intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Môi trường và Phát triển - ThS. Lương Thị Mai Ly

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

578
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Môi trường và Phát triển - ThS. Lương Thị Mai Ly có bố cục gồm 3 chương trình bày tổng quan các vấn đề về môi trường, phát triển và môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Môi trường và Phát triển - ThS. Lương Thị Mai Ly

  1. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Bài giảng Môi trường và phát triển Th.S. Lương Thị Mai Ly Khoa Môi trường – ĐHKHTN 0918040501 luongmaily@hus.edu.vn
  2. Nội dung môn học Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG (12 giờ) 1.1. Khái niệm các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.3. Những vấn đề môi trường toàn cầu 1.4. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Chương 2: PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG (8 giờ) 2.1. Khái niệm phát triển và các mô hình phát triển 2.2. Dân số, định cư, đô thị hóa và môi trường 2.3. Nông nghiệp và môi trường 2.4. Công nghiệp hóa và môi trường 2.5. An ninh và môi trường 2.6. Khoa học công nghệ và môi trường 2.7. Văn hóa và môi trường 2.8. Dịch vụ, du lịch và môi trường 2.9. Toàn cầu hóa với môi trường và phát triển Chương 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (8 giờ) 3.1. Công cụ bảo vệ môi trường 3.2. Phát triển bền vững Kiểm tra giứa kỳ: 1 giờ Ôn tập: 1 giờ Bài tập chuyên đề: Theo hướng dẫn của giáo viên. 2
  3. Học liệu [1]. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2004. [2].Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. [3]. Lê Quý An (chủ biên). Việt Nam - Môi trường và cuộc sống. Hà Nội 2006. Trang tin Hội bảo vệ thiên nhiên và MT, sách “Việt Nam - Môi trường & cuộc sống” http://www.vacne.org.vn/CD_ROM/root/data/index.html [4]. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2005. Nghị định 21/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật. Trang tin Chính phủ VN, mục “Hệ thống văn bản pháp quy” http://www.vietnam.gov.vn [5]. Các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia. Trang tin Cục môi trường, mục “Khung pháp lý - công ước quốc tế” http://www.nea.gov.vn/html/khungphaply/all.htm [6]. Chương trình nghị sự 21 [7]. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường [8]. Các trang tin điện tử khác 3
  4. Môi trường là gì? Vấn đề môi trường xung quanh em quan tâm nhất hiện nay? Tại sao phải bảo vệ Môi trường? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường? Em mong muốn điều gì ở môn học này? 4
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG (12 giờ tín chỉ) 5
  6. C1. Tổng quan các vấn đề môi trường 1.1. Khái niệm các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Khái niệm môi trường 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.2.1. Khái niệm, phân loại ô nhiễm,môi trường 1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.2.3. Ô nhiễm môi trường nước: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.2.4. Ô nhiễm môi trường đất: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.3. Những vấn đề môi trường toàn cầu 1.3.1. Suy thoái tài nguyên sinh vật 1.3.2. Suy thoái tài nguyên nước ngọt 1.3.3. Suy thoái tài nguyên đất trồng 1.3.4. Suy thoái tầng ô zôn 1.3.5. Biến đổi khí hậu toàn cầu 1.4. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 6
  7. 1.1. Khái niệm các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Khái niệm môi trường - Khái niệm và chức năng của môi trường - Điều 3: Giải thích từ ngữ trong Luật BVMT - 5 nguyên tắc bảo vệ môi trường - 9 chính sách bảo vệ môi trường - 12 hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích - 15 hành vi gây hại môi trường Luật nghiêm cấm 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên - Khái niệm tài nguyên - Giá trị tài nguyên - Phân loại tài nguyên - Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế 7
  8. 1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một hệ thống, bao gồm Các yếu tố tự nhiên Các vật chất nhân tạo Có quan hệ mật thiết với nhau Bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005) 8
  9. Chức năng của môi trường 1- Sản xuất, chứa đựng, bảo vệ và cung cấp tài nguyên thiên nhiên 2- Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải; 3- Tạo ra và cung cấp không gian sống, 4- Đồng sản xuất lương thực thực phẩm và cung cấp sinh kế 5- Bảo vệ, cung cấp tín hiệu báo động 6- Lưu trữ và cung cấp thông tin 7-….. 9
  10. Đặc điểm chung của các chức năng 1. Có giới hạn và có điều kiện,  khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. 2. Đa dạng, nhưng không song hành đồng thời  khai thác một chức năng sẽ có thể làm mất khả năng khai thác các chức năng còn lại. 3. Các chức năng có giá trị sử dụng, Giá trị thị trường và Chi phí cơ hội không giống nhau và thay đổi theo thời gian  Cần xác định và lựa chọn lợi ích tối ưu 10
  11. 1.1.2. Khái niệm các vấn đề môi trường Bảo vệ môi trường (BVMT)??? 1. Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp 2. Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường , ứng phó sự cố môi trường 3. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường 4. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 5. Bảo vệ đa dạng sinh học (Luật BVMT Việt Nam 2005) 11
  12. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và BVMT.  Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.  Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.  Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi MT nghiêm trọng. 12
  13. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.  Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.  Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.  Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.  Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. 13
  14. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.  Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau. HST Rừng ngập mặn HST Rạn san hô 14
  15. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. 15
  16. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. 16
  17. Danh sách các trạm quan trắc tự động STT Tên trạm 1 Trạm Sơn La 2 Trạm Láng 3 Trạm Phù Liễn (Hải Phòng) 4 Trạm Cúc Phương (Ninh Bình) 5 Trạm Vinh (Nghệ An) 6 Trạm Đà Nẵng 7 Trạm Pleiku 8 Trạm Nhà Bè (tp HCM) 9 Trạm Cần Thơ (Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia) 17
  18. 0.250 0.200 SO2 (mg/m3) 0.150 NOx (mg/m3) 0.100 TSP (mg/m3) PM 10 (mg/m3) 0.050 0.000 2004 2005 2006 2007 2008 QCVN 05 : 2009/BTNMT Nồng độ trung bình của SO2, NOx, TSP, và PM10 đo tại trạm Láng từ 2004 - 2008 18
  19. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về  các thành phần môi trường;  trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;  các tác động đối với môi trường;  chất thải;  mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái  thông tin về các vấn đề môi trường khác. 19
  20. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2