intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - ThS. Nguyễn Hữu Thọ

Chia sẻ: Ganuongmuoixa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 Phân tích báo cáo tài chính cung cấp cho người học những kiến thức như: Nắm rõ các báo cáo tài chính trong Doanh nghiệp; Phân tích báo cáo tài chính; Lưu ý khi phân tích báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 2 - ThS. Nguyễn Hữu Thọ

  1. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  2. Nội dung:  Nắm rõ các báo cáo tài chính trong Doanh nghiệp:  Báo cáo kết quả kinh doanh  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Thuyết minh báo cáo tài chính  Phân tích báo cáo tài chính  Phân tích các tỷ số tài chính  Phân tích tài chính DuPont  Lưu ý khi phân tích báo cáo tài chính
  3. Khái niệm Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo: Báo cáo bảng bảng Thuyết minh kết quả cân đối luân chuyển BCTC kinh doanh kế toán tiền tệ
  4. Yêu cầu của báo cáo tài chính  Trung thực:  Đúng biểu mẫu:  Chính xác và thống nhất số liệu:  Đúng hạn định
  5. Báo cáo kết quả kinh doanh  Phản ánh tổng quát tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; Báo cáo kết quả kinh doanh có thể đánh giá:  Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lãi (lỗ)  Hoạt động nào giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.  Năng lực tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp trong tương lai.
  6. Báo cáo kết quả kinh doanh 1. Doanh thu 11. Thu nhập khác 2. Các khoản giảm trừ 12. Chi phí khác 3. Doanh thu thuần 13. Lợi nhuận khác 4. Giá vốn hàng bán 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 5. Lãi gộp 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 16. Lợi nhuận sau thuế 7. Chi phí tài chính 17. Cổ tức ưu đãi Trong đó: Chi phí lãi vay 18. Lợi nhuận dành cho cổ đông 8. Chi phí bán hàng thường 9. Chi phí quản lý 19. Cổ tức thường 10.Lợi nhuận từ hoạt động kinh 20. Lợi nhuận để lại doanh
  7. Bảng cân đối kế tóan Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp ở một thời điểm Bảng cân đối kế toán phản ánh:  Giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu của tài sản;  Cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó của DN tại một thời Có thể nhận xét đánh giá khái quát: điểm nhất định.  Tình hình tài chính  Tình hình phân bổ tài sản  Tình hình phân bổ nguồn vốn  Tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập
  8. Bảng cân đối kế toán A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả  Tiền + Nợ ngắn hạn  Các khoản phải thu  Các khoản phải trả  Tồn kho  Nợ tích lũy  Đầu tư ngắn hạn  Vay ngắn hạn  TSNH khác  Nợ ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn + Nợ dài hạn  TSCĐ hữu hình B. Vốn chủ sở hữu  TSCĐ vô hình  Vốn điều lệ  Bất động sản đầu tư  Thặng dư vốn  Đầu tư dài hạn  Lợi nhuận để lại Tổng Tài sản Tổng nguồn vốn
  9. Một số đẳng thức trong bảng cân đối kế toán  Nguồn vốn:  Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn  Vốn chủ sở hữu = Vốn điều lệ + Thặng dư vốn + Lợi nhuận chưa phân phối sau khi chia cổ tức  Tài sản  Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn  Tài sản ngắn hạn = TSLĐ+ Đầu tư ngắn hạn  Tài sản dài hạn = TSCĐ (thuần) + Đầu tư dài hạn
  10. Nguyên tắc cơ bản Trƣờng hợp 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Nghiệp vụ kế toán phát sinh chỉ ảnh hưởng đến phần tài sản của bảng cân đối kế toán  Loại tài sản này tăng lên thì loại tài sản khác giảm đi tương ứng  Tổng cộng tài sản không thay đổi nhưng tỷ trọng các khoản mục tài sản bị ảnh hưởng bởi nghiệp vụ kế toán phát sinh thì thay đổi
  11. Nguyên tắc cơ bản Trƣờng hợp 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Nghiệp vụ kế toán phát sinh chỉ ảnh hưởng đến phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán  Loại nguồn vốn này tăng lên thì loại nguồn vốn khác giảm đi tương ứng  Tổng cộng nguồn vốn không thay đổi nhưng tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn bị ảnh hưởng bởi nghiệp vụ kế toán phát sinh thì thay đổi
  12. Nguyên tắc cơ bản Trƣờng hợp 3: Tăng tài sản này – Tăng nguồn vốn tương ứng Nghiệp vụ kế toán phát sinh ảnh hưởng cả hai phần tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán  Nếu làm tài sản tăng lên thì cũng làm nguồn vốn tăng lên tương ứng  Tổng cộng tài sản và tổng cộng nguồn vốn đều tăng lên, tỷ trọng của tất cả các khoản mục tài sản và nguồn vốn đều thay đổi
  13. Nguyên tắc cơ bản Trƣờng hợp 4: Giảm tài sản này – Giảm nguồn vốn tương ứng Nghiệp vụ kế toán phát sinh ảnh hưởng cả hai phần tài sản và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán  Nếu làm tài sản giảm thì cũng làm nguồn vốn giảm xuống tương ứng  Tổng cộng tài sản và tổng cộng nguồn vốn đều giảm xuống, tỷ trọng của tất cả các khoản mục tài sản và nguồn vốn đều thay đổi.
  14. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Phản ánh việc hình thành ( dòng tiền thu vào) và sử dụng (dòng tiền chi ra) lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Có thể đánh giá đƣợc Khả năng tạo ra tiền Sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo
  15. Nội dung và kết cấu Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Gồm 3 phần nhƣ sau:  Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh  Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư  Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
  16. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh  Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Có hai phương pháp xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:  Phương pháp gián tiếp  Phương pháp trực tiếp
  17. Bảng lƣu chuyển tiền tệ - Phƣơng pháp trực tiếp  Thu: Tiền thu bán hàng; tiền thu từ các khoản phải thu thương mại  Chi: Tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và BHXH, v.v…) và các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, v.v…) Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Thu - Chi
  18. Bảng luân chuyển tiền tệ – Phƣơng pháp gián tiếp Cơ sở: Phƣơng trình kế toán  Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn  Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu  Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tiền và các khoản tương đương tiền = NPT + VCSH – TS dài hạn – KPT – HTK – TS ngắn hạn khác  Một thay đổi trong Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu sẽ làm “Tiền và các khoản tương đương tiền” thay đổi cùng chiều  Một thay đổi trong khoản Tài sản sẽ làm “Tiền và các khoản tương đương tiền” thay đổi ngƣợc chiều
  19. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ  Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp  Hoạt động đầu tư bao gồm 2 phần:  Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp: như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.  Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.
  20. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ  Thu: Các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác,..  Chi: Các khoản chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác,… Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ = Thu - Chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2