intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch - ThS. BS. Chung Hữu Nghị

Chia sẻ: Nguyễn Tình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

61
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Xuất huyết giảm TC miễn dịch - ThS. BS. Chung Hữu Nghị" trình bày được các đặc điểm của tiểu cầu và tính chất xuất huyết nếu có bất thường; cơ chế bệnh sinh của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; mô tả được lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và cách điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch - ThS. BS. Chung Hữu Nghị

  1. XUẤT HUYẾT GIẢM TC MIỄN DỊCH (ITP: IMMUNE THROMBOCYTOPENIA, IDIOPATHIC THROMBOCYTOPENIC PURPURA)
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các đặc điểm của tiểu cầu và tính chất xuất huyết nếu có bất thường. 2. Nêu được cơ chế bệnh sinh của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD). 3. Mô tả được lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán của XHGTCMD. 4. Trình bày các bước điều trị XHGTCMD theo mức độ xuất huyết.
  3. ĐỊNH NGHĨA  Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) là tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá huỷ ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt cuả một tự kháng thể kháng tiểu cầu.
  4. ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU CẦU  TC là TB không nhân, ĐK 1 – 2 μm, được sản xuất từ mẫu tiểu cầu ở tủy xương. Số lượng TC bình thường ở máu ngoại vi 150.000 - 400.000/mm3. Đời sống trung bình từ 8 – 10 ngày.  TC có nhiệm vụ cầm máu ở 3 giai đoạn: - Tiết ra serotonine, ADP gây co mạch máu và tạo nút chặn TC - Giải phóng thromboplastine, phospholipide tham gia vào giai đoạn II của quá trình đông máu. - Tiết ra thrombosthenin gây co cục máu đông.  Khi có bất thường về số lượng hay chất lượng tiểu cầu, bệnh nhân sẽ có xuất huyết tự nhiên, dưới dạng chấm và vết bầm da có hoặc không kèm theo xuất huyết niêm mạc và nội tạng.
  5. SINH TẾ BÀO MÁU TỪ TUỶ XƯƠNG
  6. DICH TỄ HỌC  Tuổi: thường xảy ra 2 – 10 tuổi, đỉnh cao là 2 – 5 tuổi. Trẻ trên 10 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi thường có nguy cơ bệnh kéo dài.  Giới: trẻ nam=nữ. Tuy nhiên ở người lớn thì tỷ lệ nữ gấp 3 nam.  Tại BV Nhi Đồng 1 và xuất huyết giảm TC miễn dịch chiếm hàng đầu các bệnh huyết học đến khám và nhập viện.
  7. SINH LÝ BỆNH  Qua trung gian kháng thể:  Các kháng thể chống TC (bản chất là IgG): GPIIb- GPIIIa, GPIb-GPIX và GPIa-IIa  Tiểu cầu có phủ kháng thể bị tiêu huỷ bởi hệ võng nội mô (hầu hết là ở lách)  Rối loạn sinh tiểu cầu: kháng thể, chất độc tiêu bào và các cytokines ức chế megakaryocytes
  8. SINH LÝ BỆNH
  9. SINH LÝ BỆNH
  10. ITP VÀ NHIỄM TRÙNG  HIV: có sự liên quan giữa số lượng TC và sự tải virus; ức chế virus làm tăng số lượng TC trong hơn 80 - 90% trường hợp.  H. pylori: các nghiên cứu cho thấy số lượng TC tăng khi H. pylori được điều trị ở những nước có tần suất H. pylori cao như Ý và Nhật Bản (but not the USA).  HCV: viêm gan C và thuốc điều trị viêm gan (interferon) cả hai đều có liên quan đến số lượng TC  CMV: ITP kéo dài càng khó điều trị hơn khi nhiễm CMV.
  11. TIỀN SỬ  Trong vòng 6 tuần trở lại có bị nhiễm siêu vi, chủng ngừa virus sống (thường khởi bệnh sau 1 – 2 tuần), dùng thuốc heparine, quinine, aspirin…  Trẻ < 6 tháng: lưu ý bệnh huyết học của mẹ.
  12. LÂM SÀNG  Dấu XH: XH da dạng chấm hay vết bầm, xuất huyết ở mắt, mũi, họng, tiểu máu, tiêu ra máu. Xuất huyết thường xảy ra đột ngột, tự nhiên ở một trẻ đang khỏe mạnh.  Thiếu máu (±): thường không thiếu máu.  Gan, lách, hạch không to. 10% sờ chạm lách.  Không dấu nhiễm trùng  Dị tật bẩm sinh: lưu ý ở tai và xương để loại trừ giảm TC bẩm sinh.
  13. LÂM SÀNG
  14. LÂM SÀNG
  15. LÂM SÀNG Đánh giá mức độ XH thường áp dụng LS:  Nhẹ: xuất huyết da rải rác, không xuất huyết niêm.  Trung bình: xuất huyết da và xuất huyết niêm.  Nặng: xuất huyết nội tạng hay xuất huyết da và niêm nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2