intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài Giảng Than

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là chất màu trắng, không mùi, không vị. Có cấu trúc sợi, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,... một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,... Dưới tác động của vi sinh vật, cellulose chỉ bền vững trong thực vật sống, còn trong thực vật chết, nó bị phân hủy nhanh chóng đặc biệt là khi tiếp xúc tự do với không khí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài Giảng Than

  1. Vật liệu thực vật  Cellulose, lignin, albumin, các chất mỡ, sáp và nhựa, chất sừng (cutin) và chất vỏ (auberin).
  2. Vật liệu thực vật  Cellulose (tiếng Việt phiên âm và viết xenlulo, xenlulozơ, xenluloza hoặc xenlulô) là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các liên kết các mắt xích β-D-Glucose, có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật. Trong gỗ lá kim, cellulose chiếm khoảng 41-49%, trong gỗ lá rộng nó chiếm 43-52% thể tích.
  3. Vật liệu thực vật  Là chất màu trắng, không mùi, không vị. Có cấu trúc sợi, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Tan trong một số dung dịch acid vô cơ mạnh như: HCl, HNO3,... một số dung dịch muối: ZnCl2, PbCl2,...  Dưới tác động của vi sinh vật, cellulose chỉ bền vững trong thực vật sống, còn trong thực vật chết, nó bị phân hủy nhanh chóng đặc biệt là khi tiếp xúc tự do với không khí.
  4. Vật liệu thực vật  LICNIN: (A. lignin), hợp chất cao phân tử hữu cơ có trong gỗ. Cấu tạo của L rất phức tạp, có nhiều nhóm chức khác nhau như nhóm OH, OCH3 ... và số lượng các nhóm chức trong phân tử phụ thuộc vào chủng loại thực vật. Từ L có thể điều chế các sản phẩm quý như vanilin, các phenol ... được dùng trong nhiều ngành công nghiệp.
  5. Vật liệu thực vật  Lignin là vật chất kết gắn các sợi cellulose, tạo nên các vách tế bào thực vật. Hàm lượng của lignin tăng lên theo mức độ cấu trúc phức tạp của cơ thể thực vật. Dễ bị các hóa chất nhẹ tác dụng hơn cellulose, nhưng lại bền vững hơn cellulose trước phản ưng thủy phân và tác động của vi sinh vât. Lignin dễ bị ocide hóa thành các acide béo và thơm.
  6. Vật liệu thực vật  Lignin, trong tiếng việt thường đọc thành lignhin, là một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với xenlulo. Cho đến nay công thức của lignhin vẫn chưa được xác định, các mắt xích của lignhin không giống nhau. Lignhin ở gỗ lá kim và gỗ lá rộng khác nhau, nhưng người ta đã kết luận rằng trong phân tử lignhin có chứa các nhóm (-OH), nhóm metoxyl (-OCH3) và nhân benzen.
  7. Vật liệu thực vật  Trong công nghệ bột giấy người ta thường phải tìm cách loại bỏ lignhin, tuy nhiên trong công nghệ ván và hàng thủ công mỹ nghệ người ta lại thường lợi dụng lignhin. Người ta thường tác động lên lignhin để ép, uốn ván gỗ vì lignhin vô định hình nên tồn tại ở 3 trạng thái: thủy tinh (biến dạng là biến dạng đàn hồi), dẻo (biến dạng không thuận nghịch), lỏng dính. Uốn ván tức là biến lignhin từ trạng thái thủy tinh sang trạng thái dẻo, nhiệt độ cần thiết cho quá trình này cần trên 200oC.
  8. 1 cấu tạo có thể của lignin
  9.  ANBUMIN: (A. albumin), C72H112N18O22S. Nhóm những protein đơn giản trong tự nhiên, hình cầu. Dễ tan trong nước, dung dịch muối, axit và kiềm loãng. Bị vón lại khi đun nóng. Khi thuỷ phân bởi enzim hay axit, tạo thành các aminoaxit. Thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, giàu lưu huỳnh. Có trong sữa, lòng trắng trứng, trong hạt thực vật. A được dùng trong công nghiệp giấy ảnh, dệt, thuộc da, đồ hộp, dược phẩm, y học và là tác nhân làm sạch trong sản xuất đường.
  10. Vật liệu thực vật  Albumin và các chất hợp chất chứa nito. Albumin là thành phần cơ bản của sinh vật. Nó nằm trong các tế bào sống và là thành phần chính của chất nguyên sinh. Trong thực vật nó nằm ở dưới dạng keo hoặc kết tinh. Có thể chia chúng thành hai nhóm phụ:  Protein (hay albumin đơn giản) gồm các acide amin và proteid  Albumin phức tạp gồm các acide amin và các chất mỡ.
  11. Vật liệu thực vật  Albumin thuộc nhóm vật chất kém bền vững nhất của vật liệu thực vât, keo albumin dễ bị đông dưới tác dụng của các dung môi hữu cơ.  Trong các hợp chất chứa nito thì chất diệp lục là hợp chất dặc biệt quan trọng
  12. Vật liệu thực vật  Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Từ này có nguồn gốc Hán-Việt: "diệp" là lá, "lục" là xanh. Ngoài chất diệp lục, carotenoid và xantophyl cũng là các sắc tố cảm quang được tìm thấy ở thực vật và một số sinh vật quang tổng hợp khác. Các sắc tố này được cố định trong màng thylacoid của lục lạp.  Chất diệp lục hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu cùa lá cây.
  13.  Sắc tố quan trọng nhất của diệp lục chứa một nguyên tử magiê (Mg) nằm ở trung tâm phân tử.  Công thức phân tử C55H72O5N4Mg (diệp lục tố a); C55H70O6N4Mg (dlt b); C35H30O5N4Mg (diệp lục tố c1); C35H28O5N4Mg ( dlt c2); C54H70O6N4Mg (dlt d)
  14. Vật liệu thực vật  Các chất mỡ được tích tụ chủ yếu trong hạt và 1 ít trong thân cây. Thành phần gồm C = 74-78%; H = 10-13%; O = 9-16%. Chất mỡ khá bền vững trong thực vật sống nhưng khi thực vật chết đi chất mỡ bị phân hủy thành các glycerine (C3H5(OH)3 ) và các acide béo.
  15. Acide béo
  16. Vật liệu thực vật  Sáp chiếm khoảng 1% trọng lượng cơ thể thực vật, chủ yếu là vỏ bọc lá cây, vỏ, mầm cây. Thành phần của sáp gồm C= 80-82%; H=13-14%. Sáp bền vững khi thực vật chết và sống.  Nhựa là thành phần phổ biến trong thực vật cao đẳng. Là hổn hợp phức tạp các chất thơm, acide nhựa, este,..Nhựa không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ, bền vững dưới tác động của vi sinh vật nhưng dễ bị ocide hóa và dễ trùng hợp. Tồn tại trong than đá ở những giai đoạn biến chất cao.
  17. Vật liệu thực vật  Chất sừng (cutin) và chất vỏ (auberin) là các chất sừng bao bọc quanh lá cây, vỏ cây. Về thành phần rất giống với sáp (C16, C18). Là những chất rất bền vững. Có mặt trong than ở các giai đoạn khác nhau.
  18.  Than đá là một loại nhiên liện hóa thạch (tên tiếng Anh là anthracite) được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ô xi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2