intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phần 2: Kỹ thuật mạch tương tự

Chia sẻ: Codon_04 Codon_04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu các linh kiện điện tử cơ bản; mạch khuếch đại; mạch dao động; mạch nguồn được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Phần 2: Kỹ thuật mạch tương tự".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phần 2: Kỹ thuật mạch tương tự

  1. Phần 2: Kỹ thuật mạch tương tự. 1
  2. Mục lục Chương 1. Các linh kiện điện tử cơ bản................................................................................4 1.1 Linh kiện tích cực : .......................................................................................................4 1.2 Linh kiện thụ động: ......................................................................................................6 1.2.1 Điện trở :................................................................................................................6 1.2.2 Tụ điện...................................................................................................................8 1.2.3 Cuộn cảm ............................................................................................................. 11 1.3 Linh kiện bán dẫn ....................................................................................................... 12 1.3.1 Giới thiệu về chất bán dẫn.................................................................................... 12 1.3.2 Các ứng dụng của chất bán dẫn ............................................................................ 14 1.4 Kết luận ...................................................................................................................... 21 Chương 2. Mạch khuếch đại............................................................................................... 22 2.1 Khái niệm và phân loại khuếch đại ............................................................................. 22 2.2 Các thông số cơ bản của mạch khuếch đại ..................................................................23 2.2.1 Hệ số khuếch đại ..................................................................................................23 2.2.2 Đặc tính biên độ tần số và pha tần số ................................................................... 23 2.2.3 Đặc tính biên độ ................................................................................................... 25 2.2.4 Hiệu suất η của mạch khuếch đại: ........................................................................ 26 2.2.5 Trở kháng vào, trở kháng ra của mạch khuếch đại................................................ 26 2.3 Khuếch đại tần thấp dùng transistor ............................................................................ 28 2.3.1 Khuếch đại mắc Emitơ chung. ............................................................................. 28 2.3.2 Khuếch đại mắc bazơ chung................................................................................. 32 2.3.3 Khuếch đại colectơ chung. ................................................................................... 33 2.3.4 Khuếch đại dùng transistorr trường FET. ............................................................. 34 2.3.5 Ví dụ xây dựng mạch khuếch đại mắc Emito chung. ............................................ 37 2.3.6 Một số cách mắc transistor đặc biệt dùng trong khuếch đại . ................................ 40 2.4 Khuếch đại dùng vi mạch thuật toán ........................................................................... 41 2.4.1 Vi mạch khuếch đại thuật toán (Op-Amp) ............................................................ 41 2.4.2 OpAmp lý tưởng và thực tế: ................................................................................. 41 2.4.3 Mạch khuếch đại: .................................................................................................43 2.4.4 Mạch cộng trừ: ..................................................................................................... 45 2.4.5 Mạch vi tích phân: ............................................................................................... 48 2.4.6 Bài tập: ................................................................................................................ 50 2.5 Khuếch đại công suất ..................................................................................................51 2.5.1 Tầng khuếch đại công suất đơn dùng biến áp làm việc ở chế độ A. ...................... 52 2.5.2 Khuếch đại công suất đẩy kéo có biến áp ............................................................. 53 2.5.3 Khuếch đại công suất đẩy kéo không biến áp. ...................................................... 56 Chương 3. Mạch dao động .................................................................................................59 3.1 Mạch dao động tạo xung............................................................................................. 59 3.1.1 Đa hài tạo xung vuông. ........................................................................................ 59 3.1.2 Mạch tạo xung tuyến tính. .................................................................................... 59 3.2 Mạch dao động tạo sin ................................................................................................ 59 3.2.1 Khái niệm chung ..................................................................................................59 3.2.2 Tạo dao động hình sin LC ghép hỗ cảm ............................................................... 61 2
  3. 3.2.3 Tạo dao động hình sin kiểu 3 điểm ....................................................................... 63 3.2.4 Tạo dao động RC .................................................................................................67 Chương 4. Mạch nguồn ...................................................................................................... 70 4.1 Nguồn chỉnh lưu ......................................................................................................... 70 4.1.1 Mạch chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ: .............................................................................. 70 4.1.2 Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ: .............................................................................. 72 4.1.3 Mạch chỉnh lưu cầu:............................................................................................. 74 4.1.4 Chỉnh lưu bội áp. .................................................................................................75 4.1.5 Lọc san bằng. ....................................................................................................... 76 4.2 Nguồn ổn áp 1 chiều tuyến tính .................................................................................. 76 4.2.1 Các tham số ổn áp một chiều................................................................................ 77 4.2.2 Ổn áp một chiều bù tuyến tính. ............................................................................ 77 4.2.3 Các IC ổn áp tuyến tính. ....................................................................................... 80 4.2.4 Nguyên lý ổn áp xung. ......................................................................................... 82 3
  4. Chương 1. Các linh kiện điện tử cơ bản Bài giảng số 1  Thời lượng: 5 tiết.  Tóm tắt nội dung :  Linh kiện tích cực.  Linh kiện thụ động.  Linh kiện bán dẫn. 1.1 Linh kiện tích cực : 1.1.1. Nguồn dòng: a) Khái niệm và ứng dụng Nguồn dòng là một mạch điện cung cấp một dòng điện không phụ thuộc tải. Nguồn dòng có rất nhiều ứng dụng : - Nguồn dòng tín hiệu khi cần truyền đi xa: để tránh sai số do điện trở đường dây, nhiễu điện áp cảm ứng... - Nguồn dòng trong các mạch nạp xả tụ điện, nhằm tuyến tính hóa điện áp nạp và xả. - Nguồn dòng trong các mạch cấp điện cho diode zenner, để có điện áp ổn định. - Nguồn dòng cho các mạch đo lường dựa trên điện áp trên hai đẩu điện trở b) Phân loại : - Nguồn dòng cố định: cho dòng ra ổn định và không thay đổi. - Nguồn dòng phụ thuộc: cho dòng ra tỷ lệ với một áp điều khiển đầu vào. c) Cách lắp mạch : - Các mạch nguồn dòng đơn giản và không cần chính xác lắm, ta có thể mắc bằng chỉ 1 hoặc 2 tranistor. Hình 1.1.1.1. Sơ đồ các mạch nguồn dòng dung Transistorr 4
  5. - Nguồn chính xác hơn có thể ráp bằng OpAmp. Hình 1.1.1.2. Sơ đồ mạch nguồn dòng dung OpAmp - Các nguồn dòng cố định có thể dùng các IC tạo dòng chuyên nghiệp. 1.1.2. Nguồn áp a) Khái niệm và ứng dụng : Nguồn áp là mạch cung cấp một điện áp không phụ thuộc tải, hay không phụ thuộc dòng điện chạy qua. Ví dụ: nguồn điện lưới, pin, accu, các mạch nguồn cơ bản như mạch nguồn dùng Zenner diode ,... Tuỳ theo yêu cầu mạch ứng dụng mà loại nguồn áp được sử dụng. b) Phân loại - Nguồn áp cố định o VD : Pin , Acquy … - Nguồn áp phụ thuộc. o VD: Nguồn sử dụng mạch chỉnh lưu , nguồn điện lưới… c) Cách mắc mạch: Mắc mạch sử dụng chỉnh lưu cầu và IC LM78xx : +20Vac D 1 Gnd Bridge1 U 1 1 3 24VdcOut I N O U T D C1b N C 1 G 1 0 u F 1 0 0 0 u F 2 7 8 2 4 Hình 1.1.2.1. Sơ đồ mạch nguồn áp 1.1.3. So sánh - Nguồn áp lý tưởng có trở kháng nguồn là 0 Ohm, còn thực tế thì rất nhỏ, dưới 1 Ohm. 5
  6. - Nguồn dòng ngược lại có trở kháng nguồn là vô cùng lớn (lý tưởng). - Trong trường hợp nguồn áp được làm từ một số transistor, ở tần số thấp, điện trở nguồn cỡ vài Mega Ohm. - Về nguyên tắc, tải của nguồn dòng không được là một giá trị vô cùng lớn và tải của nguồn áp kô đc là ngắn mạch. 1.2 Linh kiện thụ động: 1.2.1 Điện trở : a) Khái niệm : Điện trở là một phần tử thụ động trong mạch điện đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện Chính vì thế, khi sử dụng điện trở cho một mạch điện thì một phần năng lượng điện sẽ bị tiêu hao để duy trì mức độ chuyển dời của dòng điện. Nói một cách khác thì khi điện trở càng lớn thì dòng điện đi qua càng nhỏ và ngược lại khi điện trở nhỏ thì dòng điện dễ dàng được truyền qua. b) Phân loại Do đặc trung chính của điện trở là cản trở dòng điện nên khi dòng điện chạy qua nó sẽ tiêu thụ một lượng năng lượng , cụ thể ở đây là điện năng theo phương trình P = I2R Với P : Công suất tổn hao trên điện trở (W) I : Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (A) R : Trở kháng của điện trở (Ω) Chính vì vậy khi phân loại điện trở trên thực tế ngưởi ta phân loại theo công suất tiêu thụ tối đa của điện trở : - Điện trở công suất lớn ( > 1W) - Điện trở công suất trung bình (1/4W-1W) - Điện trở công suất nhỏ (1/8W – 1/4W) Tuy nhiên, do ứng dụng thực tế và do cấu tạo riêng của các vật chất tạo nên điện trở nên thông thường, điện trở được chia thành 2 loại: - Điện trở: là các loại điện trở có công suất trung bình và nhỏ hay là các điện trở chỉ cho phép các dòng điện nhỏ đi qua. - Điện trở công suất: là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua hay nói cách khác, các điện trở này khi mạch hoạt động sẽ tạo ra một lượng nhiệt năng khá lớn. Chính vì thế, chúng được cấu tạo nên từ các vật liệu chịu nhiệt. c) Cách xác định giá trị điện trở: Cách đọc giá trị các điện trở này thông thường cũng được phân làm 2 cách đọc, tuỳ theo các ký hiệu có trên điện trở. Dưới đây là hình về cách đọc điện trở theo vạch màu trên điện trở. 6
  7. Hình 1.2.1.1. Bảng các vạch màu trên thân trở Đối với các điện trở có giá trị được định nghĩa theo vạch màu thì chúng ta có 3 loại điện trở: Điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu. Loại điện trở 4 vạch màu và 5 vạch màu được chỉ ra trên hình vẽ. Khi đọc các giá trị điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu thì chúng ta cần phải để ý một chút vì có sự khác nhau một chút về các giá trị. Tuy nhiên, cách đọc điện trở màu đều dựa trên các giá trị màu sắc được ghi trên điện trở 1 cách tuần tự:  Đối với điện trở 4 vạch màu - Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở - Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở - Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở - Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở  Đối với điện trở 5 vạch màu - Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở - Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở - Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở 7
  8. - Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở - Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở  Ví dụ Như trên hình vẽ, điện trở 4 vạch màu ở phía trên có giá trị màu lần lượt là: xanh lá cây/xanh da trời/vàng/nâu sẽ cho ta một giá trị tương ứng như bảng màu lần lượt là 5/6/4/1%. Ghép các giá trị lần lượt ta có 56x10 4Ω=560kΩ và sai số điện trở là 1%. Tương tự điện trở 5 vạch màu có các màu lần lượt là: Đỏ/cam/tím/đen/nâu sẽ tương ứng với các giá trị lần lượt là 2/3/7/0/1%. Như vậy giá trị điện trở chính là 237x100=237Ω, sai số 1%. 1.2.2 Tụ điện a) Khái niệm và đặc trưng vật lý. Tụ điện theo đúng tên gọi chính là linh kiện có chức năng tích tụ năng lượng điện. Chúng thường được dùng kết hợp với các điện trở trong các mạch định thời bởi khả năng tích tụ năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời tụ điện cũng được sử dụng trong các nguồn điện với chức năng làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong các nguồn xoay chiều, hay trong các mạch lọc bởi chức năng của tụ nói một cách đơn giản đó là tụ ngắn mạch (cho dòng điện đi qua) đối với dòng điện xoay chiều và hở mạch đối với dòng điện 1 chiều. Để đặc trưng cho khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện, người ta đưa ra khái niệm là điện dung của tụ điện. Điện dung càng cao thì khả năng tích trữ năng lượng của tụ điện càng lớn và ngược lại. Giá trị điện dung được đo bằng đơn vị Fara (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên thông thường trong các mạch điện tử, các giá trị tụ chỉ đo bằng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF). b) Phân loại Phân loại theo đặc trưng vật lý - Tụ điện có phân cực (có cực xác định) - Tụ điện không phân cực(không phân biệt 2 cực dương âm) Phân loại theo cấu tạo - Tụ hóa - Tụ giấy - Tụ gốm - Tụ kẹo c) Cách nhận biết các loại tụ điện  Tụ phân cực : thường là các tụ điện một chiểu  Tụ hóa : - Tụ hóa là một loại tụ có phân cực. Chính vì thế khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp. Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu chân cụ thể cho người sử Hình 1.2.2.1 Tụ hóa 8
  9. dụng bằng các ký hiệu + hoặc - tương ứng với chân tụ. - Có hai dạng tụ hóa thông thường đó là tụ hóa có chân tại hai đầu trụ tròn của tụ (tụ có ghi 220μF trên hình ) và loại tụ hóa có 2 chân nối ra cùng 1 đầu trụ tròn (tụ có ghi giá trị 10μF trên hình ). - Trên các tụ hóa, người ta thường ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được. Nếu trường hợp điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì tụ sẽ bị phồng hoặc nổ tụ tùy thuộc vào giá trị điện áp cung cấp. Thông thường, khi chọn các loại tụ hóa này người ta thường chọn các loại tụ có giá trị điện áp lớn hơn các giá trị điện áp đi qua tụ để đảm bảo tụ hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của tụ hóa.  Tụ Tatanli Tụ Tantali cũng là loại tụ hóa nhưng có điện áp thấp hơn so với tụ hóa. Chúng khá đắt nhưng nhỏ thường được dùng khi yêu cầu về tụ có điện dung lớn nhưng kích thước nhỏ. Các loại tụ Tantali hiện nay thường ghi rõ trên nó giá trị tụ, điện áp cũng như cực của tụ. Các loại tụ Tantali ngày xưa sử dụng mã màu để phân biệt. Chúng thường có 3 cột màu Hình 1.2.2.2. Tụ Tantali (biểu diễn giá trị tụ, một cột biểu diễn giá trị điện áp) và một chấm màu đặc trưng cho số các số không sau dấu phẩy tính theo giá trị μF. Chúng cũng dùng mã màu chuẩn cho việc định nghĩa các giá trị nhưng đối với các điểm màu thì điểm màu xám có nghĩa là giá trị tụ nhân với 0,01; trắng nhân 0,1 và đen là nhân 1. Cột màu định nghĩa giá trị điện áp thường nằm ở gần chân của tụ và có các giá trị như sau: o Vàng=6,3V o Đen= 10V o Xanh lá cây= 16V o Xanh da trời= 20V o Xám= 25V o Trắng= 30V o Hồng= 35V  Tụ không phân cực Là các tụ điện xoay chiều chịu được điện áp cao 50V-400V , không có cực xác định trên 2 chân của tụ. Có 2 cách để xác định giá trị của tụ không phân cực  Tụ dùng mã để xác định giá trị Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau:  Giá trị thứ 1 là số hàng chục  Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị  Giá trị thứ 3 là giá trị 10x của tụ. Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara (pF) Hình 1.2.2.3. Tụ kẹo & tụ gốm 9
  10. Ví dụ: tụ ghi giá trị 102 thì có nghĩa là 10 và thêm 2 số 0 đằng sau =1000pF = 1nF chứ không phải 102pF  Tụ dùng màu để xác định giá trị Sử dụng chủ yếu trên các tụ loại polyester trong rất nhiều năm. Hiện nay các loại tụ này đã không còn bán trên thị trường nữa nhưng chúng vẫn tồn tại trong khá nhiều các mạch điện tử cũ. Màu được định nghĩa cũng tương tự như đối với màu trên điện trở. 3 màu trên cùng lần lượt chỉ giá trị tụ tính theo pF, màu thứ Hình 1.2.2.4. Tụ dung màu đễ 4 là chỉ dung sai và màu thứ 5 chỉ ra giá trị xác định giá trị điện áp. Ví dụ : tụ có màu nâu/đen/cam có nghĩa là 10000pF= 10nF= 0.01uF. Chú ý rằng ko có khoảng trống nào giữa các màu nên thực tế khi có 2 màu cạnh nhau giống nhau thì nó tạo ra một mảng màu rộng. Ví dụ Dải đỏ rộng/vàng= 220nF=0.22uF  Tụ xoay và tụ chặn : - Tụ xoay : thường được sử dụng trong các mạch điều chỉnh radio. Chúng thường có các giá trị rất nhỏ, thông thường nằm trong khoảng từ 100pF đến 500pF. Rất nhiều các tụ xoay có vòng xoay ngắn nên chúng không phù hợp cho các dải biến đổi rộng như là điện trở hoặc các chuyển mạch xoay. Chính vì thế trong nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong các mạch định thời hay các mạch điều chỉnh thời gian thì người ta thường thay các tụ Hình 1.2.2.5.Tụ xoay xoay bằng các điện trở xoay và kết hợp với 1 giá trị tụ điện xác định. - Tụ chặn : là các tụ xoay có giá trị rất nhỏ. Chúng thường được gắn trực tiếp lên bản mạch điẹn tử và điều chỉnh sau khi mạch đã được chế tạo xong. Tương tự các biến trở hiện này thì khi điều chỉnh các tụ chặn này người ta cũng dùng các tuốc nơ vít loại nhỏ để điều chỉnh. Tuy nhiên do giá trị các tụ này khá nhỏ nên khi điều chỉnh, người ta thường phải rất cẩn thận và kiên trì vì trong quá trình điều chỉnh có sự ảnh hưởng của tay và tuốc nơ vít tới giá trị tụ. Hình 1.2.2.6. Tụ chặn Các tụ chặn này thường có giá trị rất nhỏ, thông thường nhỏ hơn khoảng 100pF. Có điều đặc biệt là không thể giảm nhỏ được các giá trị tụ chặn về 0 nên chúng thường được chỉ định với các giá trị tụ điện tối thiểu, khoảng từ 2 tới 10 pF. 10
  11. 1.2.3 Cuộn cảm a) Khái niệm và đặc trưng vật lý Cuộn cảm là một phần tử thụ động trong mạch điện có tính chất ngăn cản dòng điện xoay chiều đối với dòng điện một chiều thì cuộn cảm lúc đó được coi đơn giản như một đoạn dây nối (ngắn mạch). Tính chất của cuộn cảm : Cuộn cảm hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ. Hình 1.2.3.1. Quy tắc bàn tay trái Thực tế, trong các đường dây điện th ng bình thường, khi có dòng điện chạy qua thì xung quanh đường dây xuất hiện một từ trường, chiều của từ trường này được xác định bằng quy tắc bàn tay trái: Để tăng từ trường lên, chúng ta cuộn các đoạn dây thành vòng, nhờ đó mà các từ trường kết hợp lại với nhau tạo nên cuộn cảm có từ trường mạnh hơn rất nhiều. Khi cung cấp cho cuộn cảm một dòng điện chạy qua nó thì trong cuộn cảm xuất hiện một từ trường. Hình ảnh minh hoạ sau sẽ nói lên điều đó: Trị số của cuộn cảm phụ thuộc vào dòng điện, số vòng dây và cấu tạo của cuộn cảm. Đơn vị đo : Henri (H) Tuy nhiên trên thực tế các cuộn cảm thường có giá trị rất nhỏ nên đơn vị hay được sử dụng là mH = 10-3 H Hình 1.2.3.2. Từ trường của cuộn dây b) Phân loại: Cuộn cảm được phân thành 2 loại chính:  Cuộn cảm có điện dung biến đổi.  Cuốn cảm có điện dung xác đinh Thực tế hiện nay trên thị trường linh kiện điện tử các cuộn cảm thường không có trị số chính xác vì vậy trong các ứng dụng thu phát Radio (RF) cần các cuộn cảm có độ chính xác cao nhiều khi ta phải tự cuốn lấy cuộn cảm . 11
  12. c) Các ứng dụng thực tế của cuộn cảm. Biến áp. Hình 1.2.3.3. Máy biến áp Nam châm điện. Hình 1.2.3.4. Một số hình ảnh nam châm điện Micro điện động, loa điện động Hình 1.2.3.5: Micro và loa điện động 1.3 Linh kiện bán dẫn 1.3.1 Giới thiệu về chất bán dẫn a. Chất bán dẫn là gì ? Chất bán dẫn ( Semiconductor) là vật liệu trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Gọi là "bán dẫn" (chữ "bán" theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là một nửa), có nghĩa là có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện. 12
  13. b. Vùng năng lượng trong chất bán dẫn Tính chất dẫn điện của các vật liệu rắn được giải thích nhờ lý thuyết vùng năng lượng Như ta biết điện tử tổn tại trong nguyên tử trên những mức năng lượng gián đoạn (các trạng thái dừng). Nhưng trong chất rắn, khi mà các nguyên tử kết hợp lại với nhau thành các khối, thì các mức năng lượng này bị phủ lên nhau, và trở thành các vùng năng lượng và sẽ có ba vùng chính. Hình 1.3.1.1. Các vùng năng lượng của chất rắn  Vùng hóa trị (valence band): Là vùng có năng lượng thấp nhất theo thang năng lượng, là vùng mà điện tử bị liên kết mạnh với nguyên tử và không linh động.  Vùng dẫn (Conduction band): Vùng có mức năng lượng cao nhất, là vùng mà điện tử sẽ linh động (như các điện tử tự do) và điện tử ở vùng này sẽ là điện tử dẫn, có nghĩa là chất sẽ có khả năng dẫn điện khi có điện tử tồn tại trên vùng dẫn. Tính dẫn điện tăng khi mật độ điện tử trên vùng dẫn tăng.  Vùng cấm (Forbidden band): Là vùng nằm giữa vùng hóa trị và vùng dẫn, không có mức năng lượng nào do đó điện tử không thể tồn tại trên vùng cấm. Nếu bán dẫn pha tạp, có thể xuất hiện các mức năng lượng trong vùng cấm (mức pha tạp). Khoảng cách giữa đáy vùng dẫn và đỉnh vùng hóa trị gọi là độ rộng vùng cấm, hay năng lượng vùng cấm (Band Gap). Tùy theo độ rộng vùng cấm lớn hay nhỏ mà chất có thể là dẫn điện hoặc không dẫn điện. Như vậy, tính dẫn điện của các chất rắn và tính chất của chất bán dẫn có thể lý giải một cách đơn giản nhờ lý thuyết vùng năng lượng như sau:  Kim loại có vùng dẫn và vùng hóa trị phủ lên nhau (không có vùng cấm) do đó luôn luôn có điện tử trên vùng dẫn vì thế mà kim loại luôn luôn dẫn điện.  Các chất bán dẫn có vùng cấm có một độ rộng xác định. Ở không độ tuyệt đối (0 K) mức Fermi nằm giữa vùng cấm, có nghĩa là tất cả các điện tử tồn tại ở vùng hóa trị, do đó chất bán dẫn không dẫn điện. Khi tăng dần nhiệt độ, các điện tử sẽ nhận được năng lượng nhiệt (kB.T với kB là hằng số Boltzmann) nhưng năng lượng này chưa đủ để điện tử vượt qua vùng cấm nên điện tử vẫn ở vùng hóa trị. Khi tăng nhiệt độ đến mức đủ cao, sẽ có một số điện tử nhận được năng lượng lớn hơn năng lượng vùng cấm và nó sẽ nhảy lên vùng dẫn và chất rắn trở thành 13
  14. dẫn điện. Khi nhiệt độ càng tăng lên, mật độ điện tử trên vùng dẫn sẽ càng tăng lên, do đó, tính dẫn điện của chất bán dẫn tăng dần theo nhiệt độ (hay điện trở suất giảm dần theo nhiệt độ). Một cách gần đúng, có thể viết sự phụ thuộc của điện trở chất bán dẫn vào nhiệt độ như sau: Với: R0 là hằng số, ΔEg là độ rộng vùng cấm. Ngoài ra, tính dẫn của chất bán dẫn có thể thay đổi nhờ các kích thích năng lượng khác, ví dụ như ánh sáng. Khi chiếu sáng, các điện tử sẽ hấp thu năng lượng từ photon, và có thể nhảy lên vùng dẫn nếu năng lượng đủ lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tính chất của chất bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng (quang-bán dẫn). 1.3.2 Các ứng dụng của chất bán dẫn a. Điốt (Diode)  Điốt (diode) : là từ ghép mang nghĩa "hai điện cực", với di là hai, và ode bắt nguồn từ electrode, có nghĩa là điện cực, là một trong những linh kiện điện tử. Một công cụ dùng để chỉnh lưu dòng điện . Khi Điốt dẩn điện, Điốt chỉ cho dòng điện chảy theo một chiều từ Cực âm sang Cực dương. Điốt được tạo bởi 2 chất bán dẫn. Khi ghép một bán dẫn điện âm (bán dẫn N), với một bán dẫn điện dương (bán dẫn P) lại với nhau ta được một Điốt . Bán dẫn điện âm thường cấu tạo từ Si . Bán dẫn điện dương thường cấu tạo từ Ge . Từ đó ta được một linh kiện điện tử hai chân . Chân dương (Anode) là chân nối với bán dẫn điện dương, Chân âm (Cathode) là chân nối với bán dẫn điện âm. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyễn động khuếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại Hình 1.3.2.1 . Điện áp tiếp xúc gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sang (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó). Sự tích điện âm bên khối p và dương bên khối n hình thành một điện áp gọi là điện áp tiếp xúc 14
  15. (UTX). Điện trường sinh ra bởi điện áp có hướng từ khối n đến khối p nên cản trở chuyển động khuếch tán và như vậy sau một thời gian kể từ lúc ghép 2 khối bán dẫn với nhau thì quá Hình 1.3.2.2. Điện áp ngoài ngược chiều trình chuyển động khuếch tán chấm dứt và tồn tại điện áp tiếp xúc. Lúc này ta nói tiếp xúc P-N ở trạng thái cân bằng. Điện áp tiếp xúc ở trạng thái cân bằng khoảng 0.6V đối với điốt làm bằng bán dẫn Si và khoảng 0.3V đối với điốt làm bằng bán dẫn Ge. Hai bên mặt tiếp giáp là vùng các điện tử và lỗ trống dễ gặp nhau nhất nên quá trình tái hợp thường xảy ra ở vùng này hình thành các nguyên tử trung hòa. Vì vậy vùng biên giới ở hai bên mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện tự do nên được gọi là vùng nghèo. Vùng này Hinh 1.3.2.3. Điện áp ngoài cùng chiều không dẫn điện tốt, trừ phi điện áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên ngoài. Đây là cốt lõi hoạt động của điốt. Nếu đặt điện áp bên ngoài ngược với điện áp tiếp xúc, sự khuyếch tán của các điện tử và lỗ trống không bị ngăn trở bởi điện áp tiếp xúc nữa và vùng tiếp giáp dẫn điện tốt. Nếu đặt điện áp bên ngoài cùng chiều với điện áp tiếp xúc, sự khuyếch tán của các điện tử và lỗ trống càng bị ngăn lại và vùng nghèo càng trở nên nghèo hạt dẫn điện tự do. Nói cách khác điốt chỉ cho phép dòng điện qua nó khi đặt điện áp theo một hướng nhất định.  Đặc trưng Voltage – Ampe của Diode. Hình 1.3.2.4 Đặc trưng Voltage-Ampe của Diode  Phân loại Điốt Điốt được chia ra nhiều loại tùy theo vùng hoạt động của Điốt 15
  16. Điốt phân cực thuân: Chỉ cần một điện áp dương đủ để cho Điốt dẩn điện . Điốt sẻ cho dòng điện đi qua theo một chiều từ Cực Âm đến Cực Dương và sẻ cản dòng điện đi theo chiều ngược lại. Thí dụ : Điốt Bán dẩn, LED... Điốt phân cực nghịch: Chỉ cần một điện áp âm đủ để cho Điốt dẩn điện . Điốt sẻ cho dòng điện đi qua theo 2 chiều . Thông thường, dẩn điện tốt hơn trong chiều nghịch. Thí dụ : Điốt Zener, Điốt biến dung  Điốt bán dẫn: cấu tạo bởi chất bán dẫn Silic và Gecmani có pha thêm một số chất để tăng thêm electron tự do. Loại này dùng chủ yếu để chỉnh lưu dòng điện.  Điốt Schottky: Ở tần số thấp, điốt thông thường có thể dễ dàng khóa lại (ngưng dẫn) khi chiều phân cực thay đổi từ thuận sang nghịch, nhưng khi tần số tăng đến một ngưỡng nào đó, sự ngưng dẫn không thể đủ nhanh để ngăn chặn dòng điện suốt một phần của bán kỳ ngược. Điốt Schottky khắc phục được hiện tượng này.  Điốt Zenner, còn gọi là "điốt đánh thủng": là loại điốt được chế tạo tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng. Đây là cốt lõi của mạch ổn áp. Hình 1.3.2.5 Mốt số loại Điốt 16
  17. Hình 1.3.2.6 Điốt phát quang  Điốt phát quang : hay còn gọi là LED (Light Emitting Diode) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt bán dẫn, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.  Điốt quang : (photodiode): là loại nhạy với ánh sáng, có thể biến đổi ánh sáng vào thành đại lượng điện.  Điốt biến dung (varicap): Có tính chất đặc biệt, đó là khi phận cực nghịch, điốt giống như một tụ điện, loại này được dùng nhiều cho máy thu hình, máy thu sóng FM và nhiều thiết bị truyền thông khác.  Điốt ổn định dòng điện: là loại điốt hoạt động ngược với Điốt Zener. Trong mạch điện điốt này có tác dụng duy trì dòng điện không đổi.  Điốt Step Recovery : Ở bán kỳ dương, điốt này dẫn điện như loại điốt Silic thông thường, nhưng sang bán kỳ âm, dòng điện ngược có thể tồn tại một lúc do có lưu trữ điện tích, sau đó dòng điện ngược đột ngột giảm xuống còn 0.  Điốt ngược: Là loại điốt có khả năng dẫn điện theo hai chiều, nhưng chiều nghịch tốt hơn chiều thuận. b. Transistor Transistor là một linh kiện điện tử bán dẫn được chế tạo từ Ge và Si dùng để khuyếch đại tín hiệu hoặc đóng mở mạch điện như một Rơle. Người ta pha các tạp chất khác nhau để tạo các bán dẫn loại P và loại N. Các bán dẫn này được sắp xếp theo 3 miền p-n-p hoặc n-p-n. Từ 3 miền khác nhau này người ta lấy ra 3 cực khác nhau là emitơ (E) , bazơ (B) và colectơ (C). Tùy theo thứ tự sắp xếp mà ta có loại transistor p-n-p hay n-p-n. Do có 3 miền bán dẫn khác nhau nên trong transistor có 2 lớp tiếp giáp p-n là lớp tiếp giáp BE và BC. Để transistor làm việc được ở chế độ khuếch đại tín hiệu thì giữa BE người ta đặt một điện áp một chiều đấu theo chiều phân cực thuận, giữa BC đặt một điện áp phân cực ngược. Trên ký hiệu của transistor chiều mũi tên là chiều phân cực thuận. 17
  18. Hình 1.3.2.7. Cấu trúc và cách mắc nguồn Transistor thuận và nghịch Để khảo sát sự phân cực cho transistor, người ta thường dùng mạch điện đơn giản dưới đây . Ba trạng thái của transistor được mô ta trên đặc tuyến ngõ ra của transistor. Hình Hình 1.3.2.8. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của Transistor Tuỳ theo mức phân cực mà transistor có thể làm việc ở một trong ba trạng thái là ngưng dẫn, khuếch đại tuyến tính và bão hoà. Trạng thái ngưng dẫn: Nếu phân cực cho transistor có V BE < VZ ( VBE =0 v – 0.4 v ) thì transistor ngưng dẫn, dòng điện IB =0, IC =0 và VCE =+VCC Lúc đó chỉ có dòng điện dò qua transistor rất nhỏ không đáng kể Trạng thái khuếch đại Nếu phân cực cho transistor có VBE =0,5 V - 0,7 V thì transistor dẫn điện và có dòng điện IB dòng điện IC tăng theo IE qua hệ số khuếch đại hfe . Lúc đó, điểm làm việc của transistor sẽ nằm trên đường tải tĩnh và khi IB tăng thì IC tăng và VCE giảm. Trạng thái bão hoà: Nếu phân cực cho transistor có VBE = 0,8 V thì transistor sẽ dẫn rất mạnh gọi là bão hoà. Lúc đó IB tăng cao làm IC tăng cao đến mức gần bằng và điện thế VCE giảm còn rất nhỏ ( 0,2 V ) gọi là điện thế VCE Sat (saturation) hay là VCE bão hoà. 18
  19. Người ta thường dùng transistor để khuyếch đại tín hiệu, bằng việc phân cực cho transistor hoạt động ở vùng khuếch đại tuyến tính. Làm việc ở chế độ khuếch đại, transistor được ứng dụng nhiều vào các mạch khuếch đại tín hiệu: Máy tăng âm là một loại máy áp dụng rất nhiều tính năng khuếch đại của transistor. Transistor cũng có thể dùng như một khoá điện tử bằng việc phân cực cho transistor chỉ hoạt động ở hai mức ngưng dẫn và dẫn bão hoà. Hiện nay đã chế tạo transistor chuyên dụng làm khoá điện tử, những transistor này thường có mức điện áp phân cực từ trạng thái ngưng dẫn sang bão hoà rất gần nhau khiến cho việc chuyển trạng thái từ không dẫn điện sang dẫn điện rất dễ dàng. Khoá điện tử dùng transistor có một ưu điểm lớn là có thể hoạt động ở tần số cao, do đó có thể tạo ra được một dãy xung điện ở tần số rất cao. Chính nhờ đặc điểm đó mà transistor được ứng dụng rất nhiều trong ngành kĩ thuật xung, số. Trong thực tế, khi sử dụng chúng ta cần phải kiểm tra xem transistor của chúng ta có còn tốt hay không, lúc đó chúng ta cần kiểm tra như sau: t tr ns stor Để xác định trạng thái tốt hay hỏng của một transistor có thể dùng đồng hồ vạn năng ở thang đo R x 100 lần lượt đo các cặp chân BE, BC và CE, mỗi cặp chân đo hai lần bằng cách đổi hai que đo của đồng hồ. . Hình 1.3.2.9. Sơ đồ mạch thử Transistor 19
  20. Hình trên là trường hợp đo điện trở thuận của các cặp chân của transistor đối với loại NPN. Muốn đo điện trở ngược thì đổi đầu hai que đo. Cặp chân Transistor Si Transistor Ge Thuận Ngược Thuận Ngược BE Vài KΩ Vô cực Ω Vài trăm Ω Vài trăm K Ω BC Vài K Ω Vô cực Ω Vài trăm Ω Vài trăm K Ω CE Vô cực Ω Vô cực Ω Vài chục K Ω Vài trăm K Ω Bảng 1.3.2.1 kết quả đo trị số điện trở thuận nghịch các cặp chân của transistor.  Phân loại transistor Hình 1.3.2.10. Một số loại Transistor 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2