intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề - GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường, ThS. Nguyễn Đăng Trụ

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

262
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài giảng này là giúp người học mô tả được phương pháp phân tích nghề bằng DACUM; phân tích công việc của nghề, trình bày được các phương pháp tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo nghề và xây dựng CTĐT nghề theo năng lực thực hiện; quản lý xây dựng chương trình và phát triển chương trình; có kỹ năng ban đầu về phân tích nghề theo phương pháp DACUM, xây dựng mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình theo năng lực thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phát triển và quản lý chương trình đào tạo nghề - GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường, ThS. Nguyễn Đăng Trụ

  1. BỘ LAO ĐỘNG TB&XH DỰ ÁN GDKT&DN TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN GD KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Giảng viên: GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường Th.S. Nguyễn Đăng Trụ
  2. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp phân tích nghề bằng DACUM, phân tích công việc của nghề. -Trình bày được các phương pháp tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo nghề và xây dựng CTĐT nghề theo năng lực thực hiện; quản lý xây dựng chương trình và phát triển chương trình. -Có kỹ năng ban đầu về phân tích nghề theo phương pháp DACUM, xây dựng mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình theo năng lực thực hiện.
  3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • Chương trình đào tạo • Xây dựng chương trình đào tạo • Phát triển chương trình đào tạo • Năng lực thực hiện • Mô đun • Học phần
  4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO * Chương trình (curriculum): “Chương trình thể hiện mục tiêu, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo, bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.” * Chương trình (Programmes): Các khoá đào tạo theo các chương trình của cơ sở đào tạo.
  5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Xây dựng chương trình đào tạo Là quá trình: * Phân tích nhu cầu đào tạo; * Phân tích nghề; * Phân tích công việc; * Thiết kế cấu trúc chương trình; * Biên soạn đề cương chương trình và chương trình chi tiết.
  6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Phát triển chương trình đào tạo Là quá trình: * Xây dựng chương trình; * Phát triển học liệu và các nguồn lực cần thiết; * Triển khai các khoá đào tạo; * Điều chỉnh khi cần thiết.
  7. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Năng lực thực hiện (NLTH) - Là khả năng thực hiện được những công việc của nghề theo chuẩn quy định trong những điều kiện nhất định. - Cấu trúc của NLTH: Kiến thức * Chuẩn * Điều kiện Kỹ năng Thái độ
  8. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp theo) • Mô đun - Theo ILO: Mô đun là một phần của một nghề, được phân chia một cách lôgic và hợp lý, có mở đầu và kết thúc rõ ràng, kết quả của nó là một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một quyết định. - Theo Tery Kernaghan: Mô đun là một phần của chương trình đào tạo, tập trung vào một nhóm kiến thức, kỹ năng và thái độ có những đặc điểm chung. - Theo Luật Dạy nghề: “Mô đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh, nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hiện trọn vẹn một công việc của một nghề”
  9. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ MÔ HÌNH XÂY DỰNG CT Phương pháp tiếp cận và mô hình XDCT truyền thống: • Tiếp cận đào tạo theo nội dung; • Lấy kiến thức khoa học-công nghệ vững chắc làm tiềm năng phát triển; • Đào tạo theo diện rộng chuyên sâu; • Chương trình được cấu trúc thành các bộ môn khoa học mang tính hệ thống; • Kế hoạch dạy học cứng nhắc, bố trí theo học kỳ, năm học. Dạy, học và đánh giá theo môn học; • Đào tạo theo niên chế.
  10. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ MÔ HÌNH XDCT (tiếp theo) Phương pháp tiếp cận và mô hình XDCT theo định hướng thị trường • Tiếp cận đào tạo theo mục tiêu; • Lấy năng lực thực hiện (đầu ra) làm mục tiêu đào tạo; • Đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động; • Chương trình được cấu trúc theo mô đun, học phần liên thông; • Kế hoạch dạy học linh hoạt, dạy, học và đánh giá theo năng lực thực hiện; • Đào tạo theo học chế tín chỉ, có thể cần gì học nấy.
  11. XÂY DỰNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH THEO MÔ ĐUN - HỌC PHẦN LIÊN THÔNG Các chủ trương của Đảng và Nhà nước: • Điều 35 Luật GD: “Chương trình GDNN bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác”; • Điều 8 Luật DN: “Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào CTĐT”; • Điều 3 của quy định về CT khung: “Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề…”
  12. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Mô hình truyền thống, cấu trúc theo niên chế HỌC KỲ 4 HỌC KỲ 3 HỌC KỲ 2 HỌC KỲ 1
  13. CẤU TRÚC LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH • Mô hình truyền thống Thực hành Lý thuyết
  14. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Mô hình cấu trúc theo mô đun/học phần A3 B3 C3 D3 E3 A2 B2 C2 D2 A1 B1 C1
  15. CẤU TRÚC LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH • Chương trình liên thông Lý thuyết Thực hành
  16. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CTĐT LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ Phương án 1: Lấy trình độ thấp nhất (sơ cấp) làm chuẩn • Xác định các cấp trình độ của nghề; • Xây dựng chuẩn các trình độ; • Phân tích nghề theo trình độ sơ cấp; • Phân tích công việc, căn cứ vào CT khung, xây dựng các mô đun, học phần của CT sơ cấp; • Phân tích nghề theo trình độ trung cấp; • Phân tích công việc, căn cứ vào CT khung, xây dựng các mô đun, học phần của CT trung cấp; • Đối chiếu với CT sơ cấp, đồng hoá các mô đun, học phần chung liên thông giữa 2 trình độ; • Tiếp tục quy trình như trên để xây dựng CTLT giữa TC và CĐ nghề.
  17. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CTĐT LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ Kỹ thuật viên (Quản đốc phân xưởng) CQT 3 - 500h Kỹ thuật viên Kỹ thuật viên sản xuất sản xuất CQT 2 - 500h Công nhân Công nhân Cơ điện Cơ điện CQT 1 - 500 h Công nhân bán lành nghề
  18. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CTĐT LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ Phương án 2: Lấy trình độ cao nhất (cao đẳng) làm chuẩn • Xác định các cấp trình độ của nghề; • Xây dựng chuẩn các trình độ; • Phân tích nghề theo trình độ cao đẳng; • Phân tích công việc, căn cứ vào CT khung, xây dựng các mô đun, học phần của CT cao đẳng; • Phân tích nghề theo trình độ trung cấp; • Phân tích công việc, căn cứ vào CT khung, xây dựng các mô đun, học phần của CT trung cấp; • Đối chiếu 2 chương trình, đồng hoá các mô đun/học phần chung liên thông giữa 2 trình độ; • Xây dựng CT sơ cấp nghề: Căn cứ vào thị trường lao động, lựa chọn một số mô đun, học phần của CT trung cấp để cấu trúc thành các CT sơ cấp của nghề.
  19. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CTĐT LIÊN THÔNG GIỮA CÁC TRÌNH ĐỘ Phương án 3: Lấy trình độ trung cấp làm chuẩn • Xác định các cấp trình độ của nghề; • Xây dựng chuẩn các trình độ; • Phân tích nghề theo trình độ trung cấp; • Phân tích công việc, xây dựng các mô đun, học phần của CT trung cấp; • Xây dựng CT trình độ cao đẳng nghề: căn cứ vào chuẩn tr ình độ CĐ để bổ sung một số mô đun, học phần vào CT trung cấp để có chương trình cao đẳng; • Xây dựng CT sơ cấp nghề: Căn cứ vào thị trường lao động, lựa chọn một số mô đun, học phần của CT trung cấp để cấu trúc thành các CT sơ cấp của nghề.
  20. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CTĐT TRUYỀN THỐNG VÀ CT ĐT LIÊN THÔNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2