intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức y tế: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Tổ chức y tế tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: luật pháp y tế Việt Nam; tổ chức và quản lý bệnh viện; các chỉ số sức khỏe và quản lý thông tin y tế; lập kế hoạch y tế; giám sát hoạt động y tế; quản lý nhân lực y tế; quản lý tài chính và vật tư y tế; đánh giá các chương trình, hoạt động y tế;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức y tế: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế LUẬT PHÁP Y TẾ VIỆT NAM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được một số khái niệm cơ bản về pháp luật, luật, dưới luật và hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam. 2. Trình bày được vai trò, ý nghĩa của "Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam". NỘI DUNG I. Khái quát về bản chất, hình thức và hệ thống pháp luật XHCN VN 1.1. Bản chất của pháp luật và pháp luật xã hội chủ nghĩa Pháp luật nói chung đƣợc định nghĩa: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự (quy phạm) do Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhƣ vậy pháp luật gắn liền với Nhà nƣớc. Mỗi kiểu Nhà nƣớc có một kiểu pháp luật. Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) là kết quả của hoạt động lập pháp của Nhà nƣớc XHCN - hoạt động biến các nhu cầu của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thành những hành vi xử sự bắt buộc của con ngƣời. Pháp luật XHCN đƣợc định nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nƣớc XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi ngƣời tôn trọng và thực hiện. Pháp luật XHCN cũng nhƣ pháp luật nói chung đều có những đặc trƣng cơ bản sau: - Tính quyền lực (tính Nhà nƣớc, tính cƣỡng chế): pháp luật đƣợc hình thành và phát triển bằng con đƣờng Nhà nƣớc chứ không thể bằng bất cứ con đƣờng nào khác. Đặc trƣng này chỉ có ở pháp luật, không có ở các quy tắc xử sự khác. - Tính quy phạm: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu, những mực thƣớc đƣợc xác định cụ thể. Giới hạn xử sự trong khuôn khổ cho phép bởi Nhà nƣớc, vƣợt quá giới hạn đó là trái luật. - Tính ý chí: pháp luật bao giờ cũng là hiện tƣợng ý chí, không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính. Về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền. - Tính xã hội: pháp luật muốn phát huy đƣợc hiệu lực thì nó phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội ở thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội. Khác với các quy phạm xã hội 75
  2. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế khác, pháp luật mang tính toàn diện và tính điển hình (phổ biến) của các mối quan hệ xã hội đƣợc pháp luật điều chỉnh. 1.2. Hình thức pháp luật XHCN Việt Nam Hình thức pháp luật nói chung đƣợc hiểu là cách thức mà giai cấp thống trị (lực lƣợng cầm quyền) sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật. Trong lịch sử đã có ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trong đó văn bản quy phạm pháp luật là hình thức tiến bộ nhất và là hình thức cơ bản của pháp luật XHCN. Văn bản quy phạm pháp luật đƣợc định nghĩa: "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hƣớng XHCN và đƣợc áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống". Trong pháp luật hiện hành của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các loại văn bản quy phạm sau: 1.2.1. Các văn bản luật Là văn bản quy phạm do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đƣợc quy định trong Hiến pháp. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Văn bản luật có hai hình thức: - Hiến pháp: (Bao gồm Hiến pháp và các đạo luật bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp). Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nƣớc: Hình thức và bản chất của Nhà nƣớc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá - xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của cơ quan Nhà nƣớc. - Luật (Bộ luật) Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nƣớc. Các đạo luật có giá trị pháp lý cao thứ 2 sau hiến pháp. 1.2.2. Các văn bản dưới luật (văn bản quy phạm pháp luật dưới luật) Là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đƣợc pháp luật quy định. Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật. Giá trị pháp lý của từng văn bản dƣới luật cũng khác nhau tuỳ thuộc thẩm quyền của cơ quan ban hành chúng. Theo Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 1992, có những loại văn bản quy phạm pháp luật sau: - Văn bản do Quốc hội ban hành: hiến pháp, luật, nghị quyết 76
  3. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Văn bản do Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết. - Văn bản do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khác ở Trung ƣơng ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thƣờng vụ Quốc hội: + Lệnh, quyết định của Chủ tịch nƣớc; + Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; + Quyết định, chỉ thị thông tƣ của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc chính phủ; + Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tƣ của Viện trƣởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; + Nghị quyết, thông tƣ liên tịch giữa các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền với tổ chức chính trị-xã hội của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và UBND các cấp ban hành. - Văn bản do Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên; văn bản do Uy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; + Quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân. 1.3. Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam Hệ thống pháp luật đƣợc định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, đƣợc phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và đƣợc thể hiện trong các văn bản do Nhà nƣớc ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Nhƣ vậy, hệ thống pháp luật XHCN bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật XHCN đó là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nƣớc XHCN ban hành thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những quy phạm pháp luật đó đƣợc chia ra thành các chế định pháp luật và những ngành luật. Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tƣơng ứng. Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Ví dụ: Luật lao động; Luật hôn nhân và gia đình; Luật tài chính; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân .v.v... 77
  4. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế II. Luật bảo vệ sức khỏe (BVSK) nhân dân Việt Nam 2.1. Khái niệm và quá trình ban hành luật BVSK nhân dân Việt Nam 2.1.1. Khái niệm Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam là một trong những ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo vệ sức khỏe nhân dân (phòng và giải quyết bệnh tật, bảo vệ và tăng cƣờng sức khoẻ.v.v...) 2.1.2. Quá trình ban hành luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam Năm 1981 "Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam" bắt đầu đƣợc soạn thảo. Ngày 22 tháng 12 năm 1988 Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII tại kỳ họp thứ 4 đã đề ra nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nƣớc (Chính phủ) xem xét và quyết định công bố "Dự thảo luật bảo vệ sức khỏe nhân dân" để lấy ý kiến bổ sung của nhân dân. Ngày 17 tháng 2 năm 1989 "Dự thảo Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân" đƣợc công bố với 11 chƣơng và 54 điều. Ngày 30 tháng 6 năm 1989 Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá VIII tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua "Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam" và ngày 11 tháng 7 năm 1989 luật đó đã đƣợc công bố theo lệnh số 21 LCT/HĐNN 8 của Chủ tịch HĐNN nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam Võ Chí Công. 2.2. Vai trò, ý nghĩa 2.2.1. Ý nghĩa - Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân "đánh dấu bƣớc phát triển mới trong lĩnh vực pháp chế về bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam". Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế khó khăn, chƣa phát triển nên hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam còn thiếu sự phát triển đồng bộ (còn nhiều ngành luật chƣa có); các văn bản dƣới luật còn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các văn bản luật v.v... Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân là phƣơng tiện để: + Thể chế hoá đƣờng lối, chính sách của Đảng về y tế. + Nhân dân lao động thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình và thực hiện công bằng xã hội trong các lĩnh vực BVSK. + Ngành y tế quản lý mọi hoạt động của công tác BVSK và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể coi luật BVSK nhân dân là xƣơng sống của ngành y tế. - Luật BVSK nhân dân phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong quá trình xây dựng ngành y tế và thực hiện sự nghiệp BVSK nhân dân, phản ánh tình hình thực tiễn của nƣớc ta hiện nay về công tác y tế, bắt nhịp đƣợc với thời đại những quan niệm mới về sức khỏe và công tác BVSK. 78
  5. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Luật BVSK nhân dân có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, hƣớng dẫn nguyên tắc hành động của ngƣời cán bộ y tế và của nhân dân tuân theo những quy luật, quy trình, nguyên tắc công tác BVSK, bên cạnh đó tạo điều kiện để ngăn chặn đƣợc những hành động sai trái ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của mọi ngƣời và đến công tác BVSK. 2.2.2. Vai trò Xem xét luật BVSK nhân dân ở góc độ gắn với việc thực hiện các chức năng của cơ quan Nhà nƣớc - ngành y tế - một trong những ngành hoạt động văn hóa xã hội, y học quan trọng thể hiện rõ vai trò: - Luật BVSK nhân dân là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy ngành y tế XHCN Việt Nam. Ngành y tế là cơ quan chuyên môn kỹ thuật của Nhà nƣớc bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Để ngành y tế hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, cơ sở y tế, phải xác lập đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa chúng, phải có những phƣơng pháp, hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo thành một cơ chế đồng bộ. Những điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật nói chung và pháp luật về công tác y tế nói riêng. - Luật BVSK nhân dân bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý sức khỏe và sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quản lý sức khỏe và sự nghiệp BVSK nhân dân là chức năng không phải chỉ riêng của ngành y tế mà còn của toàn xã hội. Quá trình thực hiện chức năng đó không thể thiếu đƣợc những luật định cơ sở pháp lý đảm bảo không chỉ riêng cho ngành y tế hoàn thành đƣợc chức năng BVSK cho nhân dân mà còn làm cơ sở cho các ngành khác, các tổ chức xã hội cùng tham gia vào công tác đó. Luật BVSK nhân dân bảo đảm cho việc xã hội hoá công tác BVSK, làm cho mọi ngƣời ý thức đƣợc rằng BVSK không những là quyền mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm chung của mọi ngƣời. - Luật BVSK nhân dân bảo đảm thực hiện sự công bằng xã hội trong sự nghiệp BVSK. Bằng những luật định, mọi công dân trong xã hội đều đƣợc chăm sóc sức khỏe đặc biệt chú ý đến những ngƣời khó khăn, già cả, ở nơi xa xôi hẻo lánh, phụ nữ, trẻ em, ngƣời mắc bệnh xã hội, hiểm nghèo, tàn tật... - Luật BVSK nhân dân làm cơ sở để giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng, an toàn trong công tác BVSK cho cả nhân dân và cán bộ y tế. Bằng những luật định, bằng những điều lệ, chế độ công tác v.v... giúp cho ngƣời cán bộ y tế thực hiện đúng đắn những quy định về chuyên môn kỹ thuật, tránh 79
  6. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế đƣợc những sai sót trong công tác chuyên môn, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong khi tiến hành những biện pháp BVSK. Với ý thức pháp luật tốt, nhân dân tuân theo những nội dung luật định về BVSK, một mặt bảo vệ đƣợc sức khỏe cho họ, mặt khác bảo vệ đƣợc cho cán bộ y tế khỏi mắc những sai sót trong khi hành nghề. - Luật BVSK nhân dân còn có vai trò trong việc giáo dục mạnh mẽ nhân dân về sức khỏe và BVSK. Giáo dục sức khỏe là hình thành cho mọi ngƣời hành vi sức khỏe đúng đắn. Việc buộc mọi ngƣời tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khỏe có tác động rất lớn đến việc hình thành những hành vi sức khỏe đó. Từ chỗ bắt buộc tuân theo, dần dần mọi ngƣời nhận thức đƣợc một cách đầy đủ giá trị, ý nghĩa của những quy phạm pháp luật đó, họ sẽ có thói quen, tự giác tuân theo pháp luật, đó là quá trình giáo dục lâu dài. Sự tồn tại những quy phạm pháp luật về BVSK tự bản thân nó đã có vai trò về giáo dục, nó có tác động đến nhận thức, thái độ của mọi thành viên trong xã hội. Vai trò giáo dục còn đƣợc thể hiện ở chỗ việc quy định những hình thức và mức độ khen thƣởng cũng nhƣ xử lý trong luật định tác động mạnh đến mọi ngƣời. III. Nội dung cơ bản Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam Lời nói đầu: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời, là một trong những điều kiện cơ bản để con ngƣời sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc”. Lời nói đầu đã nêu một cách ngắn gọn nhƣng súc tích đầy đủ giá trị của sức khỏe và mối quan hệ giữa sức khỏe của con ngƣời, của xã hội với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Giá trị của sức khoẻ: - Vốn quý nhất của con ngƣời. - Điều kiện cơ bản để con ngƣời sống hạnh phúc. Mối quan hệ giữa sức khoẻ - xã hội - kinh tế. Sức khỏe là: - Mục tiêu - Nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Ngoài lời nói đầu, luật bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm có 11 chƣơng với 55 điều. Chƣơng I: Những quy định chung: từ điều 1-5. Nội dung của chƣơng này nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khỏe, nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khỏe, trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các tổ chức Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội trong việc chăm lo, bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe của nhân dân. 80
  7. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế Chƣơng II: Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh: từ điều 6-18 Nội dung cơ bản: - Giáo dục vệ sinh - Vệ sinh lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc uống - Vệ sinh nƣớc và các nguồn nƣớc dùng trong sinh hoạt của nhân dân - Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất. - Vệ sinh chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt. - Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Vệ sinh trong trƣờng học và nhà trẻ. - Vệ sinh trong lao động... - Vệ sinh nơi công cộng. - Vệ sinh trong việc quản, ƣớp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cất. - Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch. - Kiểm dịch. Chƣơng III: thể dục, thể thao, điều dƣỡng, và phục hồi chức năng: từ điều 19-22 Nội dung cơ bản: - Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao. - Tổ chức nghỉ ngơi và điều dƣỡng. - Phục hồi chức năng. - Điều dƣỡng phục hồi sức khỏe bằng yếu tố thiên nhiên. Chƣơng IV: khám bệnh và chữa bệnh: từ điều 23-33 Nội dung cơ bản: - Quyền đƣợc khám bệnh, chữa bệnh. - Điều kiện hành nghề của thầy thuốc. - Trách nhiệm của thầy thuốc. - Giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế. - Trách nhiệm của ngƣời bệnh. - Chữa bệnh bằng phẫu thuật. - Bắt buộc chữa bệnh. - Lấy và ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể con ngƣời. - Giải phẫu tử thi - Khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. - Giám định y khoa Chƣơng V: y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc: từ điều 34-37 Nội dung cơ bản: - Kế thừa và phát triển nền y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc. 81
  8. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Điều kiện hành nghề của lƣơng y. - Trách nhiệm của lƣơng y. - Giúp đỡ và bảo vệ ngành y Chƣơng VI: thuốc phòng bệnh, chữa bệnh: từ điều 38-40 Nội dung cơ bản: - Quản lý sản xuất, lƣu thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc. - Quản lý thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, thuốc gây hƣng phấn, ức chế tâm thần. - Chất lƣợng thuốc. Chƣơng VII: bảo vệ sức khỏe ngƣời cao tuổi, thƣơng binh, bệnh binh ngƣời tàn tật và đồng bào dân tộc thiểu số: từ điều 41 - 42 Nội dung cơ bản: - Bảo vệ sức khỏe ngƣời cao tuổi, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời tàn tật. - Bảo vệ sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số. Chƣơng VIII: thực hiện kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ sức khỏe phụ nữ, trẻ em: từ điều 43 - 47 Nội dung cơ bản: - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình - Quyền của phụ nữ đƣợc khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai. - Sử dụng lao động nữ - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Chăm sóc trẻ em có khuyết tật Chƣơng IX: thanh tra nhà nƣớc về y tế: từ điều 48 - 51 Nội dung cơ bản: - Tổ chức và quyền hạn của thanh tra nhà nƣớc về y tế - Thanh tra vệ sinh - Thanh tra khám bệnh, chữa bệnh - Thanh tra dƣợc Chƣơng X: khen thƣởng và xử lý các vi phạm: từ điều 52 - 53 Nội dung cơ bản: - Khen thƣởng - Xử lý các vi phạm Chƣơng XI: điều khoản cuối cùng: từ điều 54-55 - Những quy định trƣớc đây trái với luật này đều bãi bỏ - Hội đồng Bộ trƣởng quy định chi tiết thi hành luật này 82
  9. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế IV. Quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nƣớc, các tổ chức nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân 4.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân "Công dân có quyền đƣợc hƣởng chế độ bảo vệ sức khoẻ" (Điều 61); đƣợc nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, đƣợc bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng sống và đƣợc phục vụ về chuyên môn y tế. "Công dân có quyền ...đƣợc pháp luật bảo hộ ...sức khỏe" (Điều 71). Công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi ngƣời. 4.2. Nhà nƣớc Nhà nƣớc chăm lo bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe nhân dân; đƣa công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nƣớc; quyết định những chế độ, chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe nhân dân. Nhà nƣớc đầu tƣ, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân (Điều 39). Nhà nƣớc quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí (Điều 61) Bộ Y tế: Có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng và phát triển hệ thống phòng bệnh, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, lƣu thông thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dƣợc. 4.3. Tƣ nhân - Ngƣời hành nghề y dƣợc tƣ nhân có quyền: + Ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với các cơ sở y tế Nhà nƣớc + Tham gia trong một tổ chức nghề nghiệp y học, dƣợc học đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật - Ngƣời hành nghề y dƣợc tƣ nhân có nghĩa vụ: + Thực hiện các quy định về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật y và dƣợc của Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nƣớc của cơ quan y tế địa phƣơng + Tham gia các hoạt động y tế theo hƣớng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu. + Phục vụ bệnh nhân chu đáo tận tình. V. Pháp luật trong các nội dung hoạt động y tế 5.1. Pháp luật về vệ sinh 5.1.1. Giáo dục vệ sinh - Các cơ quan y tế văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân các kiến thức về y học và vệ sinh thƣờng thức, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén và vệ sinh nuôi dạy con. 83
  10. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng chƣơng trình giáo dục vệ sinh cho học sinh phổ thông, mẫu giáo, nhà trẻ. 5.1.2. Vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu - Các tổ chức Nhà nƣớc, tập thể, khi sản xuất, chế biến, bao bì đóng gói, bảo quản, vận chuyển các loại trên phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Khi đƣa hóa chất mới, nguyên liệu mới, các chất phụ gia mới phải đƣợc phép của Sở Y tế. - Nghiêm cấm sản xuất lƣu thông, xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm, các loại nƣớc uống và rƣợu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. - Ngƣời đang mắc bệnh truyền nhiễm không đƣợc làm những công việc có liên quan đến thực phẩm, các loại nƣớc uống và rƣợu. 5.1.3. Vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân - Các cơ quan xí nghiệp cấp nƣớc: phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc dùng trong sinh hoạt của nhân dân. - Nghiêm cấm các tế chức Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân và mọi công dân làm ô nhiễm các nguồn nƣớc dùng trong sinh hoạt của nhân dân. 5.1.4. Vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất Phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, hóa chất kích thích sinh trƣởng vật nuôi, cây trồng... phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, không gây nguy hại đến sức khỏe con ngƣời. Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, đồ dùng vệ sinh cá nhân bằng hóa chất phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. 5.1.5. Vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt - Xử lý chất thải theo quy định của Chính phủ, để phòng chống ô nhiễm không khí, đất, nƣớc. - Không đƣợc để các chất phế thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm môi trƣờng sống trong khu dân cƣ. 5.1.6. Vệ sinh chăn nuôi gia súc gia cầm - Không đƣợc giết, mổ, mua bán, ăn thịt gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời. - Nghiêm cấm việc thả rông chó ở thành phố, thị xã và thị trấn, chó nuôi phải đƣợc tiêm phòng theo quy định của cơ quan thú y. 5.1.7. Vệ sinh trong xây dựng Việc quy hoạch và xây dựng cải tạo khu dân cƣ, các công trình công nghiệp, các công trình dân dụng đều phải tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh. 5.1.8. Vệ sinh trong trường học và nhà trẻ - Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, ánh sáng, đồ dùng giảng dạy, học tập ở trƣờng học và nhà trẻ không làm ảnh hƣởng đến sức khỏe học sinh và giáo viên (HĐND, UBND các cấp, ngành giáo dục và các ngành có liên quan). 84
  11. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Hiệu trƣởng các trƣờng học và chủ nhiệm các nhà trẻ phải đảm bảo thực hiện chƣơng trình học tập rèn luyện đã đƣợc quy định bảo đảm vệ sinh trƣờng lớp và nhà trẻ. 5.1.9. Vệ sinh trong lao động - Bảo đảm an toàn trong lao động. - Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh về độ nóng, ẩm, khói, bụi, tiếng ồn, rung chuyển và về các yếu tố độc hại khác trong lao động sản xuất để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động, không gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời xung quanh. - Đơn vị và cá nhân sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và trang bị bảo hộ lao động cho ngƣời lao động. 5.1.10. Vệ sinh nơi công cộng - Mọi ngƣời phải có trách nhiệm vệ sinh nơi công cộng. - Cấm phóng uế, vứt rác và các chất phế thải khác trên đƣờng phố, vƣờn hoa, công viên và những nơi công cộng khác. - Cấm hút thuốc trong phòng họp, rạp chiếu bóng, rạp hát và những nơi quy định khác. 5.1.11. Vệ sinh trong việc quản, ướp, chôn, hoả táng di chuyển thi hài, hài cốt - Phải tuân theo các quy định về vệ sinh phòng dịch. Nhà nƣớc khuyến khích việc hoả táng thi hài, hài cốt. - Di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới Việt Nam, phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5.1.12. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch - Y tế cơ sở phải tổ chức tiêm chủng các loại vạc xin phòng bệnh cho nhân dân. - Mọi tổ chức và mọi ngƣời phải thực hiện các biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dịch. Phải báo cáo kịp thời bệnh dịch với UBND cùng cấp và cơ quan y tế cấp trên. - UBND các cấp phải đảm bảo công tác phòng dịch, chống dịch tại địa phƣơng. - Dịch nguy hiểm, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Y tế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành có quyền áp dụng biện pháp đặc biệt để nhanh chóng dập tắt dịch. 5.1.13. Kiểm dịch - Kiểm dịch động vật, thực vật, phƣơng tiện vận chuyển, hàng hóa ra vào biên giới và quá cảnh nƣớc Việt Nam. - Kiểm dịch các loại trên tại các đầu mối giao thông và bƣu điện khi đƣa từ vùng có dịch sang vùng không có dịch. 85
  12. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế 5.2. Pháp luật về thể dục thể thao điều dƣỡng và phục hồi chức năng 5.2.1. Các ngành, các cấp, các tổ chức Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, tập thể, tƣ nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết và tổ chức, động viên mọi ngƣời tham gia thể dục thể thao. 5.2.2. Tổng cục thể dục thể thao phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu, phổ biến phƣơng pháp tập luyện, các môn tập, bài tập thể dục thể thao phù hợp với thể lực, lứa tuổi, ngành nghề, hƣớng dẫn chữa bệnh bằng thể dục; xây dựng và phát triển y học thể dục thể thao; đào tạo cán bộ, hƣớng dẫn viên, huấn luyện viên và giáo viên thể dục thể thao. 5.2.3. Nghiêm cấm các hành vi thô bạo trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. 5.2.4. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các ngành, các cấp, các tổ chức Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, tổ chức tập thể có trách nhiệm mở rộng các cơ sở điều dƣỡng nhà nghỉ và câu lạc bộ sức khỏe. 5.2.5. Các tổ chức và tƣ nhân sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc điều dƣỡng và nghỉ ngơi. 5.2.6. Bộ Y tế, Bộ Lao động - thƣơng binh và Xã hội phải xây dựng và bảo đảm điều kiện cần thiết cho các cơ sở phục hồi chức năng lao động. 5.2.7. Ngành Y tế, ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với các ngành liên quan, các tổ chức xã hội mở rộng hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để phòng ngừa và hạn chế hậu quả tàn tật; áp dụng kỹ thuật thích hợp để đƣa ngƣời tàn tật có khả năng trở lại cuộc sống bình thƣờng. 5.2.8. Nguồn nƣớc khoáng, mỏ bùn thuốc, khu vực bãi biển, vùng khí hậu và các yếu tố thiên nhiên khác có tác dụng dƣợc lý đặc biệt phải đƣợc sử dụng vào việc điều dƣỡng và phục hồi sức khỏe. Hội đồng Bộ trƣởng quy định việc xác định, xếp hạng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố thiên nhiên quy định tại điều này. 5.3. Pháp luật về khám, chữa bệnh 5.3.1. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh - Mọi ngƣời khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn đƣợc khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nơi công dân cƣ trú, lao động, học tập. - Ngƣời bệnh còn đƣợc chọn thầy thuốc hoặc lƣơng y, chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ra nƣớc ngoài để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Hội đồng Bộ trƣởng (Chính phủ). - Trong trƣờng hợp cấp cứu: ngƣời bệnh đƣợc cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp nhận và xử trí mọi trƣờng hợp cấp cứu. 86
  13. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Ngƣời nƣớc ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và phải chấp hành những quy định pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngƣời nƣớc ngoài có thể vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh. Hội đồng Bộ trƣởng quy định chế độ khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. 5.3.2. Điều kiện hành nghề - Ngƣời có bằng tốt nghiệp y khoa ở các trƣờng đại học hoặc trung học và có giấy phép hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp đƣợc khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân. - Tiêu chuẩn của ngƣời đăng ký hành nghề y tƣ nhân [3]: + Có bằng tốt nghiệp đại học y, trung học y, sơ học y (tuỳ theo yêu cầu của loại hình tổ chức hành nghề y) + Đã qua thực hành từ 2-5 năm ở các cơ sở (tuỳ theo yêu cầu của loại hình tổ chức hành nghề y) + Có đạo đức nghề nghiệp 5.3.3. Nghĩa vụ, trách nhiệm của thầy thuốc - Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hƣớng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho ngƣời bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tƣ mà mình đƣợc biết về ngƣời bệnh. - Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa ngƣời bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y tế, chỉ sử dụng những phƣơng pháp, phƣơng tiện, dƣợc phẩm đƣợc Bộ Y tế cho phép. 5.3.4. Trách nhiệm của người bệnh - Ngƣời bệnh có trách nhiệm tôn trọng thầy thuốc và nhân viên y tế, chấp hành những quy định trong khám bệnh, chữa bệnh. - Ngƣời bệnh phải trả một phần chi phí y tế. Hội đồng Bộ trƣởng quy định chế độ thu chi phí y tế. 5.3.5. Quyền của cán bộ y tế và các cơ sở y tế - Trong trƣờng hợp khẩn cấp để đƣa ngƣời bệnh hay ngƣời bị tai nạn đến cơ sở cấp cứu thầy thuốc, nhân viên y tế đƣợc quyền sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển có mặt tại chỗ. Ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải thực hiện yêu cầu của thầy thuốc và nhân viên y tế. - Thầy thuốc chỉ tiến hành phẫu thuật sau khi đƣợc sự đồng ý của ngƣời bệnh. Đối với ngƣời bệnh chƣa thành niên, ngƣời bệnh đang bị hôn mê hay mắc bệnh tâm thần thì phải đƣợc sự đồng ý của thân nhân hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời bệnh. Trong trƣờng hợp mà thân nhân hay ngƣời giám hộ của ngƣời bệnh vắng mặt, nếu không kịp thời phẫu thuật có thể nguy hại đến tính mạng ngƣời bệnh, thì thầy thuốc 87
  14. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế đƣợc quyền quyết định, nhƣng phải có sự phệ chuẩn của ngƣời phụ trách hay ngƣời đƣợc uỷ quyền của cơ sở y tế đó. - Các cơ sở y tế phải tiến hành các biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với ngƣời mắc bệnh tâm thần thể nặng, bệnh lao, phong đang thời kỳ lây truyền, bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục, bệnh nghiện ma tuý, bệnh AIDS và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể nguy hại cho xã hội. - Việc bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở y tế phải đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật. - Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể ngƣời sống hay ngƣời chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã đƣợc sự đồng ý của ngƣời cho, của thân nhân ngƣời chết hoặc ngƣời chết có di chúc để lại. - Việc ghép mô hoặc một bộ phận của cơ thể ngƣời bệnh phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời bệnh hoặc thân nhân hay ngƣời giám hộ của ngƣời bệnh chƣa thành niên. Bộ Y tế quy định chế độ săn sóc sức khỏe ngƣời cho mô hoặc một bộ phận của cơ thể. - Bệnh viện đƣợc quyền giải phẫu thi thể ngƣời chết tại bệnh viện trong trƣờng hợp cần thiết để nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh. Các trƣờng đại học y khoa đƣợc dùng tử thi vô thừa nhận và tử thi của ngƣời có di chúc cho phép sử dụng vào mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. - Hội đồng giám định y khoa giám định tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của ngƣời lao động theo yêu cầu của các tổ chức sử dụng lao động và ngƣời lao động. Các tổ chức sử dụng lao động và các cơ quan bảo hiểm xã hội phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa để thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động. 5.3.6. Nghiêm cấm - Nghiêm cấm hành vi vô trách nhiệm trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh làm tổn hại đến sức khỏe tính mạng, danh dự, nhân phẩm của ngƣời bệnh. - Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ. 5.3.7. Bảo vệ cán bộ y tế Mọi tổ chức và công dân có trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ làm nhiệm vụ. 5.4. Pháp luật về y học cổ truyền dân tộc - Bộ Y tế, Hội Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và Tổng Hội Y Dƣợc học Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát triển nền y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học, dƣợc học hiện đại với y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động y tế và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các bệnh viện, viện đầu ngành y học dân tộc. 88
  15. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế - Ngành Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp phải củng cố và mở rộng mạng lƣới phục vụ y tế bằng y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc và phát triển nuôi trồng dƣợc liệu trong địa phƣơng mình. - Ngƣời đã tốt nghiệp ở các trƣờng, lớp hoặc đƣợc gia truyền về y học, dƣợc học cổ truyền dân tộc, chữa bệnh bằng phƣơng pháp y học cổ truyền dân tộc hoặc bằng các bài thuốc gia truyền và có giấy phép hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp đƣợc khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân. - Lƣơng y có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và hƣớng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho ngƣời bệnh; phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm tận tình cứu chữa ngƣời bệnh. - Những bài thuốc mới, phƣơng pháp chữa bệnh mới phải đƣợc Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cùng với Hội Y học cổ truyền dân tộc cùng cấp kiểm tra, xác định mới đƣợc áp dụng vào khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. - Nghiêm cấm việc sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh. - Nhà nƣớc bảo đảm quyền tác giả cho lƣơng y về việc phổ biến những bài thuốc, vị thuốc và dƣợc liệu quý, phƣơng pháp chữa bệnh gia truyền có hiệu quả của mình. - Mọi ngƣời có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ lƣơng y cũng nhƣ đối với thầy thuốc khác theo quy định của pháp luật. 5.5. Pháp luật về BVSK cho các đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội - Ngƣời cao tuổi, thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời tàn tật đƣợc ƣu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khỏe của mình. - Bộ Y tế, Tổng cục thể dục thể thao hƣớng dẫn phƣơng pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và giải trí để phòng chống các bệnh ngƣời già. - Nhà nƣớc dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lƣới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. - Nhà nƣớc có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ y tế công tác tại vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. - Bộ trƣởng có trách nhiệm bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa bệnh sốt rét, bƣớu cổ cho các vùng quy định tại khoản 1 của điều này. - Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số. 89
  16. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái quát về sự ra đời và phát triển bệnh viện và quản lý bệnh viện. 2. Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của bệnh viện. 3. Mô tả được các chức năng quản lý bệnh viện. NỘI DUNG I. Khái lƣợc về sự hình thành và phát triển của bệnh viện và quản lý BV Ngay từ thời nguyên thủy, trong quá trình săn bắn hái lƣợm, con ngƣời ta đã biết dùng lá cây để đắp vào vết thƣơng, rồi nghề y ra đời. Nghề y ra đời rất sớm nhƣng những ngƣời hành nghề y trƣớc đây thƣờng đến tận nhà ngƣời bệnh hoặc ngƣời bệnh đến nhà thầy thuốc để chữa bệnh. Tới thế kỷ thứ XIII trong các vụ dịch, ngƣời ta thấy cần thiết phải tập trung những ngƣời bị bệnh vào một nơi (nhƣ nhà thờ) và mời các thầy thuốc tới chữa bệnh cho họ. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhiều nƣớc đã dần dần hình thành các bệnh viện phục vụ cho các tầng lớp quí tộc, cho quân đội và có cả bệnh viện từ thiện cho ngƣời nghèo. Khoa học kỹ thuật y học ngày càng phát triển đã giúp cho một số chuyên khoa ra đời nhƣ Gây mê hồi sức, Ngoại, Xét nghiệm. Bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa lần lƣợt ra đời. Ở Việt Nam, bệnh viện cũng đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XX. Bệnh viện nhiều tuổi nhất đã đƣợc hơn 100 năm nhƣ Bạch Mai, Việt Đức (Phủ Doãn). Bệnh viện ra đời, nhƣng mãi về sau này ngƣời ta mới thấy việc quản lý bệnh viện thực sự là vấn đề khoa học. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, áp dụng y học hạt nhân, miễn dịch học chăm sóc điều dƣỡng dẫn đến sự cần thiết phải phát triển khoa học quản lý bệnh viện. Ở các nƣớc phát triển đã hình thành Khoa Quản lý bệnh viện trong trƣờng đại học. Nhiều xu hƣớng quản lý bệnh viện ra đời. hiện nay việc quản lý bệnh viện đang có xu hƣớng quản lý theo hình thức quản trị kinh doanh xí nghiệp. II. Định nghĩa Bệnh viện Bệnh viện là gì? Rất nhiều những định nghĩa về bệnh viện đã đƣợc nêu lên. Trƣớc đây ngƣời ta quan niệm bệnh viện chỉ là nơi chữa bệnh. Năm 1957 Tổ chức y tế Thế giới đã đƣa ra định nghĩa: Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vƣơn tới cả gia đình và môi trƣờng cƣ trú. Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu y sinh xã hội học. 90
  17. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế Định nghĩa này quan niệm về bệnh viện đã có thay đổi, bệnh viện không chỉ có nhiệm vụ chữa bệnh mà còn phòng bệnh , nghiên cứu khoa học và đào tạo. Tuy vậy định nghĩa này cũng chƣa nêu đƣợc chức năng chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế. Gần đây Vụ Điều trị - Bộ Y tế đã nêu một định nghĩa mới nhƣ sau: Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cƣ bao gồm giƣờng bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phục vụ ngƣời bệnh. Theo quan điểm hiện đại người ta lại xem bệnh viện là một hệ thống, một phức hợp và một tổ chức động: - Bệnh viện là một hệ thống, bao gồm Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. - Bệnh viện là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau từ khám bệnh đến chữa bệnh. Ngƣời bệnh vào viện đƣợc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc ... - Bệnh viện là một tổ chức động bao gồm đầu vào (Inputs) là ngƣời bệnh, cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh và vật tƣ tiêu hao. Đầu ra (Outputs) là ngƣời bệnh khỏi bệnh ra viện, hoặc hồi phục sức khỏe, hoặc tử vong. III. Vai trò của bệnh viện Trong ngành y tế cũng như trong xã hội, bệnh viện có những vai trò rất quan trọng đó là: 3.1. Bệnh viện là nơi cung cấp các dịch vụ y tế nhằm bảo đảm chức năng bảo vệ, chăm sóc và tăng cƣờng sức khỏe nhân dân. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời bệnh. 3.2. Bệnh viện là "bộ mặt" của ngành y tế. Trình độ chuyên môn của các thầy thuốc, nhân viên y tế và các tiến bộ kỹ thuật đƣợc thực hiện trong bệnh viện, phản ánh trình độ phát triển về y học của một cộng đồng dân cƣ, của một Tỉnh, Thành phố, một Quốc gia. Ngƣời ta không thể đánh giá một khu vực dân cƣ nào đó có sự phát triển về y tế khi lại thấy bệnh viện của khu vực đó còn lạc hậu, non kém và ngƣợc lại. 3.3. Bệnh viện là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa hiện nay, một số bệnh viện không chỉ chăm lo sức khỏe cho ngƣời bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân tốt, đƣợc nhân dân tin tƣởng, quí trọng mà còn đóng góp GDP cho nền kinh tế quốc dân. IV. Nhiệm vụ của bệnh viện 4.1. Khám chữa bệnh Khám chữa bệnh là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt mọi hoạt động của bệnh viện. Bác Hồ dạy "Ngƣời bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào". Đây là nhiệm vụ rất vẻ vang nhƣng cũng chính là lý do sinh tồn của một bệnh viện. 91
  18. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế 4.2. Đào tạo cán bộ Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo sử dụng và đãi ngộ đặc biệt". Đào tạo cán bộ y tế không thể đào tạo chỉ ở trong Trƣờng học mà phải đƣợc đào tạo tại bệnh viện. Bệnh viện có thể là nơi trực tiếp làm công tác đào tạo, mở trƣờng, mở lớp đào tạo trong bệnh viện (nhƣ Bệnh viện Bạch Mai có trƣờng trung học y tế riêng) mở lớp đào tạo nâng cao cho các đối tƣợng. Bệnh viện cũng là nơi thực hành của các trƣờng đào tạo. Các trƣờng đào tạo thƣờng kết hợp với bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế nhƣ: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao. 4.3. Nghiên cứu khoa học Trong sự bùng nổ thông tin hiện nay, khoa học y học luôn phát triển rất mạnh mẽ, bên cạnh đó sự phát triển của các ngành khoa học nói chung và công nghệ đã trực tiếp tạo nên những trang thiết bị giúp cho chẩn đoán và điều trị cũng luôn luôn đổi mới và hiện đại. Vì thế, bệnh viện lại càng cần có sự nghiên cứu khoa học để ứng dụng, triển khai những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nghiên cứu tổng kết những vấn đề thực tiễn trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, có những kết luận khoa học giúp cho công tác khám chữa bệnh ngày càng có hiệu quả hơn và góp phần vào sự tiến bộ khoa học y học, phục vụ sức khỏe con ngƣời. 4.4. Chỉ đạo tuyến Bệnh viện dù lớn hay nhỏ, dù là bệnh viện Trung ƣơng hay địa phƣơng thì hàng ngày đều đƣợc nhận bệnh nhân từ các tuyến dƣới gửi về. Do điều kiện còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, về nguồn lực, nhiều bệnh nhân từ tuyến dƣới gửi tới tuyến trên có nhiều vấn đề cần đƣợc điều chỉnh cho sự hợp tác trong vận chuyển, điều trị. Bên cạnh đó, bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ nâng cao chất lƣợng công tác cho tuyến dƣới. 4.5. Phòng bệnh Bệnh viện là nơi chữa bệnh, vì thế bệnh viện là nơi tập trung nhiều loại bệnh tật khác nhau, có bệnh lây nhiều, có bệnh lây ít, có bệnh không lây, nhƣng các bệnh có khả năng truyền nhiễm, nhất là các bệnh trong các vụ dịch thì khả năng phát tán mầm bệnh, lây lan là rất lớn. Vì vậy, phòng bệnh là một nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện. Bệnh viện trƣớc hết phải phòng sự nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện, phòng sự lây chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân, từ bệnh nhân sang thầy thuốc, lây nhiễm từ bệnh viện sang cộng đồng dân cƣ. Bệnh viện có nhiệm vụ phòng bệnh đƣợc cho mọi ngƣời và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 92
  19. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế 4.6. Hợp tác quốc tế Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành y tế càng rất cần thiết có sự hội nhập và hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch và trong nghiên cứu khoa học. Hợp tác quốc tế để phát triển. 4.7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện Bệnh viện nào cũng có một cơ sở hạ tầng từ nhà cửa tới trang thiết bị, vật tƣ, thuốc men và nguồn tài chính để duy trì mọi hoạt động của bệnh viện. Quản lý nhƣ thế nào để phát huy đƣợc hiệu quả các nguồn lực về vật chất, về tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động đạt kết quả cao là một nhiệm vụ rất quan trọng của bệnh viện. V. Mô hình bệnh viện Nƣớc ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mà kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa VII đã chỉ rõ cần đa dạng hóa việc cung ứng chăm sóc y tế, Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng một hệ thống y tế vừa Nhà nƣớc vừa tƣ nhân. Cùng với sáu thành phần kinh tế, ngành y tế nƣớc ta cũng có đầy đủ các loại hình bệnh viện tƣơng ứng để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bên cạnh một hệ thống bệnh viện công của Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo còn có các bệnh viện tƣ nhân, bệnh viện bán công, bệnh viện dân lập, bệnh viện ban ngày, bệnh viện có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bệnh viện liên doanh với nƣớc ngoài. Tất cả các bệnh viện trên đều có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. VI. Quản lý bệnh viện Trong thời gian dài trƣớc đây chúng ta quan niệm y tế là lĩnh vực "Phi sản xuất vật chất", có nghĩa đối lập với lĩnh vực sản xuất vật chất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp. Từ quan niệm này, sự đầu tƣ cho lĩnh vực y tế đƣợc coi là sự tiêu tốn các nguồn lực của Nhà nƣớc mà không sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng. Các bệnh viện, cơ sở y tế, chỉ thuần tuý là cơ quan hành chính sự nghiệp, chỉ cần thu đủ và chi đủ. Chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải thay đổi căn bản nhận thức trên. Ngành y tế thuộc nhóm ngành dịch vụ. Nó đóng góp vào GDP của đất nƣớc. Vì vậy, đầu tƣ cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tƣ cơ bản, đầu tƣ cho phát triển. Từ đó phải đổi mới tƣ duy trong tổ chức và quản lý bệnh viện: 6.1. Bệnh viện là cơ sở kinh tế dịch vụ Điều này khác với kinh doanh dịch vụ với mục tiêu cơ bản và lợi nhuận. Đơn vị kinh tế dịch vụ y tế thông qua hoạt động của mình để có thu nhập và tích cực hoạt 93
  20. Bài Giảng Tổ Chức Y Tế động không vì doanh lợi. Sản phẩm chủ yếu của các bệnh viện là dịch vụ. Sản phẩm này mang các đặc trƣng là sản phẩm vô hình, không nhìn thấy. Sản phẩm diễn ra đồng thời, không có tích trữ, không có tồn kho. Giá trị sản phẩm phụ thuộc trình độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tính phong phú đa dạng của sản phẩm không có giới hạn cuối cùng, cho nên cuộc chạy đua về dịch vụ không bao giờ kết thúc. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa hiện nay, tổ chức quản lý bệnh viện cần phải chú trọng các mặt cơ bản nhƣ sau: 6.1.1. Công tác quản lý bệnh viện phải chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức quản lý kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Trong nhận thức cần chuyển trọng tâm từ "Bác sĩ" sang trọng tâm là “Ngƣời yêu cầu dịch vụ”. Ngƣời đứng đầu bệnh viện đòi hỏi có kiến thức tổ chức quản lý và điều hành bệnh viện giống nhƣ điều hành một doanh nghiệp. 6.1.2. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ và đồng bộ hóa các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngƣời bệnh và xã hội. Các mô hình bệnh viện - sức khỏe cộng đồng môi trƣờng, bệnh viện khách sạn hóa đang đƣợc quan tâm. 6.1.3. Kinh tế dịch vụ y tế không chỉ có các bệnh viện Nhà nước mà có các bệnh viện của các thành phần kinh tế khác. Cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ này sẽ diễn ra ngày càng gay gắt. Quản lý bệnh viện phải tạo dựng niềm tin ở khách hàng, sự nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm, chất lƣợng và giá cả dịch vụ, kỹ năng quản lý... sẽ đảm bảo lợi thế trong cạnh tranh và phát triển. 6.1.4. Cơ chế xin cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí sẽ dần dần mất đi. Các bệnh viện sẽ đƣợc giao quyền tự chủ về tài chính. Các dự án, các chƣơng trình đầu tƣ phải qua đấu thầu, tự chịu trách nhiệm cân đối, bảo đảm các nguồn lực và cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên, nâng cao chất lƣợng công việc. 6.2. Chức năng quản lý bệnh viện 6.2.1. Chức năng hoạch định kế hoạch Hoạch định bao gồm xây dựng và lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc, mục tiêu sách lƣợc. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình kế hoạch và các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở đó hoạch định ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tế. 6.2.2. Chức năng tổ chức Phải thiết lập cơ chế tổ chức sao cho phù hợp với mục tiêu cơ chế đề ra và thích ứng với tình hình nhằm đạt tới hiệu quả cao. Tuỳ từng loại bệnh viện cụ thể mà có cách tổ chức khác nhau. Mỗi một đơn vị tổ chức đều phải có chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tránh mập mờ, chồng chéo. Phân công phân nhiệm rõ ràng, phân cấp hợp lý và thiết lập hệ thống thông tin chính xác, kịp thời, thông suốt. 6.2.3. Chức năng tuyển chọn nhân lực 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2