intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 3 - TS. Tạ Quang Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 3: Quyết định hành chính và thủ tục hành chính" được biên soạn nhằm trình bày nhận thức được lý luận cơ bản về quyết định hành chính, trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định hành chính cũng như các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính. Xử lý các quyết định hành chính khiếm khuyết trong thực tiễn hiện nay; nguyên tắc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính, các loại thủ tục hành chính, chủ thể và các giai đoạn của thủ tục hành chính, vấn đề cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 3 - TS. Tạ Quang Ngọc

  1. LUẬT HÀNH CHÍNH I Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 1 v1.0014109222
  2. BÀI 3 QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Các bạn hãy nhận xét về vụ việc trên. Quyết định xử phạt của ông Tùng có hợp pháp không? Việc xử lý của ông A có đúng thủ tục xử  phạt theo quy định của pháp luật không? Nếu vi phạm thủ tục quyết định đó có bảo đảm tính hợp pháp và có hiệu lực thi hành không? 3 v1.0014109222
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nhận thức được lý luận cơ bản về quyết định hành chính, trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định hành chính cũng như các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính. Xử lý các quyết định hành chính khiếm khuyết trong thực tiễn hiện nay. • Trình bày được khái niệm, nguyên tắc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính, các loại thủ tục hành chính, chủ thể và các giai đoạn của thủ tục hành chính, vấn đề cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay. 4 v1.0014109222
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước và những kiến thức liên quan đến các môn học: • Luật Hiến pháp. • Lý luận Nhà nước và pháp luật 5 v1.0014109222
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật đất đai. • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn Luật Dân sự, Luật Hành chính. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu. 6 v1.0014109222
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1 Quyết định quản lý hành chính 3.2 Thủ tục hành chính 7 v1.0014109222
  8. 3.1. QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm 3.1.2. Phân loại quyết định của quyết định hành chính hành chính 3.1.4. Xử lý quyết định 3.1.3. Yêu cầu đối với quản lý hành chính nhà nước quyết định quản lý nhà nước vi phạm về tính hợp pháp và tính hợp lý 8 v1.0014109222
  9. 3.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH • Khái niệm:  Là công cụ cơ bản, quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.  Là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực – Nhà nước (kết quả của hành động mang tính pháp lý – quyền lực) của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền. • Đặc điểm:  Quyết định hành chính có số lượng lớn, do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành.  Quyết định hành chính có nội dung, mục đích, hình thức, tên gọi phong phú và đa dạng.  Quyết định hành chính có tính dưới luật.  Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính. • Phân biệt quyết định hành chính với công văn, giấy tờ có giá trị pháp lý:  Giấy tờ hành chính phát sinh trên cơ sở quyết định quản lý hành chính nhà nước dùng để chứng nhận một quyền chủ thể nào đó, một sự kiện có giá trị pháp lý.  Hành động có giá trị pháp lý được thực hiện trên cơ sở quyết định pháp luật của cơ quan quản lý, người có thẩm quyền. 9 v1.0014109222
  10. 3.1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH a. Theo tính chất pháp lý Quyết định Quyết định Quyết định chung quy phạm cá biệt 10 v1.0014109222
  11. 3.1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Theo tính chất pháp lý (tiếp theo) • Quyết định chung:  Là quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn có tính chất chung.  Làm cơ sở cho việc ban hành các quyết định quy phạm hoặc các quyết định cá biệt.  Là công cụ định hướng trong thực hiện lãnh đạo của hệ thống hành chính nhà nước. • Quyết định quy phạm là loại quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính, vì:  Đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mới;  Áp dụng, cụ thể hóa các quy phạm pháp luật do Quốc hội hoặc các cơ quan hành chính cấp trên ban hành;  Sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành;  Bãi bỏ những quy phạm pháp luật hành chính không còn phù hợp;  Thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hành về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. 11 v1.0014109222
  12. 3.1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Theo tính chất pháp lý (tiếp theo) • Quyết định cá biệt:  Là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt.  Là quyết định áp dụng pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cấp trên hoặc cơ quan ban hành quyết định cá biệt đó.  Các loại quyết định cá biệt:  Quyết định cho phép: Trước khi thực hiện một hoạt động thông thường công dân phải đề nghị hay khai báo với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào điều kiện, yêu cầu của pháp luật, Cơ quan hành chính quyết định cho phép hoặc không cho phép hoạt động.  Quyết định ra lệnh: Trước một vấn đề đặt ra trong thi hành pháp luật, thỏa mãn một nhu cầu công cộng hoặc an ninh, trật tự bị vi phạm... Cơ quan hành chính phải ra lệnh ngăn cấm hoặc bắt buộc phải thực hiện một số hoạt động. 12 v1.0014109222
  13. 3.1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH (tiếp theo) a. Theo tính chất pháp lý (tiếp theo)  Đặc điểm của quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt:  Làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Nếu thiếu nó thì trong rất nhiều trường hợp pháp luật không thể đi vào đời sống.  So với quyết định chung, quyết đinh quy phạm thì tỉ lệ quyết định cá biệt được ban hành nhiều hơn rất nhiều. Càng ở cơ quan cấp thấp và cơ sở thì tỷ lệ này càng cao.  Quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. 13 v1.0014109222
  14. 3.1.2. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH (tiếp theo) b. Theo chủ thể ban hành • Nghị định của Chính phủ. • Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng. • Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. • Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân. • Quyết định quyết định quản lý hành chính nhà nước liên tịch. c. Theo hình thức thể hiện • Quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện dưới dạng văn bản. • Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành bằng miệng (lời nói). • Quyết định quản lý hành chính nhà nước còn thể hiện dưới dạng khác như: ám hiệu, tín hiệu, dấu hiệu (bằng đèn hiệu, cờ hiệu, còi hiệu...). 14 v1.0014109222
  15. 3.1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC a. Yêu cầu hợp pháp • Phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan (người có thẩm quyền). • Phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. • Phải được ban hành theo hình thức do luật định. • Yêu cầu riêng đối với quyết định quản lý hành chính nhà nước, tuỳ thuộc đó là quyết định quản lý hành chính nhà nước loại nào. b. Yêu cầu hợp lý • Phù hợp với lợi ích của Nhà nước và công dân. • Phải có tính cụ thể, tính phân hoá theo từng vấn đề, theo chủ thể ban hành và đối tượng thực hiện. • Phải có quan điểm tổng thể. • Có ngôn ngữ trình bày rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không dùng từ đa nghĩa. 15 v1.0014109222
  16. 3.1.4. XỬ LÝ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VI PHẠM VỀ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÝ • Các quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước không tuân theo các yêu cầu hợp pháp và hợp lý thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể coi quyết định đó là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần. • Khi có một quyết định quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp thì áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định quản lý hành chính nhà nước đã ban hành. • Đình chỉ việc thi hành quyết định quản lý hành chính trong các trường hợp:  Khi có dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết định nhưng chưa khẳng định rõ mà cần đình chỉ để xem xét.  Tùy thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cơ quan cấp trên có quyền đình chỉ và bãi bỏ, hoặc chỉ có quyền đình chỉ còn việc bãi bỏ thuộc thẩm quyền của cơ quan khác. • Khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện các quyết định trái pháp luật gây ra: Nếu các quyết định quản lý hành chính nhà nước trái pháp luật đã được thi hành thì để bảo đảm lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nước nhất thiết phải áp dụng các biện pháp như bồi thường thiệt hại, dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, tịch thu các phương tiện phạm pháp... để khôi phục lại tình trạng cũ. 16 v1.0014109222
  17. 3.1.4. XỬ LÝ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VI PHẠM VỀ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÝ • Truy cứu trách nhiệm người có lỗi:  Tùy theo mức độ và tính chất của quyết định quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp mà người có lỗi có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.  Trước hết, phải truy cứu trách nhiệm người ban hành quyết định trái pháp luật.  Đối với người thi hành thì chỉ truy cứu trách nhiệm khi họ làm trái quyết định quản lý hành chính nhà nước bằng hành vi cố ý hoặc vô ý lạm dụng quyền hạn. • Nếu ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước trái với thủ tục ban hành mà nội dung quyết định không trái với pháp luật thì vẫn phải đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định đó, nhưng không phải khôi phục lại tình trạng cũ. • Đối với các quyết định vi phạm yêu cầu hợp lý cũng có thể bị đình chỉ hoặc bãi bỏ, người ban hành có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật; không áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự vì việc ban hành quyết định không hợp lý không phải là vi phạm pháp luật. 17 v1.0014109222
  18. 3.2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 3.2.1. Khái niệm thủ tục 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng hành chính, đặc điểm và thực hiện thủ tục của thủ tục hành chính hành chính 3.2.3. Chủ thể của thủ tục 3.2.4. Các giai đoạn hành chính của thủ tục hành chính 18 v1.0014109222
  19. 3.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cán bộ, công chức thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ, cá nhân tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. • Đặc điểm:  Thủ tục hành chính được sử dụng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.  Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.  Thủ tục hành chính do pháp luật hành chính quy định. 19 v1.0014109222
  20. 3.2.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Nguyên tắc Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc Nguyên tắc đơn giản, Nguyên tắc trước pháp pháp chế công khai, nhanh khách quan luật của các minh bạch chóng, bên chủ thể kịp thời tham gia 20 v1.0014109222
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2