intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án

Chia sẻ: Sdfcdxgvf Sdfcdxgvf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

159
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án trình bày tổng quan về kỹ năng của luật sư trong giai đoạn chuẩn bị khởi kiện vụ án dân sự, kỹ năng đặc thù của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm: Kỹ năng của luật sư trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo ra tòa án

  1. Tiểu luận KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VỀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO RA TÒA ÁN Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 1
  2. Mục lục Mở đầu . Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm- mục đích- ý nghĩa của việc luật sư hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự. 1.2. Kỹ năng chung của luật sư trong giai đoạn chuản bị khởi kiện vụ án dân sự. 1.2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng. 1.2.1.1. Trao đổi với khách hàng về nội dung tranh chấp. 1.2.1.2. Tư vấn cho khách hàng có nên khởi kiện ra Tòa án hay không. 1.2.1.3. Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về thủ tục trước khi khởi kiện. 1.2.2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. 1.2.2.1 Khái niệm về hồ sơ khởi kiện. 1.2.2.2. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. 1.2.2.3. Hướng dẫn khách hàng thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án. Chương 2: KỸ NĂNG ĐẶC THÙ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VỀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO RA TÒA ÁN 2.1. Kỹ năng của luật sư trong việc tiếp xúc- trao đổi với khách hàng. 2.1.1. Trong vụ án lao động nói chung. 2.1.2. Trong vụ án lao động về bồi thường chi phí đào tạo. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 2
  3. 2.2. Kỹ năng của luật sư trong việc kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng. 2.2.1. Quyền khởi kiện. 2.2.2. Điều kiện hòa giải cơ sở. 2.2.3. Thời hiệu khởi kiện. 2.3. Kỹ năng của luật sư trong việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng. 2.3.1. Viết đơn khởi kiện. 2.3.2. Chuẩn bị, sắp xếp hồ sơ, chứng cứ gởi kèm theo đơn khởi kiện. Chương 3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 3.1. Kiến nghị. 3.1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ tranh chấp lao động bồi thường chi phí đào tạo. 3.1.2. Một số kiến nghị và giải pháp. 3.2. Kết luận. Tài liệu tham khảo. ..................................................................................... Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 3
  4. MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bằng việc tham gia vào tổ chức WTO, ký Hiệp định thương mại Việt- Mỹ,…Nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, làm chủ được công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, như vậy mới tạo ra được năng suất lao động cao, tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác và ở mức cao hơn có thể cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, nâng tầm vóc của Việt Nam cao hơn. Để thực hiện được điều này, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho người lao động trong doanh nghiệp mình được học tập nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế có một số doanh nghiệp đã và đang gặp phải vấn đề nan giải đó là, sau khi được đào tạo, được tiếp thu kiến thức về kinh doanh, về khoa học kỹ thuật thì người lao động lại bỏ doanh nghiệp đã tài trợ kinh phí cho mình đi học để tìm đến những doanh nghiệp khác với nhiều lý do khác nhau. Điều này làm cho doanh nghiệp “vừa mất người vừa mất của”. Người đã muốn ra đi thì khó mà giữ lại được đã đành, vậy còn số tiền đã bỏ ra để cho người lao động ăn học có lấy lại được không? người lao động có buộc phải trả không? Có phải bồi thường không? Đó là những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang đặt ra. Và khi phát sinh tranh chấp thì cơ chế luật pháp nào sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ? Hoặc ngược lại, người lao động, thường chỉ là một cá nhân đơn lẽ, khi có tranh chấp với người sử dụng lao động trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực bồi thường chi phí đào tạo nói riêng, thì ai sẽ giúp họ nhận thức được vấn đề pháp lý mà họ đang gặp phải và tạo một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ? Trong giai đoạn hiện nay, Luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam đang từng bước đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, vai trò của nghề luật sư trong xã hội ngày một được nâng cao, chất lượng, uy tín của luật sư ngày một lớn hơn, hoạt động hành nghề của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư ngày phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Và đặc biệt, nghề luật sư trở thành một nghề cung Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 4
  5. cấp dịch vụ pháp lý mà mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan đang gởi gấm và đặt niềm tin. Với những tiễn như đã trình bày ở trên, ngưới luật sư cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp phấn đấu không ngừng để thực hiện tốt những vai trò cao cả của luật sư. Xuất phát từ thực tiễn tranh chấp lao động về bồi thường chi phí đào tạo và những lỗ hỏng của những quy định pháp luật về lao động ở Việt Nam hiện nay cũng như việc chính bản thân người luật sư phải thể hiện và khẳng định mình trong hoạt động nghề nghiệp, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật kiến thức chuyên môn để đáp lại sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, tôi xin chọn đề tài " KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VỀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO RA TÒA ÁN" làm bài tiểu luận. Qua đề tài tiểu luận này, mặc dù còn rất nhiều khiếm khuyết và thiếu sót, tôi cũng muốn góp một vài ý kiến nhỏ vào việc nâng cao kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện cũng như đóng góp ý kiến bổ sung một số điều của pháp luật lao động trong lĩnh vực bồi thường chi phí đào tạo, nhằm tạo một hành lang pháp lý an toàn cho người lao động an tâm đầu tư vào lĩnh vực đào tạo cho người lao động, ngược lại người lao động cũng sẽ hài lòng với công việc mình đang có; đồng thời cũng chính là tạo điều kiện cho luật sư và nghề luật sư ngày càng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng là một nghề được xã hội tôn vinh. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 5
  6. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm- mục đích- ý nghĩa kỹ năng của luật sư hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự. 1.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự. Căn cứ vào Điều 161 và 162 BLTTDS quy định về quyền khởi kiện thì khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ tư cách chủ thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng họ có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc việc các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội theo luật định khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Khởi kiện vụ án dân sự là một hoạt động tố tụng mang tính chất tiên phong trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Khởi kiện vụ án dân sự đối với các đương sự là giai đoạn đầu tiên thể hiện ý chí của đương sự muốn được Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm. Về thực chất, đây là giai đoạn quyết định về những điều kiện phát sinh một vụ án dân sự tại Tòa án. Có nghĩa giai đoạn này đòi hỏi phải xác định các điều kiện khởi kiện một cách chính xác, rõ ràng và hợp pháp để tránh thiếu sót, sai về mặt nội dung và hình thức dẫn đến việc Tòa án không thụ lý vụ án, gây phiền hà, tốn kém cho các đương sự. Về phương diện kỹ năng của luật sư, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự là một hoạt động gồm những kỹ năng nghề nghiệp tiên quyết, quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự. Thực hiện đúng và đầy đủ những kỹ năng trong giai đoạn khởi kiện, luật sư đã xem như có một hồ sơ đầy đủ, cơ bản của vụ án, nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức và tạo được niềm tin, hy vọng Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 6
  7. cho khách hàng của mình trong những giai đoạn tố tụng tiếp theo. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong nghề nghiệp của một luật sư. 1.1.2. Mục đích- ý nghĩa kỹ năng của luật sư trong hỗ trợ khách hàng khởi kiện vụ án dân sự. Cho đến thời điểm này, tranh chấp dân sự thực chất là một loại tranh chấp phổ biến và phức tạp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại các cấp Tòa án. Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác nhận thấy họ có quyền dân sự bị xâm phạm, thì pháp luật trao cho họ quyền được khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ghi nhận trong Điều 4, 5 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây xin được phép ghi là BLTTDS) năm 2005. Như vậy, khi phát sinh tranh chấp, đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan, làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện. Đồng thời với việc được thực hiện quyền khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức còn được pháp luật trao cho quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình (Điều 9- Bộ luật TTDS năm 2005). Việc tham gia của luật sư trong giai đoạn này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp khách hàng xác định những thuận lợi và khó khăn của việc khởi kiện. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên luật sư giúp khách hàng hiểu rõ bản chất pháp lý vấn đề tranh chấp và những yêu cầu của khách hàng, giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh thông qua việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện với những chứng cứ có liên quan làm cơ sở cho Tòa án thụ lý, giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, đảm bảo công bằng xã hội. 1.2. Kỹ năng chung của luật sư trong giai đoạn chuản bị khởi kiện vụ án dân sự. 1.2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng. 1.2.1.1. Trao đổi với khách hàng về nội dung tranh chấp. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 7
  8. Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư chính là quyền lợi của khách hàng. Vì vậy, trước tiên luật sư cần xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc mà họ đang gặp phải. Luật sư cần phải nắm vững được nội dung tranh chấp để từ đó xác định khách hàng cần gì và mong muốn đạt kết quả ra sao. Trên cơ sở những yêu cầu cụ thể của khách hàng, căn cứ vào các quy định của pháp luật nội dung để luật sư xác định chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp. Việc tìm hiểu nội dung tranh chấp có thể thông qua việc nghe lời trình bày của khách hàng. Bên cạnh đó, luật sư có thể xem xét các giấy tờ do khách hàng cung cấp. Luật sư cũng cần tìm hiểu thông tin, nội dung, chứng cứ để xem xét các điều kiện khởi kiện của khách hàng là có đủ cơ sở và đúng pháp luật hay chưa để chỉnh sửa, bổ sung hoặc thậm chí không thể khởi kiện được. Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần chú ý là không nên lạm dụng các thuật ngữ pháp lý, ngôn từ pháp lý để tránh tình trạng khách hàng không thể hiểu được một cách chắc chắn, rõ ràng những vấn đề luật sư hỏi và tư vấn. Đặc biệt luật sư cần lưu ý cho khách hàng những vấn đề về tố tụng, phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc khởi kiện để khách hàng không bị mơ hồ về quyền lợi của họ. 1.2.1.2. Tư vấn cho khách hàng để họ quyết định có khởi kiện ra Tòa án hay không. * Phân tích những lợi ích của việc khởi kiện hay không khởi kiện: Việc khởi kiện hay không khởi kiện thuộc quyền tự định đoạt của các đương sự. Luật sư chỉ đứng trên bình diện của luật pháp giúp khách hàng thực quyền tự định đoạt của mình trên cơ sở phân tích cho họ thấy rõ những thuận lợi và bất lợi của việc khởi kiện cũng như không khởi kiện thì quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sẽ được bảo vệ như thế nào. Trong quy tắc đạo đức không cho luật sư hứa trước kết quả với khách hàng, nhưng trên cơ sở những quy định của pháp luật, luật sư có thể phân tích giúp khách hàng hiểu được khả năng thắng kiện đến đâu. Thậm chí bằng những kinh nghiệm và kiến thức pháp luật của mình, luật sư còn phải phân tích và đánh giá được khả năng bản án được đưa vào thi hành trên thực tế. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 8
  9. Từ việc phân tích các khía cạnh pháp lý của việc tranh chấp và yêu cầu cụ thể của khách hàng, luật sư phân tích cho khách hàng nhưng lợi thế và bất lợi nếu thương lượng với đối phương, những bất lợi cho khách hàng trong việc khởi kiện và những lợi ích cũng như khả năng có thể đạt được nếu khách hàng khởi kiện.. Luật sư cũng cần tư vấn chuẩn bị tâm lý cho khách hàng thông qua việc xác định thời gian tối đa do luật định để xem xét và giải quyết vụ án tại các cấp Tòa án. Đối với các vụ án dân sự theo quy định tại Điều 25 và những tranh chấp về hôn nhân gia đình theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng (Điều 179 Bộ luật TTDS). Sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm trong trường hợp đương sự có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kiến nghị, vụ án sẽ được xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 2 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phục thẩm có thể kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 1 tháng. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tóa phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng (Điều 5 BLTTDS. Luật sư cần hướng dẫn khách hàng nắm bắt sơ bộ chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét giải quyết vụ án trên cơ sở giúp khách hàng tập hợp những chứng cứ theo hướng dẫn của mình. Các chứng cứ mà khách hàng có thể tự thu thập được thông thường bao gồm: các hồ sơ cá nhân mà đương sự có giữa một bản như các bản hợp đồng, các bản di chúc, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ về quyền sử dụng đất,...một số chứng cứ đương sự phải tự thu thập thông qua chính quyền địa phương như trích lục bản đồ thửa đất, giấy xin xác nhận hộ khẩu thường trú, giấy xin xác nhận hoặc chứng nhận một sự kiện pháp lý nào đó, các loại biên bản làm việc hoặc biên bàn trao đổi với cơ quan chính quyền,... Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 9
  10. * Phân tích điều kiện khởi kiện của khách hàng: Đây là khâu quan trọng nhất trong giai đoạn khởi kiện, nó thể hiện những kiến thức và kỹ năng cơ bản của một luật sư, đồng thời thể hiện rõ kỹ năng, kinh nghiệm về việc nhận định hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng. Bao gồm những điều kiện cần và đủ như sau: Thứ nhất, điều kiện về chủ thể khởi kiện. + Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật TTDS thì: “cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Căn cứ vào quy định này thì luật sư có thể hướng dẫn cho khách hàng tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện. Trường hợp chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể khởi kiện hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền. Khi khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện là cá nhân thì phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự, đi kèm với điều kiện đủ là phải có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Luật sư cũng hết sức lưu ý đến điều kiện đủ này, bởi vì có một số trường hợp khách hàng yêu cầu khởi kiện trong khi họ không có quyền và lợi ích bị xâm phạm mà vì một người khác hoặc vì lợi ích công cộng. Trong trường hợp này luật sư phải tư vấn cho khách hàng về việc chọn lựa quan hệ pháp luật tranh chấp để khởi kiện từ yêu cầu cụ thể của khách hàng chứ không phải của đối tượng khác. + Khi tiếp xúc với khách hàng, luật sư cũng cần tư vấn và xem xét về tư cách chủ thể khởi kiện liên quan trực tiếp đến quyền khởi kiện của khách hàng để có những tư vấn về điều kiện khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ A bị tai nạn giao thông chết. B là em trai của A đến nhờ luật sư tư vấn và khởi kiện C- người đã gây ra tai nạn giao thông cho A. Trường hợp này, luật sư cần xem xét tư cách chủ thể khởi kiện của B thông qua việc xác định hàng thừa kế thứ nhất của A (cha, mẹ, vợ, con đẻ, con nuôi) thì B chỉ có tư cách khởi kiện là người đại diện theo ủy quyền- do những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A ủy quyền theo quy định tại Điều 73, 74 BLTTDS. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 10
  11. Xuất phát từ thực tiễn, rất nhiều trường hợp đương sự không có kiến thức nói chung và kiến thức pháp luật nói riêng cũng như không có kinh nghiệm trong việc tham gia tố tụng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho đương sự, BLTTDS quy định họ có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp khách hàng không tự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng, luật sư có thể hướng dẫn cho khách hàng lập giấy ủy quyền qua chứng thực tại ủy ban nhân dân địa phương hoặc lập hợp đồng ủy quyền qua công chứng tại phòng công chứng. Luật sư cũng cần hướng dẫn cho khách hàng những trường hợp theo quy định của pháp luật không được phép đại diện hoặc bị hạn chế đại diện theo ủy quyền. Mọi chủ thể có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ được đương sự ủy quyền đều có thể đại diện cho đương sự trừ trường hợp người đại diện theo ủy quyền cũng chính là đương sự trong một vụ án mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện hoặc đang là đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích của người được đại diện; Hoặc trong các vụ án ly hôn, liên quan đến quan hệ nhân thân, tình cảm, nên đương sự cũng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng; hoặc đối với những người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, vì do tính chất nghề nghiệp, pháp luật TTDS cũng hạn chế không cho phép tham gia với tư cách người đại diện theo ủy quyền (Khoản 3- Điều 75 BLTTDS). + Hình thức ủy quyền: về nguyên tắc, việc ủy quyền của khách hàng cho người đại diện phải được lập thành văn bản, trong đó phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Điều 586 BLDS quy định về hình thức hợp đồng ủy quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Khách hàng có thể ủy quyền cho người đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Người đại diện theo ủy quyền có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Như vậy, hình thức ủy quuyền là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của người Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 11
  12. được ủy quyền hoặc người ủy quyền khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự. Đây là điều luật sư cần đặc biệt lưu ý khi hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục ủy quyền. Thứ hai, xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Thẩm quyền xét xử vụ án là một điều kiện quan trọng quyết định việc Tòa án thụ lý giải quyết vụ án trên cơ sở đơn khởi kiện của đương sự. Theo quy định của pháp luật, vụ án được xác định theo 3 loại thẩm quyền : thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp Tòa án, thẩm quyền theo lãnh thổ. Vì vậy, khi giúp khách hàng xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, luật sư cần xác định thẩm quyền chung : vụ án mà khách hàng khởi kiện có thuộc một trong các loại việc được quy định tại Điều 25,27,29,31 BLTTDS hay không; xác định vụ án khởi kiện đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 33,34,35,36, 37 BLTTDS, NQ 33/2004/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 15/6/2004 và Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồyng Thẩm phán TANDTC. Việc xác định thẩm quyền là một vấn đề tương đối phức tạp và khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp luật sư. Vì vậy luật sư cần nắm vững các quy định của pháp luật về thẩm quyền trên cơ sở đó tư vấn giúp khách hàng lựa chọn Tòa án có thẩm quyền gai3i quyết tranh chấp thuận lợi nhất và có tính khả thi nhất cho khách hàng. Luật sư cũng cần xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án hay của cơ quan Nhà nước khác, thẩm quyền của Tòa án cấp nào; và lựa chọn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính để có lợi nhất cho thân chủ của mình. Khi xác định thẩm quyền luật sư cần dựa theo nguyên tắc chung. Tuy nhiên, đối với mỗi loại vụ án dân sự ngoài chịu sự chi phối bởi các quy định chung về thẩm quyền, luật sư cũng cần lưu ý các quy định của pháp luật đối với từng loại việc để tư vấn cho khách hàng lựa chọn Tòa án có thẩm quyền khởi kiện một cách tốt nhất và thuận lợi nhất cho khách hàng. Thứ ba, xác định về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS, thì “1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 12
  13. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự dể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, tùy theo tính chất của mỗi loại quan hệ tranh chấp, Tòa án giải quyết trong vụ án dân sự hay việc dân sự mà thời hiệu sẽ khác nhau là một năm đối với việc dân sự và 2 năm đối với vụ án dân sự (khoản 3- Điều 159 BLTTDS). Trong việc xác định chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như trong việc ổn định các quan hệ dân sự có liên quan với nhau về thời gian việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy khi xác định các điều kiện khởi kiện, Luật sư phải nắm vững các quy định của bộ luật Dân sự như cách tính thời hiệu, thời điểm bắt đầu thời hiệu, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện khi xảy ra một số sự kiện pháp lý, vấn đề bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,... cũng như các quy định của BLTTDS về thời hạn, thời hiệu như vừa nêu trên. Ngoài ra, Luật sư cũng cần phải nghiên cứu một số điều kiện khác như điều kiện hòa giải cơ sở hay xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa. Đối với những vụ án pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước và chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi mà các cơ quan hữu quan khác đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó thì luật sư hướng dẫn khách hàng làm thủ tục đề nghị cơ quan hữu quan giải quyết để làm căn cứ khởi kiện (trường là trong các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất). Luật sư cũng cần xác định yêu cầu khởi kiện của khách hàng đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa. Nếu một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì khách hàng không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (ví dụ bác đơn ly hôn, thay đổi nuôi con nuoi, thay đổi mức cấp dưỡng,...). Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 13
  14. 1.2.1.3. Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về thủ tục trước khi khởi kiện. * Về nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí đối với yêu cầu khởi kiện: Trong vụ án dân sự thì nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp tạm ứng án phí, án phí cho yêu cầu của mình. Luật sư cần lưu ý các quy định về án phí, tạm ứng án phí được quy định tại mục 1 chương 9 về án phí, lệ phí của BLTTDS và các quy định tại Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí để có sự tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp. Theo tính chất của từng loại vụ việc và hoàn cảnh kinh tế của từng khách hàng, Luật sư có thể xem xét trường hợp yêu cầu khởi kiện của khách hàng có thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn án phí (yêu cầu cấp dưỡng, xin xác nhận cha mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú, việc bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự và hành chính mà yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, người đòi bội thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe). Trường hợp khách hàng có khó khăn về kinh tế, Luật sư có thể hướng dẫn cho khách hàng làm đơn xin miễn một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí. Trong đơn, Luật sư cần lưu ý phải thể hiện được hoàn cảnh khó khăn về kinh tế của khách hàng. Đơn này phải được Ủy ban nhân dân xã phường- thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội nơi cư trú hoặc làm việc của khách hàng chứng nhận mới có căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu khách hàng trong việc xin miễn một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí. * Hướng dẫn khách hàng thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc cho việc khởi kiện: Đối với mỗi yêu cầu khác nhau, mỗi quan hệ tranh chấp khác nhau của khách hàng mà luật sư cần phải chú ý và hướng dẫn khách hàng thu thập bổ sung những tài liệu, chứng cứ cần thiết, quan trọng và có ích, có giá trị chứng minh cao cho yêu cầu khởi kiện của khách hàng. Đối với vụ án thừa kế thì luật sư cần hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ để xác định tổng thể di sản, phần đóng góp của những người liên quan; Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 14
  15. xác định đồng chủ sở hữu của người để lại di sản; thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản; các chứng cứ chứng minh các điểm tranh chấp về quyền thừa kế,... Đối với các vụ kiện về ly hôn có tranh chấp về nuôi con, tài sản: luật sư hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ xác định tình trạng hôn nhân thông qua sự phản ánh của những người có quan hệ gần gũi như cha mẹ, anh chị em, cơ quan quản lý của vợ hoặc chồng, tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt. Yêu cầu khách hàng xác định về thu nhập và các ý kiến của con từ đủ 9 tuổi trở lên. Đối với vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệc hại ngoài hợp đồng: luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và việc thu thập các chứng từ và giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý- những chi phí thực tế cần thiết phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm phát sinh chi phí,... Đối với các vụ kiện về hợp đồng: luật sư cần hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ các bên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với các vụ kiện về lao động cụ thể như bồi thường chi phí đào tạo: luật sư hướng dẫn khách hàng chứng minh những khoản chi phí thực tế, hợp lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến các khoản chi phí đó, hợp đồng lao động, bản cam kết đào tạo và các nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm bản cam kết đào tạo là chủ quan hay khách quan,... 1.2.2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Theo như phần khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, thì việc yêu cầu khởi kiện gởi cho Tòa án là nghĩa vụ của nguyên đơn, người được giả định là có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc cơ quan, tổ chức được Nhà nước trao quyền khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Vì vậy trong phần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, chỉ xin nêu trong trường hợp khách hàng là nguyên đơn quyết định khởi kiện. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 15
  16. 1.2.2.1 Khái niệm về hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án. Việc lập hồ sơ khởi kiện nhằm tập hợp một cách có hệ thống các tài liệu, chứng cứ và những vấn đề có liên quan đến vụ án mà nguyên đơn yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết. Hồ sơ khởi kiện giúp đưa các thông tin đích thực của nguyên đơn đến với các thành viên của Hội đồng xét xử. Hồ sơ khởi kiện chứa đựng những ý tưởng quan trọng mà qua đó nguyên đơn muốn làm rõ yêu cầu của mình. Hồ sơ khởi kiện thông thường bao gồm: - Đơn khởi kiện; - Các tài liệu làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn hoặc các tài liệu giải trình trực tiếp cho yêu cầu của nguyên đơn; - Các tài liệu về tư cách chủ thể của nguyên đơn (CMND, sổ hộ khẩu,...trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân); các tài liệu, giấy tờ xác định tư cách pháp nhân của nguyên của nguyên đơn (người khởi kiện là cơ quan, tổ chức); - Các tài liệu, chứng cứ kèm theo tùy thuộc vào từng loại quan hệ pháp luật tranh chấp; - Trong trường hợp cần thiết có thể đính kèm các tài liệu của nguyên đơn và các bên có liên quan; - Các văn bản pháp luật có liên quan với mục đích chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn. 1.2.2.2. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. * Giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của người khởi kiện đến Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp dân sự. Vụ án phát sinh chủ yếu là do cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Với tư cách là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định thụ lý vụ án dân sự vì vậy về nguyên tắc đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung cũng như hình thức đơn theo Điều 164 BLTTDS. Đơn khởi Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 16
  17. kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án phải rõ ràng, đầy đủ. Nội dung đơn kiện phải trình bày được nội dung tranh chấp và đặc biệt phải thể hiện rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Khi giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện, luật sư cần chú ý: - Trong đơn khởi kiện, phần diễn biến của vụ việc và yêu cầu của nguyên đơn luật sư phải đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên phần diễn biến sự việc tránh kể lể dài dòng mà chỉ nêu các sự kiện có tính chất là mốc thời gian, nhưng không được quá sơ sài khiến người đọc không nắm bắt được diễn biến của tranh chấp. Phần yêu cầu của nguyên đơn phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời mang tính chất đề xuất để Tòa án xem xét giải quyết, tránh tình trạng đưa ra các yêu cầu phi thực tế, các yêu cầu không thể thực hiện được, các yêu cầu trái với quy định của pháp luật. - Địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền nghĩa vụ liên quan phải là địa chỉ liên lạc được với người đó. Trường hợp không có địa chỉ của bị đơn, của người có quyền nghĩa vụ lia6n quan thì phải nói rõ trong đơn. - Hình thức đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện có thể viết tay, đánh máy, nhưng phải có chữ ký xác nhận ý chí của người khởi kiện. Trong trường hợp nguyên đơn ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền viết đơn khởi kiện và ký tên xác nhận ý chí khởi kiện thì có được chấp nhận hay không và có đảm bảo về mặt hình thức của đơn khởi kiện? Theo tinh thần của Điều 161 BLTTDS cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quy định này cũng phù hợp với quy định của BLDS về hợp đồng ủy quyền, theo đó người được ủy quyền được phép thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Sau khi viết xong đơn khởi kiện, luật sư và đương sự cần trao đổi, xem lại lần cuối trước khi gởi hồ sơ khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 17
  18. * Sắp xếp các giấy tờ trong hồ sơ khởi kiện: Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS, người khởi kiện phải gởi kèm đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ tương ứng với từng yêu cầu cụ thể, từng quan hệ pháp luật cụ thể một cách logic, có thứ tự nhằm mang tính chính xác và thuyết phục cao khi Tòa án xem xét hồ sơ khởi kiện của khách hàng. 1.2.2.3. Hướng dẫn khách hàng thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án. Theo quy định tại Điều 166 BLTTDS, luật sư có thể hướng dẫn khách hàng nộp đơn khởi kiện bằng 2 phương thức: - Nộp trực tiếp tại Tòa án và nhận biên lai xác nhận việc nộp đơn. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án. - Gửi đến Tòa án qua bưu điện và lấy xác nhận của bưu điện về việc gởi đơn. Ngày khởi kiện được tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gởi. Sau khi nộp đơn khởi kiện, khi có thông báo của Tòa án về việc thụ lý vụ án dân sự, luật sư cần hướng dẫn khách hàng đến tại cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đang thụ lý để nộp tạm ứng án phí. Chương 2: KỸ NĂNG ĐẶC THÙ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VỀ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO RA TÒA ÁN 2.1. Kỹ năng của luật sư trong việc tiếp xúc- trao đổi với khách hàng. 2.1.1. Trong vụ án lao động nói chung. Cũng như việc khởi kiện các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, trước khi tư vấn cho khách hàng trong tranh chấp lao động nên khởi kiện hay không khởi kiện, luật sư cũng phải tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để nắm được nội dung vụ tranh chấp và các yêu cầu cụ thể của khách hàng. Từ đó Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 18
  19. luật sư có thể đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng hướng tới một kết quả tốt nhất. Do đặc thù của tranh chấp lao động, khi tiếp xúc trao đổi với khách hàng, luật sư cần làm rõ những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất làm rõ xem các bên thực sự có quan hệ lao động không, việc này thể hiện thông qua hợp đồng lao động. Nếu có hợp đồng lao động thì hợp đồng này là bằng miệng hay bằng văn bản, thời hạn của hợp đồng, công việc, tiền lương, thời gian làm việc, địa điểm làm việc,...Việc xác định rõ các yếu tố này chính là kỹ năng cơ bản giúp luật sư xác định một cách chính xác quan hệ giữa các bên là quan hệ lao động, dân sự hay hành chính. Để từ đó xác định được chính xác Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thứ hai, luật sư cần trao đổi và làm rõ nội dung tranh chấp giữa các bên. Trước khi đưa ra lời khuyên cho khách hàng, luật sư cần xác định được tranh chấp giữa các bên là tranh chấp gì (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động hay bồi thường chi phí đào tạo,...). Khi làm rõ nội dung tranh chấp, luật sư cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên; thời điểm xảy ra sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp và thủ tục các bên tiến hành (thủ tục kỷ luật sa thải, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng,...). Thứ ba, luật sư cần trao đổi làm rõ những yêu cầu của khách hàng: muốn bồi thường tiền lương trong những ngày không được làm việc, nhận tiền trợ cấp thôi việc hay muốn trở lại làm việc (đối với khách hàng là người lao động) hoặc muốn yêu cầu người lao động bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm cam kết đào tạo (đối với khách hàng là người sử dung lao động). Nếu khách hàng có nhiều yêu cầu muốn khởi kiện thì phải sắp xếp các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên. Từ việc xác định rõ yêu cầu của khách hàng, luật sư có thể đưa ra nội dung tư vấn thích hợp, có lợi nhất cho khách hàng.. Ví dụ như mong muốn của khách hàng chỉ là muốn nhận lại làm việc thì luật sư nên hướng khách hàng chọn phương án thương lượng, hòa giải chứ không nên đưa vụ việc ra Tòa án chỉ làm mối quan hệ hai bên trở nên căng thẳng và nếu có thắng kiện thì liệu khách hàng trở lại làm việc có được thoải mái và đối xử một cách công bằng hay không? Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 19
  20. 2.1.2. Trong vụ án lao động về bồi thường chi phí đào tạo. Về nguyên tắc và cả thực tế, quan hệ pháp luật tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo trong vụ án lao động bao giờ cũng là mối quan hệ phát sinh và gắn liền với quan hệ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quan hệ tranh chấp về kỷ luật sa thải. Bởi vì khi có hai quan hệ tranh chấp trên mới phát sinh ra tranh chấp đòi bồi thường chi phí đào tạo. Nếu như người lao động vẫn làm việc, không tự ý nghỉ việc hoặc không do người sử dụng lao động sa thải thì cũng không có tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo. Vì vậy, khi tiếp xúc vói khách hàng, ngoài việc trao đổi những nội dung cơ bản như trong những tranh chấp lao động khác, luật sư cần phải tìm hiểu thêm những nội dung như: giữa hai bên có ký hợp đồng đào tạo không? Nội dung của hợp đồng đào tạo như thế nào? Nguyên nhân người lao động không làm việc cho doanh nghiệp hay làm việc không đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo? Người sử dung lao động có thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng đào tạo hay không? Trong phần nghiên cứu yêu cầu của khách hàng, luật sư cần làm rõ những nội dung như mức phí đào tạo mà khách hàng yêu cầu, muốn đòi bồi thường (đối với khách hàng là người sử dụng lao động) hoặc từ chối bồi thường (đối với khách hàng là người lao động) là một phần hay toàn bộ? 2.2. Kỹ năng của luật sư trong việc kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng. Sau khi trao đổi với khách hàng nội dung vụ tranh chấp, về cơ bản luật sư đã nắm được diễn biến tranh chấp và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Nếu khách hàng quyết định khởi kiện thì bước tiếp theo hết sức quan trọng trong kỹ năng của luật sư là kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng. Thông thường khi giúp khách hàng khởi kiện một vụ án lao động nói chung, vụ án lao động về bồi thường chi phí đào tạo nói riêng, ngoài việc kiểm tra những điều kiện khởi kiện khác như đã trình bày ở phần 1.2.1.2, luật sư cần chú ý kiểm tra những điều kiện khởi kiện đặc thù sau: Huỳnh Thị Thu Hằng – Lớp C Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2