intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

181
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng "Phân bón và độ phì - Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng" để nắm bắt được những nội dung chi tiết như các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng

  1. CHƯƠNG 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG BÀI 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG Tiềm năng sản lượng tối đa của 1 loại cây trồng nhất định phụ  thuộc vào các yếu  tố  môi trường và các biện pháp kỹ thuật của người nông dân, trong việc xác định và làm  giảm đi các yếu tố bất lợi của môi trường có thể  làm tăng tiềm năng sản lượng. Chương   này sẽ  thảo luận các yếu tố   ảnh hưởng đến những phản  ứng của cây trồng đối với các  chất dinh dưỡng và định lượng hoá  sự sinh trưởng và sự đáp ứng của cây trồng. Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất của cây trồng Các yếu tố về khí hậu Các yếu tố về đất   Các yếu tố về cây trồng Mưa  Chất hữu cơ Giống /loài ­ Lượng mưa  ­ Sự phân bố mưa Nhiệt độ không khí Sa cấu  Thời gian sinh trưởng Ẩm độ tương đối  Cấu trúc  Đặc tính sinh học của hạt  giống Ánh sáng Khả năng trao đổi cation Đặc điểm canh tác ­ Hàm lượng chiếu sáng ­ Khoảng cách gieo  ­ Cường độ chiếu sáng trồng ­ Thời gian chiếu sáng ­ Yêu cầu chăm sóc Vị trí địa lí Độ bão hòa base Hiệu quả sử dụng nước ­ Vĩ độ  Độ dốc và địa hình ­ Sự hữu dụng của  ­ Kinh độ  Nhiệt độ đất nước   ­     Bốc thoát hơi nước Gió  Các yếu tố quản lý Sâu bệnh  ­ Tốc độ gió  ­ Làm đất  ­ Côn trùng ­ Sự phân bố gió ­ Thoát thủy ­ Sâu hại ­ Cỏ dại Nồng độ CO2  Độ sâu tầng đất mặt Dinh dưỡng Hiệu suất thu hoạch Có trên 50 yếu tố   ảnh hưởng đến sự  sinh trưởng và năng suất cây trồng; một số  các yếu tố  quan trọng được liệt kê trong bảng 2.1. Trong đó có nhiều yếu tố  mà người  trồng trọt có thể  kiểm soát được, nhưng để  đạt được  năng suất cao thì các yếu tố  này  phải vận hành một cách đồng bộ, vì các  yếu tố  này luôn có sự  quan hệ  hữu cơ  với nhau.   Những nhà trồng trọt thường không có khả  năng quản lý các yếu tố  khí hậu, ngoại trừ  lượng mưa họ  có thể  kiểm soát được thông qua tưới và gió thông qua các quạt gió. Tuy  nhiên, người trồng trọt có thể  kiểm soát phần lớn các yếu tố   ảnh hưởng đến sự  sinh   trưởng của cây trồng đó là giống cây trồng và các yếu tố của đất. Các yếu tố  có liên quan đến sự  sinh trưởng của cây trồng có thể  được phân loại   thành 2 nhóm, nhóm yếu tố  do di truyền và nhóm các yếu tố do môi trường.  1
  2. 1 Các yếu tố di truyền Tầm quan trọng của di truyền học trong sự  sinh trưởng của các cây trồng nông   nghiệp được thể hiện qua sự gia tăng rất lớn trong năng suất của các giống bắp lai mới và  các giống lúa nước, lúa mì và hàng loạt các giống cây trồng khác. Năng suất đạt được đối  với bắp trong thời gian gần đây là cao hơn 38 – 61 % (trong điều kiện tốt và xấu) so với   các giống đã lai tạo trong những năm 1930. Từ  năm 1930, năng suất hạt của lúa mì mùa   đông đã tăng 16,4 tấn/ha, hay khoảng 0,7 %/năm, sự gia tăng năng suất này do sự đóng góp   trực tiếp từ sự cải thiện về tính di truyền. 1.1  Giống và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng  Các giống mới có năng suất cao sẽ có nhu cầu chất dinh dưỡng cao. Thực tế quan  trọng cần được nghiên cứu kỹ  trong các quyết định thay đổi các giống có năng suất cao  hơn, sự tương quan giữa năng suất các giống mới và nhu cầu dinh dưỡng. Trong điều kiện   độ  phì nhiêu của đất thấp thì một giống năng suất cao không thể  phát triển đầy đủ  tiềm   năng năng suất. Nhưng trên các loại đất có độ phì nhiêu cao thì các giống mới sẽ làm cạn  kiệt chất dinh dưỡng trong đất nhanh hơn và cuối cùng là năng suất sẽ  giảm nếu không  được bổ sung thích hợp các chất dinh dưỡng.            1.2  Các tương tác giữa giống và độ phì nhiêu của đất  Thông thường các giống có mức độ thích ứng hẹp thì có xu hướng có những tương tác   chặt giữa giống và phân bón, ngược lại các giống có 1 biên độ  thích ứng rộng thì sẽ có sự  tương tác yếu. Vào đầu năm 1922, một số  nơi trên thế  giới đã khuyến cáo là tiêu chuẩn  chọn các giống bắp là dựa trên cơ sở mức độ phì nhiêu của đất. Các giống được chọn cho   các đất nghèo khác với giống được chọn trồng trên các loại đất giàu dinh dưỡng. Trong phần lớn các nước nông nghiệp phát triển người ta có tập quán là bón đầy  đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trên đất có độ phì nhiêu thấp. Vì vậy những khuyến cáo   về chọn giống hay lai giống không còn cần thiết phải dựa trên cơ sở của mức độ phì nhiêu   của đất, nhưng cần chú trọng đến khả  năng chống chịu được với sâu bệnh, hay  ẩm độ,   nhiệt độ bất lợi. Tuy nhiên, trong một chiến lược quản lý các vùng đất bất lợi như đất có  hàm lượng Fe hữu dụng thấp hay thừa Al hay thừa các muối hoà tan thì phải chọn các   giống hay loài có khả năng chống chịu được điều kiện đặc biệt này. Tuy nhiên trong nhiều  trường hợp khi độ  phì nhiêu của đất không còn là yếu tố giới hạn sự sinh trưởng của cây   trồng, thì sự  hiểu biết  các cơ  chế  hấp thu dinh dưỡng và tính thích ứng chuyên biệt của  các giống là cần thiết. 1.3  Tầm quan trọng của sự tiếp tục nghiên cứu di truyền học.  Các thành phần cấu tạo  trong di truyền học của 1 loài cây nhất định nào đó thường   làm cho cây trồng chỉ có thể phát triển trọng 1 phạm vi giới hạn nhất định. Hầu như không  có một loại cây nào có thể  sinh trưởng tốt trong tất cả các điều kiện môi trường. Do đó,   người ta đề  nghị nên có từng chương trình sản xuất các giống mới hay giống lai có khả  năng đạt năng suất cao trong từng điều kiện riêng biệt. 2 Các yếu tố môi trường Môi trường được định nghĩa là tập hợp tất cả  điều kiện và những  ảnh hưởng của   ngoại cảnh  ảnh hưởng đến đời sống và sự  phát triển của 1 sinh vật. Trong các yếu tố  2
  3. được biết là  ảnh hưởng đến sự  sinh trưởng của cây trồng, các yếu tố  sau đây có thể  là   quan trọng nhất 1. Nhiệt độ. 2. Ẩm độ. 3. Năng lượng bức xạ. 4. Thành phần của khí quyển. 5. Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất. 6. Phản ứng của đất (pH đất). 7. Các yếu tố sinh học. 8. Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng. 9. Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng. Nhiều yếu tố môi trường có sự quan hệ hỗ tương lẫn nhau. Ví dụ, luôn có sự quan   hệ nghịch giữa hàm lượng không khí  và ẩm độ  trong đất hay giữa hàm lượng O 2 và CO2  của không khí trong đất. Khi ẩm độ đất tăng, thì hàm lượng không khí trong đất giảm, và   khi hàm lượng CO2 của không khí trong đất tăng thì hàm lượng O 2 của không khí trong đất  giảm, và ngược lại.  2.1 Nhiệt độ  Nhiệt độ  giới hạn cho sự  tồn tại của sinh vật là khoảng ­35o  đến +75oC . Tuy  nhiên, khoảng nhiệt độ  thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của phần lớn cây   trồng nông nghiệp chỉ  biến thiên trong khoảng nhiệt độ  hẹp hơn; có thể  từ  15­40 oC. Ở  nhiệt độ cao hay thấp hơn khoảng giới hạn này thì sự sinh trưởng sẽ bị giảm 1 cách nhanh   chóng. Nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trưởng khác nhau tùy theo giống hay loài, tùy theo thời   gian tác động của nhiệt độ, tuổi cây, thời kỳ  phát triển, và các ngưỡng sinh trưởng riêng   biệt được dùng để  đánh giá khả  năng hoàn thành chu kỳ  sống, sự  hấp thu nước và dinh  dưỡng, hô hấp, khả  năng thấm của màng tế  bào, và sự  tổng hợp protein. Các ảnh hưởng   này được phản  ảnh bằng sự  sinh trưởng của cây trồng. Khả  năng sinh trưởng của cây  trồng phụ thuộc rất lớn vào tốc độ hình thành lá mới, có nghĩa là diện tích quang hợp mới   tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng quang hợp và sản lượng của cây trồng. Vì vậy, tốc   độ  ra lá và sự  phát triển các lá mới và thời gian phát triển của các giai đoạn sinh trưởng   khác nhau của cây đóng góp rất lớn đến sản lượng của cây trồng.  Tiến trình hô hấp và sự thoát hơi nước của cây trồng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi   nhiệt độ, các quá trình này giảm khi nhiệt độ  giảm và ngược lại. Ở  nhiệt độ  cao, tốc độ  hô hấp ban đầu tăng rất nhanh nhưng sau đó vài giờ thì lại giảm rất nhanh đối với 1 số cây  trồng. Đối với nhiều loại cây trồng thì nhiệt độ tối hảo cho quang hợp thấp hơn nhiệt độ  tối hảo cho hô hấp. Điều này đã được chứng minh là năng suất của các cây trồng lấy tinh   bột như bắp và khoai tây, trong các vùng khí hậu mát mẽ cao hơn năng suất các cây này khi  trồng trong vùng khí hậu nóng hơn. Có thể  là trong điều kiện nhiệt độ  cao kéo dài, cây   trồng có thể bị mất cân đối trong quá trình tích lũy chất hữu cơ,  bởi vì sự hô hấp tiến hành   nhanh hơn quang hợp. Trong điều kiện nhiệt độ  cao, sự  mất nước do thoát hơi có thể  vượt quá lượng   nước hấp thu vào, và hậu quả là cây bị héo. Sự hấp thu nước của rễ cây chịu ảnh hưởng   bởi nhiệt độ, trong môi trường nhiệt độ tăng từ 0o­60oC hay 70oC thì sự hấp thu nước của   rễ tăng. Nhiệt độ  đất thấp cũng có thể  ảnh hưởng bất lợi đến sự  sinh trưởng của cây do  ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hấp thu nước. Nếu nhiệt độ đất thấp mà sự thoát hơi cao,   thì cây trồng có thể  bị tổn thương do các mô bị mất nước. Ẩm độ  đất cũng có thể  bị ảnh   3
  4. hưởng do nhiệt độ, thời tiết nóng không bình thường sẽ làm cho  sự  bốc hơi nước nhanh   hơn từ mặt đất. Nhiệt độ  cũng gây  ảnh hưởng một cách gián tiếp đến sự  sinh trưởng của cây, do   ảnh hưởng của nhiệt độ đến dân số vi sinh vật trong đất. Sự  hoạt động của các vi khuẩn   chuyển hoá N, cũng như  phần lớn sinh vật tự  dưỡng, tăng theo sự  tăng nhiệt độ. pH đất  cũng có thể thay đổi theo nhiệt độ, và pH lại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.   Người ta nhận thấy rằng. Điều này thường được giải thích là sự  hoạt động của vi sinh   vật trong đất, mang theo sự giải phóng CO2, CO2 này kết hợp với nước hình thành carbonic  acid (H2CO3). Trong các đất chua ít thì chỉ 1 sự thay đổi nhỏ về pH cũng có thể ảnh hưởng   đến khả năng hữu dụng của các chất dinh dưỡng vi lượng như Mn, Zn hay Fe. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng suất hay sản lượng chất khô và nhiệt  độ  đã được thực hiện. Sự hiểu biết về các mối quan hệ  giữa nhiệt độ  và sự  sinh trưởng   của cây trồng là rất quan trọng bởi vì khi trồng 1 cây hay giống nào đó không thích hợp với   điều kiện nhiệt độ  trong 1 vùng nào đó sẽ dẫn đến kết quả  là tiềm năng năng suất sẽ  bị  giảm, và có thể sẽ không có thu hoạch gì cả. Nhiệt độ  cũng có thể  làm thay đổi thành phần không khí trong đất, do sự  tăng hay   giảm sự  hoạt động của vi sinh vật trong đất. Khi hoạt động của vi sinh vật đất tăng, thì   hàm lượng CO2 của không khí trong đất tăng và hàm lượng O 2 giảm. Trong điều kiện mà  sự  khuếch tán của các khí trong đất bị  hạn chế, thì việc giảm hàm lượng O2 có thể   ảnh  hưởng đến tốc độ  hô hấp của rễ  cây, và vì thế   ảnh hưởng đến khả  năng hấp thu dinh   dưỡng của rễ. 2.2 Ẩm độ đất Trong một giới hạn nào đó thì sự  sinh trưởng của cây trồng tỉ  lệ  thuận với hàm   lượng nước hiện diện. Nước cần thiết cho sản xuất carbohydrate, để duy trì tính hút nước  của nguyên sinh chất, và nước là 1 phương tiện vận chuyển carbohydrate và các chất dinh  dưỡng. Sự thiếu nước bên trong có thể làm giảm cả sự phân chia và phát triển của tế bào,  và vì vậy làm giảm sự sinh trưởng của cây. Ẩm độ  cũng có  ảnh hưởng đáng kể  đến sự  hấp thu dinh dưỡng của cây. Hàm  lượng nước hữu dụng trong vùng rễ thấp làm giảm sự hữu dụng các chất dinh dưỡng nên  làm cản trở các tiến trình có liên quan đến sự hấp thu dinh dưỡng. Các tiến trình đó là (1)   sự  khuếch tán, (2) dòng chảy khối lượng, và (3) sự  tiếp xúc của rễ. Theo qui luật thông   thường, sự hấp thu dinh dưỡng tăng khi hàm lượng nước trong đất tăng. Khi các tế khổng  đất hoàn toàn đầy nước sẽ  là 1 bất lợi vì hậu quả  là rễ  sẽ  thiếu O2, làm hạn chế  sự  hô  hấp và hấp thu ion của rễ. Người ta cũng lưu ý rằng cần bón phân đầy đủ để sử dụng nước đạt cao nhất. Xu hướng chung đối với các chất dinh dưỡng của cây trồng là các chất dinh dưỡng  được hấp thu dễ dàng khi ẩm độ đất tăng và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng nước  (water use effection, WUE) của cây trồng. WUE là lượng chất khô tạo thành từ 1 đơn vị  nước, thường  diễn tả bằng gram trọng lượng chất khô/ha­cm nước. Bón nhiều lần với  lượng nhỏ phân bón, kết hợp với phương pháp tưới theo lịch dựa trên số liệu đo bằng  tensiometer, sẽ tạo nên 1 hiệu quả sử dụng nước cao nhất trên đất này.  Ngoài ra, nước còn cần thiết cho sản xuất carbohydrate, để  duy trì tính hút nước   của nguyên sinh chất, và nước là 1 phương tiện vận chuyển carbohydrate và các chất dinh  dưỡng. Sự thiếu nước bên trong mô có thể  làm giảm cả  sự phân chia và phát triển của tế  bào. Sự  thiếu nước xảy ra khi mà nước hữu dụng (cây có thể  hút được) trong vùng rễ  không đủ để thoả mãn nhu cầu thoát hơi của cây trồng. Sự thiếu hụt nước với các mức độ  khác nhau chính là nguyên do làm cho năng suất cây trồng biến động hàng năm. Các tiến   trình sinh lý trong cây khác nhau bị tác động của sự thiếu nước khác nhau. Ví dụ, sự vươn  dài của lá mẫn cảm với sự thiếu nước hơn là các tiến trình khác và sự  phát triển là sẽ  bị  4
  5. ngừng trước khi toàn bộ  nước hữu dụng trong đất được tiêu thụ. Rễ  cây sinh trưởng tốt   nhất khi đất có đủ ẩm, cây cũng có thể ra rễ ngay cả khi  đất tương đối khô. Khi sự thiếu   nước làm giới hạn sự sinh trưởng của rễ, sự hấp thu dinh dưỡng và nước sẽ bị giới hạn. Cách bón phân trong đất cũng là 1 yếu tố  quan trọng cần chú ý trong các trường  hợp mà phần trên của vùng rễ bị khô nhanh và khô kéo dài. Bón phân sâu vào vùng rễ nơi  ẩm sẽ có hiệu quả hơn. Trong các vùng khô hạn và bán khô hạn nơi mà sự  rửa trôi không   đáng kể, sự  phân bố  đều phân bón trong vùng rễ  được cải thiện bằng cách bón thúc trên   mặt đất với liều lượng phân bón cao.  Ẩm độ  đất cũng  ảnh hưởng gián tiếp đến sự  sinh trưởng của cây trồng do  ảnh   hưởng đến dân số  vi sinh vật trong đất. Ở  ẩm độ  quá thấp hay quá cao thì sự  hoạt động   của các vi sinh vật tham gia trong các quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng hữu dụng cho   cây bị hạn chế. 2.3. Năng lượng bức xạ mặt trời  Năng lượng bức xạ mặt trời là 1 yếu tố rất có ý nghĩa trong sự sinh trưởng và phát   triển của cây trồng. Chất lượng, cường độ, và thời gian chiếu sáng là các thông số  quan  trọng. Bức xạ trong ngày quang mây là 1 chỉ thị hữu dụng của lượng năng lượng mặt trời   cung cấp cho các quá trình sinh lý bên trong cây. Các giá trị đối với các thời kỳ sinh trưởng   của cây bắp cho thấy là tiềm năng năng suất cao nhất đối với cây trồng này là gần 40o vĩ  độ, 1 vùng chạy dài từ đông sang tây. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây  cho thấy rằng toàn bộ  phổ  của ánh sáng mặt trời thường thoả  mãn được sự  sinh trưởng   của cây trồng. Mặc dù chất lượng ánh sáng được biết là có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng   của cây trồng, nhưng dường như đây là yếu tố  con người không thể kiểm soát được trong  tương lai trên 1 diện rộng. Những nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông thường cây trồng có khả  năng đạt  được sự  sinh trưởng tốt khi lượng áng sáng thấp hơn lượng ánh sáng của ban ngày hoàn   toàn quang mây. Tuy nhiên, các cây khác nhau có sự  đáp ứng với cường độ  ánh sáng khác   nhau.  Những sự thay đổi cường độ ánh sáng gây ra do che bóng có thể  tạo ra ảnh hưởng  đáng kể đến sự sinh trưởng của cây trồng. Với mật độ  cây trồng cao, ánh sáng xuyên qua   các vị trí bên dưới trong tán cây có thể  không đủ  cho các lá bên dưới để  tiến hành quang   hợp.  Sự  che bóng của cây trồng cũng có thể  xảy ra khi trồng xen 2 loài cây khác nhau, cân   bằng sự  sinh trưởng giữa các loại cây  là vấn đề  quan trọng trong quản lý cây trồng. Sự  phát triển không đồng đều thường xảy ra trong vườn cây hay trong một ruộng trồng. Điều  này phần lớn là do sự canh tranh dinh dưỡng và nước, mặc dù cường độ ánh sáng bị giảm   cũng là 1 yếu tố quan trọng giải thích hiện tượng này Những nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật dùng lúa mì làm cây thử  nghiệm cho  thấy rằng sự hấp thu NH4+, SO42­ và nước tăng khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng sự hấp   thu Ca2+ và Mg2+ ít bị  ảnh hưởng. Cường độ  ánh sáng có  ảnh hưởng rất đáng kể  đến sự  hấp thu P và K. Người ta cũng nhận thấy rằng sự hấp thu O 2 của rễ cũng tăng theo cường  độ ánh sáng. 2.4. Chế độ quang kỳ  Mối quan hệ giữa thực vật với độ dài ngày được gọi là chế  độ  quang kỳ. Trên cơ  sở phản ứng của cây với quang kỳ, các cây được phân loại thành các cây ngày ngắn, ngày  dài hay trung gian. Cây ngày ngắn là cây sẽ  chỉ  ra hoa khi quang kỳ  ngắn bằng hay ngắn  hơn thời gian ngưỡng. Nếu thời gian chiếu sáng dài hơn thời gian ngưỡng, cây trồng sẽ  5
  6. phát triển dinh dưỡng không hoàn tất chu kỳ  sinh sản của chúng. Bắp, cao lương, lúa là  những cây ngày ngắn. Cây ngày dài là cây sẽ  chỉ ra hoa nếu trong đó thời gian chiếu sáng   dài hơn thời gian ngưỡng. Nếu cây được chiếu sáng với những thời gian ngắn hơn thời   gian ngưỡng này, chúng sẽ chỉ  phát triển sinh trưởng dinh dưỡng. Các cây ra hoa và hoàn  thành chu kỳ phát triển trong điều kiện ngày ngắn và cả  ngày dài là cây có quang kỳ trung   tính . Bông vải là cây có quang kỳ trung tính. 6
  7. 2.5 Thành phần của khí quyển   Ngoại trừ  nước, C là nguyên tố  cần thiết cho sự  sinh trưởng có hàm lượng lớn   nhất trong  cây. Nguồn cung cấp C chính cho cây là khí CO 2 trong khí quyển. CO2 được  hấp thu vào lá, và thông qua hoạt động quang hợp, được nối hoá học trong các phân tử hữu   cơ. CO2 tiếp tục được trả lại vào khí quyển dưới dạng sản phẩm của hô hấp động vật  và thực vật và sự phân giải vi sinh vật các dư thừa hữu cơ. Mặc dù bình thường nồng độ  CO2 trong khí quyển khoảng 0,03 %, nhưng nồng độ này có thể biến đối từ  0,015 ­ 0,3 %.   Trong 1 tán cây dày trong 1 ngày không gió, nồng độ  CO 2  có thể  thấp trong những giờ  có  chiếu sáng khi cây có tốc độ quang hợp cao. Tương tự, trong rừng dày, hàm lượng CO 2 có  thể xuống thấp đáng kể trong thời gian có chiếu sáng. Sự  gia tăng nhiệt độ  và nồng độ  CO2  trong khí quyển, được được diễn tả  bằng   thuật ngữ  hiệu ứng nhà kính, có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng và năng   suất của cây trồng. Một số chương trình nghiên cứu cho thấy là năng suất có thể  sẽ  tăng,   ngược lại 1 số chương trình khác lại dự báo là năng suất sẽ giảm. Mặc dù năng suất của 1   số cây trồng có thể tăng theo sự tăng nồng độ CO2, nhưng nhiệt độ cao có thể làm gia tăng  hạn hán và làm giảm năng suất. Nhiều nhà khoa học kết luận rằng mặc dù hiệu ứng nhà  kính có thể  gây ra những thay đổi trong các kiểu dáng cây trồng, nhưng năng suất sẽ tiếp  tục tăng bởi vì các biện pháp kỹ thuật đồng ruộng sẽ có thể  đáp ứng được hầu hết các sự  thay đổi của môi trường. 2.6 Các chất gây độc trong khí quyển  Chất lượng không khí chung quanh các bộ  phân thân lá của cây có thể  ảnh hưởng   đến sự  sinh trưởng của cây. Một số  khí như  sulfur dioxide (SO2), carbon monoxide (CO),  và hydrofluoric acid (HF), khi được giải phóng vào trong không khí với hàm lượng lớn sẽ  gây độc cho cây. Các acid mạnh như H2SO4, nitric acid HNO3, và hydrochloric acid (HCl)đã làm giảm  pH trong nước mưa ở rất nhiều nơi trên thế giới. Có nơi pH của nước mưa thấp đến 2,1­ 3,0. Mưa acid thường chủ yếu là do nồng độ SO2 và SO42­ tương đối cao. Một số ảnh  hưởng của mưa acid đến cây trồng và đất có thể có như làm tăng sự rửa trôi các chất dinh  dưỡng vô cơ và các chất hữu cơ từ lá; làm tăng sự bào mòn biểu bì lá; hủy hoại lá khi pH  xuống 3,5; thay đổi các phản ứng với các nguồn bệnh, các vật cộng sinh, và hoại sinh; làm  giảm sự nẩy mầm; làm giảm sự hữu dụng của N; làm giảm hô hấp; và làm tăng sự rửa  trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Tổn thương thân lá do fluorine giải phóng trong thời gian sản xuất Al kim loại và  sản xuất phân P đã được báo cáo. Tuy nhiên sự hủy hoại của mưa acid đối với cây trồng  có thể  không quan trọng bằng sự  gây độc cho vật nuôi thông qua  ảnh hưởng đến chất  lượng đồng cỏ.                 Sự giải phóng chlorofluorohydrocarbon (CFC) và các khí khác vào khí quyển có liên  quan đến sự hủy hoại tầng ozone, là tầng lọc các bức xạ có hại. Mặc dù sự xáo trộn môi  trường này chủ yếu được nhận thấy ở các vùng cực Bắc và cực Nam, nhưng sự tiếp tục  hủy hoại tầng ozone có thể dẫn đến những vấn đề bất lợi về sức khoẻ của động vật và  thực vật. 2.7 Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất  Cấu trúc và sa cấu của đất quyết định dung trọng của đất. Theo qui luật chung,   dung trọng đất càng cao thì đất càng bị nén chặt, cấu trúc đất càng xấu, và độ rổng của đất   càng thấp. Những điều kiện này thường được phản ảnh thông qua sự sinh trưởng của cây  trồng bị giới hạn. 7
  8. Dung trọng đất cao sẽ cản trở sự nẩy mầm của hạt và làm tăng sự trở ngại về mặt   cơ học cho việc xuyên phá của rễ. Dung trọng cao làm giảm sự khuếch tán O 2 vào các tế  khổng trong đất, và sự  hô hấp của rễ  có liên quan trực tiếp đến sự  cung cấp liên tục và   đầy đủ khí này.  Trong điều kiện đồng ruộng, sự khuếch tán O2 vào đất được quyết định phần lớn  bởi ẩm độ của đất, nếu dung trọng của đất không phải là yếu tố giới hạn. Trên 1 loại đất   thoát thủy tốt cộng với cấu trúc tốt, thì hàm lượng O2 có thể  không là yếu tố  hạn chế sự  sinh trưởng của cây ngoại trừ  trong thời gian bị ngập nước, khi đó sự  cung cấp O 2 có thể  hạn chế sự hấp thu ion.  Sự  cung cấp O2  ở  bề  mặt hấp thu của rễ là 1 tiêu chuẩn đánh giá rễ  cây có được  cung cấp đủ  oxygen hay không. Vì vậy, không chỉ  là tổng lượng O2 của không khí trong  đất mà tốc độ  khuếch tán của O2 xuyên suốt phẫu diện đất để  duy trì nồng độ  đủ   ở  bề  mặt rễ cũng rất quan trọng. Với tốc độ khuếch tán O2 thấp, thì khi tăng tốc độ khuếch tán  lên 1 ít có tác động rất lớn đến sự  sinh trưởng của bắp trên các loại đất có độ  phì nhiêu   trung bình và cao, hơn là đất có độ  phì nhiêu thấp. Khi đất có độ  phì nhiêu đầy đủ  có thể  giúp cho  cây trồng tăng trưởng tốt trong điều kiện ẩm độ đất cao. 2.8 Phản ứng của đất   Phản  ứng của đất hay pH của đất có thể   ảnh hưởng đến sự  phát triển của cây  trồng do pH ảnh hưởng đến khả năng hữu dụng của 1 số chất dinh dưỡng. Ví dụ, sự hữu   dụng của P bị giảm trên đất chua chứa nhiếu Fe, Al. Sự  hữu dụng của Mo giảm là hậu   quả  của sự  giảm pH đất. Các loại đất khoáng chua thường hay có hàm lượng Al và Mn  hoà tan cao, và khi hàm lượng các nguyên tố này đạt mức thừa sẽ gây độc cho cây. Khi bón các loại phân bón có chứa NH 4­N và bón trên mặt đất có pH >7,0 thì có thể  N sẽ bị mất do sự bay hơi. pH đất 7,0 sẽ làm gia tăng sự biến đổi phân P hoà tan   trong nước thành các dạng có tính hữu dụng thấp hơn đối với cây trồng. Một số loại bệnh   phát sinh từ đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH đất. Bệnh nấm vảy (Scab) của khoai tây Irish,  bệnh ghẻ  của khoai lang, và thối rễ  đen của thuốc lá phát triển trong điều kiện đất trung   tính và kiềm. Tầm quan trọng của độ chua của đất đến sự sinh trưởng của cây trồng và sự hữu  dụng của các chất dinh dưỡng đối với cây trồng được trình bày chi tiết ở chương 4. Độ  chua của đất là tính chất quan trọng nhất của đất đối với người trồng trọt và là 1 tính chất  rất dễ thay đổi theo thời gian. 2.9 Các yếu tố sinh học Nhiều yếu tố sinh học có thể hạn chế sự sinh trưởng và làm giảm năng suất của  cây trồng. Bón phân nhiều có thể làm tăng sự sinh trưởng dinh dưỡng nhưng đồng thời  cũng tạo điều kiện thuận lợi cho 1 số bệnh phát triển. Sự mất cân đối dinh dưỡng cũng có  thể là 1 lý do làm tăng tỉ lệ bệnh, sự cân bằng thích hợp các chất dinh dưỡng, đặc biệt là K  kết hợp với N, làm giảm bệnh thối thân và tăng năng suất lúa.   Một số sâu bệnh có thể gây ra những triệu chứng chúng ta có thể lầm lẫn với  nhu   cầu phân bón của cây trồng. Ví dụ, virus và tuyến trùng tấn công vào rễ 1 số cây trồng và   làm giảm 1 lượng lớn chất dinh dưỡng.  Sự tấn công của côn trùng cũng có thể làm hạn chế nghiêm trọng sự sinh trưởng  của cây. Bón phân nhiều có thể kích thích 1 số côn trùng, như mọt đục quả bông vải, là do  sự sinh trưởng  dinh dưỡng của cây quá lớn.   Để làm giảm ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất cây trồng, nên thực hiện luân  canh cây trồng hợp lý và áp dụng chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp, sau đó là bón phân   đầy đủ, nhưng không thừa, bón phân để  giữ  cho cây phát triển mạnh mẽ  nhằm có thể  chống chịu được tối đa với các nguồn sâu bệnh. 8
  9. Cỏ dại cũng là yếu tố  quyết định đến năng suất cây trồng, vì cỏ  có thể  cạnh tranh  dinh dưỡng, nước, và trong rất nhiều trường hợp là ánh sáng. Ngoài những  ảnh hưởng   cạnh tranh này của cỏ dại, sự sinh trưởng của cây trồng cũng có thể bị giảm do sự cản trở  về  mặt sinh hoá hay allelopathy. Một số  cỏ  dại hình thành và giải phóng các chất có hại  cho cây vào môi trường rễ. 9
  10. 2.10 Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng  Từ  5 – 10 % trọng lượng khô của cây là thành phần của các chất dinh dưỡng cần   thiết của cây. Những vấn đề  về  sự  cung cấp, sự hữu dụng, và sự  hấp thu khác nhau của   các nguyên tố này sẽ được thảo luận trong các chương tiếp theo. 2.11 Sự hiện diện của các chất hạn chế sự sinh trưởng Sự phát triển bình thường của cây có thể bị hạn chế hay bị ngưng hoàn toàn do các  độc chất. Hầu hết các nguyên tố trong đất, ngay cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng  của cây trồng, sẽ trở nên độc đối với cây khi chúng hiện diện ở nồng độ cao không bình  thường trong vùng rễ. Người ta chưa hoàn toàn biết là tính độc của các nguyên tố này là do  hậu quả trực tiếp của những hàm lượng cao hay là do các nguyên tố này khi có nồng độ  cao làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng có tính chất hoá học tương tự.        Có thể là 1 trong các chất gây độc phổ biến nhất là hàm lượng Al hoà tan cao trong  đất. Các nguyên tố  khác có tiềm năng gây độc là Ni, Pb, Hg, Cd, Cr, Mn, Cu, Zn, Se, As,   Mo, Cl, B, và F. May mắn là các vấn đề  ngộ  độc do các nguyên tố  này trên đất nông  nghiệp thì không thường xuyên xảy ra. Chúng có thể xảy ra ở những nơi có liên quan đến   hay những nơi chứa chất thải, hầm mỏ, công nghiệp kim loại, các hệ  thống rác thải sinh  hoạt, và công nghiệp giấy và bột giấy. Các hợp chất hữu cơ như phenol, cresols, hydrocarbons, các biến dạng của ureas, và  thuốc trừ  sâu hydrocabon chlorine hoá, có thể  gây độc nếu chúng hiện diện với nồng độ  cao. Các hoá chất này thường không gây ra vấn đề gì nếu ở nồng độ thấp  bởi vì một số vi   sinh vật đất có khả năng phân giải chúng. 3 Sự sinh trưởng và các diễn tả sự sinh trưởng của cây trồng Sự sinh trưởng được định nghĩa là sự phát triển liên tục của 1 sinh vật, và có nhiều   phương pháp diễn tả  sự  phát triển này. Sự  sinh trưởng có thể  được diễn tả  bằng trọng   lượng chất khô, chiều cao hay đường kính thân. Các nhà khoa học đã dùng rất nhiều mô   hình toán học khác nhau để mô tả  hay định nghĩa sự sinh trưởng của cây trồng. Những mô   hình này có thể  hữu ích trong dự  đoán sự  đáp  ứng của cây trồng đối với các chất dinh   dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác. Sự sinh trưởng có thể được diễn tả  bằng trọng lượng khô hay chiều cao cây, có 1   quan hệ tương đối không đổi giữa sự sinh trưởng và thời gian. Có một kiểu mẫu chung đó  là sự sinh trưởng gia tăng chậm trong thời gian đầu, nhưng sau đó tăng nhanh, và tiếp theo  là 1 thời kỳ sự sinh trưởng chậm lại hay không tăng nữa. Vì vậy, tốc độ  sinh trưởng của   cây trồng thay đổi theo thời gian, và tốc độ sinh trưởng tối đa xảy ra ở 1 điểm trên đường   cong nơi có độ dốc lớn nhất. Mặc dù dạng tổng quát của đường cong được quyết định bởi   các yếu tố di truyền cho mỗi loài cây và các điều kiện môi trường, nhưng có nhiều yếu tố  sinh trưởng có thể làm thay đổi dạng của đường cong sinh trưởng này. Mặc dù đường cong sinh trưởng rất hữu ích trong nghiên cứu  kiểu mẫu tổng quát  sự  phát triển của cây trồng, nhưng chúng không chỉ  thị  điều gì cụ  thể  cả, về  các yếu tố  ảnh hưởng đến sự sinh trưởng như là sự cung cấp các chất dinh dưỡng, ánh sáng, CO2, và  nước. Cây trồng là 1 sản phẩm của các yếu tố di truyền và môi trường. Kiểu di truyền là 1  đại lượng cố định cho 1 loài cây và quyết định tiềm năng sinh trưởng của cây trồng trong 1  môi trường nhất định. Sự sinh trưởng của cây trồng là 1 hàm số phụ  thuộc vào nhiều yếu  tố sinh trưởng khác nhau, hàm số của sự sinh trưởng này có thể được diễn tả như sau: G = f(x1, x2, x3,…, xn) (1) với G= đại lượng sự sinh trưởng và x1, x2, x3,…, xn là các yếu tố  sinh trưởng khác  nhau. 10
  11. Nếu tất cả các yếu tố sinh trưởng đều đầy đủ, chỉ trừ  1 yếu tố bị thiếu, thì khi gia   tăng về lượng của yếu tố giới hạn (thiếu) này thường sẽ làm tăng sự sinh trưởng của cây  trồng. Mối quan hệ này được gọi là định luật tối thiểu của Liebig. Tuy nhiên, đây không  phải là 1 tương quan tuyến tính đơn giản. Mặc dù có sự  tương quan tuyến tính xảy ra   trong những phần nhỏ  của  đường cong năng suất, mỗi sự  gia tăng của 1 yếu tố  sinh  trưởng sẽ làm tăng liên tiến trong sự sinh trưởng  Năm 1909, E.A. Mitscherlich, 1 người Đức, là 1 trong những người đầu tiên định  lượng hoá sự tương quan giữa sự đáp ứng trong sinh trưởng của cây trồng với 1 trong các  yếu tố  sinh trưởng tác động vào. Ông ta phát biểu rằng “năng suất có thể  được tăng do 1  yếu tố  sinh trưởng đơn giản ngay cả khi yếu tố  này không hiện diện ở  mức độ  tối thiểu   trong 1 thời gian dài, yếu tố này  không hiện diện trong mức độ  tối hảo” và rằng “khi sự  gia tăng năng suất của cây trồng là do sự  gia tăng của 1 yếu tố  sinh trưởng đơn giản thì   mức độ gia tăng năng suất tỉ lệ với mức độ gia tăng yếu tố đơn này tác động vào. 3.1 Phương trình Mitscherlich. Phương trình sinh trưởng được định nghĩa trong phần trước là sự diễn tả  tổng quát   mối tương quan giữa tất cả  các yếu tố  có liên quan đến sự  sinh trưởng. Mitscherlich đã   đưa ra 1 phương trình mà sự  sinh trưởng có tương quan đến sự  cung cấp các chất dinh  dưỡng. Ông ta đã nhận thấy rằng khi cây trồng được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng   1 cách đầy đủ, chỉ trừ 1 chất dinh dưỡng là không đầy đủ, thì sự sinh trưởng của cây trồng  tỉ  lệ  với hàm lượng của chất này được cung cấp vào đất. Sự  sinh trưởng của cây trồng   càng tăng khi càng tăng chất dinh dưỡng này, nhưng sự gia tăng về  mặt sinh trưởng càng  nhỏ  dần khi tiếp tục bón chất dinh dưỡng này. Mitscherlich đã diễn tả  phương trình này  như sau: dy/dx = (A­y)c (2) với dy là năng suất tăng do tăng dx yếu tố sinh trưởng x, A là năng suất tối đa có thể đạt  được khi tất cả các yếu tố sinh trưởng được cung cấp với 1 lượng tối hảo,  y là năng suất  đạt được do cung cấp 1 lượng yếu tố sinh trưởng  x, và c là hằng số tỉ lệ có thể xem như  là 1 hệ số. Phương trình Mitscherlich có thể đơn giản thành: y = A(1­10­cx) (3) Thật ra trong 2 phương trình này thì không có 1 phương trình nào đơn giản cả,   nhưng ta có thể lấy tích phân phương trình (2) bằng cách dùng logarithm thập phân: log(A­y) = logA ­ c(x) (4) Các ký hiệu được dùng trong phương trình này giống như  trong phương trình (2).  Nếu hàm này được vẽ lên đồ thị, thì đường cong thu được như hình 2.1 Năng suất tối đa         100 %            80            60            40             20              0 11
  12.                   0         2        4        6        8        10                                                                                                       Số đơn vị yếu tố sinh trưởng, x Hình 2.1 Sự tương quan giữa % năng suất tối đa và sự gia tăng yếu tố sinh trưởng x.                    Tính toán giá trị  của hằng số tỉ lệ  c. Hằng số  c trong phương trình 4 là 0,301 khi năng  suất tương đối là 100 % và x là hàm lượng của 1 yếu tố  sinh trưởng. Điều này cho thấy   bởi phương trình (4): logA ­ log(A ­ y) = cx    hay log A    = cx                     A­y Khi tăng sự cung cấp chất dinh dưỡng x để đạt được 50 % năng suất tối đa,  A    = 100    = 2  A­y      50        Vì log 2 = c(1) nên c = 0,301 Giá trị c thay đổi tùy theo từng yếu tố sinh trưởng. Mitscherlich nhận thấy rằng giá   trị của c = 0,122 đối với N, c = 0,60 đối với P, và c = 0,40 đối với K. Ông ta cho rằng c là 1   hằng số đối với từng chất dinh dưỡng, độc lập với cây trồng, đất, hay các điều kiện khác.  Giá trị c trung bình trong các thí nghiệm ở Anh được thực hiện trước 1940 là 1,1 đối với N,   0,8 đối với P, và 0,8 đối với K. Trong nhiều nghiên cứu khác, người ta nhận thấy rằng c  không phải là 1 hằng số mà thay đổi rất rộng tùy theo cây trồng khác nhau và trồng trong  những điều kiện khác nhau. Ý nghĩa của c là khả năng năng suất tối đa có thể đạt được khi 1 hàm lượng tương  đối thấp hay tương đối cao của 1 yếu tố sinh trưởng nhất định được cung cấp. Khi giá trị  c nhỏ, thì cần phải cung cấp yếu tố sinh trưởng 1 lượng lớn và ngược lại. 3.2 Tính  toán  năng suất  tương  đối do sự  gia tăng hàm lượng của  1 yếu  tố  sinh   trưởng  Nếu A là năng suất tối đa được cho là 100%, thì phương trình (4) đơn giản thành: log(100 ­ y) = log100 – 0,301(x) (5) Người ta có thể xác định năng suất tương đối từ 1 số đơn vị x được cung cấp.  Trong điều kiện không có 1 yếu tố  sinh trưởng nào có sẵn, thì x = 0, do đó y = 0;   nhưng giả sự rằng có 1 đơn vị x hiện diện. Thì: log(100 ­ y) = log100 – 0,301(1) log(100 ­ y) = 2 – 0,301 log(100 ­ y) = 1,699 100 ­ y = 50 y = 50 vậy khi thêm 1 đơn vị yếu tố sinh trưởng x vào thì năng suất sẽ đạt được 50 % năng suất  tối đa. Tuy nhiên giả  sử  rằng có 2 đơn vị  của yếu tố  sinh trưởng x hiện diện.   Trong  trường hợp này thì: log(100 ­ y) = log100 – 0,301(2) log(100 ­ y) = 2,000 – 0,602 log(100 ­ y) = 1,398 100 ­ y = 25 12
  13. y = 75 Ta có thể  tính tương tự  đến 10 đơn vị  yếu tố  sinh trưởng x.  Kết quả  được trình  bày trong bảng 2.2. Ta dễ dàng nhận thấy rằng khi gia tăng 1 đơn vị yếu tố sinh trưởng thì   năng suất tăng 50 % so với năng suất ngay trước đó với 1 đơn vị x ít hơn cho đến 1 điểm   không còn sự gia tăng nữa.  13
  14. Bảng 2.2  Ví dụ  về  lợi nhuận giảm dần khi tăng yếu tố  x được trình bày trong phương  trình Mitscherlich Số đơn vị của yếu tố  Năng suất (%) Năng suất tăng (%) sinh trưởng, x 0 0 1 1 50 50 2 75 25 3 87,5 12,5 4 93,75 6,25 5 96,88 3,125 6 98,44 1,562 7 99,22 0,781 8 99,61 0,390 9 99,80 0,195 10 99,90 0,098 Sự sinh trưởng của cây trồng là 1 hàm logarith phụ  thuộc vào hàm lượng của chất  dinh dưỡng được bón vào và thường theo 1 kiểu mẫu là sự gia tăng giảm dần, như đã trình   bày trong phương trình Mitscherlich. Sự  sinh trưởng của cây hàng năm có khuynh hướng   đạt tối đa theo sự  gia tăng của chất dinh dưỡng được cung cấp trong 1 môi trường nhất   định, và thường khi cây trồng hình thành 1 năng suất chất khô cao nhất thì trong mô của  chúng lại có tỉ  lệ  N thấp nhất. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn còn tiếp tục nghiên cứu   để xác định 1 sự diễn tả  đơn giản hơn có thể  được để  dự  báo 1 cách rộng rải đại lượng   sinh trưởng mà cây có thể hình thành do 1 sự cung cấp lượng chất dinh dưỡng nào đó khi  các yếu tố sinh trưởng thuộc về di truyền và môi trường được mô tả 1 cách đầy đủ. 3.2 Thí nghiệm nhiều yếu tố và phương trình hồi qui Nhiều thí nghiệm về  phân bón đã sử  dụng kiểu thí nghiệm nhiều yếu tố. Trong   những thí nghiệm như  thế  thì ảnh hưởng của 1 số  mức độ  phân bón khác nhau đến năng   suất cây trồng được đánh giá cùng 1 lúc. Ví dụ,  ảnh hưởng của các mức độ  bón N và P  đến năng suất cây trồng có thể nghiên cứu cùng 1 lúc trên 1 thí nghiệm. Nếu có 3 mức độ  N và 3 mức độ P được thử nghiệm, thì thí nghiệm được gọi là kiểu thí nghiệm 3 2 factorial  và cần 9 nghiệm thức để đánh giá ảnh hưởng đến năng suất của tất cả các tương tác của  N và P. Một phương trình hồi qui được hình thành trong đó năng suất là 1 hàm số  phụ  thuộc vào phân bón. Khi khí hậu, đất, mật độ cây trồng, cách bón phân, và các yếu tố khác đồng nhất và  không đổi, những nghiên cứu như  thế  giúp chúng ta dự  đoán nhu cầu phân bón của cây,  nhưng các phương trình được hình thành từ  các thí nghiệm này thì không được áp dụng   rộng rải. Các mô hình được hình thành  từ các số liệu của những nghiên cứu này thường là   kiểu mô hình theo định luật lợi nhuận giảm dần, tương tự như năng suất giảm dần trong  phương trình Mitscherlich, và có thể  được dùng để  tính toán năng suất kinh tế  tối đa hay   lượng phân bón cần thiết để đạt lợi nhuận tối đa. Chúng ta cần lưu ý rằng các kỹ thuật tính toán trong phương trình hồi qui chỉ là sự  xắp xếp các số liệu có sẵn trong 1 số điều kiện nhất định và có rất ít giá trị trong dự báo  trong các điều kiện khác. Kỹ thuật hồi qui thường được dùng để đưa ra các khuyến cáo  bón phân. 14
  15. 3.3 Sự tương tác của các chất dinh dưỡng Sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng của cây trồng thường không được xem xét   kỹ ngay cả khi chúng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của cây trồng. Vai  trò tương tác của các chất dinh dưỡng cây trồng chỉ  được nghiên cứu một cách tốt nhất  trong các thí nghiệm nhiều yếu tố  trong đó mỗi chất dinh dưỡng được thử  nghiệm  ở  3   mức độ hay nhiều hơn. Hai hay 3 yếu tố  sinh trưởng được cho là tương tác khi  ảnh hưởng riêng biệt của   chúng bị thay đổi do sự  hiện diện của 1 hay 2 yếu tố kia. Sự tương tác xảy ra khi sự đáp   ứng 2 hay nhiều yếu tố được cung cấp kết hợp với nhau thì không bằng với tổng của sự  đáp ứng của từng yếu tố riêng lẻ. Có thể có tương tác thuận và tương tác nghịch trong các  nghiên cứu về độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra có những trường hợp không có sự tương tác,   sự tác động của các yếu tố chỉ là những tác động hỗ trợ thêm. Trong tương tác nghịch, khi 2 chất dinh dưỡng được bón kết hợp với nhau sẽ  làm   cho năng suất giảm hay là tăng ít hơn khi ta bón chúng riêng lẻ từng loại phân. Kiểu tương   tác này cũng có thể là kết quả của sự thay thế hay ngăn cản của 1 yếu tố này đối với yếu   tố khác. Vôi x P, vôi x Mo, Mo x P, và Na x K là các tương tác nghịch phổ biến, dường như  có liên quan đến các ảnh hưởng của sự thay thế giữa chúng với nhau. Sự thay đổi pH đất   có thể  gây ra rất nhiều tương tác nơi mà 1 ion này gây trở  ngại hay cạnh tranh với 1 ion  khác trong sự hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng. Tương tác thuận tương ứng với định luật tối thiểu của Liebig. Nếu có 2 yếu tố  bị  giới hạn, hay gần bị giới hạn, thì khi cung cấp 1 yếu tố sẽ có ảnh hưởng rất ít đến sự sinh  trưởng, ngược lại, khi cung cấp cả 2 yếu tố thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Trong điều kiện   thiếu hụt nghiêm trọng của 2 hay nhiều chất dinh dưỡng, thì tất cả các loại phân bón được   cung cấp sẽ cho tương tác thuận rất mạnh. Sự gia tăng năng suất do bón 1 chất dinh dưỡng có thể làm giảm nồng độ của chất   dinh dưỡng thứ  hai trong cây, nhưng khi năng suất tăng cao hơn nữa thì sự  hấp thu chất  dinh dưỡng thứ  hai sẽ  lớn hơn. Đây là hiệu  ứng pha loãng, hiệu  ứng này có thể  thấy rỏ  trong ảnh hưởng đối kháng giữa các ion. Ngoài các tương tác giữa 2 hay nhiều chất dinh dưỡng, còn có nhiều kiểu tương tác   khác; ví dụ, các chất dinh dưỡng và bệnh, các chất dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác; chất   dinh dưỡng và giống/loài; chất dinh dưỡng và ngày gieo trồng; chất dinh dưỡng và mật độ  cây; và chất dinh dưỡng và các điều kiện môi trường…. 3.4 Khái niệm của Bray về tính di động của chất dinh dưỡng Bray và các cộng sự  của ông ta đã cải tiến phương trình của Mitscherlich. Nói 1   cách tóm tắt là năng suất cây trồng tuân theo định luật Mitscherlich đối với các nguyên tố  như  P và K, là các nguyên tố  tương đối không di động trong đất. Khái niệm này dựa trên   cơ sở tính di động chất dinh dưỡng, khái niệm này được phát biểu như sau: khi sự di động   của 1 chất dinh dưỡng trong đất giảm, thì hàm lượng của chất dinh dưỡng đó cần thiết   trong đất để cho 1 năng suất tối đa (nhu cầu dinh dưỡng của đất) phải gia tăng từ 1 giá trị  được xác định bởi lượng năng suất và thành phần % tối hảo của cây trồng, cho đến 1 giá   trị không đổi. Giá trị của hằng số này độc lập với lượng năng suất cây trồng, phụ thuộc vào loại   cây trồng, kiểu và tỉ lệ trồng , và độ phì nhiêu tồn tại không đổi, các điều kiện đất và thời   tiết tương tự. Ngoài ra Bray cũng phát biểu rằng đối với 1 nguyên tố  có tính di động cao  như  NO3­N, thì áp dụng định luật tối thiểu của Liebig để  diễn tả  sự  sinh trưởng của cây   trồng là tốt nhất. Bray đã cải tiến phương trình Mitscherloch thành: log (A ­ Y) = logA ­ C1b ­ Cx (6) 15
  16. với A, Y, và x có nghĩa như phần trên; C1 là hằng số thể hiện tính hữu hiệu của b đối với  năng suất trong đó b là hàm lượng chất dinh dưỡng  ở  dạng không di động, nhưng hữu   dụng đối với cây trồng, như P hay K, có thể đo được bằng các phương pháp phân tích đất   thích hợp; và C là hệ số của x, với x là dạng của chất dinh dưỡng b trong phân được bón   vào. Bray đã chỉ ra rằng C1 và C là chuyên biệt và tương đối không đổi trên 1 vùng rộng,  bất kể năng suất và mùa vụ  cho những cây trồng sau: bắp, lúa mì và đậu nành. Tuy nhiên   đối với các chất dinh dưỡng không di động, thì khi các yếu tố  này thay đổi giá trị rất lớn   trong các loại đất, mật độ cây trồng và kiểu trồng, và dạng và sự  phân bố. Vì thế, khi các   biện pháp kỹ  thuật quản lý và phương pháp bón phân thay đổi để  đạt năng suất cao, các  giá trị này và phải được nghiên cứu lại. 3.5 Những giới hạn trong việc áp dụng các mô hình diễn tả sự sinh trưởng Rất nhiều phương trình hay hàm số  dùng để  mô tả  mối quan hệ  giữa sự  sinh   trưởng của cây trồng và các chất dinh dưỡng được bón vào. Steenbjerg và Jakobsen, người   Đan mạch, trong nghiên cứu về sự biến động giữa các đường cong sinh trưởng, chỉ ra rằng  “ các hằng số trong các công thức không phải là hằng số bởi vì các biến trong các công   thức không phải là các biến độc lập”. Các tương tác của các chất dinh dưỡng rỏ ràng là  có ảnh hưởng đến dạng của đường cong năng suất. Các tương tác bao gồm các tương tác  của các yếu tố môi trường như đã thảo luận ở trên. Sự thay đổi về hình dạng và vị trí của   đường cong quan hệ  giữa năng suất và chất dinh dưỡng bón vào với sự  thay đổi của các   yếu tố  môi trường là quan trọng nhất đối với các nhà nông học. Hiểu những tương tác   giữa các yếu tố sinh trưởng ảnh hưởng đến cây trồng này là rất quan trọng để xác định các  biện pháp kỹ thuật quản lý cây trồng và đất cần thiết để  đạt được năng suất có lợi  cao   nhất trong sản xuất cây trồng. Thuật ngữ  yếu tố  sinh trưởng giới hạn thường được dùng trong môn học này, đã  được trình bày rỏ ràng bằng sụ biến động tự nhiên của các đường cong. Ví dụ, nếu 1 cây   trồng không đủ   ẩm, khi bón 1 lượng phân bón thì sẽ  cho 1 năng suất thấp hơn là trường   hợp cây trồng đủ  ẩm. Một ví dụ  khác và là 1 ví dụ quan trọng, là bón phân cho cây trồng   trên đất quá chua. Nếu không bón vôi thì độ chua là yếu tố giới hạn làm giảm cả năng suất   và lợi nhuận của người nông dân. Nói lên tầm quan trọng đối với thực tế đồng ruộng của   khái niệm kiểu sinh trưởng và nó có thể thay đổi như thế nào do các yếu tố  giới hạn khác   nhau có thể không phải là quá cường điệu. 4. Áp dụng mô hình hoá trong nghiên cứu độ phì nhiêu của đất Sự  sử  dụng máy tính trong nông nghiệp là rất quan trọng để  phân tích các quyết   định trong quản lý trước khi được áp dụng trên đồng ruộng. Các mô hình đã hình thành,  cung cấp các thông tin về  sự  sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong nhiều tình   huống khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật như  làm đất; ngày gieo trồng; liều lượng phân   bón; thời gian bón; phương pháp bón; lịch tưới nước; và vv… có thể  được tính toán bằng  các mô hình trên máy tính, và đầu ra (năng suất) từ  các hoàn cảnh khác nhau có thể  được  thử nghiệm trước, trước khi bắt đầu tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng. Các nhà nghiên cứu sử dụng mô hình để  thử  nghiệm các sự thay đổi khác nhau để  giúp họ bảo đảm rằng trong giới hạn  của các nghiệm thức xử lý có đủ để thử  giả thuyết  hay không. Nông dân sẽ áp dụng các biện pháp đã được thử nghiệm này để  giúp họ  giảm   bớt nguy cơ rủi ro và đạt lợi nhuận cao. Mô hình thật ra chỉ là 1 tình huống được tính toán   trước điều mà chúng ta biết về những sự thay đổi đã nghiên cứu.  Khi 1 mô hình được dùng để dự báo, hay mô phỏng, thì khả năng hiện thực của nó   chỉ tốt khi các dữ  liệu được sử  dụng có mức độ  tin cậy cao. Các thông tin càng chính xác   và càng phức tạp, thì mô phỏng càng hiện thực. Trong tiến trình chạy mô hình, các nhà   16
  17. nghiên cứu hay nông dân có thể khám phá những điểm yếu trong mô hình hay trong dữ liệu   và có thể tránh những lỗi lầm đắt giá trước khi áp dụng  trên đồng ruộng. Một kỹ thuật mới đi trước 1 bước với máy tính, cho phép máy tính vẽ ra những kết   luận và giải đoán. Các hệ  thống chuyên gia (expert systems), 1 dạng của sự  thông minh  nhân tạo, đưa ra các sự  kiện, dữ kiện, mô hình, và các ý tưởng của nhiều chuyên gia trên   các lãnh vực khác nhau quan tâm đến các mối quan hệ  đang được nghiên cứu. Hệ  thống  chuyên gia lấy các thông tin và phát triển thành 1 bộ  các qui luật và xác định xác suất sẽ  xảy ra, với nhiều tình huống khác nhau. Trong khi các hệ  thống chuyên gia là tương đối mới trong nông nghiệp, nhưng   chúng đã được sử dụng trong y học và trong cơ khí nhiều năm qua. Một lần nữa cần nhấn   mạnh là, mô hình hoá trong nghiên cứu độ  phì nhiêu của đất bị  hạn chế  do nguyên nhân   chính là tính chính xác và phức tạp của các dữ  liệu, thông tin do chúng ta thu thập và đưa   vào máy tính. Mô hình là kỹ  thuật cần phải được thử  nghiệm nhiều hơn nữa để  có thể  được   chấp nhận 1 cách rộng rãi. Nhưng có rất nhiều thành công, và mô hình là 1 dụng cụ  quan  trọng cho sự phát triển các kỹ thuật quản lý cây trồng. Máy tính thực hiện chi tiết các phân  tích những sự thay đổi 1 cách kỹ lưỡng. Chúng là những dụng cụ  quản lý quan trọng đối   với nhà nghiên cứu và nông dân, nhưng không bao giờ  thay thế  được những tiến trình suy  nghĩ của cá nhân, mà chỉ bổ sung vào nó nhiều suy nghĩ có thể được xem là hình thành nên  những quyết định. 17
  18. BÀI 2 CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG 1 Sự cần thiết của các nguyên tố trong dinh dưỡng cây trồng Một nguyên tố  khoáng được xem là cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của   cây trồng khi nguyên tố  đó liên quan đến các chức năng trao đổi chất trong cây trồng, và   cây trồng không thể  hoàn tất chu kỳ  sống nếu thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, và  sự thiếu hụt này có thể điều chỉnh hay ngăn chặn bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng đó  cho cây. Ngoài yếu tố  dinh dưỡng các triệu chứng thiếu dinh dưỡng có thể  còn do nhiều  yếu tố  khác gây ra, vì vậy trong công việc chuẩn đoán cần lưu ý tất cả  các hiện tượng   thiếu dinh dưỡng của cây trồng. Các thuật ngữ  sau đây được sử  dụng phổ  biến để  diễn   tả các mức độ chất dinh dưỡng trong cây trồng. Hình 2.2 Mối quan hệ giữa hàm lượng của các nguyên tố  tối cần thiết đối với sự  phát triển hay năng suất của cây Thiếu dinh dưỡng: khi nồng độ của một nguyên tố trong cây thấp, làm giảm năng   suất nghiêm trọng và các triệu chứng này biểu hiện ra ngoài một cách rõ ràng. Sự thiếu hụt  nghiêm trọng có thể làm cây bị chết. Nhưng với mức độ thiếu hụt trung bình hay nhẹ, các  triệu chứng có thể không biểu hiện ra ngoài nhưng năng suất bị giảm. Nồng độ  tới hạn (nồng độ  ngưỡng):  khi nồng độ  chất dinh dưỡng trong cây  thấp hơn mức độ  này, nếu được bón phân sẽ  làm tăng năng suất. mức độ  tới hạn khác  nhau giữa các loại cây trồng và giữa các chất dinh dưỡng nhưng mức độ  tới hạn này đều   nằm trong khoảng trung gian giữa mức độ thiếu và đủ của chất dinh dưỡng đó.  Đầy đủ dinh dưỡng: là mức độ chất dinh dưỡng trong cây thỏa mãn nhu cầu dinh  dưỡng của cây, với mức độ này, nếu bón thêm phân vào sẽ không làm tăng thêm năng suất   nhưng có thể  làm tăng nồng độ  chất dinh dưỡng đó trong cây. Thuật ngữ  tiêu thụ  xa xỉ  thường được dùng để  miêu tả sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng nhưng sự hấp thu này  không ảnh hưởng đến năng suất. Mức độ  thừa hay gây độc: là nồng độ  các nguyên tố  cần thiết hay bất cứ  một  nguyên tố nào đó cao đủ để làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Nồng độ  dinh dưỡng thừa có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng cần thiết khác,   sự mất cân bằng này có thể gây giảm năng suất. 18
  19. Năng suất bị   ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị  thiếu chất dinh dưỡng và khi điều  chỉnh sự  thiếu hụt chất dinh dưỡng này sự  sinh trưởng của cây trồng tăng nhanh hơn   nhiều so với sự  gia tăng nồng độ  chất dinh dưỡng trong cây. Trong trường hợp bị  thiếu   nghiêm trọng, nếu được bón phân thì năng suất có thể  tăng nhanh, nhưng nồng độ  chất   dinh   dưỡng   đó   trong   cây   có   thể   bị   giảm.   Hiện   tượng   này   được   gọi   là   “   hiệu   ứng   Steenberg” và là hậu quả của sự pha loãng nồng độ  chất dinh dưỡng trong cây do sự  sinh  trưởng của cây trồng quá nhanh so với hàm lượng chất dinh dưỡng cây hấp thu. Khi nồng   độ  đạt đến mức độ  tới hạn, năng suất cây trồng thường đạt tối đa. Nồng độ  chất dinh  dưỡng đủ thỏa mãn nhu cầu của cây thường nằm một khoảng biên độ  rộng, nếu nồng độ  dinh dưỡng nằm trong khoảng này sẽ  không  ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng khi nồng  độ  tăng cao hơn mức độ  tới hạn, cây trồng sẽ cho thấy có sự  hấp thu xa xỉ các chất dinh  dưỡng (trên mức cần thiết để  đạt năng suất tối đa). Sự  tiêu thụ  xa xỉ  này rất phổ  biến   trong hầu hết các loại cây trồng. Các nguyên tố  được hấp thu với một lượng thừa có thể  làm giảm năng suất trực tiếp do sự gây độc, hay gián tiếp do làm giảm nồng độ  đến dưới  mức độ tới hạn của các chất dinh dưỡng khác.  2 Các nguyên tố hóa học cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng Có 16 nguyên tố  hóa học được cho là cần thiết cho sự  sinh trưởng của cây trồng,   nồng độ  tương đối của các nguyên tố  này trong cây được liệt kê trong bảng 2.3. Carbon   (C), hydrogen (H), và oxygen (O) chiếm một hàm lượng rất lớn trong cây. Tiến trình quang   hợp  trong lá  sẽ  biến   đổi  CO2  và H2O thành  các  carbohydrates,  từ   đó các  amino  acids,  đường, proteins, nucleic acid, và các hợp chất hữu cơ  khác được tổng hợp. Các nguyên tố  C, H và O không được xem là các chất dinh dưỡng khoáng. Sự cung cấp CO2 cho cây trồng  tương đối ổn định, sự cung cấp nước ít khi làm hạn chế  trực tiếp sự quang hợp nhưng có   thể sự quang hợp bị hạn chế gián tiếp thông qua các ảnh hưởng khác do sự thiếu hụt trong  độ ẩm đất. Mười ba nguyên tố  còn lại được phân loại thành các nguyên tố  dinh dưỡng đa  lượng, dinh dưỡng trung lượng và các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, sự phân loại này có   tính tương đối và dựa trên hàm lượng tương đối của chúng trong cây (bảng 2.3). Các   nguyên tố đa lượng bao gồm đạm (N), lân (P). kali (K), các nguyên tố trung lượng gồm lưu   huỳnh (S), calcium (Ca) và magnesium (Mg). So với các nguyên tố đa lượng và trung lượng   nồng độ của các nguyên tố vi lượng sắt (Fe), kẽm (Zn), manganese (Mn), đồng (Cu), boron  (B), chlorine (Cl) và molybdenum (Mo) trong cây rất nhỏ, năm nguyên tố  khác được xếp   vào các nguyên tố  có ích sodium (Na), cobalt (Co), vanadium (Va), nickel (Ni) và silaicon   (Si) các nguyên tố  này chỉ có ích cho một số cây trồng nhất định. Các nguyên tố  vi lượng   được xem là nguyên tố  thứ  yếu, nhưng điều này không có nghĩa là chúng kém quan trọng  hơn là nguyên tố  đa lượng và trung lượng. Sự thiếu hụt hay ngộ độc của các nguyên tố  vi  lượng có thể  làm giảm năng suất cây trồng tương tự  như  sự  thiếu hụt hay ngộ  độc các   nguyên tố đa, trung lượng. 19
  20. Bảng 2.3 Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Nguyên tố Ký hiệu  Dạng hữu  Trọng  Hàm lượng trong chất  hóa học dụng lượng  khô nguyên tử pp m % Oxygen O O2, H2O 16,00 450.000 45 Carbon C CO2 12,01 450.000 45 Hydrogen H H2O 1,01 60.000 6 Nitrogen N NO3 ,NH4 - + 14,01 15.000 1,5 Potassium K K+ 39,10 10.000 1,0 Phosphorus P H2PO4 , - 30,98 2.000 0,2 HPO42- Calcium Ca Ca2+ 40,08 5.000 0,5 Magnesium Mg Mg2+ 24,32 2.000 0,2 Sulfur S SO4 2- 32,07 1.000 0,1 Chlorine Cl Cl- 35,46 100 0,01 Copper Cu Cu ,Cu + 2+ 63,54 6 0,0006 Iron Fe Fe3+, Fe2+ 55,85 100 0,01 Zinc Zn Zn2+ 65,38 20 0,002 Boron B BO3 , 2- 10,82 20 0,002 B4O72- Molybdenu Mo MoO42- 95,95 0,1 0,00001 m Manganese Mn Mn2+ 54,94 50 0,005 (Nguồn M. Schwarz  trong Soilless Cultural Management ) Mặc dù aluminum (Al) không phải là nguyên tố  cần thiết trong dinh dưỡng cây  trồng, nhưng nồng độ nhôm trong cây có thể cao khi đất chứa một lượng lớn Al trong dung  dịch. Thật ra cây hấp thu nhiều nguyên tố  không cần thiết cho sự sinh trưởng của cây  và  có trên 90 nguyên tố  được tìm thấy trong cây trồng. Khi thực vật bị đốt, phần tro còn lại  chứa tất cả các nguyên tố cần thiết và không cần thiết, ngoại trừ C, H, O, N và S bị mất ở  dạng khí.  Hàm lượng của các nguyên tố  khoáng trong cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,   và hàm lượng của chúng khác nhau rất đáng kể trong các loại cây khác nhau.  Các số  liệu phân tích nồng độ  chất dinh dưỡng trong cây rất có giá trị  cho các  chương trình quản lý phân bón và có thể dùng để giúp khuyến cáo cho việc bón phân. Bởi   vì có nhiều phản  ứng sinh học và hóa học xảy ra trong phân bón và trong đất, nên hàm   lượng chất dinh dưỡng hấp thu bởi cây trồng thường không tương  ứng với hàm lượng   phân bón được bón vào. Sự  quản lý phân bón thích hợp có thể  làm tăng tối đa tỉ  lệ  chất   dinh dưỡng trong phân được hấp thu bởi cây trồng (tăng hiệu quả  bón phân). Cây trồng   hấp thu chất dinh dưỡng từ  đất để  sinh trưởng và phát triển, sau khi hoàn thành chu kỳ  sống của chúng khi chết đi các chất dinh dưỡng dư  thừa  trong cây trồng sẽ  được trả  lại  cho đất. Các chất dinh dưỡng này trải qua các phản ứng sinh học và hóa học tương tự như  là các chất dinh dưỡng trong phân bón. Mặc dù chu kỳ này có thể  khác nhau giữa các chất   dinh dưỡng, nhưng  việc nghiên cứu các động thái dinh dưỡng trong hệ  thống đất – cây  trồng – khí quyển là rất cần thiết để quản lý chế độ phân bón hợp lý. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2