intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Y học cổ truyền được biên soạn nhằm giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực điều trị đông tây y kết hợp, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Phần 1 của bài giảng cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: đại cương y học cổ truyền - học thuyết âm dương - học thuyết ngũ hành; học thuyết tạng phủ - nguyên nhân gây bệnh; học thuyết kinh lạc và các đường kinh chính; huyệt vùng đầu mặt cổ, ngực bụng, vai lưng, huyệt chi trên và chi dưới; kỹ thuật châm - cứu, xoa bóp - bấm huyệt - đánh gió - dưỡng sinh; đại cương về thuốc y học cổ truyền - cách kê đơn thuốc y học cổ truyền - một số bài thuốc cổ phương;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng Y HỌC CỔ TRUYỀN Biên soạn: BS.CKI. Nguyễn Kim Vƣợng BS.CKI. Phan Thành Tài Hậu Giang – 2022 LƢU HÀNH NỘI BỘ Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) i h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng Y HỌC CỔ TRUYỀN Biên soạn: BS.CKI. Nguyễn Kim Vƣợng BS.CKI. Phan Thành Tài Hậu Giang – 2022 LƢU HÀNH NỘI BỘ Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) ii h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc
  3. LỜI GIỚI THIỆU ------------ Nền y học cổ truyền đƣợc bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú. Thông qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm đƣợc đúc kết thành lý luận phong phú. Mặt khác các lý luận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dƣơng, ngũ hành...) lại đƣợc các nhà y học cổ phƣơng Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của y học cổ truyền. Từ đó y học cổ truyền có một nền tảng vững chắc dựa trên hệ thống lý luận đã đƣơc ghi chép thành văn bản, trên cơ sở đó nền y học cổ truyền Việt Nam có điều kiện phát triển. Do vậy có thể khẳng định rằng đây là một nền y học của dân, do dân và vì dân. Nó có tính chất quần chúng rộng rãi, tính sáng tạo và tính nhân đạo sâu sắc. Nó tiếp thụ tinh hoa của nền y học nƣớc ngoài, trong đó công đầu phải kể đến Đại y tôn Hải Thƣợng Lãn Ông ngƣời đã có công Việt Nam hóa nền y học cổ truyền Trung hoa vào Việt Nam. Chính ông là một tài năng, đã đúc kết và sáng tạo cái di sản quý báu vừa mang sắc thái phi vật thể và vật thể của nền y học cổ truyền Việt Nam. Nền y học cổ truyền Việt Nam dƣới ánh sáng của các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và đƣợc sự quan tâm của Bác Hồ vĩ đại, đã ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chƣơng trình giảng dạy tại Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản, học phần Y học cổ truyền có thời lƣợng 30 tiết tƣơng ứng I tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần y học cổ truyền giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực điều trị đông tây y kết hợp, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) i h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc
  4. Bài giảng gồm 5 phần lớn nêu lên đƣợc khái quát nội dung của chuyên ngành y học cổ truyền gồm: + Chƣơng 1: Lý luận y học cổ truyền + Chƣơng 2: Châm cứu học + Chƣơng 3: Xoa bóp bấm huyệt, dƣỡng sinh + Chƣơng 4: Dƣợc học cổ truyền, cách kê đơn thuốc y học cổ truyền + Chƣơng 5: Một số bệnh thƣờng gặp và điều trị y học cổ truyền. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) ii h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc
  5. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Y học cổ truyền đƣợc biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Để góp phần nho nhỏ trong sự phát triển bền vững của Y học nƣớc nhà. Đƣợc ra đời nhờ sự kế thừa và phát huy những kiến thức Y học cổ truyền xen lẫn kiến thức Y học hiện đại. Mong rằng bài giảng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Xong kiến thức là vô tận, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Chúng tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ sinh viên và ngƣời đọc để bài giảng đƣợc hoàn thiện hơn. H u Gian n … thán … năm 2022 Biên soạn BS.CKI. Nguyễn Kim Vƣợng Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) iii h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc
  6. BÀI 1. ĐẠI CƢƠNG Y HỌC CỒ TRUYỀN- HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG- HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về đại cƣơng Y học cổ truyền qua các thời kỳ xây dựng nền văn minh Y học nƣớc ta. Nêu các quy luật học thuyết âm dƣơng, ngũ hành. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày đƣợc các thời kỳ xây dựng nền văn minh y học nƣớc ta 2. Trình bày định nghĩa, nội dung và phân định âm dƣơng. 3. Trình bày các quy luật âm dƣơng. 4. Nêu ứng dụng của học thuyết âm dƣơng trong y học. 5. Trình bày đƣợc định nghĩa, nội dung của học thuyết ngũ hành. 6. Trình bày đƣợc mối quan hệ của ngũ hành. 7. Nêu ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào trong y học 1.1.3. Chuẩn đầu ra Nắm đƣợc các thời kỳ hình thành phát triển nền Y học dân tộc để tìm hiểu tài liệu của các danh y thời xƣa. Ứng dụng đƣợc học thuyết âm dƣơng, ngũ hành trong điều trị bệnh Y học cổ truyền. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Trần Thúy, Hoàng Bảo Châu, Phạm Duy Nhạc. (2005). Bài giảng Y học cổ truyền Tập 1,2. Hà Nội: NXB. Y học. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 1
  7. 1.1.4.2 Tài liệu tham kh o 1. Trịnh Thị Diệu Thƣờng. (2020). Giáo trình giảng dạy Đại học- Y học cổ truyền. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB. Y học. 2. Trịnh Thị Diệu Thƣờng. (2021). Giáo trình giảng dạy Đại học- Châm cứu tập1,2. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB. Y học. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trƣớc, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trƣớc bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính A. ĐẠI CƢƠNG Y HỌC CỒ TRUYỀN Việt Nam ta đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nƣớc. Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phƣơng Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dƣợc liệu phong phú của đất nƣớc trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống. I. THỜI KỲ DỰNG NƢỚC: (Thời Kỳ Hùng Vƣơng - 2900 năm Trƣớc Công Nguyên). Thời kỳ này y học còn truyền miệng nhƣng đã biết dùng thức ăn trị bệnh: ăn trầu cho ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo vệ răng... II. THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP LẦN THỨ I (Năm 111 trƣớc Công nguyên). Giao lƣu và tiếp thu nền y học Trung Quốc. Các vị thuốc đƣợc đƣa sang Trung Quốc Trầm hƣơng, Tê giác... 1 số thầy thuốc Trung Quốc sang Việt Nam trị bệnh nhƣ : Đổng Phụng, Lâm Thắng... Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 2
  8. III. THỜI KỲ ĐỘC LẬP GIỮA CÁC TRIỀU ĐẠI NGÔ, ĐÌNH, LÊ, LÝ, TRẦN, HỒ: (năm 939- 1406). + Thời Nhà Lý: (1010-1224) Tổ chức Ty Thái Y chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều, có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng thuốc... Phƣơng pháp trị bệnh bằng tâm lý phát triển: Lƣơng y Nguyễn Chí Thành dung tâm lý trị liệu trị cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh. + Thời Nhà Trần: (1225-1399) Ty Lƣơng Y đổi thành Viện Thái Y từ năm 1362. Chủ trƣơng phát thuốc cho nhân dân ở các vùng có dịch bệnh. Tổ chức trồng và thu hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân. Thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) với tác phẩm Nam Dƣợc Thần Hiệu, Hồng Nghĩa Giác Tƣ Y Thƣ, Chu Văn An với tác phẩm Y Học Yếu Giản Tập Chú Di Biên +Thời Nhà Hồ: (1400-1406) Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng với tác phẩm Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca IV. THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP LẦN THỨ II: (1407-1427) Nhà Minh xâm lƣợc cƣớp hết các sách vở, thuốc và đem các danh y Việt Nam về nƣớc ... do đó Y học không phát triển đƣợc. V. THỜI KỲ ĐỘC LẬP DƢỚI CÁC TRIỀU ĐẠI HẬU LÊ, TÂY SƠN, NGUYỄN (1428-1876) +Thời Nhà Hậu Lê: (1428-1788) Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề Y : trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức,ban hành quy chế pháp y khám án mạng tử thi... Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 3
  9. Cấm phá thai, phổ biến phƣơng pháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức khỏe... Tác phẩm có Bảo Sinh Diên Thọ Toát Yếu của Đào Công Chính. Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đƣờng lo chữa bệnh cho nhân dân nhất là công tác chống dịch. Mở các khóa thi tuyển lƣơng y, tổ chức khoa giảng dạy ở Thái y viện, đặt các học chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Soạn các tác phẩm: Y Học Nhập Môn Diễn Ca, Nhân Thân Phú... Thời gian này có nhiều danh y: Nguyễn Trực với tác phẩm Bảo Anh Lƣơng Phƣơng, Lê Hữu trác với tác phẩm Hải Thƣợng Y Tông Tâm Lĩnh 28 tập 66 quyển, Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu bàn về tổ chức y tế quân đội. +Thời Tây Sơn: (1788-1802) Tổ chức đƣợc Cục Nam Dƣợc nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân. Tác phẩm: Liệu Dịch Phƣơng Pháp Toàn Tập + Hộ Nhi Phƣơng Pháp của Nguyễn Gia Phan, La Khê Phƣơng Dƣợc + Kim Ngọc Quyển của Nguyễn Quang Tuấn. +Thời Nhà Nguyễn: (1802-1883) Ở triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Ty Lƣơng y, có mở trƣờng dậy thuốc ở Huế (1850). Tác phẩm: Nam Dƣợc Tập Nghiệm Quốc Âm của Nguyễn Quang Lƣơng, Nam Thiên Đức Bảo Toàn của Lê Đức Huệ... VI.THỜI KỲ PHÁP XÂM LƢỢC: (1884-1945) Giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại YHCT ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ, đƣa nền y tế thực dân vào, thầy thuốc YHCT chỉ hoạt động nhỏ lẻ trong dân gian. VII. THỜI KỲ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÕA (1945-1976): Phục hồi nền YHCT. Chủ trƣơng kết hợp YHCT & YHHĐ để phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân. Ngày 10-12 - 1957 thành lập Hội Đông Y Việt Nam. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 4
  10. Sau năm 1975 đến nay qua nhiều lần đổi tên: Hội Y Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền, nay lấy lại tên cũ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 do hợp tác quốc tế Việt Nam thành viên của Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm Hội Châm Cứu Việt Nam. Phổ biến các phƣơng pháp trị bệnh không dùng thuốc. Đến nay: Đa số các phƣờng xã đều có các phòng, tổ chẩn trị YHCT. Hệ thống hóa các Lƣơng Y vào các đoàn thể Hội Đông y, Hội Châm Cứu. Thành lập các bộ môn giảng dạy YHCT tại các trƣờng trung học và đại học. Đã có 1 học viện YHCT và 2 Viện YHCT ở miền Nam và Bắc. Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách Kinh Điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy. Tóm lại: Nền Đông y Việt Nam đã đƣợc văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Thế kỷ thứ XIII, nhà bác học Chu Văn An đã nêu đƣờng lối chữa bệnh không dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ XIV, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây con thuốc Việt Nam để chữa bệnh (580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ XVIII đại danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thƣợng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc "Y TÔNG TÂM LỈNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ bản, dƣợc lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu, bệnh án, một số trƣờng hợp bệnh ... Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ truyền dân tộc đƣợc viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá trị về Đông y bằng tiếng Quốc ngữ. Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh sống từng vùng địa dƣ sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình tồn sinh và phát Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 5
  11. triển đều tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng địa phƣơng. Ðông y Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẻ, với các phƣơng pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân từ xƣa tới nay. Trong nhiều năm qua Ðảng và Nhà nƣớc đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ nhằm xây dựng nền Y Dƣợc học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc nhƣng Ngƣời vẫn quan tâm chỉ đạo việc "kết hợp thuốc đông y với tây y". Nhà nƣớc đã cho thành lập Hội Ðông y, Viện Ðông y, Viện Châm cứu. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ thừa kế, nghiên cứu, phát triển dƣợc liệu, đào tạo cán bộ YDHCT, khám chữa bệnh ... Hơn sáu mƣơi năm qua, kiên trì thực hiện đƣờng lối của Ðảng, ngành y tế đã đạtđƣợc một số thành tựu quan trọng: + Ðã đƣa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ chức từ Trung Ƣơng đến các địa phƣơng. Cả nƣớc có 5 Viện nghiên cứu; 56 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; Có khoa hoặc tổ YHCT ở 90% viện, bệnh viện YHHÐ cấp quận, huyện; 90% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 30.000 cơ sở YDHCT tƣ nhân. + Ðã đào tạo đƣợc đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ gồm 45 tiến sĩ; 500 thạc sĩ; 600 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 1000 bác sĩ chuyên khoa cấp 1; 5000 bác sĩ y học cổ truyền; 10.000 cán bộ trung học YDHCT. + Tổ chức kế thừa đƣợc nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lƣơng y trên mọi miền đất nƣớc. Nhiều địa phƣơng nhƣ Lạng Sơn, Thanh Hoá, Sóc Trăng, Thái Nguyên,... đã sƣu tầm và lƣu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của đồng Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 6
  12. bào các dân tộc ít ngƣời; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bƣớc phát huy đƣợc tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. + Dƣợc liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật đƣợc sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ, trong đó đại đa số là cây mọc tƣ nhiên. Về động vật, có 406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành đƣợc sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê đƣợc 70 loại khoáng vật có ở Việt Nam đƣợc sử dụng làm thuốc. Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng đƣợc nâng lên cả về chất lƣợng và số lƣợng. Hiện nay, cả nƣớc có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nƣớc, dân lập, tƣ nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT đƣợc sản xuất lƣu hành trên thị trƣờng. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc nhƣ Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,... + Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhƣng số lƣợng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nƣớc đƣợc khám và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. + Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng đƣợc đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phƣơng, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thƣờng, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lƣợc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trƣờng. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 7
  13. + Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phƣơng pháp chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nƣớc. Nhìn lại chặng đƣờng phát triển của nền Y dƣợc Việt Nam nói chung và nền YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau hơn mƣời lăm năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Ðƣờng lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ mà Ðảng và Nhà nƣớc ta đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. Nền y dƣợc học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện đƣợc tính ƣu việt của chế độ tốt đẹp do Ðảng Cộng sản Việt Nam mang lại. B. HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG 1.1. Định nghĩa Học thuyết âm dƣơng là triết học cổ đại phƣơng Đông, nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của vật chất. Học thuyết âm dƣơng giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật. Quá trình đó là do mối quan chất hệ giữa âm và dƣơng của vật bào chế thuốc và dùng thuốc quyết định Học thuyết âm dƣơng là nền tảng tƣ duy của các ngành học thuật. Phƣơng Đông đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng nhƣ trong điều trị, tất cả đều dựa vào học thuyết âm dƣơng. 1.2.Nội dung: Âm dƣơng là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của một sự vật, hai thái cực của một quá trình vận động và 2 nhóm hiện tƣợng có một tƣơng quan biện chứng với nhau. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 8
  14. Một số thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dƣới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hƣớng tích tụ. Một số thuộc tính cơ bản của dƣơng là: ở bên trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu hƣớng phân tán. 1.3.Phân định âm dương: Dựa vào những thuộc tính cơ bản đó, ngƣời ta phân định tính chất âm dƣơng cho các sự vật và các hiện tƣợng trong tự nhiên và trong xã hội nhƣ sau: - Âm: Đất, nƣớc, bóng tối, nghỉ ngơi, đồng hoá, mát lạnh, vị đắng, chua, mặn, mùa đông, nữ... - Dƣơng: Trời, lửa, ánh sáng, hoạt động, dị hoá, nóng ấm, vị cay, ngọt, nhạt, mùa hạ, nam... *Chú ý: Âm dƣơng là quy ƣớc nên mang tính tƣơng đối. Thí dụ: ngực so với lƣng thì ngực thuộc âm, nhƣng ngực so với bụng thì ngực thuộc dƣơng. II. NHỮNG QUY LUẬT ÂM DƢƠNG 2. 1. Âm dương đối lập: Âm dƣơng mâu thuẫn, chế ƣớc lẫn nhau nhƣ ngày với đêm, nhƣ nóng với lạnh...Sự đối lập có nhiều mức độ: - Mức độ tƣơng phản: sống với chết; nóng với lạnh. - Mức độ tƣơng đối: khoẻ với yếu, ấm với mát. Cần đƣa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh âm dƣơng. Ví dụ: Sốt cao: pháp điều trị là thanh nhiệt tả hoả. Sốt nhẹ: pháp điều trị là thanh nhiệt lƣơng huyết. 2.2. Âm dương hỗ căn: Hỗ căn là sự nƣơng tựa lẫn nhau. Âm dƣơng cùng một cuội nguồn, nƣơng tựa giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại đƣợc nhƣ vật chất và năng lƣợng, có đồng hoá mới có dị hoá, hay ngƣợc lại nếu không có dị hoá thì quá trình đồng hoá không tiếp tục đƣợc. Có số âm mới có số dƣơng. Hƣng phấn và ức Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 9
  15. chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.“âm có trong dƣơng, dƣơng có trong âm”. Âm dƣơng không tách biệt nhau mà hoà hợp thống nhất với nhau. a. Âm dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi, trƣởng là sự phát triển. Âm dƣơng không cố định mà luôn biến động, chuyển hoá lẫn nhau, khi âm tiêu thì dƣơng trƣởng và ngƣợc lại. Quá trình biến động thƣờng theo một chu kỳ nhất định nhƣ sáng và tối trong một ngày, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Khi sự biến động quá mức bình thƣờng thì có sự chuyển hoá âm dƣơng. Âm cực tất sinh dƣơng, dƣơng cực tất sinh âm. Thí dụ: sốt cao (cơ thể nóng cực độ) gây mất nƣớc, điện giải, mất nhiều nhiệt lƣợng dẫn đến truỵ mạch (cơ thể giá lạnh). b. Âm dương bình hành: Bình hành là sự cân bằng, đây là sự cân bằng sinh học chứ không phải là cân bằng số học.“âm dƣơng bình hành trong sự tiêu trƣởng và tiêu trƣởng trong thế bình hành. Nếu sự cân bằng âm dƣơng bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong”. Ví dụ:quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá luôn đối lập nhau, nhƣng nƣơng tựa vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau, và luôn phải giữ ở thế cân bằng thì cơ thể mới phát triển bình thƣờng. Nếu đồng hoá quá mạnh thì sinh ra béo phì, nếu dị hoá quá mạnh thì sinh ra gầy còm (Basedow) III. BIỂU TƢỢNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM: Ngƣời xƣa hình tƣợng hoá học thuyết âm dƣơng bằng biểu tƣợng một hình tròn, biểu thị vật thể thống nhất bên trong có 2 phần diện tích bằng nhau đƣợc phân đôi bằng một đƣờng hình sin, thể hiện âm dƣơng đối lập, âm dƣơng hỗ căn, trong âm có dƣơng và trong dƣơng có âm, âm dƣơng cân bằng trong sự tiêu trƣởng. IV. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG VÀO Y HỌC Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 10
  16. Âm dƣơng là nền tảng tƣ duy và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Y học cổ truyền phƣơng Đông, xuyên suốt các mặt từ lý luận đến thực tế lâm sàng, từ phòng bệnh đến chữa bệnh, từ bào chế đến việc dùng thuốc trị bệnh. 4.1. Phân định tính chất âm dƣơng trong cơ thể Âm Dƣơng - Các phủ: Tiểu trƣờng, Đởm, Vị, - Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế,Thận. Đạitrƣờng, Bàng quang. - Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết - Các kinh dƣơng: Dƣơng minh, Thái âm, mạch Nhâm. dƣơng, Thiếu dƣơng, mạch Đốc - Tinh, huyết. - Khí thần. - Phần lý: gồm các nội tạng bên trong cơ thể, - Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lông, tóc, dinh, huyết, nửa ngƣời bên trái,tân dịch. móng, vệ khí, lƣng, nửa ngƣời bên phải. Vì tính chất trong âm có dƣơng và trong dƣơng có âm cho nên mỗi tạng cũng có 2 phần âm dƣơng: thận thuỷ, thận hoả, tâm âm và tâm dƣơng. 4.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dƣơng trong cơ thể hoặc do một bên quá mạnh: âm thịnh hoặc dƣơng thịnh gọi là sự thiên thắng. + Âm thịnh sinh nội hàn: ngƣời lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nƣớc tiểu trong nhiều, chất lƣỡi nhợt, rêu lƣỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc hàn. + Dƣơng thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, ngƣời nóng, chân tay nóng, khát nƣớc, nƣớc tiểu đỏ đại tiện táo, chất lƣỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dƣơng cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt. Hoặc do một bên quá yếu: âm hƣ hoặc dƣơng hƣ gọi là sự thiên suy. + Âm hƣ sinh nội nhiệt: gặp trong mất nƣớc, tân dịch giảm sút, gây khát nƣớc, họng khô sốt nóng về chiều, nhƣng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lƣỡi đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế xác. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 11
  17. + Dƣơng hƣ sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lƣỡi nhợt, rêu trắng, mặt trầm (vì phần dƣơng khí ở bên ngoài bị giảm sút) b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dƣơng - Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập để xoá bỏ phần dƣ. Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dung thuốc mát lạnh. Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến - Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để bù vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: âm hƣ thì dùng thuốc bổ âm, huyết hƣ thì dùng thuốc bổ huyết. Khi sự cân bằng đã đƣợc phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây nên sự mất cân bằng mới. 4.3. Bào chế thuốc Phân định nhóm thuốc: Âm dƣợc: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hƣớng thuốc đi xuống, nhƣ nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dƣơng. Dƣơng dƣợc: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hƣớng đi lên, nhƣ nhóm thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm. Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dƣợc tính bằng cách bào chế.Ví dụ: sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng, sa nhân rồi chƣng, sấy 9 lần sẽ đƣợc thục địa có tính ấm nóng. 4.4. Phòng bệnh Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn giữ đƣợc cân bằng âm dƣơng. Các phƣơng pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể chất (âm), lẫn tinh thần (dƣơng). Khi tiến hành tập cần tiến hành tập động (dƣơng) và tập tĩnh (âm). Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý). Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 12
  18. C. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH I. ĐẠI CƢƠNG 1.1. Định nghĩa Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phƣơng Đông, nghiên cứu các mối quan hệ giữa những vật chất trong quá trình vận động, bổ xung cho học thuyết âm dƣơng, giải thích các cơ chế của sự tiêu trƣởng, hỗ căn, đối lập, thăng bằng của vật chất. 1.2.Nội dung Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất. Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu biểu cho nhóm đó. Năm nhóm là: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Ngƣời xƣa đã dựa vào những thuộc tính cơ bản của từng nhóm để sắp xếp các vật chất và các dạng vận động vào 5 hành sau đây: Bảng quy loại ngũ hành trong cơ thể và ngoài tự nhiên: Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nƣớc Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn Mùa Xuân Hạ Trƣởng hạ Thu Đông Hƣớng Đông Nam Trung ƣơng Tây Bắc Quá trình phát triển Sinh Trƣởng Hóa Thu Tàng Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận Tiểu trƣờng, Đại Bàng Phủ Đởm Vị Tam tiêu trƣờng quang Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy Ngũ quan Mắt Lƣỡi Miệng Mũi Tai Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 13
  19. Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ II. NHỮNG MỐI QUAN HỆ NGŨ HÀNH 2.1. Quan hệ tương sinh, tương khắc 2.1.1. Ngũ hành tương sinh: Có nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển. Ví dụ: Trong tự nhiên mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Trong cơ thể can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can. Mối quan hệ này còn gọi là mối quan hệ “mẹ, con”. 2.2.2. Ngũ hành tƣơng khắc: Có nghĩa là giám sát, kiềm chế, điều tiết... để không phát triển quá mức. Trong tự nhiên mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. Trong cơ thể can khắc tỳ, tỳ khắc thận, thận khắc tâm, tâmkhắc phế, phế khắc can. 2.2.Quan hệ tƣơng thừa, tƣơng vũ 2.2.1. Ngũ hành tương thừa: Có nghĩa là khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức làm cho hành bị khắc không hoàn thành đƣợc chức năng của mình. Ví dụ: tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá gây ra chứng bệnh Vị quản thống (loét dạ dày hành tá tràng). 2.2.2. Ngũ hành tương vũ: Có nghĩa là hành khắc quá yếu, để hành bị khắc chống đối lại. Ví dụ: Bình thƣờng thổ khắc thuỷ,nếu thổ vếu quá thì thuỷ sẽ tƣơng vũ lại thổ. III. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO Y HỌC 3.1. Chẩn đoán bệnh a. Màu da: - Da xanh thuộc hành mộc, bệnh thuộc tạng Can, do phong. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 14
  20. - Da đỏ thuộc hành hoả, bệnh thuộc tạng Tâm, do nhiệt. - Da xám đen thuộc hành thuỷ, bệnh thuộc tạng Thận, do hàn. - Da trắng thuộc hành kim, bệnh thuộc tạng Phế, do táo. - Da vàng thuộc hành thổ, bệnh thuộc tạng tỳ, do thấp. b.Tính tình: - Hay giận dữ bệnh thuộc tạng Can. - Vui mừng cƣời nói quá mức bệnh thuộc tạng Tâm. - Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng Thận. - Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng Phế. - Hay ƣu tƣ, lo nghĩ bệnh thuộc tạng Tỳ. 3.2. Tìm cơ chế sinh bệnh Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhƣng nguyên nhân có thể từ tạng khác gây ra. Ví dụ: chứng vị quản thống có hai nguyên nhân chính: có thể do bản thân Tỳ Vị hƣ yếu, nhƣng cũng có thể do tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá, làm cho chức năng Tỳ vị hƣ yếu sinh ra bệnh. 3.3. Chữa bệnh a. Dựa vào quan hệ tương sinh: Trên nguyên tắc “con hƣ bổ mẹ, mẹ thực tả con”. - Tạng con hƣ thì bổ vào tạng mẹ: Ví dụ: Phế hƣ (lao phổi, viêm phế quản mạn...) thì phải bổ vào tạng Tỳ để dƣỡng Phế. - Tạng mẹ thực thì phải tả vào tạng con. Ví dụ: Hen phế quản (Phế thực) thì phải tả vào tạng Thận vì “Thận là con của Phế”. b. Dựa vào quan hệ tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh: - Ví dụ 1: Can khí phạm vị (Can khắc Tỳ) thì phép chữa phải bình Can là chủ yếu, kết hợp với kiện Tỳ. - Ví dụ 2: trƣờng hợp Thuỷ vũ Thổ (phù do thiếu dinh dƣỡng), phƣơng pháp chữa phải là kiện Tỳ là chủ yếu, kết hợp với lợi tiểu. Giáo trình môn học: i i n học c tru n t p - Nh u t n học 5) h i n Trần Thú Ho n o hâu Phạm Du Nhạc 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2