intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Alginate

Chia sẻ: Tran Bach Duong Duong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:45

183
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Alginate mời các bạn cùng tham khảo để nắm được các nội dung kiến thức cần thiết, phục vụ cho học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Alginate

  1. Chương 4. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT ALGINATE (Alginophytes) Tất cả rong nâu đều chứa alginate nhưng với hàm lượng và chất lượng keo rất khác nhau. Alginate được sử dụng dưới dạng chất làm đặc trong thực phẩm, dược mỹ phẩm và trong công nghiệp in vải. 1. RONG BẸ LAMINARIA. 2. RONG UNDA UNDARIA.
  2. 1. RONG BẸ LAMINARIA. 1.1. Đặc điểm sinh học. 1.1.1. Phân loại và phân bố. Hệ thống phân loại: Ngành Phaeophyta Lớp Phaeosporeae Bộ Laminariales Họ Laminariaceae Giống Laminaria Loài L. japonica Danh pháp: Giống Laminaria có hơn 50 loài trên thế giới và khoảng 20 loài ở vùng châu Á – Thái Bình Dương. Rong thuộc giống Laminaria được biết đến dưới các tên thông dụng là Kelp ở châu Âu và Bắc Mỹ, Kombu ở Nhật và Haidai ở Trung Quốc.
  3. 1.1.1. Phân loại và phân bố. Phân bố: L. japonica là loài có giá trị kinh tế cao nhất trong giống Laminaria, phân bố ở vùng nước lạnh ôn đới. – Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chúng phân bố về phía Nam đến 36 vĩ độ Bắc. – Đến nay, chúng chỉ được nuôi trồng đến 25 vĩ độ Bắc vì những hạn chế về nhiệt độ.
  4. 1.1.2. Hình thái cấu tạo. • Hình thái: Cây rong trưởng thành dài từ 2-6 m, rộng 35- 50 cm. Bề mặt rong khum vào trong. • Cấu tạo: – Phiến rong: gồm 3 cấu trúc cơ bản là lớp vỏ ngoài, tầng bì và tầng lõi. • Lớp vỏ ngoài. • Tầng bì: biệt hóa thành ngoại bì và nội bì. • Tầng lõi: gồm các tế bào lõi và một mạng lưới các tế bào sợi. – Các tuyến keo: phân bố khắp tầng nội bì, cuống và bàn bám.Vách của các tế bào rong bẹ gồm hai lớp là lớp sợi và lớp gian bào không định hình.
  5. 1.1.3. Sinh sản – vòng đời. Sinh sản: chủ yếu sinh sản theo hình thức sinh sản vô tính bằng bào tử và hình thức sinh sản hữu tính bằng giao tử. Vòng đời: – Cây bào tử thành thục chứa túi bào t ử nằm ở gần gốc của phiến. Đây là những bào tử động chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) do hiện tượng giảm phân trong quá trình sinh sản vô tính. Khi chín mu ồi, bào tử động được phóng thích khỏi cơ thể mẹ. – Cây giao tử đực và cây giao tử cái được hình thành từ bào tử động. Trên cây giao tử đực thành thục, túi tinh tử được hình thành. Cây giao tử cái cũng hình thành nên túi trứng. – Tinh tử được phóng ra từ túi tinh tử kết hợp với trứng trong túi trứng tạo thành hợp tử. Hợp t ử phát triển hình thành nên cây bào tử (2n).
  6. Vòng đời Laminaria
  7. 1.1.4. Sinh trưởng. Nhiệt độ cao trên 27oC gây chết cây bào tử. Cây bào tử không thể hoàn thành vòng đời ở những vùng nhiệt độ nước trên 20oC trong thời gian dài. Muối dinh dưỡng, đặc biệt là đạm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của L. japonica. Hàm lượng đạm nhỏ hơn 0,005 ppm gây hại cho rong. Ở giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu đạm của rong đạt trên 0,02 ppm. Do vậy, phải tiến hành bón phân đối với những vùng trồng rong nghèo dinh dưỡng.
  8. 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 1.2.1. Lựa chọn vị trí. – Đáy của vùng trồng rong phải tương đối bằng phẳng; chất đáy là bùn hoặc bùn cát. – Độ sâu mực nước phụ thuộc vào chiều dài dây giống và phương pháp nuôi trồng, thường phải lớn hơn 5 m lúc triều rút. – Hoạt động thủy triều ở mức trung bình; sóng gió tương đối tĩnh. – Nhiệt độ nước dưới 26oC. – Vùng trồng cần có độ trong lớn để rong quang hợp tốt; tránh nơi có nguồn nước ô nhiễm hay chịu ảnh hưởng lớn của nước ngọt đổ vào. Có hai dạng thủy vực thường được chọn để nuôi trồng L. japonica: – Vùng có độ sâu trên 20 m: Đây là vùng thường có sóng gió lớn nên phải lưu ý bảo vệ công trình. Bè nổi được bố trí cùng hướng với dòng chảy thường xuyên của biển. – Vùng có độ sâu 10 – 20 m: Đây là vùng thường có hoạt động của dòng chảy ở mức trung bình nhưng vùng trồng cũng cần ph ải được che chắn tốt.
  9. 1.2.2. Chuẩn bị cây giống. Vớt giống tự nhiên (giống mùa thu): – Vật bám là các thanh tre được buộc lại như cái thang – Thang dây được treo ở bè để thu bào tử động khoảng giữa tháng 10 (ở Trung Quốc) – Cây giống được ương trong 3 tháng, đên cuối tháng giêng đạt khoảng 8-10 cm thì chuyển sang trồng th ương phẩm. Sản xuất giống nhân tạo (giống mùa hè): – Cây bố mẹ được chọn lựa lại sau khi tổng thu. – Bào tử động được thu theo phương pháp kích thích khô. Bào tử bám vào vật bám là dây thừng đặt sẵn trong bể. – Bào tử được ương phát triển thành cây giao tử. Cây giao tử sinh sản cho ra hợp tử rồi phát triển thành cây bào t ử. – Cây bào tử được tiếp tục ương nuôi trong nước lạnh nhân tạo cho đến khi cây đạt được chiều dài 20 – 50 cm thì chuyển ra bè trồng lớn.
  10. 1.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 1.2.3.1. Kỹ thuật trồng đơn: • Phương pháp dây đơn ngang: Phương pháp này thích hợp với các vùng nuôi gần bờ, độ trong thấp hoặc vùng nước sâu có dòng chảy mạnh.
  11. Phương pháp dây đơn ngang – Hệ thống công trình: Dây phao: dài 50-120 m, hai đầu được neo giữ trên đáy. Dây giống: dây PE được nối với dây phao qua các sợi dây treo. Các dây treo được bố trí cách nhau 1,5 m, phía dưới có buộc vật nặng. Chiều dài dây treo phụ thuộc điều kiện thực tế của vùng nước. – Kỹ thuật ra giống: Giống được cố định trên dây giống bằng phương pháp gắn trực tiếp Hai cây rong giống liền kề trên dây giống cách nhau khoảng 30 cm
  12. Phương pháp dây đơn ngang: – Chăm sóc – quản lý: Công việc chăm sóc được tiến hành hàng ngày với các nội dung công việc qui định. Đây là phương pháp đơn giản, dễ chăm sóc, quản lý; rong phân bố theo chiều ngang ở t ầng nước thích hợp nhất nên sinh trưởng nhanh và tốc độ sinh trưởng đồng đều. Tuy nhiên, đây là phương pháp trồng chiếm nhiều không gian do mật độ rong thưa, năng suất thấp và giá thành cao.
  13. 1.2.3.1. Kỹ thuật trồng đơn Phương pháp bè dây ngang: – Hệ thống công trình: Mỗi đơn vị nuôi trồng gồm từ 10-40 dây phao đơn được bố trí song song, cách nhau 3-5 m tạo thành hình chữ nh ật. Khu trồng thường gồm nhiều đơn vị bố trí cách nhau 30- 40m
  14. Phương pháp bè dây ngang – Kỹ thuật ra giống: Giống được bố trí trên dây giống bằng phương pháp gắn trực tiếp. Hai cây rong giống liền kề cách nhau khoảng 30 cm. Dây giống được treo vào dây phao theo chiều thẳng đứng. Các dây giống nằm trên hai dây phao đơn kề nhau có th ể được nối với nhau thành dây giống dài gấp đôi căng theo chiều ngang. – Chăm sóc – quản lý: Đây là công việc được tiến hành hằng ngày với các nội dung công việc chung. Đây là phương pháp thường được sử dụng cho vùng trồng rong có độ đục cao, vùng biển có dòng chảy yếu hoặc vùng biển sâu có dòng chảy mạnh. Ở vùng có dòng chảy mạnh, rong sinh trưởng nhanh và ít sinh vật bám hơn nh ưng dây giống l ại rất dễ bị xoắn vào nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2