: Trình bày được khái niệm, phương  pháp kỹ năng tự học;   ­  Kỹ năng: Lập và thực hiện được kế hoạch tự  học cho bản thân;   ­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động,  tích cực, tự giác, tự rèn luyện kỹ năng tự học  cho bản thân.
  3. 1. Khái niệm kỹ năng tự học 1.1. Tự học là gì Theo  Từ  điển  Giáo  dục  học “Tự  học  là  quá  trình  tự  mình  lĩnh  hội  tri  thức  khoa  học  và  rèn  luyện kỹ năng  thực hành không có sự hướng dẫn  của  giáo  viên  và  sự  quản  lý  trực  tiếp  của  cơ  sở  giáo dục đào tạo”. Tác  giả  Nguyễn  Kỳ  cũng  bàn  về  khái  niệm  tự  học:  Tự  học  là  hoạt  động  trong  đó  người  học  tích  cực  chủ  động,  tự  mình  tìm  ra  tri  thức  kinh  nghiệm  bằng  hành  động  của  mình,  tự  thể  hiện  mình.  Tự  học  là  người  học  tự  đặt  mình  vào  tình  huống  học,  vào  vị  trí  nghiên  cứu,  xử  lí  các  tình  huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải 
  4. GS ­ TSKH Thái Duy Tuyên: “Tự học là động não,  suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân  tích…)  và  có  khi  cả  cơ  bắp  (khi  sử  dụng  công  cụ)  cùng  các  phẩm  chất  của  chính  bản  thân  người  học  (tính  trung  thực, khách quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng  say  mê  khoa  học)  cả  động  cơ,  tình  cảm,  cả  nhân  sinh  quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết  nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của  mình”  Tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt  động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri  thức  và  kỹ  năng  do  chính  sinh  viên  tiến  hành  trên  lớp,  ở  ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo  khoa  đã  quy  định.  Tự  học  là  một  hình  thức  tổ  chức  dạy  học  cơ  bản  ở  đại  học  có  tính  độc  lập  cao  và  mang  đậm  nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình 
  5.  Từ  những  định  nghĩa  như  trên  về  tự  học,  chúng ta đều nhận thấy điểm chung của tự học là  sự  tự  giác,  chủ  động  và  độc  lập  của  người  học  trong  quá  trĩnh  lĩnh  hội  tri  thức:  Bản  chất  của  tự  học  là  học  với  sự  tự  giác  và  tích  cực  ở  mức  độ  cao,  là  quá trình  người học tự  tìm ra  ý nghĩa  của  việc  học  làm  chủ  hoạt  động  học  tập  của  mình.  Bản  chất  của  tự  học  là  quá  trình  chủ  thể  người  học cá nhân hóa việc học nhằm thỏa mãn các nhu  cầu  học  tập,  tự  giác  tiến  hành  các  hoạt  động  để  thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học  tập đề ra. 
  6. 1.2. Kỹ năng tự học là gì? Kỹ  năng  tự  học  là  những  phương  thức  thể hiện hành động tự học thích hợp, tương  ứng  với  mục  đích  và  những  điều  kiện  hoạt  động,  hình  thành  kỹ  xảo  đúng  trong  hoạt  động tự học đảm bảo cho hoạt động tự học  của sinh viên đạt được kết quả. Kỹ năng tự hoc là kha năng ca ̣ ̉ ́ nhân tự  bổ sung, chu đông ti ̉ ̣ ́ch cực tìm hiêu, nghiên  ̉ cứu, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và bài  học từ sách vở, cuộc sống, nhằm lĩnh hôi tri  ̣ thức và hình thành kỹ năng cho mình.
  7. 1.3. Các nhóm kỹ năng tự học 1.3.1. Kỹ năng định hướng Trước  tiên,  để  quá  trình  tự  học  diễn  ra  thành  công người học cần thiết lập cơ sở định hướng  của  hành  động.  Đó  là  hệ  thống  định  hướng  và  chỉ  dẫn  mà  chủ  thể  có  thể  sử  dụng  nó  để  thực  hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức  năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm  tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở  định hướng, người học phải  trả lời được các câu hỏi: ­ Học nhằm mục đích gì ­ Thái độ học tập ra sao?  ­ Học như thế nào? 
  8. 1.3.2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập Trong quá trình lập kế hoạch người học phải chú  ý một số điểm sau: ­  Thứ  nhất,  người  học  phải  xác  định  tính  hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế hoạch  ngắn  hạn,  dài  hạn,  thậm  chí  kế  hoạch  cho  từng  môn, từng phần. Kế hoạch phải được tạo lập thật  rõ  ràng,  nhất  quán  cho  từng  thời  điểm,  từng  giai  đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn  cảnh của mình; ­ Thứ hai, khi lập kế hoạch, người học phải  chọn  đúng  trọng  tâm,  cần  xác  định  được  cái  gì  là  quan  trọng  để  ưu  tiên  tác  động  trực  tiếp  và  dành 
  9. 1.3.3. Kỹ năng thực hiện kế hoạch ­ Kỹ năng ghi chép: Ghi chép hiệu quả sẽ tiết kiệm  thời  gian  cho  người  học,  do  đó  trong  quá  trình  ghi  chép, người học có thế sắp xếp thông tin, nắm bắt  được những thông tin quan trọng và dễ dàng nhớ lại  chúng khi cần. Việc ghi chép giúp chúng ta nhớ lại  thông tin tốt hơn, giúp gợi ra các thông tin đã được  lưu  giữ  trong  bộ  nhớ.  Bên  cạnh  đó  việc  ghi  chép  một cách có hệ thống giúp người học nhớ lâu và có  hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học.  Một số cách ghi chép hiệu quả: + Ghi chép các ý chính: + Ghi chép để dễ nhìn và nhớ + Ghi trực tiếp trên sách
  10. ­ Kỹ năng ôn tập:  Kỹ năng ôn bài là hoạt động  quan  trọng,  giúp  người  học  tái  hiện  lại  bài  giảng, ghi nhớ, nắm bắt được mối quan hệ giữa  các  phần  rời  rạc,  hệ  thống  lại  toàn  bộ  bài  học,  bổ sung kiến thức bài học bằng những thông tin  nghiên  cứu  được  ở  các  tài  liệu  khác, nhận diện  cấu trúc từng phần và toàn bài.  Kỹ năng ôn tập bao gồm:  + Lập kế hoạch chi tiết cho việc ôn tập; + Viết lại nội dung ôn tập; + Ôn tập xen kẽ giữa các nội dung; + Làm bài tập vận dụng.
  11. ­  Kỹ  năng  đọc  sách  ­  nghiên  cứu  tài  liệu
  12. Việc đọc sách giúp người học tiếp thu tri thức và  phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Kỹ năng  đọc sách bao gồm các thao tác: + Tra cứu và lựa chọn tài liệu: Biết cách tra cứu  tài liệu  ở thư viện, nhà sách lẫn các kho tư liệu  trực  tuyến  sẽ  giúp  người  học  tìm  được  tài  liệu  mong muốn liên quan đến nội dung học tập.  + Đọc sách: Bao gồm các cách đọc sau đây: * Đọc lướt * Đọc có suy nghĩ * Đọc có hệ thống * Đọc có chọn lọc * Đọc có ghi nhớ
  13. 1.3.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình,  người  học  sẽ  tự  đánh  giá  được  năng  lực  học  tập  của  bản  thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm  được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục.  Để có kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, người học cần: ­ Xđ được mục tiêu, nội dung bài học; ­ Xđ được các ND liên quan trong các tài liệu tham khảo; ­  Tái  hiện  được  những  kiến  thức  liên  quan  đã  được  nghe  giảng; ­ Xây dựng dàn ý bài học; ­  Làm  được  bài  tập  theo  yêu  cầu  sau  đó  tự  mình  kiểm  tra  đáp án để rút kinh nghiệm…; ­ Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa  ­ Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng  bạn bè
  14. 2. Phương pháp học tập hiệu quả 2.1. Đọc đi đọc lại: Đọc lướt nhanh toàn bộ phần  tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn  sách. Đọc kỹ, tùy theo mục đích đọc mà có thể đọc  kỹ một lần hoặc nhiều lần. Khi đọc kỹ các lần sau,  chỉ cần đọc lại những điều cơ bản hoặc các nội  dung mà lần đầu chưa hiểu, chưa nắm vững. Những  lần đọc sau sẽ làm người đọc nắm sâu hơn, hiểu kỹ  hơn; 2.2.  Nắm các ý chính:  Trong khi đọc, bạn phải tách  ra  được  cái  “cốt  lõi”  hoặc  “thông  tin”  dưới  dạng ý  chính  và  từ  khóa. Sau  đó,  bạn  chỉ  ghi  chú  những  ý  chính  và  từ  khóa  (  dưới  dạng  Sơ  Đồ  Tư  Duy)  để 
  15. 2.3. Trích lược những chi tiết quan trọng: để tìm những  điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích  cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề  cho năng lực giải quyết vấn đề sau này. Sinh viên phải  hết sức tập trung suy nghĩ và phải tinh lọc được những  kiến thức cơ bản cần thiết cho mình, đồng thời nêu  được các vấn đề cũng như giải quyết được những vấn  đề mà tài liệu đề cập. 2.4.  Đọc  bằng  mắt:  đôi  mắt  của  chúng  ta  có  khả  năng  nhận  biết  từ  và  câu  nhanh  hơn  nhiều  so  với  việc  đọc  nhẩm  trong  đầu.  Khi  đọc  thầm  bạn  nghe  thấy  các  từ  được  phát  âm  lên  trong  trí  óc  mình,  điều  này  sẽ  làm  giảm tốc độ đọc sách rất nhiều.  Vì vậy,  đọc bằng mắt 
  16. 2.5. Học cách ghi chép: Việc ghi chú bằng tay  giúp cải thiện khả năng tiếp thu, ghi nhớ lại tốt  hơn. 2.6. Sắp xếp những điều ghi chép: Việc sắp xếp  những điều ghi chép sẽ giúp bạn nhớ được  thông tin hiệu quả hơn một cách cho hệ thống. 2.7. Đánh dấu trong sách: Các ý chính cần ghi  chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý  cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác  liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa  nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy  nghĩ, tìm người giải đáp. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2