intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Huệ

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

118
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chương 6 trình bày học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước bao gồm chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Huệ

  1. Chương VI HỌC THUYẾT VỀ  CHỦ NGHĨA TƯ BẢN  ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN  ĐỘC QUYỀN NHÀ  NƯỚC
  2. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 6.1. Chủ nghĩa tư bản độc  quyền 6.2. chủ nghĩa tư bản độc  quyền nhà nước  6.3. Đánh giá chung về vai trò và  giới hạn lịch sử của chủ nghĩa  tư bản.
  3. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 6.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền 6.1.1. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do  cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền * Các giai đoạn phát triển lịch sử của  CNTB: ­Giai đoạn Tích lũy nguyên thủy TBCN ­Giai đoạn Tự do cạnh tranh ­Giai đoạn Độc quyền ­Giai đoạn Đế quốc
  4. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC * CNTB độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ  XIX đầu thế kỷ XX. Do những nguyên nhân  sau: ­ Lực lượng sản xuất phát triển  thúc đẩy  quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, hình  thành những xí nghiệp có qui mô lớn  ­ Khoa học công nghệ phát triển  tăng năng  suất lao động, tăng tích luỹ tư bản, thúc đẩy  phát triển sản xuất lớn.
  5. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC  ­ Sự cạnh tranh và khủng hoảng kinh tế   các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, đẩy  mạnh tích tụ, tập trung.  Các nhà tư bản nhỏ phá sản; Các nhà tư bản lớn nắm địa vị thống trị  trong ngành  ­ Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở  thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất,  tạo tiền đề cho sự ra đời các tổ chức độc  quyền
  6. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 6.1.2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ  nghĩa tư bản độc quyền  a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc  quyền ­Khái niệm: tổ chức độc quyền là tổ chức  liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập  trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và  tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm  mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. 
  7. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC * Các hình thức độc quyền cơ bản  ­Cácten: là hình thức tổ chức độc quyền mà các  nhà tư bản kí hiệp định về giá cả, qui mô sản  lượng, thị trường tiêu thụ ­Xanhđica: là hình thức tổ chức độc quyền mà  trong đó việc mua bán do một ban quản trị chung  đảm nhận ­Tơrớt: là hình thức tổ chức độc quyền mà việc  sản xuất và lưu thông đều thống nhất ở một ban  quản trị đảm nhận 
  8. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC ­Côngxoócxiom: là hình thức tổ chức độc quyền có  sự liên kết dọc thuộc các ngành khác nhau nhưng  có liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật  ­Cônglômêrat: là hình thức tổ chức liên kết đa  ngành cả công nghiệp, vận tải, thương nghiệp,  ngân hàng và các dịch vụ khác * Giá cả độc quyền: nhờ vị trí thống trị mà các tổ  chức độc quyền chi phối giá cả thị trường – bán  hàng hoá với giá cả độc quyền cao và mua hàng  hoá với giá cả độc quyện thấp 
  9. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC b.Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính ­Khái niệm: Tư bản tài chính là sự thâm nhập và  dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền trong  ngân hàng và độc quyền trong công nghiệp ­ Sự phát triển của tư bản tài chính  sự hình thành  một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống  kinh tế chính trị của toàn bộ xã hội tư bản  gọi là  bọn đầu sỏ tài chính ­Vai trò: thông qua chế độ tham dự tư bản tài chính  và bọn đầu sỏ tài chính thống trị về kinh tế, chính  trị, đối nội, đối ngoại của các quốc gia tư bản 
  10. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC c. Xuất khẩu tư bản  ­Khái niệm: xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị  ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị  thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước  nhập khẩu tư bản  ­ Tính tất yếu của xuất khẩu tư bản: + Do một số nước phát triển đã tích luỹ được một  khối lượng lớn tư bản “tư bản thừa”  cần tìm  nơi đầu tư có lợi hơn đầu tư trong nước 
  11. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC + Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự  giao lưu kinh tế nhưng thiếu tư bản, giá đất, tiền  lương thấp, nguyên liệu rẻ… rất hấp dẫn đầu tư ­ 2 hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu: + Xuất khẩu tư bản trực tiếp: đưa tư bản ra nước  ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận (FDI)  + Xuất khẩu tư bản gián tiếp: là hình thức xuất  khẩu cho vay để thu lợi tức (ODA) Ngoài ra có thể căn cứ vào chủ sở hữu tư bản có  xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư  nhân
  12. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC ­ Mục đích của xuất khẩu tư bản:  +Nhằm mở rộng QHSX TBCN ra nước ngoài; +Là công cụ chủ yếu để bành chướng sự thống trị  của tư bản tài chính trên phạm vi thế giới.  d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức  độc quyền  ­ Sự tích tụ, tập trung tư bản tăng, xuất khẩu tư  bản phát triển  sự phân chia thị trường thế giới;  ­ Sự cạnh tranh khốc liệt dẫn đến thoả hiệp hình  thành các liên minh độc quyền quốc tế
  13. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường  quốc đế quốc  ­ Sự phân chia thế giới được củng cố và tăng  cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ.  Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm  thuộc địa ­Việc phân chia thế giới về lãnh thổ không đều dẫn  đến các cuộc chiến tranh đòi chia lại thị trường.   Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hai cuộc  chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX
  14. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC Tóm lại: bản chất của chủ nghĩa đế quốc: ­Về mặt kinh tế là sự thống trị của CNTB độc  quyền; ­Về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược 6.1.3. Sự hoạt động của qui luật giá trị và qui luật  giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản  độc quyền  a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh  ­ Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, nhưng không  thủ tiêu cạnh tranh vì:
  15. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC + Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các  doanh nghiệp ngoài độc quyền + Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau  + Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền b. Biểu hiện hoạt động của qui luật giá trị và qui  luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền ­Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, qui luật  giá trị biểu hiện thành qui luật giá cả sản xuất; ­Trong giai đoạn CNTB độc quyền qui luật giá trị  biểu hiện thành giá cả độc quyền
  16. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC ­Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh qui luật  giá trị thặng dư được biểu hiện thành qui luật tỉ  suất lợi nhuận bình quân; ­Trong giai đoạn CNTB độc quyền qui luật giá trị  thặng dư biểu hiện thành qui luật lợi nhuận độc  quyền cao 6.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước  6.2.1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ  nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
  17. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC a. Nguyên nhân hình thành và phát triển của chủ  nghĩa tư bản độc quyền nhà nước  ­ Tích tụ, tập trung tư bản càng lớn thì tập trung  sản xuất càng cao  lực lượng sản xuất được xã  hội hoá ngày càng cao  mâu thuẫn gay gắt với  quan hệ sản xuất TBCN Đòi hỏi hình thức quan  hệ sản xuất mới ra đời đó là chủ nghĩa tư bản độc  quyền nhà nước  ­ Do sự phát triển của phân công lao động xã hội  đã xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc  quyền tư nhân không thể và không muốn kinh doanh
  18. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC ­ Sự thống trị của độc quyền làm mâu thuẫn  giữa tư sản >
  19. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC b. Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước  ­ CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức  mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức  mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và  thể chế thống nhất nhằm phục vụ  lợi ích của các  tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư  bản  ­ CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh  tế, chính trị, xã hội chứ không phải chỉ là một  chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ  nghĩa tư bản 
  20. HỌC THUYẾT VỀ CNTB ĐỘC QUYỀN VÀ CNTB ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 6.2.2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa  tư bản độc quyền nhà nước  a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền  và nhà nước  ­Các tổ chức độc quyền đưa người ứng cử vào các  vị trí của nhà nước, các đảng phái tư sản, thành lập  các hiệp hội để lái chính phủ phục vụ mục đích  của tổ chức độc quyền.  ­Các quan chức nhà nước được cài vào các tổ chức  độc quyền là người đỡ đầu các tổ chức độc quyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2