intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của tập bài giảng Nhi khoa 1 sẽ giúp sinh viên kể được tên 6 thời kỳ của thai nhi; mô tả được đặc điểm bình thường của mỗi thời kỳ; kể được hậu quả, nếu có bất thường; vẽ được sơ đồ về tốc độ phát triển theo tuổi của các bộ phận: não, thể chất (chiều cao, cân nặng), cơ quan sinh dục và tổ chức lympho; nêu được số liệu dịch tễ học đặc trưng cho mỗi thời kỳ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

  1. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y Bài Giảng NHI KHOA I Đơn vị biên soạn: Khoa Y Tham Gia Biên Soạn: 1. BS.CKI. Huỳnh Cẩm Huy 2. ThS.BS. Nguyễn Thị Mỹ Hà 3. BS.CKI. Đỗ Thị Diễm Phƣơng 4. BS.CKI. Nguyễn Thị Hồng Yến 5. BS. Trang Kim Phụng
  2. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Mục lục Chƣơng 1 : Dinh dƣỡng và phát triển ........................................................................1 1. CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ ......................................................................1 2. SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM ...................................................21 3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG ..........................................40 4. NHU CẦU ĂN UỐNG TRẺ EM .....................................................................54 5. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ..........................................................................65 6. DỨT SỮA VÀ CHO ĂN DẶM .......................................................................88 7. BỆNH SUY DINH DƢỠNG ............................................................................96 8. BỆNH THIẾU VITAMIN A ..........................................................................117 9. BỆNH CÒI XƢƠNG DO THIẾU VITAMIN D ............................................126 Chƣơng 2 : Bệnh lý tiêu hóa ..................................................................................140 10. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở TRẺ EM ..........................................140 11. BỆNH TIÊU CHẢY .....................................................................................150 12. TÁO BÓN Ở TRẺ EM .................................................................................181 13. NÔN TRỚ TRẺ EM .....................................................................................192 14. NHIỄM GIUN Ở TRẺ EM ...........................................................................204 15. ĐAU BỤNG .................................................................................................215
  3. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Chƣơng 1 : Dinh dƣỡng và phát triển CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Kể đƣợc tên 6 thời kỳ. 2. Mô tả đƣợc đặc điểm bình thƣờng của mỗi thời kỳ. 3. Kể đƣợc hậu quả, nếu có bất thƣờng. 4. Vẽ đƣợc sơ đồ về tốc độ phát triển theo tuổi của các bộ phận: não, thể chất (chiều cao, cân nặng), cơ quan sinh dục và tổ chức lympho. 5. Nêu đƣợc số liệu dịch tễ học đặc trƣng cho mỗi thời kỳ. NỘI DUNG Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ thai đến tuổi trƣởng thành trẻ phải trải qua hai hiện tƣợng: Trƣớc hết là sự tăng trƣởng, một hiện tƣợng phát triển về số, do tăng số lƣợng và kích thƣớc của tế bào ở các mô, sau đó là sự trƣởng thành, một hiện tƣợng về chất, do có sự thay đổi về cấu trúc của một số bộ phận, dẫn đến thay đổi về chức năng tế bào. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện, cả về thể chất, tâm thần và vận động. Tốc độ phát triển phải đƣợc nhịp nhàng hài hòa. Vì vậy, không thể nói đến sự bình thƣờng của trẻ mà không chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng về sinh lý và bệnh lý. Nhƣng giữa các giai đoạn không có ranh giới rõ ràng. Giai đoạn trƣớc chuẩn bị cho giai đoạn sau. Có nhiều cách chia, thƣờng ngƣời ta chấp nhận sáu thời kỳ sau đây:  Bào thai.  Sơ sinh. 1
  4. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017  Nhũ nhi.  Răng sữa.  Thiếu niên.  Dậy thì. 1. THỜI KỲ BÀO THAI Bắt đầu từ khi thụ thai đến lúc sanh, trung bình 270 ± 15 ngày, tính từ ngày đầu tiên của lần kinh nguyệt cuối cùng. Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn: 1.1. Giai đoạn phát triển phôi 1.1.1. Đặc điểm sinh lý Ở 3 tháng đầu thai kỳ: dành cho sự tƣợng hình và biệt hóa các bộ phận. Mỗi bộ phận đƣợc tƣợng hình theo quy định cụ thể về thời gian: nếu đúng lúc không tƣợng thì mãi mãi sau này không thể tƣợng bù. Trong 3 tháng này các tế bào cơ thể phát triển về số lƣợng nhiều hơn khối lƣợng do đó thai tăng cân ít, chủ yếu dài ra nhiều, và 100% các bộ phận phải đƣợc tƣợng hình để tạo ra con ngƣời thật sự. 1.1.2. Đặc điểm bệnh lý Một số yếu tố có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự tƣợng hình và gây sẩy thai, quái thai hay dị tật bẩm sinh khi mẹ trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố đó:  Độc chất: Dioxin...  Thuốc: an thần, kháng sinh, nội tiết tố, thuốc chống ung thƣ.  Nhiễm trùng: siêu vi nhƣ rubella, cúm.  Tia X quang, phóng xạ. 1.1.3. Dich tễ học 2
  5. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Sau đây là một số ví dụ về tần suất của một số bệnh bẩm sinh xảy ra do rối loạn sự tƣợng hình trong giai đoạn phát triển phôi thai: Bảng l: Tần suất của các bệnh bẩm sinh thƣờng gặp ở trẻ (theo thống kê ở châu Âu 1980-1990) Tần số trẻ sơ sinh tỷ lê/10.000 Ba nhiễm sắc thể 1/7000 -1/10.000 Vô não 6,1 21 Spina bifida 8,1 Não úng thủy 0,8 Đầu nhỏ 4,7 Sứt môi 6,0 Sứt môi + chẻ 8,6 Thoát vị hoành 3,0 vòm Tim bẩm sinh 47,6 Bảng 2: Tần suất một vài tật tim bẩm sinh và nguy cơ nhắc lại cho anh chị em và thế hệ con Tật Tim Tần số mắc Nguy cơ nhắc lại Nguy cơ nhắc lại ở trẻ sơ sinh cho anh chị em cho con Thông liên nhĩ 1/1000 1/33 1/33 Thông liên thất 1/400 1/25 1/25 Tứ chứng Fallot 1/1000 1/33 1/25 . Còn lỗ Botal 1/830 1/33 1/25 1.1.4. Phòng ngừa Giáo dục tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng trẻ về nguy cơ của dị tật bẩm sinh. Phụ nữ trong lứa tuổi sanh nên tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Lập các phòng tham vấn về di truýền. Tiến hành tầm soát về dị tật bẩm sinh tiền sản cho các sản phụ. 3
  6. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Các hiệu thuốc chỉ bán thuốc theo toa bác sĩ. 1.2. Giai đoạn phát triển thai 1.2.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý Từ tháng thứ tƣ đã hình thành nhau thai để mẹ cung cấp trực tiếp năng lƣợng, oxy, các chất cần thiết để cho trẻ phát triển khối lƣợng tế bào nhiều hơn số lƣợng tế bào trong giai đoạn này. Vì vậy trong giai đoạn này trẻ lớn nhanh cả về chiều cao và cân nặng từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu trẻ dài đƣợc 70% chiều dài khi sanh và từ tháng thứ sáu đến tháng thứ chín trẻ tăng cân rất nhanh từ 700g của quý II, tăng mỗi tuần 200g trong quý III, để có thể nặng 3.500g lúc sanh. Sự tăng cân của trẻ trong giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào sự tăng cân của mẹ trong thai kỳ, trung bình mẹ tăng từ 10 - 12kg đƣợc phân ra nhƣ sau: Quí I tăng 0 - 2kg; Quí II tăng 3 - 4kg; Quí III tăng 5 - 6kg. Trẻ phát triển các giác quan nhƣ vị giác, khứu giác, xúc giác. Trẻ có phản ứng với các kích thích của môi trƣờng bên ngoài thông qua các phản xạ nhƣ tăng, giảm nhịp tim. Tâm lý: Tác động qua lại giữa mẹ và con thông qua quan hệ mẹ con hình thành từ khi có thai đƣợc 12 tuần mẹ cảm nhận đƣợc vận động của con, con càng lớn thì mối giao tiếp giữa mẹ và con ngày càng thƣờng xuyên, mẹ ngày càng hiểu con hơn. Hành vi của thai bị ảnh hƣởng bởi dinh dƣỡng, thuốc mẹ sử dụng, và kích thích lặp đi lặp lại thí dụ mẹ hát ru con. 1.2.2. Đặc điểm bệnh lý 4
  7. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Trẻ thừa hƣởng dị tật bẩm sinh trong giai đoạn phôi. Mẹ tăng cân không đủ sẽ sanh con suy dinh dƣỡng bào thai. Trong 3 tháng cuối, trƣớc khi sanh nhau thai không còn là hàng rào vững chắc bảo vệ bào thai. Nên trẻ rất dễ bị sanh non hoặc nhiễm trùng nếu mẹ có bệnh. 1.2.3. Dịch tễ học Ví dụ vê tần suất của một loại bệnh xảy ra trong giai đoạn này là suy dinh dƣỡng bào thai. Theo thống kê của Bộ Y Tế, năm 1990 tỷ lệ suy dinh dƣỡng bào thai ở trẻ em Việt Nam là 20%. Bảng 3: Tỷ lệ trẻ Suy dinh dƣỡng bào thai Khu vực Sơ sinh dƣới 2500g Sơ sinh trên 2500g Chung Nông thôn 10,76% 89,24% 100% 1.2.4. Phòng ngừa Tăng cƣờng giáo dục và khuyến khích bà mẹ mang thai tăng cân ít nhất 10- 12 kg trong thai kỳ kết hợp với khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để kịp thời phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao sản phụ và gia đình cần tránh không khí lo âu, giận dữ, buồn phiền vì sẽ có ảnh hƣởng đến các rối loạn tâm sinh lý sau này của mẹ. Tránh tiếp xúc với các nguồn lây siêu vi: rubella... Sản phụ nên chích ngừa uốn ván đầy đủ. 2.2. THỜI KỲ SƠ SINH 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý 5
  8. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Đƣợc tính trong 4 tuần đầu, khi trẻ dƣới 1 tháng tuổi. Đây là thời gian trẻ làm quen và thích nghi với môi trƣờng bên ngoài. Trẻ bắt đầu tự túc nhu cầu oxy của cơ thể nhờ thở tốt, hệ tuần hoàn cũng thích nghi nhanh chóng (lỗ Botal liên nhĩ và ống thông động mạch đóng kín trong tuần đầu) và hệ thần kinh nhất là vỏ não cũng đƣợc kiện toàn dần. Sự thích nghi của bộ máy tiêu hóa gan thận bắt đầu cùng với bữa ăn đầu tiên của trẻ. Ngay sau khi ra đời, sau động tác khóc và thở, trẻ đã biết bú và đòi bú. Để có đủ năng lƣợng cần thiết cho hoạt động thích nghi các cơ quan: sữa non của mẹ là thức ăn đầu tiên và lý tƣởng nhất, mặc dù ít về số lƣợng nhƣng chất lƣợng cao gấp 3 lần chất lƣợng sữa mẹ của những ngày sau. Sữa non cung cấp cho trẻ chẳng những nhiều chất đạm để tăng trọng nhanh, nhiều Globulin IgA và một số chất diệt khuẩn khác để chống nhiễm trùng mà còn cung cấp vitamin A đủ để bảo đảm dự trữ lâu dài ở gan. Để sống trẻ rất cần không những sữa mẹ mà còn cả tình thƣơng yêu chăm sóc của mẹ. Tâm lý: Sự gắn bó giữa mẹ và con là mối quan hệ thể xác cũng nhƣ về tâm lý giúp bé sống còn và phát triển bình thƣờng. Đây cũng là cơ sở của việc hạn chế tách mẹ và con sau sanh, nếu thật sự cần thiết tách mẹ nên cho con trần truồng nằm trên bụng mẹ để mẹ sờ mó tay chân khắp ngƣời của bé một lúc sẽ có lợi cho sự phát triển của nó sau này. Nên lƣu ý: Trƣớc khi ra đời trẻ và mẹ cùng một khối do đó trẻ rất cần gần mẹ sau sanh. 2.2.2. Đặc điểm bệnh lý Thừa hƣởng của giại đoạn bào thai sơ sinh: trẻ bị dị tật bẩm sinh và suy dinh dƣỡng bào thai sau khi sanh. 6
  9. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Nhiều yếu tố có thể gây cản trở sự thích nghi của trẻ và gây tử vong trong 24 giờ đầu hoặc trong tuần đầu. Tỷ lệ tử vong thƣờng rất cao, chiếm 50% số tử vong ở trẻ nhũ nhi dƣới 1 tuổi. Các sang chấn sản khoa: dễ gây xuất huyết não màng não, gây ngạt, gãy xƣơng đòn, xuất huyết thƣợng thận. Các bệnh nhiễm trùng cũng là một trong các nguyên nhân thƣờng gây tử vong ở trẻ sơ sinh: uốn ván rốn, viêm phổi, viêm não màng não, nhiễm trùng huyết. 2.2.3. Dịch tễ học Bảng 4: Tỷ lệ tử vong trẻ em sơ sinh 5 tuổi Tỷ lệ tử vong trẻ theo các năm 79-83 84-88 89-93 Tỷ lệ tử vong trẻ < 1 tuổi (‰) 54.8 46.0 44.2 Tỷ lệ tử vong trẻ 1 - 4 tuổi 28.8 24.8 10 Tỷ lệ tử vong trẻ < 5 tuổi 82.1 68.1 55.4 Bảng 5: Số liệu uốn ván sơ sinh tại Việt Nam 1992 1993 1994 1995 Ca mắc 925 530 980 330 Chết 227 396 318 268 2.2.4. Phòng ngừa 7
  10. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Sản phụ: Chích ngừa uốn ván. Thăm khám thai định kỳ để phát hiện các thai kỳ có nguy cơ cao; Sanh tại các cơ sở y tế. Khuyến khích và tạo điều kiện cho bú sữa non càng sớm càng tốt Theo dõi sức khỏe trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế và hƣớng dẫn bà mẹ trẻ cách nuôi con bằng sữa mẹ. Phải tạo đƣợc mối quan hệ gắn bó mẹ con ngay từ lúc sinh để tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và bị lệch lạc về sinh lý cũng nhƣ tâm lý. 3. THỜI KỲ NHŨ NHI 3.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý Kéo dài từ tháng thứ 2 đến tháng 12. Thời gian này trẻ tiếp tục lớn nhanh: đến cuối năm về cân nặng trẻ tăng gấp 3 lần cân nặng lúc sanh, chiều dài tăng 25cm (50 + 25 = 75cm) vòng đầu tăng 10cm (34 + 10 = 44cm) và tổ chức não trƣởng thành 75% so với ngƣời lớn. Lớp mỡ dƣới da phát triển mạnh làm cho trẻ có vẻ bụ bẫm mập tròn. Do đó nhu cầu năng lƣợng hàng ngày gấp 3 nhu cầu của ngƣời lớn: 120 - 130 kcal/kg/ngày, để phục vụ cho quá trình chuyển hóa các chất rất cao, đồng hóa chiếm ƣu thế, sau 4 tháng sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu năng lƣợng do đó cần cho trẻ ăn dặm thêm đúng cách. Song song với sự phát triển mạnh về thể chất, sự phát triển vận động, tâm thần và trí tuệ cũng đƣợc hình thành: trẻ tập bò, đứng, đi, tập cƣời, nói, chơi và giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh. Để đáp ứng vứi sự tiếp xúc ngày càng tăng với môi trƣờng trong thời kỳ này não phát triển rất nhanh (từ 350g lúc sanh, đạt gần 900g lúc 12 tháng tuổi) vỏ não trƣởng thành dần. Các globulin miễn dịch mẹ 8
  11. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 cho qua nhau thai (IgG) và cho qua sữa mẹ (IgA) giúp trẻ tránh đƣợc một số bệnh truyền nhiễm (sởi, bạch hầu, thủy đậu, thƣơng hàn) trƣớc 6 tháng tuổi. Vê tâm lý: quan hệ mẹ con hình thành và phát triển, mẹ cần thời gian chăm sóc chơi đùa với con, điều này giúp trẻ phát triển và định hình nhân cách theo tiến trình thông thƣờng. Giao tiếp xúc cảm với ngƣời lớn là hoạt động chủ yếu, thông qua cử động của cơ thể trẻ đã có phƣơng tiện giao tiếp và nảy sinh khả năng bắt chƣớc hành vi cũng nhƣ ngôn ngữ. Đây là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn thành ngƣời. 3.2. Đặc điểm bệnh lý Nhu cầu năng lƣợng cao nhƣng chức năng tiêu hóa chƣa hoàn chỉnh do đó rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và gây suy dinh dƣỡng nếu trẻ không đƣợc nuôi bằng sữa mẹ và ăn dặm đúng cách. Hệ thần kinh chƣa đƣợc myeline hóa đầy đủ, quá trình ức chế và hƣng phấn có xu hƣớng lan tỏa, nên các yếu tố gây bệnh dễ có phản ứng toàn thân nhƣ: sốt cao co giật, phản ứng não màng não. Tần suất mắc toàn bộ sốt cao co giật ở trẻ 6 tháng - 5 tuổi ở Pháp là 3 - 5% dân số trẻ em. Sau 6 tháng các chất miễn dịch mẹ cho đã cạn, nhƣng khả năng sản xuất miễn dịch của trẻ chƣa đầy đủ, trẻ đã tiếp xúc với môi trƣờng ngoài nhiều do đó khả năng nhiễm trùng tăng cao. Trẻ hiếu động nên rất dễ bị tai nạn nhƣ chết đuối, điện giật và ngộ độc do lầm lẫn. Một số tâm bệnh lý trong mối quan hệ mẹ và con: trong trƣờng hợp quan hệ mẹ và con không đầy đủ làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của bé. Mẹ ruồng bỏ không muốn có con nhƣ có thai ngoài ý muốn thì con có thể suy nhƣợc nghiêm 9
  12. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 trọng và hôn mê. Mẹ lo âu và bảo vệ quá mức thì con có thể bị đau bụng lúc 3 tháng, mẹ bị bệnh trầm cảm thì tính tình con bất thƣờng theo chu kỳ. 3.3. Dich tễ 3.4. Phòng ngừa Giáo dục, khuyến khích và hƣớng dẫn bà mẹ cho con bú sữa mẹ ngay sau sinh và cho đến 12 tháng và cho ăn dặm đúng cách. Theo dõi trẻ định kỳ, chích ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế. Mẹ cần chăm sóc, thƣơng yêu con đúng mức. 4. THỜI KỲ RĂNG SỮA 4.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý Bắt đầu từ 1 tuổi đến 6 tuổi: Để tiện việc nuôi dƣỡng và giáo dục ngƣời ta chia thời kỳ này ra làm 2 lứa tuổi:  Lứa tuổi nhà trẻ: từ 1 - 3 tuổi.  Lứa tuổi mẫu giáo: từ 3 - 6 tuổi. Đặc điểm của thời kỳ này là tốc độ lớn của trẻ hết nhanh, chậm dần. Trẻ mất dạng mập tròn, ngƣời trở nên thon gầy. Mỗi năm chỉ tăng trung bình 2.000g. chiều 10
  13. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 dài gấp đôi khi sanh lúc 4 tuổi (1m). Vòng đầu bằng ngƣời lớn (55cm) và tổ chức não trƣởng thành 100% lúc trẻ 6 tuổi, đây là cơ sở cho trẻ đi học cấp 1. Trẻ tự điều khiển đƣợc một số động tác, trở nên khéo léo hơn và mất hết các phản ứng lan tỏa sau 4 tuổi. Trẻ rất tò mò, ham tìm hiểu môi trƣờng, thích cuộc sống tập thể, thích bạn bè. Khi vào mẫu giáo trẻ nói sõi, hát đƣợc, ngâm thơ, học đếm, học vẽ. Đây là tuổi răng sữa, trẻ bắt đầu nhai đƣợc các thức ăn cứng của ngƣời lớn và rất chán thức ăn lỏng mềm của tuổi nhũ nhi. Vì vậy trẻ rất dễ chán ăn nếu nhƣ mẹ cứ duy trì chế độ ăn sữa và bột ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch hoạt động tốt Tâm lý: Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ, trẻ học đƣợc chức năng của đồ vật xung quanh nhờ đó mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh và cũng học đƣợc những quy tắc hành vi trong xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu dùng ngôn ngữ giao tiếp với ngƣời lớn, đến tuổi mẫu giáo thì trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ hình thành trí tƣởng tƣợng, nhân cách và tƣ duy cho trẻ. 4.2. Đặc điểm bệnh lý Trong giai đoạn này trẻ tò mò ham hoạt động học hỏi môi trƣờng chung quanh thông qua quan sát và chơi các trò chơi. Ham chơi và chán ăn do mẹ cho ăn chế độ đơn điệu đã làm cho trẻ dễ bị hạ đƣờng huyết, dễ bị đói nếu cha mẹ không để ý ép ăn. Ngƣợc lại một số cha mẹ quá chăm con, họ thấy cháu bé không còn bụ bẫm nhƣ trƣớc nữa và có vẻ nhƣ ăn ít đi, cố gắng tìm cách cho uống các loại thuốc bổ, lách thích ăn... không cần thiết. Chính vì họ không biết đặc điểm phát triển của bé trong giai đoạn này cũng nhƣ các cháu mọc răng sữa để có thể ăn các thức ăn giàu năng lƣợng nhằm giảm số cữ ăn, tăng thời gian tìm hiểu môi trƣờng ngoài. Cũng do tiếp xúc rộng rãi với môi trƣờng nên trẻ dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm (sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi, sốt xuất huyết) nếu không 11
  14. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 đƣợc tiêm chủng đầy đủ từ trƣớc. Do hiếu động và tò mò nên trẻ dễ bị tai nạn và ngộ độc. Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, các bệnh nhiễm trùng giảm, nhƣng trẻ lại bị các bệnh dị ứng nhƣ viêm cầu thận cấp, hen suyễn, nổi mề đay. 4.3. Dịch tễ học Bảng 6: Tinh hình nhiễm SVB qua số liệu của phòng chủng ngừa của ĐH Y Dƣợc TP.HCM Lớp tuổi HbsAg(+) % 1-3 26/334 (7,8%) 4-6 61/591 (10,3%) Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết (1990): 201,5/100. 000 dân (Thống kê dịch tễ Bộ Y tế 1990). 4.4. Phòng ngừa Giáo dục và khuyến khích dùng muối Iod trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khám răng định kỳ cho các cháu theo chƣơng trình nha học đƣờng. Tiêm chủng đầy đủ. Phòng ngừa tai nạn và các bệnh truýền nhiễm. 5. THỜI KỲ NIÊN THIẾU 5.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý Đƣợc tính từ 7 - 14 tuổi: Đây là lứa tuổi học đƣờng. Trẻ tiếp thu nhanh mọi kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán, phát triển trí thông minh và bắt đầu có sự 12
  15. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 phân biệt giới tính. Các bắp thịt bắt đầu nở nang, trẻ mập ra nhƣng vẫn còn giữ dáng thon gầy. Răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc thay cho răng sữa. Tâm lý hay bắt chƣớc, có khuynh hƣớng tự lập, nghe lời bạn bè hơn lời cha mẹ. Dễ bị tác động của môi trƣờng xấu, còn lầm lẫn khái niệm tình yêu đôi lứa với mối quan hệ bạn khác phái trong đời học sinh. Chịu áp lực nặng về học tập, dễ mất cân bằng tâm lý. 5.2. Đặc điểm bệnh lý Nếu răng sữa bị hƣ và chân răng không đƣợc nhổ kịp thời răng vĩnh viễn dễ bị mọc lệch. Đây cũng là thời kỳ tổ chức Amiđan phì đại nhiều: gấp đôi so với ngƣời lớn nên trẻ dễ bị sốt cao do viêm Amiđan hốc mủ. Trẻ dễ bị các bệnh của lứa tuổi học đƣờng: Bệnh về da, ký sinh trùng đƣờng ruột, tật khúc xạ mắt, vẹo cột sống. Tật khúc xạ ở mắt chiếm tỷ lệ 6% học sinh, tỷ lệ này sẽ gia tăng trong suốt quá trình học tập do nhiều nguyên nhân. Dây chằng cột sống giai đoạn này chƣa ổn định, lỏng lẻo, dễ gây biến dạng cột sống theo tƣ thế nếu bàn ghế trong lớp học không đúng kích thƣớc. Vẹo cột sống sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng lên các chức năng khác của trẻ sau này. Tuổi này vẫn là tuổi của các bệnh dị ứng nhƣ hen suyễn, thấp khớp cấp, viêm gan siêu vi B, sốt xuất huyết, não mô cầu. Tình hình cận thị học đường 13
  16. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Tình hình vẹo cột sống 14
  17. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 5.3. Phòng ngừa Kết hợp giáo dục sức khỏe trên các phƣơng tiện truyền thông, trong chƣơng trình học ở trƣờng nhằm: tác động dần dần về cả 3 mặt (thói quen cộng đồng, gia đình, nhà trƣờng). Cung cấp đầy đủ cho nhà trƣờng, cộng đồng: nựớc sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, xà bông rửa tay, bàn ghế đúng tiêu chuẩn nhân trắc cho trẻ em, phòng học có bảng đầy đủ ánh sáng và không bị chói. Đƣa vào chƣơng trình giáo dục sức khỏe: bệnh thấp khớp cấp, bệnh vẹo cột sống, hen suyễn, các bệnh lây. Đƣa giáo dục giới tính vào chƣơng trình học. 6. THỜI KỲ DẬY THÌ 15
  18. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Đây là một giai đoạn quan trọng về mặt tăng trƣởng sinh học, tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên 6.1. Đặc điểm sinh lý, tâm lý 6.1.1. Về thể chất Từ 15 - 20 tuồi, nếu đƣợc nuôi dƣỡng tốt thì trẻ có thể dậy thì sớm hơn 12 - 13 tuổi. Trẻ có tốc độ phát triển rất cao, nhƣ trong 3 năm đầu, chiều cao tăng mỗi năm từ 9 – l0cm, chứ không chỉ 5cm nhƣ lứa tuổi trƣớc đó (5 - 10 tuổi) Cân nặng phụ thuộc vào chế độ ăn, chế độ sinh hoạt (lao dộng, thể thao...) nên rất dao động. Lớp mỡ dƣới da, các bắp thịt, khối lƣợng máu, các phủ tạng (tim, phổi, thận...) cũng phát triển mạnh, làm cho trẻ có dáng hình biến đổi: vai rộng, ngực nở ở nam, vú và mông to ở nữ. Nhu cầu năng lƣợng cũng dao động, từ 80 đến 150KcaIo/kg/ngày. 6.1.2. Về sinh dục Các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động, gây xáo trộn lớn cả về thể chất và tâm sinh lý.Bộ phận sinh dục phát triển về kích thƣớc và phủ đầy lông. Ở nữ bắt đầu có dịch âm đạo, tử cung to ra gấp 5 lần, buồng trứng to gấp đôi, có kinh hàng tháng, lúc đầu không đều, số lƣợng ít, có thể kèm theo đau bụng, nhƣng sau 1 - 2 năm đều đặn và ổn định. Ở nam dƣơng vật và bìu to ra, thâm đen, phủ đầy lông, lúc đầu tại chỗ, sau 1 - 2 năm lan lên cả phần dƣới bụng, tinh dịch xuất hiện, có khi xuất hiện nhiều trong đêm, làm cho trẻ lo ngại. Sau một năm dậy thì, trong tinh dịch có tinh trùng 16
  19. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 (thƣờng lúc 16 tuổi). Cùng với thay đổi về sinh dục, trẻ có thay đổi giọng nói và mọc râu. 6.1.3. Về tâm sinh lý Có nhiều xáo trộn, trẻ luôn luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi về các biến đổi hình đáng, cơ quan sinh dục, và để đối phó trẻ có thể nhịn ăn, giảm bớt giờ ngủ (sợ mập), băng chặt hai vú ở nữ, cạo râu ở nam. Có nhu cầu đƣợc khám sức khỏe, vì những lần đạu bụng khi có kinh và xuất tinh về đêm. Trẻ có nhu cầu rất lớn về ngƣời để tâm sự, đƣợc giải thích, hƣớng dẫn, và tự đi tìm tình thƣơng, tình bạn, tình yêu. Gia đình, trƣờng học và xã hội có vai trò quan trọng trong việc hƣớng dẫn trẻ đi đúng hƣớng. Trẻ rất muốn tỏ ra cho mọi ngƣời thấy mình là ngƣời lớn, rất muốn gây uy tín, thể hiện năng lực và tính độc lập. Vì vậy, dễ nghiện ngập, hút thuốc, uống rƣợu, ăn mặc khác ngƣời, hành động táo bạo, phiêu lƣu, rất tò mò, muốn biết mọi điều, muốn làm thử mọi chuyện của ngƣời lớn: giải quyết sinh lý với ngƣời khác phái (thử giao hợp), tìm thú lạ trong chất gây nghiện, tham gia các băng nhóm. 6.2. Đặc điểm bệnh lý Đây là lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thấp nhất, do đó cả xã hội và y tế nhiều khi lơ là, ít quan tâm. Đây cũng là lứa tuổi không thích đi khám bệnh và cũng không thích vào bệnh viện. Nhƣng lại là lứa tuổi có ngụy cơ cao đối với một số vấn đề Nhi xã hội: hoang thai, tự tử, nghiện hút (thuốc lá, rƣợu, ma túy..), bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. 6.3. Đặc điểm về dịch tễ Nguyên nhẫn gây tử vong chính là do: 17
  20. Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Tai nạn giao thông, nhất là ở nam. Tự tử, nhất là ở nữ. Một số bệnh ác tính ở cả hai giới (ung thƣ máu, ung thƣ gan, ung thƣ hạch) 6.4. Phòng ngừa Cần tăng cƣờng giáo dục và triển khai khái niệm sức khỏe trẻ vị thành niên. Nhi khoa trong thế kỷ 21 nên có phân ngành về sức khỏe trẻ vị thành niên để tham vấn cho trẻ về các vấn đề sức khỏe và xã hội. Tăng cƣờng giáo dục tuyên truỳền cho các bậc cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này: Tạo không khí tin tƣởng và an tâm trong gia đình, cha mẹ thật sự là ngƣời bạn ―già‖ cho con cái để hƣớng dẫn và giải quyết thất bại, nghịch cảnh cho các em. Giáo dục giới tính, các biện pháp phòng tránh thai. 7. KẾT LUẬN Sự thay đổi và phát triển ở các thời kỳ phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng sống, gia đình, xã hội và cách nuôi dƣỡng... Vì vậy, các thời kỳ của tuổi trẻ không cố định, có thể sớm hoặc muộn so với quy định, nhƣng bắt buộc trẻ phải trải qua đủ các thời kỳ trên, cơ thể mới trƣởng thành. Có thề tóm tắt các đặc điềm của các thời kỳ nhƣ sau: CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ Thời kỳ Tuổi Đăc điểm 1. Bào thai 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2