intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận: Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Tài chính ngân hàng

Chia sẻ: Tăng Anh Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

258
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nhằm định hướng, cung cấp cho sinh viên Thương mại nói riêng, sinh viên các trường đại học nói chung có cái nhìn tổng quan, toàn diện về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thương mại, những kỹ năng mà sinh viên thường có được và những kỹ năng mà các bạn còn thiếu, yếu đồng thời đề ra một số giải pháp giúp các bạn cải thiện những mặt hạn chế trong việc hoàn thiện kỹ năng mềm để sinh viên tự tin với công việc,...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận: Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Tài chính ngân hàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG                                   BÀI THẢO LUẬN  Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   KHOA HỌC  Đ  ề tài:   Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng   mềm cho sinh viên khoa Tài chính ngân hàng Nhóm:  9              Lớp HP: 1469SCRE0111   Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Nhung      
  2. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC        TRANG LỜI NÓI ĐẦU.................................................................2 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu  ..............................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................5 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài...................................6 5. Mục tiêu nghiên cứu..................................................6 6. Mục đích nghiên cứu..................................................7 7. Phương pháp nghiên cứu...........................................7 8. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu...............................7 9. Kế hoạch nghiên cứu.................................................9 10. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................10 2
  3. 11. Lập phiếu khảo sát ...................................................11 LỜI NÓI ĐẦU Thế  kỷ  XXI – Thế  kỷ  của sự  phát triển, nâng cao không ngừng   của nền kinh tế, văn hóa đất nước. Để  bắt kịp với đà phát triển của   các cường quốc trên Thế  giới, toàn thể  nhân dân phải chung sức,   đồng lòng mà lực lượng nòng cốt chính là tuổi trẻ Việt Nam. Các bạn   sinh viên chính là tương lai của đất nước. Vì vậy, các bạn cần trang bị   cho mình kiến thức, kỹ  năng tốt để  xây dựng, phát triển đất nước.   Ngoài kỹ  năng “cứng”, kỹ  năng “mềm” là kỹ  năng không thể  thiếu   đối với mỗi bạn sinh viên hiện nay. Vì vậy, chúng tôi đã có ý tưởng   làm một đề  tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kỹ  năng mềm của   sinh viên khoa Tài chính ngân hàng” với mong muốn trang bị những kỹ   năng cần thiết nhằm giúp các bạn sinh viên tự  tin với công việc của   mình trong tương lại.   Do khả năng còn có hạn nên nhóm chúng tôi chưa thể  đi sâu vào   nghiên cứu đề mới chỉ trình bày được tổng quan đề  tài thông qua bài   Thuyết minh đề tài dưới đây. Rất mong nhận được sự  đóng góp, chia   sẻ  của thầy cô và các bạn để  bài Thuyết minh của nhóm được hoàn   thiện hơn.  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!  3
  4. Đề tài:  “Nghiên cứu giải pháp nâng cao kỹ năng mềm   cho sinh viên khoa Tài chính ngân hàng” 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tuổi trẻ  là lực lượng nòng cốt, là chủ  nhân tương lai, là nhân vật chính  góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Nhất là các bạn  sinh viên – nguồn lao động tri thức góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế  đất nước. Nhưng thời gian gần đây, vấn đề đang được xã hội quan tâm và phản   ánh đó là phần lớn sinh viên thiếu kỹ  năng mềm. Một nghiên cứu của Viện  Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là  khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn  phàn nàn giới trẻ  thiếu kỹ  năng để  gìn giữ  hạnh phúc gia đình, kiểm soát bản   thân, rẻn luyện chỉ  số  cảm xúc, làm chủ  sự  thay đổi, làm chủ  thời gian sống,   hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời, ra quyết định.  Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp với tầm bằng khá, giỏi đã thừa  nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ  năng mềm, cụ  thể  là kỹ  năng làm   việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp. Điều này đã không còn  là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Đa số  các bạn sinh viên  đều có thể tự làm tốt, thậm chí là xuất sắc nhưng khi làm việc nhóm lại đùn đẩy   công việc, có tình trạng “cha chung không ai khóc”.  Các bạn sinh viên đang học  ở trường cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm   rất quan trọng trong việc học tập cũng như  trong cuộc sống và môi trường làm   việc sau này của các bạn. Hình thức đào tạo cùng môi trường học tập trong   trường giúp cho các bạn sinh viên rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện  4
  5. những kỹ  năng mềm cần thiết song phần lớn các bạn sinh viên đang học  ở  trường luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu những kỹ  năng mềm cần  thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một phần do các bạn sinh viên còn   thiếu chủ động trong việc nhận thức cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm.  Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ  năng mềm, việc đào tạo, phát  triển và rèn luyện kỹ  năng mềm cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng.  Tuy nhiên việc mở  các lớp đào tạo kỹ  năng mềm cho sinh viên hiện nay  ở  trường còn rất nhiều hạn chế, phần nhiều chỉ  trên góc độ  lỹ  thuyết, vì vậy  không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học.  Dẫn đến việc hiện nay với nhiều sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật   ngữ khá xa lạ. Do vậy các bạn chưa có định hướng đúng dắn cho việc phát triển   và hoàn thiện kỹ năng mềm.  Từ  ý kiến chủ  quan đó, nhóm nhận thấy: việc nghiên cứu và tìm ra giải   pháp để  hoàn thiện và nâng cao kỹ  năng mềm cho sinh viên là một vấn đề  rất   cần thiết, không chỉ  sinh viên Thương Mại nói riêng mà còn mang ý nghĩa với  sinh viên các trường nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:  Theo khảo sát của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, chỉ  có 29,2% sinh viên cho  rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng đúng thời gian biểu học tập  và cố  gắng thực hiện đúng thời gian biểu,và cũng chỉ  có   36% sinh viên được  khảo sát cho rằng mình đã tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm  nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% còn lại mơ  hồ  về  phương pháp học.   Cũng trong nghiên cứu của mình PGS Nguyễn Công Khanh chỉ ra rằng: 40% sinh  viên khảo sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm  5
  6. thông tin bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. “Tiếc rằng nhóm sinh viên này chiếm tỉ lệ  khá khiêm tốn . Còn một bộ phận  khá đông sinh viên chưa tìm được cho mình các chiến lược học tích cực,  phù hợp  và hiệu quả” ­ ông Khanh nhận xét. Về  tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy  rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ  phong cách học thụ  động:  ngại nêu thắc  mắc ngại nói ra ý kiến riêng của mình trong các cuộc thảo luận riêng trên  lớp.  22,9% chỉ  thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ  động hỏi,nêu thắc  mắc. 41,1% sinh viên cho rằng mình học chủ  yếu từ  vở  ghi,  giáo trình và ít có  thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo. Trên đây là những kết quả đạt được qua nghiên cứu của PGS Nguyễn Công  Khanh. Chúng tôi sẽ cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề  về  thực trạng cũng  như  các giải pháp để  sinh viên có cái nhìn tổng quát và hoàn thiện hơn về  việc   phát triển những kỹ năng mềm cho bản thân mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và  làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: “ Nghiên cứu cái gì ?”    Cái được nghiên cứu gọi là đối tượng nghiên cứu .   Khách thể  nghiên cứu là hệ  thống sự  vật tồn tại khách quan trong các mối  liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu.  Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm   vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. 6
  7. Từ đó đưa ra kế luận : ­ Đối tượng nghiên cứu là “giải pháp nâng cao kỹ năng mềm”  ­ Khách thể nghiên cứu là “sinh viên khoa tài chính ngân hàng” ­  Giới hạn về  nội dung không gian nghiên cứu : toàn  bộ  sinh viên khoa tài  chính ngân hàng trường Đại học thương mại ( khóa  47, 48, 49, 50)  ­ Giới hạn về thời gian nghiên cứu: 2 tháng 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: ­ Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, kỹ năng mềm? ­ Về mặt thực tiễn: Kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên và đối với nhà tuyển   dụng? Những kỹ năng mềm nào cần thiết đối với sinh viên? Thực   trạng   việc   rèn   luyện   và   phát   triển   kỹ   năng   mềm   của   sinh   viên   Thương Mại trong thời gian qua? Liệu những kỹ năng mềm mà sinh viên Thương Mại có đã đủ để giúp sinh   viên Thương Mại tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm   việc sau này?  Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương   Mại hiện nay là gì? 5. Mục tiêu nghiên cứu: ­ Tìm hiểu về  thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thương mại   7
  8. (dự báo là chưa tốt) ­ Tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ­ Đề  ra một số  giải pháp giúp khắc phục tình trạng yếu kỹ  năng mềm của   sinh viên Thương mại. ­ Đồng thời chỉ  ra một số  phương án giúp sinh viên Thương mại rèn luyện  kỹ năng mềm một cách dễ dàng. 6. Mục đích nghiên cứu: Nhằm định hướng, cung cấp cho sinh viên Thương mại nói riêng, sinh viên  các trường đại học nói chung có cái nhìn tổng quan, toàn diện về tầm quan trọng   của kỹ năng mềm, thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thương mại,  những kỹ năng mà sinh viên thường có được và những kỹ  năng mà các bạn còn  thiếu, yếu đồng thời đề  ra một số  giải pháp giúp các bạn cải thiện những mặt   hạn chế  trong việc hoàn thiện kỹ  năng mềm để  sinh viên tự  tin với công việc  sau này mà quá trình nhóm nghiên cữu đã phát hiện, tổng hợp được 7. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp định tính: Phương pháp định tính được nhóm sử dụng là phương   pháp phỏng vấn cá nhân nhằm thu thập các thông tin về thực trạng và những  khó khăn trong việc học và trau rồi củng cố kỹ năng mềm của sinh viên khoa  tài chính ngân hàng hiện nay để  từ  đó đưa ra các kiến nghị giúp  nâng cao kỹ  năng mềm cho sinh viên khoa tài chính ngân hàng. ­ Phương pháp định lượng: Các phương pháp định lượng nhóm sử  dụng bao  gồm phương pháp điều tra trắc nghiệm, phương pháp thống kê mô tả  và sử  dụng phần mềm excel,  để thu thập các thông tin về thực trạng kỹ năng mềm  8
  9. của sinh viên khoa tài chính ngân hàng hiện nay từ  đó tổng hợp các kết quả  thu được và dựa vào các dữ liệu thu thập được, đưa ra các kết luận về thực  trạng  kỹ  năng mềm của sinh viên khoa tài chính ngân hàng   hiện nay và đề  xuất các kiến nghị  nhằm giúp nâng cao kỹ  năng mềm cho sinh viên khoa tài  chính ngân hàng. 8. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu A.LỜI MỞ ĐẦU  B.NỘI DUNG  Chương I: Một số cơ sở lý luận về  đề tài nghiên cứu 1.1. Kỹ năng mềm là gì? 1.2. Những kỹ năng mềm cơ bản 1.2.1. Có một quan điểm lạc quan 1.2.2. Hòa đồng với tập thể 1.2.3. Giao tiếp hiệu quả 1.2.4. Tỏ thái độ tự tin 1.2.5. Luyện kỹ năng sáng tạo 1.2.6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình 1.2.7. Thúc đẩy chính mình và thừa nhận người khác 1.2.8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm 1.2.9. Có cái nhìn tổng quan 1.3. Sự cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên 9
  10. Chương II: Thực trạng về kỹ năng mềm của sinh viên khoa tài chính ngân hàng 2.1. Sinh viên tài chính ngân hàng và những cơ hội việc làm 2.2. Sinh viên tốt nghiệp đều phải đào tạo lại Chương III: Một số  giải pháp nâng cao kỹ  năng mềm cho sinh viên khoa tài   chính ngân hàng 3.1. Đối với xã hội 3.2. Đối với nhà trường 3.3. Đối với sinh viên C.KẾT LUẬN D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9. Kế hoạch nghiên cứu: ­ Trước hết, nhóm chúng tôi tìm hiểu tổng quan các vấn đề về mặt lý thuyết  liên quan đến đề  tài nhóm thực hiện từ  các nguồn thông tin thứ  cấp như  sách, báo, tạp chí, internet. Đồng thời với đó là những công trình đã nghiên  cứu có liên quan để hoàn thiện kiến thức nền tảng về kỹ năng mềm, phát   hiện chọn lọc những khía cạnh bị trùng lặp, để tìm ra định hướng phù hợp   nhất. ­ Để  biết được thực trạng kỹ  năng mềm của sinh viên khoa Tài chính ngân  hàng và có hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, phải tiến hành thu  thập dữ liệu thực tế.  Lập phiếu điều tra với khoảng 20 câu hỏi. Các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn   đề  sự  hiểu biết về  kỹ  năng mềm trong sinh viên, sinh viên nghĩ như  thế  10
  11. nào về kỹ năng mềm, hay dự định tương lai của họ về kỹ năng mềm là gì?  Từ đó đưa ra các kết luận về tình trạng kỹ năng mềm trong khoa Tài chính  ngân hàng, sự  đầu tư  cho sự  phát triển kỹ  năng mềm của sinh viên hay  những kế hoạch trong tương lai về sự phát triển của họ.  Chọn mẫu với 200 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu xác suất. Đây là  phương pháp thích hợp nhất để  chọn ra mẫu có khả  năng đại diện tổng   thể. Vì có thể  tính được sai số  do chọn mẫu, có thể  áp dụng các phương  pháp ước lượng thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả từ mẫu   cho tổng thể nghiên cứu. Phiếu điều tra gồm có các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm và một số  câu hỏi theo hình thức đánh giá mức độ. Mỗi phương án trả  lời sẽ  có các   mức thang đánh giá khác nhau, có thể là Tốt – Không tốt hay Thường xuyên  – Bình thường – Không bao giờ... Các câu hỏi sẽ được nhóm sắp xếp từ dễ  đến khó, hạn chế sự riêng tư để tránh yếu tố gây sự lúng túng, bất ngờ cho   người được phỏng vấn, làm giảm đi sự  sai lệch trong dữ  liệu. Ngoài ra,   các câu hỏi còn được sắp xếp phù hợp với dòng tư duy của người trả lời.   Điều đó giúp người được hỏi hoàn thành câu hỏi một cách nhanh chóng và  dễ dàng 10. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ­ Đánh giá thực trạng vấn đề kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại hiện   nay trong đào tại theo học chế tín chỉ.  ­ Cung cấp cái nhìn tổng thể  về  những kỹ năng mềm mà sinh viên Thương  Mại hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên  để thành công hơn trong cuộc sống, học tập cũng như môi trường làm việc  11
  12. sau này. ­ Đưa ra giải pháp giúp sinh viên Thương Mại định hướng, nâng cao và phát  triển kỹ năng mềm.  ­ Ý nghĩa sâu xa cuối cùng đối với người làm đề  tài này là tìm ra phương   pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả. 11. Lập phiếu khảo sát 12
  13. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM CỦA  SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Kỹ năng “mềm” là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi bạn sinh viên hiện nay.   Vì vậy, chúng tôi đã có ý tưởng làm một đề  tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kỹ   năng mềm của sinh viên khoa Tài chính ngân hàng” với mong muốn trang bị những kỹ   năng cần thiết nhằm giúp các bạn sinh viên tự tin với công việc của mình trong tương   lại. Các bạn vui lòng dành chút thời gian tham khảo và cung cấp thông tin cho chúng   tôi theo mẫu dưới đây.  Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn! A. Thông tin cá nhân Họ và tên: .................................................................... Giới tính: Nam / Nữ Mã sinh viên: ................................................................ Lớp:........................... Email:................................................................................................................ B. Ý kiến của bạn về kỹ năng mềm: Câu 1: Bạn đã biết đén các kỹ năng mềm hay chưa? Rồi Chưa (bỏ qua các câu hỏi vê sau) Câu 2: Sự hiểu biết về kỹ năng mềm của bạn như thế nào? Bạn đã từng nghe nhưng chưa bao giờ hiểu rõ (bỏ qua các câu hỏi vê sau) Bạn đã hiểu nhưng chưa có sự ứng dụng vào thực tế Đã hiểu và từng ứng dụng vào thực tế Câu 3:.Bạn hiểu thế nào là kĩ năng mềm ? Kỹ năng mềm thường được hiểu là những kiến thức ,đúc kết và thực hành có tính  chất kỹ thuật nghề nghiệp . Kỹ  năng mềm là một phần thuật ngữ  xã hội học chỉ  những kỹ  năng có liên quan  đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ  và hành vi ứng xử  13
  14. áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người . Kỹ  năng mềm là kỹ  năng cơ  bản của con người từ  khi sinh ra đã có trong mỗi  người . Ý kiến khác:   . Câu 4: Kỹ năng mềm có thực sự cần thiết với bạn không? Rất cần thiết Có cần thiết nhưng chưa phải yếu tố quyết định Không cần thiết Ý kiến khác: ................................................................................. Câu 5: Nếu bạn cho rằng kỹ năng mềm cần thiết thì lý do của sự  cần thiết đó là gì?  (Lựa chọn nhiều phương án) Giúp bạn dễ xin việc Có tính ứng dụng cao trong công việc Giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc Có mức lương cao Ý kiến khác: ............................................................................... Câu 6: Theo bạn, kỹ  năng mềm quyết định bao nhiêu phần trăm đến thành công của   bản thân sau này? 0% 25% 50% 75% Câu 7: Bản thân bạn đã trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nào sau đây? Kỹ năng học và tự học Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng tư duy sáng tạo Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lục làm việc  Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp 14
  15. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng đàm phán Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả Câu 8: Đánh giá về mức độ kỹ năng đó: Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kém Câu 9: Bạn đã sử dụng kỹ năng mềm của mình ở mức độ như thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Câu 10: Bạn đã từng tham gia khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy về kỹ năng   mềm chưa? Rồi Chưa Câu 11: Sau khóa học đó bạn có ứng dụng được kỹ năng đã được học vào thực tế hay   không? Có  Không Câu 12: Theo bạn hình thức lớp học kỹ năng mềm như thế nào đạt hiệu quả? Lớp học truyền thống chỉ nghe giảng và có phát biểu ý kiến Lớp học truyền thống có sử dụng máy chiếu Lớp học có thiết bị hỗ trợ (Tranh ảnh, giấy, headphone, bảng) Lớp học tổ chức các hoạt động ngoài trời Ý kiến khác Câu 13: Theo bạn phương pháp dạy và học như thế nào mới mang lại hiệu quả: Thông qua các trò chơi có lồng ghép các bài giảng kỹ năng Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học viên có điều kiện tiếp xúc thực tế 15
  16. Hoc viên sẽ ứng dụng kỹ năng đã được học vào thực tế dưới dạng bài tập về  nhà  và giáo viên sẽ đánh giá Ý kiến khác  Câu 14: Theo bạn công tác phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên của trường đại học  Thương Mại nói chung và khoa TCNH như thế nào? (Thang điểm 10)........................... Câu 15: Trường Đại học Thương Mại nói chung và khoa TCNH nói riêng đã tổ  chức   các hoạt động nhằm mục đích nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên hay chưa? Rồi Chưa Câu 16: Các hoạt động đó được tổ chức như thế nào? Chưa đáp  ứng nhu cầu, sinh viên chưa nắm được các kỹ  năng mềm sau các hoạt   động đó Bình thường, chỉ có một bộ phận sinh viên nắm được Tốt, hầu hết các sinh viên đã nắm được các kỹ năng mềm được giới thiệu qua các   hoat động Rất tốt, các bạn đã nắm được và có ứng dụng cho bản thân Câu 17: Ngoài việc học  ở  trường, để  trang bi thêm kỹ  năm mềm theo bạn thời gian   nào là hợp lý? Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Câu 18: Trong tương lai gần, bạn có muốn cải thiện kỹ năng mềm của mình cho tiến  bộ hơn không? Có Không Câu 19: Bạn có dự định gì để khả năng kỹ năng mềm của mình tốt lên? Tham gia các câu lạc bộ, tình nguyện Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm Đi làm thêm 16
  17. Ý kiến khác Câu 20: Hãy tưởng tượng bạn là nhà tuyển dụng thì yêu cầu về kỹ năng đối với sinh   viên mới tốt nghiệp thì kỹ năng nào chiếm tỉ lệ cao nhất  Ngoại ngữ  Tin học văn phòng Giao tiếp  Làm việc độc lập Ý kiến khác Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn! 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2