intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục - Cục Khảo thí và KĐCLGD Bộ GD & ĐT

Chia sẻ: Nguyễn Thị Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

142
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục trình bày về khái niệm, đối tượng áp dụng, ưu/nhược điểm, phân loại và những lưu ý của từng kĩ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục như kĩ thuật phỏng vấn; kĩ thuật hỏi, kĩ thuật quan sát; kĩ thuật thảo luận nhóm,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Một số kĩ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục - Cục Khảo thí và KĐCLGD Bộ GD & ĐT

  1. MỘT SỐ KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Cục Khảo thí và KĐCLGD BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. KĨ THUẬT PHỎNG VẤN
  3. Khái niệm Phỏng vấn là kĩ thuật thu thập dữ liệu trong đó người hỏi (phỏng vấn) đặt câu hỏi cho người được phỏng vấn và người được phỏng vấn đáp lại.
  4. Đối tượng áp dụng Sử dụng trong đợt khảo sát chính thức để thu thập thông tin về hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường
  5. Ưu điểm • Giúp người phỏng vấn khi không có điều kiện quan sát trực tiếp; • Người được phỏng vấn có thể cung cấp cho ta những thông tin quan trọng; • Người phỏng vấn có thể chủ động trong việc điều khiển các câu hỏi.
  6. Nhược điểm • Thông tin thu thập từ phỏng vấn đã qua lăng kính của người được phỏng vấn • Các cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin ở một địa điểm được quy định thay vì là ở một bối cảnh tự nhiên nên có thể sẽ không hoàn toàn chính xác; • Sự có mặt của người phỏng vấn có thể làm cho các câu trả lời bị thiên vị; • Không phải ai cũng đều có khả năng diễn đạt và cảm nhận như nhau.
  7. Các loại phỏng vấn Có ba loại phỏng vấn: 1. Phỏng vấn không cấu trúc 2. Phỏng vấn bán cấu trúc 3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
  8. 10 LƯU Ý 1. Thiết lập mối quan hệ tốt với người được phỏng vấn. 2. Bám sát mục đích phỏng vấn. 3. Đặt câu hỏi một cách tự nhiên. 4. Tập trung lắng nghe và thể hiện sự thông cảm. 5. Ăn mặc thích hợp. 6. Phỏng vấn ở một địa điểm thoải mái. 7. Khuyến khích người được phỏng vấn trả lời nhiều hơn là một từ. 8. Thể hiện sự tôn trọng đối với người được phỏng vấn. 9. Bày tỏ lòng cảm kích đối với người được phỏng vấn. 10. Tập dượt nhiều lần.
  9. Những câu hỏi cần tránh (a) Câu hỏi sử dụng từ cảm xúc (b) Câu hỏi có sử dụng nhiều hơn một ý (c) Câu hỏi sử dụng cấu trúc ngữ pháp phức hợp
  10. Quy trình phỏng vấn 1. Chuẩn bị: – Chọn đối tượng phỏng vấn, hình thức phỏng vấn; – Xác định mục tiêu, nội dung phỏng vấn (những vấn đề cần làm rõ); – Chuẩn bị các câu hỏi; – Chuẩn bị địa điểm, thời gian… – Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ (máy ghi âm…)
  11. Quy trình phỏng vấn 2. Tiến hành phỏng vấn: – Khởi động (giới thiệu/làm quen): nói rõ mục đích phỏng vấn, khẳng định các thông tin sẽ được giữ bí mật và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu… làm an lòng người được phỏng vấn; – Phỏng vấn: tập trung vào những câu hỏi chính để khai thác thông tin. Ghi tóm tắt các thông tin, – Khai thác sâu các thông tin có liên quan làm rõ vấn đề; – Chính xác hoá các thông tin (tóm tắt lại để người được phỏng vấn khẳng định mức độ chính xác của các thông tin).
  12. Quy trình phỏng vấn 3. Kết thúc phỏng vấn: - Nói rõ lý do kết thúc cuộc phỏng vấn; - Đưa ra câu hỏi thông qua vấn đề đang nói tới; - Tóm tắt cuộc phỏng vấn; - Nhận xét hoặc hỏi han các vấn đề cá nhân; - Biểu lộ bằng các cử chỉ; - Cảm ơn và biểu lộ sự hài lòng.
  13. Kĩ thuật hỏi • Sử dụng câu hỏi chuẩn bị sẵn một cách hợp lí (không lộ liễu) • Dùng chính xác các câu hỏi đã viết trong phiếu phỏng vấn • Tuân thủ trật tự câu hỏi • Hỏi tất cả các câu hỏi • Không tìm cách kết thúc hộ các câu của người trả lời
  14. Kĩ thuật gợi ý - Im lặng: Im lặng chờ đợi đối tượng tiếp tục nói. - Nhắc lại: Nhắc lại câu cuối cùng mà đối tượng vừa nói và yêu cầu họ nói tiếp; - Gật gù: Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc "vâng", "đúng rồi", vv...; - Đặt câu hỏi dài: Đem lại nhiều câu trả lời hơn và dễ gây thiện cảm hơn. - Đối phó với đối tượng nói nhiều, lạc đề: Tìm cách ngắt lời, nhưng phải khéo léo, không làm họ phật ý; - Xác nhận: Tỏ ra là mình đã nắm được một số thông tin về chủ đề của cuộc phỏng vấn khiến đối tượng cởi mở hơn và đỡ áy náy hơn vì đã tiết lộ thông tin của nhóm.
  15. Ghi chép các câu trả lời • Có thể ghi âm hoặc thu băng các câu trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên đó không hẳn là ý tưởng tốt nhất. Người trả lời sẽ cảm thấy không thoải mái nếu biết rằng những nhận xét của mình sẽ bị ghi lại từng từ một. Họ sẽ tìm cách nói những gì mà mọi người có thể chấp nhận được. • Phỏng vấn đạt hiệu quả nhất khi người phỏng vấn dùng bút và giấy để ghi chép.
  16. Ghi chép các câu trả lời • Ghi lại ngay các câu trả lời: Người phỏng vấn cần ghi lại các câu trả lời trong khi người trả lời nói. Điều này thể hiện sự quan tâm tới những câu trả lời. • Không cần ghi lại tất cả các từ. Chỉ cần ghi lại cụm từ chính hoặc lời trích dẫn. Cần lưu ý để phân biệt những gì người trả lời phỏng vấn nói ra và những gì mình tự viết vào.
  17. Ghi chép các câu trả lời Ghi chép lại các cách gợi ý: Cần ghi lại tất cả các cách gợi ý đã dùng trong quá trình phỏng vấn. Nên quy ước cách ghi chép các gợi ý cho phù hợp (có thể là ghi vào lề trái chẳng hạn).
  18. Ghi chép các câu trả lời Dùng chữ viết tắt: Hãy tạo ra một hệ thống viết tắt chuẩn để giúp ghi chép được nhiều trong cuộc thảo luận. Cần có hệ thống ghi chép nghĩa của các từ viết tắt được sử dụng lần đầu tiên
  19. KĨ THUẬT QUAN SÁT
  20. Khái niệm Là quá trình tri giác (mắt thấy, tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu... nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá. Quan sát trong kiểm định chất lượng giáo dục là sự xem xét bằng mắt về trường học, môi trường, văn hoá, và sự tương tác giữa những con người với nhau, v.v...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2