intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 1: Tổng quát nội cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học 1 giúp người học: Biết được các yêu cầu đối với thầy thuốc khi khám bệnh nhân, biết cách khai thác bệnh sử của bệnh nhân, nắm vững và thực hiện được các bước khi thăm khám lâm sang, biết cách làm một bệnh án nội khoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 1: Tổng quát nội cơ sở

  1.    Tổng quát nội cơ sở TỔNG QUÁT NỘI CƠ SỞ Mục tiêu học tập 1. Biết được các yêu cầu đối với thầy thuốc khi khám bệnh nhân. 2. Biết cách khai thác bệnh sử của bệnh nhân. 3. Nắm vững và thực hiện được các bước khi thăm khám lâm sàng. 4. Biết cách làm một bệnh án nội khoa. I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NỘI CƠ SỞ  Nội cơ  sở là phần đầu của nội khoa; hai phần kia là nội bệnh lý và nội điều   trị. Nội cơ sở khảo sát các biểu hiện bệnh lý nơi người bệnh. Các biểu hiện này  được người bệnh kể ra (chủ quan), hay được thầy thuốc tìm ra (khách quan), bằng  khám lâm sàng hay bằng phương tiện (dụng cụ), cận lâm sàng. Các phương tiện  (dụng cụ) này ngày càng tinh vi nên đã phóng đại lên rất nhiều khả  năng quan sát   của thầy thuốc và do đó làm môn nội cơ sở ngày càng phong phú, hữu ích, thậm chí   có thể  phát hiện được bệnh ngay khi bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng. Như  vậy  các   dấu  hiệu  lâm  sàng  ngày  càng  phong  phú   và   chính  xác.   Nhưng  nên  nhớ   các  phương tiện cận lâm sàng này không thể thay thế người thầy thuốc được. Như tên gọi cho thấy: Nội cơ sở là cơ sở, là nền tảng của nội khoa vì nó cung  cấp các dữ kiện làm căn bản cho bệnh lý và điều trị. Sự thu thập và đánh giá các dữ  kiện này cần tiến hành một cách khoa học ­ toàn diện, tỉ mỉ, chính xác, khách quan.  Nếu không thì các dữ kiện thu thập được sẽ đưa đến một chẩn đoán sai và do đó  điều trị sai (bệnh sẽ không lành). Nội cơ sở đòi hỏi thầy thuốc tiếp xúc bệnh nhân rất mật thiết nên cũng chính  trong môn học này mà người thầy thuốc và sinh viên cần luôn luôn biểu lộ các đức  tính của mình để gây sự tin tưởng ở bệnh nhân. Sự  đánh giá các dữ  kiện bệnh lý thu được cũng đòi hỏi kiến thức và nhất là  kinh nghiệm. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được qua một quá trình học tập   và làm việc thực tế lâu dài. Do đó người sinh viên muốn nắm chắc môn học nội cơ  sở  thì phải kiên trì   HỌC và TẬP. II. KHÁM BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN 1. Khám bệnh
  2.    Tổng quát nội cơ sở Là  một công tác rất quan trọng của người thầy thuốc điều trị. Khám bệnh có  tốt mới phát hiện đầy đủ  và đúng đắn các dấu chứng bệnh lý từ  đó mới có chẩn   đoán chính xác và chẩn đoán có chính xác thì điều trị mới có kết quả tốt và xác định   được tiên lượng đúng và phòng bệnh tốt. Khám bệnh tốt đòi hỏi một trình độ  hiểu biết rộng, kiến thức đầy đủ, kỹ  thuật khám vững vàng, một tác phong khám đúng mức, tỉ mỉ chính xác, khách quan ;   ngoài ra cần quan niệm con người bệnh nhân là một đơn vị trong đó mọi cơ quan và   cơ  năng đều liên quan chặt chẽ với nhau ­ để  thấy rằng luôn luôn cần khám bệnh  nhân toàn diện. Khám bệnh và chẩn đoán cần phải rất khách quan. Tuy nhiên cũng nên nhớ  rằng sự  khám bệnh là một quá trình tiếp xúc giữa hai con người : CON NGƯỜI   BỆNH NHÂN và  CON NGƯỜI THẦY THUỐC, với tất cả những yếu tố phức tạp   cấu tạo chung, do đó sự  đảm bảo khách quan có khi rất khó. Cũng nên nhớ  rằng  “không có chứng bệnh, chỉ  có người bệnh” để  uyển chuyển trong vấn đề  chẩn  đoán. 2. Điều kiện khám bệnh lâm sàng 2.1. Nơi khám  Cần phải : ­ Sạch sẽ, có đủ ánh sáng nếu được là ánh sáng trời, có nhiệt độ  thích hợp, thoáng  khí. ­ Im lặng. ­ Kín đáo nếu có điều kiện. 2.2. Phương tiện khám tối thiểu  ­ Bàn, ghế, giường tiện nghi. ­ Ông nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế, thước đo chiều cao, cân người. ­ Dụng cụ đè lưỡi, búa phản xạ, kim để khám phản xạ, đèn pin để khám đồng tử. ­ Găng tay (hay bao ngón tay) và làm trơn để thăm trực tràng, âm đạo. 2.3. Thầy thuốc và người bệnh  ­ Thầy thuốc: nếu thầy thuốc xét đoán bệnh nhân thì bệnh nhân cũng xét đoán thầy   thuốc (và có thể  nói là thầy thuốc  ở  tư  thế  không thuận lợi và trong phần lớn   trường hợp bệnh nhân đã có biết ít nhiều về  thầy thuốc). Do đó thầy thuốc phải   hết sức thận trọng khi tiếp xúc với bệnh nhân, cần phải rất nghiêm túc về  bên   ngoài cũng như trong tư tưởng và điểm chủ yếu là “thương yêu bệnh nhân như ruột  thịt”, tránh quan niệm “ban ơn”. Thái độ  thầy thuốc tuy nghiêm trang nhưng gần gũi để  bệnh nhân dễ  khai  những triệu chứng sâu kín. Cách khám phải nhẹ nhàng, kỹ lưỡng và tế nhị, nhất là đối với bệnh nhân nữ.
  3.    Tổng quát nội cơ sở Cách nhận định dấu chứng và phân tích, đánh giá các dấu chứng cần rất khách   quan và thận trọng. Thầy thuốc cần thành thật với bệnh nhân, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị  bệnh nặng không chịu được hay có đột biến nguy hiểm, không nên cho bệnh nhân   biết vì sợ bệnh nhân lo sợ buồn bã ảnh hưởng đến kết quả  điều trị. Trong trường  hợp này có thể thông báo sự thật một cách kín đáo cho người thân của bệnh nhân. Thầy thuốc cũng phải biết giữ  bí mật bệnh tình bệnh nhân trong phạm vi  quyền hạn của mình. ­ Người bệnh : Cần hợp tác tích cực với thầy thuốc thì việc khám bệnh và chẩn đoán mới tốt.  Người bệnh thì phần lớn bất thường do bệnh tật : lo sợ, bực bội (vì thấy yếu mệt,   bị ràng buộc, bị bất lực nên có thể khó tánh), ích kỷ, dễ bị ảnh hưởng (vì quá lo và   yếu mệt vật chất, tinh thần). Do đó bằng khung cảnh bên ngoài, bằng tác phong của chính mình, thầy thuốc  phải tạo thoải mái cho bệnh nhân về  vật chất cũng như  tinh thần thì mới có thể  thực hiện tốt công tác khám bệnh được. Để  sự    khám bệnh được toàn diện, bệnh nhân cần được bộc lộ  thực thể   (hoàn toàn) một cách tế nhị nhưng hoàn toàn. 3. Phương pháp khám bệnh lâm sàng ­ xét nghiệm CLS ­ dấu chứng Gồm có hỏi bệnh và khám thực thể : 3.1. Hỏi bệnh  Là một khâu rất quan trọng, then chốt trong tiến trình khám và chẩn đoán ; có   nhiều người cho là quyết định tới 2/3 chẩn đoán. Khi hỏi bệnh cần tránh các danh từ quá chuyên môn khó hiểu, không được cố  hỏi bệnh nhân khai bệnh theo ý mình muốn (đặt câu hỏi một chiều, tỏ  vẻ  không  bằng lòng khi bệnh nhân khác ý mình...) Hỏi bệnh có hai phần chính : ­ Phần hành chính : gồm có: họ  tên đầy đủ, tuổi, giới; nghề  nghiệp (trước đây và  hiện nay); địa chỉ (trước đây và hiện nay, người liên lạc); ngày giờ vào viện. ­ Bệnh sử : + Lý do vào viện: thường là dưới hình thức triệu chứng ­ một hay nhiều ; nếu   nhiều triệu chứng thì hỏi triệu chứng chính. + Quá trình bệnh lý: ghi lại diễn tiến bệnh từ lúc có triệu chứng khởi đầu đến  tình trạng bệnh lý hiện nay. Thoạt tiên nên để  bệnh nhân tự  kể ­ chỉ khi cần mới yêu cầu bệnh nhân xác   định một số chi tiết cần thiết hay nhắc bệnh nhân kể một cách khách quan miêu tả  mà không cắt nghĩa hoặc suy biến.
  4.    Tổng quát nội cơ sở Trong khi lắng nghe bệnh nhân, thầy thuốc sẽ quan sát và ghi nhận thái độ, vẻ  mặt, cử chỉ, giọng nói, cách nói cùng các chi tiết khác; những yếu tố này có khi rất   có ích cho sự  chẩn đoán (ví dụ  thái độ  nóng nảy, vẻ  mặt lo âu, giọng nói nhanh,   chân tay cử  động không ngớt của người cường giáp; vẻ  mặt bất động, giọng nói  chậm khó, cử chỉ ngập ngừng của người bị bệnh Parkinson...) Sau phần tự thuật của bệnh nhân là phần đối thoại giữa thầy thuốc và bệnh   nhân. Có khi phần tự thuật đã giúp biết bệnh, nhưng thường thì phải hỏi bệnh thêm  để xác định thêm nhiều điểm như: chi tiết của lý do vào viện; bản chất thật sự của   một số dấu chứng (nóng nảy   sốt ; da vàng    da thiếu máu ...); chi tiết của một   dấu chứng (ví dụ  cơn đau bụng : hoàn cảnh xuất hiện, thời gian xuất hiện, sáng,  chiều, chỗ  đau, cũng có trường hợp không đau, các điều kiện  ảnh hưởng đến cơn  đau); các dấu chứng kèm theo; dấu chứng tương  ứng các cơ  quan khác và toàn thể  (ví dụ  đau vùng hông mà quên đau đầu trong bệnh thận viêm kèm huyết áp; nhức   đầu mà quên mửa, sốt trong hội chứng viêm màng não); sự điều trị  đã dùng và kết   quả cùng diễn tiến bệnh; tình trạng bệnh lý hiện tại. + Tiền sử  : tiền sử  bản thân (bệnh đã mắc phải điều trị, chủng ngừa, phản   ứng với thuốc nơi bệnh nhân nữ  kinh nguyệt, thai nghén...); tiền sử  gia đình và  người thân (bệnh chết nhất là bệnh có liên quan đến bệnh tình hiện tại của bệnh  nhân); hoàn cảnh sinh hoạt vật chất; tập quán; nghiện; điều kiện công tác và tình  trạng tư tưởng. 3.2. Khám bệnh thực thể  Bằng quan sát, sờ, nắn, gõ, nghe. Gồm 3 phần: khám tổng quát, khám từng bộ  phận, khám sơ bộ các chất tiết. ­ Khám tổng quát : + Đo nhiệt, mạch, huyết áp, nhịp thở, chiều cao, cân nặng. + Quan sát và ghi lại tư thế, dáng đi của bệnh nhân, có khi rất giúp cho chẩn   đoán:  Tư thế nửa nằm nửa ngồi hay nằm đầu cao trong chứng khó thở. Tư  thế nằm nghiêng một bên (đau) khi thay đổi thì ho khan trong hội chứng  tràn dịch màng phổi. Tư thế bất động, dáng đi cứng nhắc của người bệnh Parkinson. Tư thế nằm co, quay mặt vào tối trong hội chứng màng não. Dáng đi “phát cỏ” tay tương  ứng với chân phát cỏ, co quắp sát ngực của  người liệt 1/2 thân. + Tình trạng tinh thần bệnh nhân : Tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Lờ đờ, chỉ mở mắt khi hỏi, suy nhược nặng, sắp hôn mê. Mê sảng, vật vả, phá phách (sốt nặng, tiền hôn mê gan, bệnh tinh thần).
  5.    Tổng quát nội cơ sở Hôn mê: nhẹ, sâu (mất liên hệ  với ngoại giới, mất cảm giác, mất một hay   nhiều phản xạ, có rất nhiều nguyên nhân). + Tình trạng chung : cao hay thấp quá (cao quá, bệnh khổng lồ, bệnh lùn, thấp  quá...), thừa cân, béo hay gầy quá; sự  mất cân đối giữa các phần trong cơ  thể  hay   giữa hai bên: (bệnh to đầu chi, mặt méo vì liệt dây thần kinh mặt, một bên lồng   ngực căng lớn vì tràn dịch màng phổi). + Da và niêm mạc : Màu   sắc:   xanh   nhợt   do   thiếu   máu;   vàng   thường   do   chứng   vàng   da   (nhiều sắc tố  mật trong máu, có thể  do caroten ­ không có màu vàng  ở  kết mạc   mắt), xanh tím do thiếu oxy trong máu, có nguyên nhân tim hay phổi, hay choáng ;  đen xạm do hắc tố  trong bệnh Addison; bạc màu khu trú do bệnh bạch ban hay   bệnh da liễu (nhất là bệnh Hansen); đỏ  do nhiều hồng cầu (tâm phế  mạn, bệnh  nhiều hồng cầu). + Tình trạng thiếu nước hay ứ  nước : Thiếu nước thì da khô, nhăn, giữ  rất lâu các nếp gấp; gặp trong nôn, tiêu   chảy nhiều, đái tháo đường, sốt cao kéo dài. Ứ  nước thì gây phù cứng hay mềm, khi chưa toàn thể  thì khu trú  ở  các nơi  thấp và nơi có mô dưới da lỏng lẻo (mi mắt, mu bàn tay). Do suy tim, xơ gan, viêm  cầu  thận  cấp  hay  mạn,   thiếu  dinh  dưỡng,   thiếu   B1,   viêm  bạch  mạch  hay  tĩnh  mạch...  + Các vết tích khác trên da niêm mạc: như sẹo (vết mổ cũ, sẹo lao hạch, sẹo   dẫn lưu màng phổi...); chấm chảy máu, mảng bầm máu (thường do bệnh về  máu  hay nhiễm trùng Gr (­), bệnh gan thận); các thương tổn da của các bệnh da liễu. + Hệ thống lông, tóc, móng : Lông quá nhiều hay bất thường (nếu bệnh nhân nữ, do bệnh Cushing; lông  tóc thô, ít, rụng nhiều trong suy giáp, suy nhược chung). Móng: hình mặt đồng hồ  trong bệnh phổi mạn, xơ gan; móng dễ  gãy trong  suy giáp. ­ Khám từng cơ quan : Nên khám cơ  quan liên hệ  trực tiếp đến bệnh hiện tại. Sau đó đến các bộ  phận khác, ưu tiên cho các bộ phận có liên hệ ít nhiều đến bộ phận vừa khám, các  bộ  phận khác theo thứ  tự  từ  trên xuống. Ví dụ: bệnh sử  cho thấy bệnh nhân rất  nghi bị viêm phổi thì khám ngực trước: phổi, tim rồi đến các đường hô hấp trên... Nhưng luôn luôn phải khám tất cả các bộ phận một cách có hệ thống; thứ  tự  nên theo khi khám từng bộ phận: đầu, cổ, ngực, bụng, tay chân, cột sống. Các dấu chứng tìm được có thể sắp xếp theo từng cơ quan: hô hấp, tuần hoàn,  tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ  xương khớp... Về hệ cơ xương khớp, thần kinh   phải khám lúc tĩnh và lúc động.
  6.    Tổng quát nội cơ sở ­ Khám sơ bộ các chất tiết và một số thể dịch : Ngay bên giường bệnh thầy thuốc đã có thể  nhận xét sơ  bộ  về  một số  chất   tiết hay thể dịch được chọc lấy ra : + Nước tiểu : số lượng ít nhiều, màu vàng, nâu đỏ, trong, đục... + Phân : số lượng; lỏng, đặc; có nhớt, máu, màu đen, nâu... + Đàm : số lượng; màu sắc: vàng, xanh, đỏ, rỉ sắt, có máu, mủ... + Chất nôn : lượng; màu sắc: vàng, xanh, đỏ... + Một số  thể  dịch chọc dò lấy ra: dịch màng phổi tương dịch sợi, màu vàng   chanh, có mủ, có máu; nước báng, dịch não tủy trong, đục, máu... 3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng ­ Bệnh sử và khám lâm sàng trong một số trường hợp đã có thể giúp chẩn đoán  xác định được. Nhưng trong nhiều trường hợp cần có các xét nghiệm cận lâm sàng  bổ túc thêm. ­ Chỉ định thực hiện các xét nghiệm này do chính bệnh sử và khám lâm sàng quyết   định. Khi đề ra một sơ chẩn cần phân biệt với nhiều bệnh khác. ­ Các xét nghiệm cận lâm sàng cần xác định : + Hình thái cơ  quan bệnh hay tổn thương đại thể  hoặc vi thể: X quang xác   định đặc phổi, sỏi tiết niệu, thận lớn; giải phẫu bệnh xác định thương tổn lao  hạch, ung thư gan từ sinh thiết, nội soi xác định loét dạ  dày, hành tá tràng, ung thư  dạ dày, phế quản ... + Nguyên nhân gây bệnh: nhờ  xét nghiệm vi trùng, ký sinh trùng, giải phẫu  bệnh. + Những biến đổi bệnh lý của thể dịch chung cho nhiều bệnh hay đặc thù cho   một bệnh (ví dụ tốc độ  lắng máu tăng; bạch cầu non rất nhiều đặc thù cho bệnh  bạch huyết...). + Tình trạng (hoạt động) chức năng: phần lớn nhờ xét nghiệm sinh hóa, điện   hóa, đồng vị phóng xạ... Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán rất nhiều nhưng về có thể sai do  kỹ thuật và vì không phải lúc nào cũng phản ánh trung thực tình trạng bệnh lý nên   luôn cần được soi sáng, giải thích dựa vào lâm sàng. Nếu cần, chỉ định lại các xét   nghiệm cần thiết thậm chí có khi lâm sàng quyết định chẩn đoán dù xét nghiệm cận  lâm sàng không phù hợp. 4. Chẩn đoán ­ Sau khi đã có kết quả khám bệnh lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng; thầy thuốc  tập hợp các dấu chứng và triệu chứng lại thành hội chứng (hội chứng đặc phổi +  hội chứng nhiễm trùng), rồi từ đó đi đến chẩn đoán sau khi đã biện luận thật khách  
  7.    Tổng quát nội cơ sở quan. Chẩn đoán xác định gồm cả  chẩn đoán nguyên nhân (ví dụ  viêm phổi thùy  nhiễm trùng do phế cầu khuẩn), giai đoạn bệnh, biến chứng. ­ Ít khi chẩn đoán xác định có đầy đủ, không dư không thiếu tất cả dấu chứng một   bệnh; do đó cần chẩn đoán phân biệt. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán xác định   còn phải chờ diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị mới thật chắc chắn. ­ Tiên lượng bệnh được dựa vào chẩn đoán xác định chẩn đoán nguyên nhân và   diễn tiến, đáp ứng với điều trị. ­ Khi làm chẩn đoán nên nhớ : + Nghĩ đến các bệnh thường gặp trước. + Căn cứ vào các dấu chứng chính của bệnh, so sánh với tiêu chuẩn chính (ví  dụ phế viêm thùy : hội chứng nhiễm trùng, hội chứng đặc phổi là chính; phụ là đàm   rỉ sắt, ran nổ thay đổi ở phổi...). + Tìm một chẩn đoán có thể  bao gồm tất cả hội chứng tìm được; nếu không   được mới nghĩ đến 2, 3 bệnh cùng lúc. Tất cả những dữ kiện nêu trên được ghi lại trong bệnh án và bệnh lịch. 5. Các dấu chứng ­ Các dấu chứng lâm sàng thu được do hỏi bệnh và khám được xếp làm 3 loại : + Dấu chứng chức năng: do rối loạn chức năng các cơ  quan gây nên như  khó  thở, ho, ho máu, đau bụng, tiêu lỏng, thiểu niệu, vô niệu... + Dấu chứng tổng quát: là những biểu hiện toàn thân của bệnh như sốt, gầy... + Dấu chứng thực thể: là những dấu chứng do khám lâm sàng thực thể tìm ra  như đặc phổi, tiếng thổi tim... ­ Về phương diện giá trị chẩn đoán thì các dấu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có  thể được chia làm 3 loại : + Dấu chứng chính: là những dấu chứng có giá trị  khá cao và phần nào cho  phép hướng về  một hay một số  bệnh nào đó như  khó thở, phù, vàng da, albumin  niệu, đặc phổi... + Dấu chứng đặc thù: là dấu chứng tự nó có thể quyết định chẩn đoán như ký  sinh trùng sốt rét trong máu, glucose máu cao... + Dấu chứng phụ: quá chung cho nhiều bệnh như nhức đầu, kém ăn, gầy... III. BỆNH ÁN, BỆNH LỊCH 1. Định nghĩa ­ Bệnh án là văn bản được thầy thuốc hay sinh viên có thẩm quyền lập ngay khi  bệnh nhân vào viện ; ghi lại kết quả  phần hỏi và khám bệnh đã nói trước: phần   hành chánh, lý do vào viện, bệnh án, tiền sử, kết quả khám thực thể lâm sàng.
  8.    Tổng quát nội cơ sở Một phần của bệnh án được dành cho phần tổng kết liệu trình đáp  ứng với   điều trị, chẩn đoán sau cùng (lâm sàng, giải phẫu bệnh), đề nghị của bác sĩ điều trị  khi bệnh nhân ra viện. ­ Bệnh lịch là văn bản ghi lại diễn tiến bệnh, kết quả  các xét nghiệm, thăm dò,   phương pháp điều trị được áp dụng và đáp ứng với điều trị. 2. Tầm quan trọng của bệnh án, bệnh lịch Bệnh án và bệnh lịch như vậy là những văn bản ghi lại tất cả những sự kiện  liên quan đến tình trạng bệnh lý của một bệnh nhân từ khi vào viện đến khi ra viện   và sẽ được lưu giữ lại, do đó quan trọng về nhiều mặt : 2.1. Chẩn đoán và điều trị  Những tài liệu khách quan ấy giúp chẩn đoán đúng; theo dõi sát và điều trị tốt   bệnh nhân. Các cuộc hội chẩn cũng sẽ  căn cứ  vào những tài liệu này để  đưa đến   một chẩn đoán chính xác hơn. Nếu bệnh nhân sau khi ra viện còn cần điều trị  tiếp tục tại nhà thì những tài   liệu này sẽ giúp theo dõi bệnh nhân chu đáo. Nếu bệnh nhân tử vong thì sự đối chiếu giữa kết quả khám nghiệm tử thi với   các dấu chứng lâm sàng sẽ giúp rút kinh nghiệm rất nhiều. 2.2. Giá trị nghiên cứu khoa học Bệnh án, bệnh lịch được lưu trữ  có hệ  thống là những tài liệu rất quý để  tổng kết, nghiên cứu nhiều vấn đề  khoa học như  dịch bệnh, kết quả  một phương  pháp điều trị mới, phương pháp thăm dò mới, đặc điểm bệnh lý... 2.3. Về mặt hành chánh và pháp lý  Bệnh án, bệnh lịch giúp thống kê tại Bệnh viện về số bệnh nhân ra vào viện,   số ngày nằm viện, số tử vong... để từ đó rút ra những kết luận về phương diện hậu   cần hay chuyên môn. Về mặt pháp lý, những tài liệu này là cơ sở để có kết luận về  pháp y trong những trường hợp bí ẩn. 3. Nội dung bệnh án bệnh lịch 3.1. Nội dung bệnh án  Cần nhắc lại, bệnh án ghi lại lý lịch bệnh nhân, diễn biến bệnh từ lúc bắt đầu  đến khi khám, các chẩn đoán sơ bộ, chẩn đoán cuối cùng, phần tổng kết. 3.2. Nội dung bệnh lịch  Bệnh lịch ghi lại các yêu cầu và những xét nghiệm, diễn biến mọi mặt của  bệnh, sự điều trị. ­ Diễn tiến bệnh: hàng ngày ghi lại sự thay đổi các dấu chứng cũ, sự xuất hiện các   dấu chứng mới, đáp ứng với điều trị. ­ Bảng nhiệt mạch huyết áp có thể ghi thêm nhịp thở, cân nặng, lượng nước uống  vào, lượng nước tiểu ...
  9.    Tổng quát nội cơ sở Đối với bệnh nhân nặng, cần có những phiếu theo dõi đặc biệt, ghi lại các  dấu chứng chính từng quãng thời gian, càng ngắn khi bệnh càng cần được theo dõi  sát hơn. ­ Các thủ thuật thăm dò, kết quả các thủ thuật này, các xét nghiệm được chỉ thị  và  kết quả  : sự  kết hợp các kết quả  này với diễn tiến bệnh và kết quả  điều trị  càng   ngày càng làm cho chẩn đoán rõ hơn, có khi làm ta phải thay đổi hẳn chẩn đoán ban   đầu (cần khách quan, không được tự ái). ­ Điều trị: y lệnh cần được ghi  rõ ràng và chính xác: + Tên thuốc viết nguyên chữ, không dùng ký hiệu hóa học. + Hàm lượng, liều lượng. + Cách dùng thuốc: uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, dưới da... + Thời gian dùng thuốc: chia làm bao nhiêu lần, lúc mấy giờ... Y lệnh cần ghi lại hàng ngày, dù không thay đổi, một cách riêng biệt song song  với diễn tiến bệnh. Ngoài thuốc cần ghi rõ cách ăn uống, cách theo dõi bệnh nhân   nhất là đối với những bệnh nhân nặng ­ đối với những bệnh nhân này cần có những   phiếu theo dõi đặc biệt, ghi lại các dấu chứng chính hằng giờ hay hằng 3, 4... 6 giờ  một lần. ­ Tổng kết: tổng kết rất quan trọng vì giúp rút kinh nghiệm, quyết định tiên lượng  bệnh nhân, thái độ  xử  trí sau đó và giúp người thứ  ba nắm được nhanh chóng nội  dung bệnh án, bệnh lịch. 4. Yêu cầu về bệnh án bệnh lịch Bệnh án và bệnh lịch là những tài liệu khoa học có ứng dụng hàng ngày và lâu   dài, được nhiều người tham khảo. Do đó bệnh án bệnh lịch cần : ­ Thực hiện kịp thời: bệnh án cần được hoàn tất liền ngay sau khi bệnh nhân vào   viện;   bệnh   lịch   cần   được   ghi   chép   hàng   ngày   về   diễn   tiến   bệnh,   kết   quả   xét   nghiệm và điều trị. ­ Chính xác và trung thực: cần ghi rõ ràng để  không nhầm lẫn được, nhưng phải  gọn và đúng sự thật. ­ Đầy đủ  : tất cả  các mục trong bệnh án (bệnh lịch) đều có tầm quan trọng riêng   của nó nên cần được ghi đầy đủ, không bỏ sót mục nào. Về phần khám thực thể dù  không tìm thấy dấu chứng bệnh lý cũng phải ghi kết quả  âm đó vào, vì nên nhớ  rằng một dấu chứng âm cũng có giá trị  như  một dấu chứng dương (ví dụ  gan lớn,  không đau). Đầy đủ đối với một dấu chứng có nghĩa là phải ghi lại tất cả đặc tính  của dấu chứng ấy. Trong bệnh lịch, đầy đủ  có nghĩa là phải ghi chép lại tất cả  dữ  kiện mới về  diễn tiến bệnh, xử  trí, kết quả  điều trị  kể  cả  các thủ  thuật thăm dò, kết quả  xét   nghiệm và ý nghĩa.
  10.    Tổng quát nội cơ sở ­ Có hình thức tốt: sạch, rõ, dễ đọc dễ hiểu (không dùng ngoại ngữ) không viết tắt,   ký hiệu, công thức hóa học. Trong bệnh lịch, các phiếu xét nghiệm cần sắp xếp   theo thứ tự quy định, phần điều trị ghi rõ tên thuốc bằng chữ, hàm lượng, số lượng,   cách dùng, giờ  dùng. Phần theo dõi và điều trị  riêng biệt cho mỗi ngày và được  người có thẩm quyền ký duyệt mỗi ngày. Bệnh án hoàn tất được người lập ký và  ghi rõ họ tên cùng chức vụ. ­ Được tổng kết: khi bệnh nhân sắp ra viện, bệnh án bệnh lịch cần được tổng  kết về phương diện bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và theo dõi. Tổng kết   cần ngắn gọn nhưng đầy đủ. ­ Được lưu trữ : một cách có hệ thống để khi cần đến có thể tìm lại được một   cách nhanh chóng (trường hợp bệnh nhân vào viện lại, nghiên cứu khoa học...) Tài liệu tham khảo  1. Giáo trình Nội Cơ sở, Bộ môn Nội, trường Đại học Y Huế, 2003. 2. Giáo trình Nội Cơ sở, Bộ môn Nội, trường Đại học Y Hà Nội.. 3. Giáo trình Nội Cơ  sở, Bộ  môn Nội, trường Đại học Y Dược, TP Hồ  Chí   Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2