intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngân hàng phát triển – Bài 1: Tổng quan về Dự án phát triển (TS. Trương Thị Hoài Linh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Ngân hàng phát triển – Bài 1: Tổng quan về Dự án phát triển" cung cấp các kiến thức bao gồm khái niệm và đặc điểm của dự án phát triển; chu trình của dự án phát triển; nguồn tài trợ cho dự án phát triển; các rủi ro thường gặp đối với dự án phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngân hàng phát triển – Bài 1: Tổng quan về Dự án phát triển (TS. Trương Thị Hoài Linh)

  1. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN v1.0015105226 1
  2. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN I. Mục tiêu học phần: • Sinh viên phân tích được khái niệm dự án phát triển (DAPT), các đặc điểm của DAPT, các nguồn tài trợ cho DAPT và các rủi ro thường gặp đối với DAPT. • Sinh viên phân tích được lý do ra đời của Ngân hàng phát triển (NHPT), khái niệm và mục tiêu hoạt động của NHPT, các hoạt động cơ bản của NHPT. • Sinh viên xác định được các nội dung phân tích tài chính dự án; sử dụng được các chỉ tiêu tài chính để ra quyết định đầu tư vào dự án. • Sinh viên phân tích được quy trình tài trợ cho dự án của NHPT. II. Nội dung nghiên cứu • Bài 1: Tổng quan về Dự án phát triển. • Bài 2: Tổng quan về Ngân hàng phát triển. • Bài 3: Phân tích dự án tài chính. • Bài 4: Tài trợ dự án của Ngân hàng phát triển. v1.0015105226 2
  3. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN (tiếp theo) III. Tài liệu tham khảo • Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – Xã hội); • Sách “Kinh tế và tài chính công” (Ths. Vũ Cương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân); • Giáo trình “Kinh tế đầu tư” (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân); • Sách ”Thẩm định tài chính dự án” (PGS.TS. Lưu Thị Hương, NXB Tài chính, Hà Nội). v1.0015105226 3
  4. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TS. Trương Thị Hoài Linh – ThS. Phùng Thanh Quang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105226 4
  5. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Xét 2 dự án dưới đây: 1. Dự án xây dựng cầu treo dân sinh: • Tổng vốn đầu tư: 400 tỷ đồng. • Nguồn tài trợ cho dự án: Ngân sách Trung ương. • Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải. • Mục tiêu của dự án: Xây dựng 188 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông ở 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên trong năm 2014 – 2015. 2. Dự án khu tổ hợp Goldmark City • Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ đồng. • Nguồn tài trợ cho dự án: vốn của chủ đầu tư và vốn vay Ngân hàng thương mại. • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân. • Mục tiêu của dự án: Tổ hợp nhà ở, văn phòng thương mại với tổng số 9 tòa chung cư cao 40 tầng, quy mô 5.000 căn hộ, được đầu tư xây dựng trên khu đất trên 12ha. Hãy nêu những khác biệt cơ bản của 2 dự án trên? v1.0015105226 5
  6. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Sinh viên nêu được 3 đặc điểm của DAPT. • Sinh viên so sánh được dự án phát triển và dự án thương mại. • Sinh viên phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của 5 nguồn vốn phù hợp với DAPT. • Sinh viên phân tích được các rủi ro thường gặp phải đối với DAPT và đề xuất giải pháp hạn chế những rủi ro đó. v1.0015105226 6
  7. NỘI DUNG Khái niệm và đặc điểm của Dự án phát triển Chu trình của Dự án phát triển Nguồn tài trợ cho Dự án phát triển Các rủi ro thường gặp đối với Dự án phát triển v1.0015105226 7
  8. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm Dự án phát triển 1.2. Đặc điểm của Dự án phát triển v1.0015105226 8
  9. 1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN PHÁT TRIỂN • Dự án phát triển (DAPT) là các dự án trực tiếp tạo ra sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư (Theo Giáo trình Ngân hàng Phát triển). • DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia. • DAPT là đối tượng bỏ vốn của đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển (Theo Giáo trình Kinh tế đầu tư). v1.0015105226 9
  10. 1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN PHÁT TRIỂN • Ít nhận được sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp thông thường. • Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, Chính phủ quyết định và thực hiện hoạt động đầu tư phát triển đối với các DAPT có khả năng sinh lời thấp hoặc một số DAPT do các tập đoàn kinh tế thực hiện nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước. v1.0015105226 10
  11. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN • DAPT là các dự án lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tác động của DAPT đối với nền kinh tế gồm:  DAPT tạo ra các sản phẩm nhằm khuyến khích xuất khẩu;  DAPT tạo ra các sản phẩm nhằm thay thế hàng nhập khẩu;  DAPT tạo ra nguyên liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị… cho các ngành kinh tế khác;  DAPT tạo ra các sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực an ninh xã hội và quốc gia;  Cải thiện đời sống của dân cư ở nông thôn và các vùng kém phát triển. v1.0015105226 11
  12. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN • DAPT nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội  Hiệu quả tài chính (hay còn gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế) là giá trị gia tăng mà chủ đầu tư có được từ quá trình đầu tư vào dự án. Hiệu quả xã hội là giá trị gia tăng mà xã hội có được từ quá trình đầu tư vào dự án.  Phân tích hiệu quả xã hội không chỉ tính đến các khoản lợi ích và hao phí trực tiếp của chủ đầu tư mà còn xem xét đến các khoản lợi ích đem lại cho xã hội và hao phí mà xã hội phải hy sinh để đạt được lợi ích đó. Kết quả của phân tích loại hiệu quả này là giúp cho tổ chức – mà chủ yếu là các nhà quản lý vĩ mô (các Chính phủ) – lựa chọn được các cơ hội đầu tư tối đa hóa được phúc lợi xã hội. Đối với nhiều DAPT, 2 mục tiêu trên là mâu thuẫn nhau, đòi hỏi chủ đầu tư phải có mục tiêu đầu tư rõ ràng. v1.0015105226 12
  13. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo) • DAPT nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các cơ quan quản lý Nhà nước Các hình thức hỗ trợ thông thường của Nhà nước đối với DAPT:  Sản phẩm của dự án được áp dụng giá độc quyền (có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường) để đảm bảo dự án có lãi hoặc để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm của dự án.  Dự án được sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia (có thể không phải trả thuế tài nguyên).  Dự án được hưởng các ưu đãi khi nhận tín dụng.  Dự án được áp dụng tỷ giá chính thức giúp dự án có hiệu quả cao.  Dự án được miễn hoặc giảm thuế theo quy định. v1.0015105226 13
  14. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN (tiếp theo) Những ưu đãi của Chính phủ Việt Nam đối với DAPT Các DAPT của Việt Nam nhận được ưu đãi theo các phương thức sau đây: • Trợ giá: Ví dụ Nhà máy Đạm Phú Mỹ, ước tính hàng năm được trợ giá trên 500 tỷ đồng. • Thuế mềm: các ưu đãi về thuế (miễn, giảm, chưa thu thuế…) cho các sản phẩm đường, xi măng, cà phê… • Tín dụng mềm: lãi suất vay thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, khoanh nợ. v1.0015105226 14
  15. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Dự án xây dựng cầu treo dân sinh là dự án phát triển. • Dự án khu tổ hợp Goldmark City là dự án thương mại. Chỉ tiêu Dự án cầu treo dân sinh Dự án Goldmark City Về chủ đầu tư Bộ Giao thông vận tải Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng Địa ốc Việt Hân Về nguồn vốn đầu tư Vốn từ Ngân sách Nhà nước Vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư và vốn vay NHTM Về mục tiêu của dự án Hiệu quả xã hội Hiệu quả tài chính v1.0015105226 15
  16. 2. CHU TRÌNH CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 2.1. Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư 2.2. Giai đoạn Thực hiện đầu tư 2.3. Giai đoạn Vận hành kết quả đầu tư v1.0015105226 16
  17. 2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ • Là giai đoạn hình thành nên cơ sở pháp lý cho dự án. • Bao gồm các hoạt động:  Hình thành ý tưởng về dự án;  Xuất phát từ các dự án đã và đang thực hiện, từ nhu cầu của tổ chức, từ nhu cầu của nền kinh tế…  Nghiên cứu dự án: Gồm 2 bước là Nghiên cứu tiền khả thi (nếu cần) và Nghiên cứu khả thi;  Lập dự án;  Duyệt dự án. v1.0015105226 17
  18. 2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo) Một số lưu ý: • Phân tích nhu cầu về đầu ra của dự án thông qua:  Xác định đối tượng sử dụng đầu ra của dự án;  Đánh giá mức cầu đối với đầu ra của dự án (bằng bao nhiêu);  Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với đầu ra của dự án;  Xác định các yếu tố làm thay đổi nhu cầu đối với đầu ra của dự án. → Phân tích nhu cầu không chỉ nhằm xác định tính cần thiết về mặt kinh tế của dự án mà còn giúp xác định quy mô, vị trí và thời điểm đầu tư của dự án. v1.0015105226 18
  19. 2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo) Một số lưu ý: • Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Mục tiêu chính là đánh giá tính vững mạnh của dự án (mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh từ dự án). Nội dung nghiên cứu:  Phân tích thị trường.  Phân tích kỹ thuật.  Phân tích năng lực tổ chức.  Phân tích tài chính.  Phân tích kênh phân phối.  Phân tích rủi ro.  Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường. v1.0015105226 19
  20. 2.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (tiếp theo) TIỀN KHẢ THI KHẢ THI • Bước đầu tiên trong việc • Sau khi nhận thấy dự án đánh giá tính vững mạnh đủ hấp dẫn để tiến hành tổng quan của dự án. nghiên cứu chi tiết hơn. • Cần lưu ý: • Cần lưu ý: Đưa ra quyết định  Sử dụng thông tin  Cải thiện độ chính sau khi nghiên cứu thứ cấp. xác của các biến khả thi: tiếp tục,  Đối với lợi ích nên sử chủ yếu. điều chỉnh, hoãn dụng ước lượng bị  Tiến hành các điều hoặc hủy bỏ dự án. thiên lệch xuống; đối tra, khảo sát để tính với chi phí nên sử toán lại các phân dụng ước lượng bị tích thị trường, tài thiên lệch lên. chính.  Phân tích chi tiết về rủi ro và các biện pháp hạn chế. v1.0015105226 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2