intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích chương trình Vật lí ở trường trung học phổ thông - PGS.TS. Phạm Xuân Quế

Chia sẻ: Suliyanh Suliyanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

326
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phân tích chương trình Vật lí ở trường trung học phổ thông" trình bày về mục đích, yêu cầu, nội dung tóm tắt của học phần Phân tích chương trình Vật lí ở trường trung học phổ thông. Hy vọng nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích chương trình Vật lí ở trường trung học phổ thông - PGS.TS. Phạm Xuân Quế

  1. ph©n tÝc h c h­¬ng  trÌnh VËt lÝ  ë  tr­ê ng  THPT (2) Hµ néi, 2014 PGS. TS Phạm Xuân Quế 1
  2. 1 Tên học phần: Phân tích chương  trình vật lí THPT (Analyse of Physics  secondary school Curriculum) 2 Số tín chỉ: 3 3 Trình độ: Sinh viên sư phạm vật lí lớp  CLC năm thứ 3 hoặc 4 4 Phân bố thời gian: ­ Lên lớp: 40 tiết (Lí thuyết: 28, bài tập  thảo luận 12) ­ Tự học: 5 PGS. TS Phạm Xuân Quế 2
  3. 5. Điều kiện tiên quyết Học phần này được thực hiện sau khi đã học các học phần “Lí luận dạy học vật lí phổ thông”, “Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí", “Sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lí trung học phổ thông” và “Sử dụng phương tiện dạy học kĩ thuật số trong dạy học vật lí” PGS. TS Phạm Xuân Quế 3
  4. 6. Mục đích, yêu cầu của học phần Phần A: Lý thuyết - Nắm được nguyên tắc xây dựng chương trình vật lí phổ thông hiện hành, cấu trúc của chương trình, ưu nhược điểm của chương trình. - Nắm được yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng, kỹ xảo, về phát triển tư duy và thái độ tình cảm mà học sinh cần đạt được khi học những đề tài cơ bản của chương trình vật lí phổ thông, những nét chính về phương pháp hình thành những kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, đặc biệt chú trọng đến những phương án khác nhau để tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực khi học các đề tài đó. PGS. TS Phạm Xuân Quế 4
  5. Phần B: Thực hành - Biết vận dụng lý luận chung về dạy học vật lí, về sử dụng thí nghiệm, ứng dụng CNTT và TT trong dạy học vật lí để xác định mục tiêu của từng chương, bài học, lựa chọn lôgic nội dung và phương pháp cũng như phương tiện dạy học, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong các khâu thu lượm thông tin, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả nghiên cứu. Qua các bài tập chú trọng rèn luyện kĩ năng xác định lôgic nội dung chương, bài học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. - Biết những ưu điểm và nhược điểm của sách giáo khoa hiện hành trong việc định hướng hoạt động của giáo viên và học sinh theo phương pháp dạy và học mới. PGS. TS Phạm Xuân Quế 5
  6. 7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: - Học phần này giúp sinh viên hiểu rõ chương trình vật lí THPT về các măt: nguyên tắc xây dựng, cấu trúc nội dung chương trình, đặc điểm từng phần trong chương trình, từ đó phát triển kĩ năng xác định mục tiêu dạy học một số kiến thức điển hình trong chương trình và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và sử dụng các phương tiện dạy học để đạt được các mục tiêu đó. PGS. TS Phạm Xuân Quế 6
  7. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: - Lên lớp theo đúng qui chế - Làm đủ các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn - Tham gia đủ các buổi thảo luận, PGS. TS Phạm Xuân Quế 7
  8. 9. Tài liệu học tập: - Sách và giáo trình chính: Nguyễn Đức Thâm (2000) Chiến lược dạy học vật lí ở trường THPT. Bài giảng cho học viên cao học, ĐHSP Hà Nội, 2000. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng và Phạm Xuân Quế (2002). Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Phạm Hữu Tòng (2004). Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Đại học Sư phạm. Các SGK, SGV Vật lí lớp 10, 11 và 12 Nâng cao, NXB Giáo Dục, Hà Nội PGS. TS Phạm Xuân Quế 8
  9. - Sách tham khảo: Nguyễn Đức Thâm và Nguyễn Ngọc Hưng (2001). Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Hữu Tòng (2001). Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học. NXB Giáo dục, Hà Nội. Edward F. Redish (2003). Teaching physics with the physics suite. Copyright John Wiley and Sons, Inc. PGS. TS Phạm Xuân Quế 9
  10. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Mức độ tham gia vào giờ học: là điều kiện cần - Điểm giữa kì: làm bài tập nhóm, tham gia thảo luận trọng số điểm mỗi phần là 0,3 - Thi hết môn: thi viết / vấn đáp thực hành, hệ số 0,7. Kết quả môn học là điểm trung bình cộng tính từ hai điểm trên. 11. Thang điểm: Theo qui định của Qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ PGS. TS Phạm Xuân Quế 10
  11. 12. Nội dung chi tiết học phần: Chương I: Đại cương về chương trình vật lí ở trường trung học phổ thông 1.1. Đổi mới chương trình phổ thông (THCS và THPT) 1.2..Đổi mới chương trình vật lí ở trường phổ thông (THCS và THPT) • Mục tiêu của môn vật lý ở trường phổ thông trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước • Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình vật lí ở trường trung học phổ thông để đáp ứng mục tiêu 1.3. Phân bố các nội dung trong chương trình và kế hoạch dạy học PGS. TS Phạm Xuân Quế 11
  12. Chương II. Dạy học cơ học ở trường trung học phổ thông 2.1. Cấu trúc của chương trình cơ học ở trường trung học phổ thông. 2.2. Đặc điểm chung về nội dung và phương pháp dạy học cơ học. 2.3. Dạy học động học chất điểm. 2.3.1. Hình thành các khái niệm cơ bản vận tốc, gia tốc, phương trình chuyển động. 2.3.2. Thí nghiệm khảo sát chuyển động cơ học. 2.4. Dạy học chuyển động cong, chuyển động quay. 2.4.1. Chuyển động cong, quay của chất điểm. 2.4.2. Chuyển động cong, quay của vật rắn. PGS. TS Phạm Xuân Quế 12
  13. 2.5. Dạy học động lực học của chất điểm chuyển động thẳng. 2.5.1. Hình thành khái niệm lực, khối lượng và ba định luật Niutơn. 2.5.2. Các loại lực trong cơ học. 2.5.3. Giải các bài toán cơ học bằng phương pháp động lực học. 2.6. Các định luật bảo toàn. 2.6.1. Định luật bảo toàn động lượng, 2.6.2. Định luật bảo toàn mômen động lượng 2.6.3. Định luật bảo toàn cơ năng 2.6.4. Định luật bảo toàn năng lượng 2.6.5. Giải bài tập về định luật bảo toàn. 2.7. Sử dụng phương tiện dạy học số để khảo sát một số chuyển động. PGS. TS Phạm Xuân Quế 13
  14. Chương III: Dạy học nhiệt học và vật lí phân tử ở trường trung học phổ thông 3.1. Cấu tạo của chương trình nhiệt học và vật lí phân tử. 3.2. Đặc điểm về phương pháp dạy học. 3.3. Thuyết động học phân tử (con đường xây dựng thuyết-chu trình sáng tạo khoa học Raz ). 3.4. Các định luật về chất khí (khảo sát thực nghiệm và suy luận lí thuyết). 3.5. Nội năng và sự biến đổi trạng thái. 3.6. Khó khăn khi dạy học 3.7. Bài tập nhiệt học. PGS. TS Phạm Xuân Quế 14
  15. Chương IV: Dạy học điện học ở trường trung học phổ thông 4.1. Cấu tạo của chương trình điện học. 4.2. Hình thành các khái niệm điện tích, điện trường, điện thế, điện dung, định luật Culông. 4.3. Dòng điện không đổi. 4.3.1. Dạy học các khái niệm dòng điện, điện trở và các định luật cơ bản về dòng điện không đổi. 4.3.2. Phương pháp giải bài tập về dòng điện không đổi. 4.4. Dạy học hiện tượng điện từ. 4.4.1. Hình thành các khái niệm từ trường, cảm ứng từ B và điện từ trường. 4.4.2. Dạy học các kiến thức về cảm ứng điện từ. 4.5. Sử dụng phương tiện dạy học số để dạy học một số kiến thức phần điện từ. PGS. TS Phạm Xuân Quế 15
  16. Chương V: Dạy học quang hình học ở trường trung học phổ thông 5.1. Đặc điểm của chương trình quang hình học. 5.2. Dạy học các định luật cơ bản của quang hình học. 5.3. Các dụng cụ quang học. 5.4. Bài tập quang học. 5.5. Sử dụng phần mềm máy vi tính để hỗ trợ việc dạy thiết kế các dụng cụ quang học. PGS. TS Phạm Xuân Quế 16
  17. Chương VI: Dạy học các hiện tượng dao động và sóng ở trường trung học phổ thông 6.1. Đặc điểm của chương trình dao động và sóng. 6.2. Dạy học dao động điều hòa cơ học. 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu dao động điều hòa cơ học: lập phương trình, ý nghĩa của các đại lượng đặc trưng. 6.2.2. Tổng hợp các dao động điều hòa. 6.2.3. Bài tập về dao động điều hòa. 6.3. Dòng điện xoay chiều. 6.3.1. Phương pháp khảo sát dòng điện xoay chiều. 6.3.2. Hình thành định luật Ôm cho các đoạn mạch có L, C. PGS. TS Phạm Xuân Quế 17
  18. 6.4. Sóng cơ học. 6.4.1. Hiện tượng sóng, các đại lượng đặc trưng cho sóng. 6.4.2. Sóng ngang và sóng dọc. 6.4.3. Hiện tượng giao thoa sóng. 6.4.4. Hiện tượng Phản xạ sóng, sóng dừng. 6.5. Sóng điện từ. 6.5.1. Bản chất sóng điện từ. 6.5.2. Phát và thu sóng điện từ. 6.6. Sóng ánh sáng. 6.6.1. Giao thoa ánh sáng. 6.6.2. Bản chất điện từ của ánh sáng. 6.6.3. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. 6.7. Sử dụng dao động ký điện tử trong dạy học các hiện tượng dao động. 6.8. Sử dụng phương tiện dạy học số trong dạy học các hiện tượng sóng. PGS. TS Phạm Xuân Quế 18
  19. 6. Hướng dẫn thực hiện chương trình 1. Đại đa số các kiến thức vật lí cần dạy ở trường phổ thông các học viên đều đã được học ở một trình độ cao hơn, sâu sắc hơn trong các giáo tình ở Đại học Sư phạm. Như vậy, thông thường học viên có thể tự nghiên cứu để nắm được nội dung kiến thức giảng dạy ở trường phổ thông. Việc tự ôn tập để nắm được nội dung kiến thức phổ thông trước khi nghe giảng viên phân tích về phương pháp dạy học xem như một điều tiên quyết, bắt buộc. Nếu không có khâu chuẩn bị này, việc học tập sẽ rất ít hiệu quả. PGS. TS Phạm Xuân Quế 19
  20. 2. Nhà trường phổ thông của chúng ta hiện nay đang cố gắng khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng về thông báo giảng giải và đang cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh để tự xây dựng lấy kiến thức và hình thành năng lực. Bởi vậy, khi phân tích nội dung và phương pháp giảng dạy mỗi đề tài không phải là nhắc lại cho học viên những nội dung đó hay chỉ ra cho họ một số kinh nghiệm truyền thụ mà cần phải yêu cầu học viên tự phát hiện ra những chỗ khác nhau giữa kiến thức phổ thông và kiến thức đại học tương ứng, hiểu rõ vì sao không thể dạy ở phổ thông đầy đủ chính xác và cuối cùng là tìm ra phương án tổ chức cho học sinh hoạt động để đạt mục đích đề ra. Tình trạng phổ biến hay xảy ra là học viên nghe giới thiệu các phương án giảng dạy một bài ở phổ thông thì thấy là đã hiểu, nhưng khi tự soạn bài lại luôn luôn chưa đáp ứng yêu cầu. Lý do chủ yếu là từ trước đến nay họ vẫn thường học một cách thụ động như thế, ngay cả ở đại học. Bởi vậy, trước khi phân tích một đề tài, cần đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho học viên suy nghĩ về những giải pháp có thể phải sử dụng, đặc biệt là các phương án tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. PGS. TS Phạm Xuân Quế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2