intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 2 - Trịnh Bửu Nam

Chia sẻ: Minh Hoa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:71

77
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị chất lượng - Chương 2: Quản lý chất lượng" cung cấp cho người học các kiến thức: Quá trình phát triển và những bài học kinh nghiệm của quản lý chất lượng, các phương thức quản lý chất lượng,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 2 - Trịnh Bửu Nam

  1. CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1. Quá trình phát triển và những bài học kinh nghiệm của quản lý chất lượng: 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng: - Giai đoạn đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cổ điển, hàng hóa được tạo ra bởi các cá nhân riêng lẻ, thường trong phạm vi một gia đình. - Đầu thế kỷ 20, công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp, làm nảy sinh chuyên viên kỹ thuật để giải quyết các trục trặc về kỹ thuật và một loại nhân viên đảm nhận việc tìm ra nguyên nhân hạ thấp chất lượng sản phẩm. 1
  2. 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng (tt): Những năm 1930, phương thức kiểm soát chất lượng bằng thống kê (SQC-Statistical Quality Control) được hình thành bằng việc áp dụng các phiếu kiểm tra trong công nghiệp do Tiến sĩ W.A.Shewhart- Kỹ sư của hãng Bell Telephone phát minh ra. Chiến tranh thế giới thứ hai đã đẩy mạnh việc áp dụng các phiếu kiểm tra trong những ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ. Việc áp dụng kiểm soát chất lượng bằng thống kê đã giúp thỏa mãn các yêu cầu cao về số lượng, chất lượng sản phẩm cung cấp cho quân đội với chi phí sản xuất thấp. 2
  3. 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng (tt): Nước Anh khai sinh ra ngành thống kê hiện đại, mà việc áp dụng đã được chứng tỏ qua các tiêu chuẩn Anh xêri 600 được áp dụng vào năm 1935, dựa trên sự phân tích thống kê của E.S.Picson. Nhiều nhà khoa học Nhật cũng đã nghiên cứu nghiêm túc môn thống kê hiện đại, song họ đã sử dụng một ngôn ngữ toán học khó hiểu và vì vậy công trình của họ không được thừa nhận rộng rãi. Lúc đó Nhật sử dụng phương pháp Taylor, suy nghĩ theo phạm trù giá cả - giá trị, chứ không phải theo phạm trù chất lượng, đó là thời kỳ sản phẩm "rẻ và xấu". 3
  4. 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng (tt): Năm 1946, bắt đầu có kiểm soát chất lượng bằng thống kê ở Nhật, do người Mỹ áp dụng trong thông tin liên lạc tầm xa. Tháng 7/1950, Liên hiệp các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản (JUSE-Union of Japanese Scientists and Engineers) mời Tiến sĩ W.E.Deming đến giảng về kiểm soát chất lượng bằng thống kê. Chính W.E.Deming đã đưa vào Nhật "Chu trình Deming", có công giúp người Nhật làm quen với quản lý chất lượng hiện đại. Tháng 7/1954, Tiến sĩ J.M.Juran được mời sang Nhật để trình bày những ý tưởng cơ bản của kiểm soát chất lượng. Đây là lần đầu tiên vấn đề chất lượng được đề cập từ góc độ quản lý toàn diện. 4
  5. 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng (tt): Đầu những năm 1960, phong trào chất lượng ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Hoạt động nhóm chất lượng hình thành và phát triển. Những năm 1970, các tổ chức sản xuất kinh doanh áp dụng mạnh mẽ kiểm soát chất lượng toàn diện với công cụ hỗ trợ là SQC trong thiết kế, sản xuất và tiêu dùng. Từ những năm 1980 đến nay, xu thế cạnh tranh toàn cầu đã làm chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của nhiều nước trên thế giới, quản lý chất lượng trở thành một bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế. 5
  6. 1.1. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng (tt): CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Kiểm tra Chính sách chấp nhận sản phẩm hoặc loại bỏ sản sản phẩm phẩm không chất lượng Kiểm soát Tổng hợp những điều kiện cơ bản để đạt được chất chất lượng lượng Đảm bảo Chứng tỏ là một tổ chức có chất lượng, ngăn chặn chất lượng những nguyên nhân gây ra tình trạng kém chất lượng Kiểm soát chất Chính sách hướng tới hiệu quả kinh tế, phát hiện và lượng toàn diện giảm tới mức tối thiểu các chi phí không chất lượng Quản lý chất Quan tâm đến việc quản lý các hoạt động của con lượng toàn diện người, đến lợi ích con người, xã hội 6
  7. 1.2. Những bài học kinh nghiệm: BÀI HỌC THỨ NHẤT QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG Quan niệm thế nào là một sản phẩm đạt chất lượng? - Cái gì tốt nhất, sang trọng nhất, hào nhoáng nhất. - Cái gì đạt trình độ thế giới hoặc đạt trình độ chất lượng cao nhất trong điều kiện nhất định. Quan niệm thế nào là công việc có chất lượng? - Căn cứ vào kết quả mà công việc đó đạt được. - Một công việc được bắt đầu đúng. Khi bàn về chất lượng, chúng ta đứng trước một vấn đề thuộc về con người. Toàn bộ khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng dựa trên quan niệm về con người. 7
  8. 1.2. Những bài học kinh nghiệm (tt): BÀI HỌC THỨ HAI CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐO ĐƯỢC, KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC Nhận thức sai lầm này đã làm cho nhiều lãnh đạo bất lực trước vấn đề về chất lượng. Trong thực tế, có thể đo chất lượng thông qua mức độ phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu. Chất lượng cũng có thể được đo bằng chi phí không chất lượng-chi phí ẩn của sản xuất. Theo tổng kết của nhiều nước, chi phí không chất lượng có thể chiếm 15-40% doanh số hoặc cao hơn nữa. 8
  9. 1.2. Những bài học kinh nghiệm (tt): BÀI HỌC THỨ BA CHẤT LƯỢNG CAO ĐÒI HỎI CHI PHÍ LỚN Đây là quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng: muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị... nên đòi hỏi phải có nguồn chi phí lớn. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm không chỉ gắn liền với thiết bị, máy móc mà quan trọng hơn nhiều là phương pháp dịch vụ, cách thức tổ chức sản xuất, cách làm marketing, cách hướng dẫn tiêu dùng... 9
  10. 1.2. Những bài học kinh nghiệm (tt): BÀI HỌC THỨ TƯ QUY LỖI VỀ CHẤT LƯỢNG KÉM CHO NHÂN VIÊN TÁC NGHIỆP Quan niệm sai lầm: "Chất lượng là lương tâm, trách nhiệm của người thợ", "Chất lượng là nhiệm vụ của bộ phận KCS". - Các nhà kinh tế Mỹ: "80% tổn thất về chất lượng thường bắt nguồn từ đầu bút chì và đầu dây điện thoại". - Các nhà kinh tế Pháp: trách nhiệm trước những tổn thất do chất lượng kém gây ra: 50% do lãnh đạo, 25% do giáo dục và 25% còn lại là do người điều hành. - Các nhà kinh tế Nhật: 20% lỗi phát sinh từ người trực tiếp thừa hành và công nhân, 80% là do hệ thống quản lý. Như vậy, quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức, lãnh đạo giữ vai trò quyết định. 10
  11. 1.2. Những bài học kinh nghiệm (tt): BÀI HỌC THỨ NĂM CHẤT LƯỢNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO NHỜ KIỂM TRA Đây là một quan niệm sai lầm vì chất lượng không được tạo dựng qua kiểm tra. Kiểm tra chỉ nhầm phân loại, sàng lọc sản phẩm. Bản thân hoạt động kiểm tra không thể cải tiến được chất lượng. Chất lượng cần được hòa nhập vào sản phẩm ngay từ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế. 11
  12. 2. Các phương thức quản lý chất lượng: 2.1. Khái niệm quản lý chất lượng: Hoạt động quản lý định hướng vào chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Một số định nghĩa: - Theo TCVN ISO 8402:1999: "Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng". - Theo TCVN ISO 9000:2000 và TCVN ISO 9000:2007: "Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng". 12
  13. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng:  QUAÛN LYÙ CL TOAØN DIEÄN (TQM) KIEÅM SOAÙT CHAÁT LÖÔÏNG TOAØN DIEÄN (TQC) ÑAÛM BAÛO CHAÁT LÖÔÏNG KIEÅM SOAÙT CHAÁT LÖÔÏNG KIEÅM TRA CHAÁT LÖÔÏNG SAÛN PHAÅM     1920    1930    1940     1950   1960     1970    1980   1990    2000 13
  14. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng (tt): 2.2.1. Kiểm tra chất lượng (I-Inspection): Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. 14
  15. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng (tt): 2.2.2. Kiểm soát chất lượng (QC-Quality Control): Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng bao gồm: - Kiểm soát con người thực hiện. - Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất. - Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào. - Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị. - Kiểm tra môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện làm việc... 15
  16. 2.2.2. Kiểm soát chất lượng (tt):  Plan: Hoạch định Do: Thực hiện  Check: Kiểm tra  Act: Điều chỉnh Chu trình PDCA 16
  17. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng (tt): 2.2.3. Đảm bảo chất lượng (QA-Quality Assurance): Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích: đảm bảo chất lượng nội bộ (trong một tổ chức) và với bên ngoài. Quan điểm đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong những ngành công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao, sau đó phát triển sang các ngành khác. ISO đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp các tổ chức có được một mô hình chung về đảm bảo chất lượng. 17
  18. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng (tt): 2.2.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC- Total Quality Control): TQC là một hệ thống quản lý nhằm huy động sự nổ lực hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức. Khái niệm TQC được du nhập vào Nhật Bản vào những năm 1950, TQC ở Nhật Bản còn có tên gọi là Kiểm soát chất lượng toàn Công ty (CWQC-Company Wide Quality Control) do có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. 18
  19. 2.2. Các phương thức quản lý chất lượng (tt): 2.2.5. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality Management): TQM là cách quản lý một tổ chức, quản lý toàn bộ công việc sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài. TQM cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng và huy động con người nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. 19
  20. 3. Hệ thống quản lý chất lượng: 3.1. Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng: Theo TCVN ISO 9000:2000 và TCVN ISO 9000:2007: - Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. - Hệ thống quản lý là một hệ thống để thiết lập chính sách, mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó. - Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2