intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đi đôi với mở rộng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Tong_Tap Tong_Tap | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

486
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đi đôi với mở rộng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" giới thiệu đến các bạn những nội dung cơ sở khoa học quy định thực chất của đổi mới và kiện toàn hề thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, những biểu hiện thực chất đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đi đôi với mở rộng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đi đôi với mở rộng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

  1. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU   2 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUY ĐỊNH THỰC CHẤT CỦA ĐỔI MỚI    VÀ KIỆN TOÀN HỀ  THỐNG CHÍNH TRỊ  LÀ XÂY DỰNG VÀ  TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN  NỀN DÂN CHỦ  XàHỘI  CHỦ   4 NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY           1.1 Xuất phát từ  mối quan hệ  giữa hệ  thống chính trị  và nền    dân chủ XHCN  5           1.2 Xuất   phát   từ   vai   trò,   chức   năng   của   hệ   thống   chính   trị   7 XHCN 1.3 Xuất phát từ  quy luật hình thành chế  độ  dân chủ  và điều  kiện thực hiện dân chủ XHCN ở nước ta 10              1.4 Thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế  giới     chứng minh hệ  thống chính trị  XHCN đóng vai trò quyết  định trực tiếp sự  tồn tại và phát triển của nền dân chủ  13 XHCN Chương 2  NHỮNG BIỂU HIỆN THỰC CHẤT ĐỔI MỚI VÀ KIỆN TOÀN    HỆ  THỐNG CHÍNH TRỊ, ĐI ĐÔI VỚI MỞ  RỘNG VÀ TỪNG  BƯỚC HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ XàHỘI CHỦ NGHĨA Ở  14 NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1   Giữ  vững nguyên tắc đổi mới chính trị  kết hợp với bảo     đảm quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân  chủ XHCN ở nước ta 15 2.2 Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ  thống   chính trị  gắn liền với quá trình xây dựng và từng bước   hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay 16 2.3 Đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị, biểu hiện  trực tiếp của đổi mới cơ  chế  bảo đảm và thực thi dân chủ  23 XHCN 2.4 Quân đội ta với việc phát huy vai trò nhà nước pháp quyền  XHCN và quyền tự do dân chủ ở nước ta hiện nay 25 KẾT LUẬN  30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  31
  2. 2 MỞ ĐẦU             Chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa và hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa là những phạm trù cơ  bản của chủ  nghĩa xã hội khoa học có quan hệ  biện chứng. Trong đó, chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa nói lên đầy đủ  chế  độ  chính trị của chủ nghĩa xã hội, còn hệ  thống chính trị  là hình thái tổ  chức  và là cốt lõi của chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa. Trong “Tuyên ngôn của   Đảng cộng sản”. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “giai đoạn thứ  nhất của cuộc   cách mạng công nhân là giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền”1 V.I.Lênin  cũng nói “dân chủ  là hình thức tổ  chức xã hội có giai cấp, là hình thái nhà   nước”2. Vì vậy, quá trình thiết lập, củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội   chủ  nghĩa và xây dựng hệ  thống chính trị  là quá trình đấu tranh gay gắt trên  lĩnh vực chính trị tư tưởng cũng như lĩnh vực đời sống chính trị thực tiễn.            Theo quan điểm Mác­xít, hệ thống chính trị của bất cứ một chế xã hội,   một quốc gia dân tộc cũng đều là hệ  thống các tổ  chức chính trị  ­ xã hội  và  mối quan hệ giữa chúng với nhau, vận hành theo một cơ chế nhất định, đảm  bảo cho việc thực hiện quyền lực chính trị  của giai cấp cầm quyền trong   quan hệ  với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác. xét về  mặt cấu   trúc  nó bao gồm hai bộ phận cơ bản: Bộ phận thứ nhất là; các tổ chức chính  trị ­ xã hội hợp thành (các Đảng chính trị, Nhà nước, các đoàn thể  nhân dân),   liên kết với nhau trong một chỉnh thể  và được hoạt động trong khuôn khổ  hiến pháp và pháp luật. Bộ phận thứ hai; là cơ chế chính trị bảo đảm cho sự  vận hành của hệ  thống  ấy; là cơ  chế  thực hiện quyền lực chính trị  của giai   cấp thống trị…tất nhiên ở hai bộ phận ấy đều do kết cấu hạ tầng cơ sở của   xã hội quy định. Trong xã hội có giai cấp bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng tổ  chức  ra bộ máy nhà nước để duy trì sự thống trị của mình đối với xã hội. Theo đó,  khi giai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản giành thắng lợi tất yếu sẽ  1 Mác và Ăngghen toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H.1995, Tr.615.  Lênin toàn tập, Tập 33, Nxb TB, M, H.1976, Tr.23. 2
  3. 3 tổ chức ra hệ thống quyền lực của mình đối với xã hội đó là hệ thống chuyên   chính vô sản (hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa). Hệ  thống chính trị xã hội   chủ  nghĩa là một chỉnh thể bao gồm toàn bộ  những tổ  chức chính trị  ­xã hội  (Đảng Mác­Lênin, Nhà nước xã hội chủ  nghĩa, các đoàn thể  nhân dân), hoạt   động hợp pháp cùng với cơ  chế  chính trị  đảm bảo quyền lực thực tế  của   nhân dân lao động.  Nói cách khác, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là toàn  bộ  những thiết chế, cơ  chế  của chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa, bảo đảm  quyền lực thuộc về nhân dân lao động, do Đảng cộng sản lãnh đạo thực hiện  “chức năng cơ bản là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội   chủ  nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về  nhân dân”3 trên tất cả  các lĩnh vực  đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng ­ an ninh… Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thiết lập sau Cách  mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Đó là chế độ dân chủ nhân dân, với sự ra   đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các tổ chức chính trị ­ xã hội  của nhân dân, ra đời trưởng thành trong cách mạng đặt dưới sự  lãnh đạo của  Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng tiến trình phát triển của cách mạng, hệ thống   chính trị   ở  nước ta ngày càng được củng cố, xây dựng và kiện toàn thể  hiện  bản chất khác hoàn toàn so với hệ thống chính trị tồn tại trước đó trong lịch sử.  Như  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã khảng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao   nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. chính quyền từ xã   đến Chính phủ  Trung  ương do dân cử  ra. Nói tóm lại, quyền hành và lực   lượng đều ở nơi dân.”4. Hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa nước ta bao gồm: Đảng cộng sản   Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ  nghĩa Việt Nam, mặt trận tổ  quốc và các   đoàn thể  chính trị xã ­ hội của nhân dân, hoạt động theo cơ  chế: Đảng cộng  sảnViệt Nam lãnh đạo; Nhà nước điều hành quản lý xã hội; Nhân dân làm   chủ. Chính cơ  chế  vận hành  ấy đã quy định bản chất hệ  thống chính trị   ở  nước ta mang bản chất xã hội chủ  nghĩa, vừa phát huy vai trò, chức năng,   3 Hỏi đáp CNXHKH, Nxb QĐND, H.2004, Tr.69.  Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H.2000, Tr.698. 4
  4. 4 hiệu quả  hoạt động của nó trong quá trình cách mạng xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta. Qua hoạt động của hệ  thống chính trị, cách mạng Việt Nam đã thu  được nhiều thắng lợi trong sự  nghiệp kháng chiến, kiến quốc và xây dựng   chủ nghĩa xã hội, đồng thời bản thân hệ thống chính trị cũng ngày càng được   xây dựng, kiện toàn, củng cố, đổi mới và hoàn thiện. Quá trình xây dựng và  từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta nằm “ Bảo   đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống  ở mỗi cấp, trên tất cả   các lĩnh vực”5. Nghiên cứu quá trình ra đời, tồn tại, phát triển, vai trò, chức năng, của hệ  thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên quan điểm chủ nghĩa Mác ­ Lê   nin, chúng ta có thể khẳng định rằng: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị  thực chất là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa  ở  nước ta hiện nay. Vấn đề  này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhận  thức lý luận, tư  tưởng cũng như  thực tiễn quá trình đổi mới, kiện toàn hệ  thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với tính  cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình cách mạng xã hội chủ  nghĩa ở nước ta hiện nay nói chung và xây dựng quân đội cũng như thực hiện  dân chủ trong quân đội ta nói riêng. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Đổi mới   và kiện toàn hệ  thống chính trị, đi đôi với mở  rộng và từng bước hoàn thiện  nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta hiện nay” làm bài tiểu luận của  mình.  I. Cơ  sở  khoa học quy  định thực chất của  đổi mới và kiện toàn hệ  thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội   chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.           Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác ­ Lênin chỉ rõ: Chuyên chính vô sản là   sự  thống trị  về  chính trị  của giai cấp công nhân đối với toàn bộ  xã hội, do  cách mạng vô sản sinh ra và có sứ  mệnh xây dựng thành công chủ  nghĩa xã  5   Đảng CSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển  năm 2011), Nxb CTQG, H.2011, Tr.85.
  5. 5 hội và chủ nghĩa cộng sản, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên rất   cả mọi mặt đời sống xã hội. Theo ý nghĩa đó, Đảng ta sử dụng khái niệm hệ  thống chính trị xã hội chủ nghĩa thực chất xét về mục đích, chức năng, nhệm  vụ là thống nhất với khái niệm chuyên chính vô sản trong quá trình thực hiện   sứ  mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Do đó, thường xuyên xây dựng, đổi  mới, kiện toàn hệ  thống chính trị  là một tất yếu nhằm đáp  ứng yêu cầu,   nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong từng thời kỳ, từng giai đoạn  để đạt tới mục tiêu của cách mạng hội chủ nghĩa là: giải phóng giai cấp, giải  phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người một cách triệt để;  đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ  xã hội, làm chủ  đất nước, làm chủ  chính bản thân mình. Theo đó, khẳng định thực chất của đổi mới và kiện toàn   hệ  thống chính trị  là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội   chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là hoàn toàn có cơ sở khoa học. 1.1. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và nền dân chủ xã   hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là hai phạm trù cơ  bản của chủ  nghĩa xã hội khoa học có quan hệ  mật thiết, gắn bó với nhau   trong một chỉnh thể thống nhất; là mối quan  hệ “song trùng” cả về quá trình  hình thành, phát triển, bản chất; đồng thời quy định bản chất của chế  độ  xã   hội ­ xã hội chủ  nghĩa  ưu việt hơn hẳn chế  độ  xã hội ­ xã hội tư  bản chủ  nghĩa.   Bản chất của chế  độ  xã hội do cơ  sở  kinh tế  quy định, nhưng biểu  hiện trước hết về  mặt xã hội là chế  độ  dân chủ. Nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa ra đời bắt đầu từ  khi chính quyền thuộc về  tay giai cấp công nhân và   nhân dân lao động, thông qua cách mạng xã hội chủ  nghĩa. Là nền dân chủ  của nhân dân từng bước chuyển biến thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Là  nền dân chủ cho đa số, do đa số nhân dân lao động, tiến tới một xã hội không   còn giai cấp. Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải quyết mối quan   hệ cốt lõi: dân chủ với ai, chuyên chính với ai. Nếu như trong xã hội tư bản, 
  6. 6 dân chủ là đàn áp, nô dịch với đa số  nhân dân lao động và dân chủ, tự do với   số  ít bọn người bóc lột (giai cấp tư  sản) thì trong xã hội ­ xã hội chủ  nghĩa  thực hành dân chủ  với quảng đại đa số  quần chúng nhân dân lao động và  chuyên chính với bọn phản động, và giai cấp bóc lột chống lại nền dân chủ  của nhân dân lao động. Xét về bản chất, hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội và hệ thống  chuyên chính vô sản là đồng nhất. Nó là cơ chế bảo đảm quyền lực của nhân  dân, vận hành theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý; Nhân dân  làm chủ. Chính vì vậy, quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước và quyền lực   dân chủ đến đâu đều phụ  thuộc vào cơ  chế, thiết chế  và tổ  chức hoạt động  của hệ  thống chính trị  do giai cấp công nhân và nhân dân lao động thiết lập   sau khi cách mạng vô sản thành công. Thiết lập hệ thống chính trị xã hội chủ  nghĩa đồng thời cũng là bắt đầu xây dựng và thực hiện dân chủ  xã hội chủ  nghĩa, đó cũng là quá trình đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong   điều kiện đã có chính quyền, đã thiết lập được chuyên chính vô sản và từng   bước vào thực hiện dân chủ  xã hội chủ  nghĩa. Do đó, hệ  thống chính trị  và  nền dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau trong quá trình xây  dựng chủ nghĩa xã hội. Mác đã chỉ rõ: hậu quả tất yếu của nền dân chủ ở tất   cả  các nước văn minh là quyền thống trị  về  chính trị  của giai cấp vô sản,   quyền thống trị  của giai cấp vô sản là tiền đề  đầu tiên của tất cả  mọi biện   pháp cộng sản chủ  nghĩa. Có nghĩa là chuyên chính vô sản, tổ  chức và hoạt   động của hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa và nền dân chủ  đều là những   tiền đề, phương thức để  giai cấp công nhân và nhân dân lao động xây dựng   thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Kế thừa tư tưởng của Mác, Lênin  cho rằng: “đương nhiên chế độ dân   chủ  cũng là một hình thức nhà nước và sẽ  phải mất đi khi nhà nước tiêu   vong, nhưng điều đó chỉ  xảy ra khi chủ  nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và   được củng cố, quá độ lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn”6. Nghĩa là chế độ dân  chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thái nhà nước, trong nhà nước đó nhân dân là   Lênin toàn tập, Tập27, NxbTB, M, H.1980, Tr.329. 6
  7. 7 tính thứ nhất, nhà nước là tính thứ hai ­ chịu sự quy định của nhân dân; nhân   dân là chủ, nhà nước là công cụ để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm   chủ của mình đối với nhà nước và xã hội. Những hình thái đó càng được mở  rộng và phát triển bao nhiêu thì càng dẫn đền tiêu vong sớm bấy nhiêu. Dưới   chủ  nghĩa cộng sản, hệ  thống và chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa sẽ  không   còn cơ sở tồn tại, dân chủ sẽ trở nên hoàn bị và triệt để hoàn toàn. Xét về  mặt cấu chúc, hệ  thống chính trị  và nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa có mối quan hệ  càng gắn bó, khăng khít, cái này nằm trong cái kia, cái  kia bao hàm cái này không tách dời nhau, là một chỉnh thể  thống nhất. Nền   dân chủ  xã hội chủ  nghĩa là toàn bộ  thể  chế, thiết chế, cơ  chế  chính trị  của  chế độ xã hội ­ xã hội chủ nghĩa thể hiện và bảo đảm các quyền tự do, bình  đẳng, dân chủ  của nhân dân trong đời sống và quan hệ  xã hội, bảo đảm  quyền lực thuộc về  nhân dân. Trong cấu chúc của nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa thì hệ thống chính trị là một bộ phận cơ bản, trọng yếu với tính cách là  thiết chế, cơ chế chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, đổi mới   và hoàn thiện hệ  thống chính trị  là nội dung quan trọng trong quá trình xây   dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, theo Lênin: Chế độ  dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp, bản chất của nền dân chủ được quy   định bởi bản chất của giai cấp thống trị. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế  độ  dân chủ  “gấp triệu lần” dân chủ  tư sản, nhưng không phải là cái gì trừu   tượng, mà chính là quyền lực thực tế của nhân dân lao động đối với xã hội và  bản thân. Do vậy, nền dân chủ   ấy phải có một thiết chế, cơ  chế  đảm bảo   cho nền dân chủ  hội chủ  nghĩa được thực hiện. Thiết chế   ấy chính là hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa vận hành theo cơ  chế: Đảng cộng sản lãnh   đạo ­ Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Đây là  thiết chế, cơ chế bảo đảm chắc chắn nhất cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa  thể hiện đúng bản chất và được hiện thực hóa trên thực tế. Như vậy, từ mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và nền dân chủ xã hội  chủ  nghĩa chúng ta có thể  khẳng định thực chất đổi mới và kiện toàn hệ 
  8. 8 thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa ­ xét về bản chất và cấu trúc của hệ thống chính trị và nền dân chủ  xã  hội chủ nghĩa. 1.2. Xuất phát từ  vai trò, chức năng của hệ  thống chính trị  xã hội chủ   nghĩa. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định với việc thực   hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vai trò đó được quy định một cách  khách quan từ bản chất của nó. Đồng thời hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa  là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với xã hội. Hệ  thống chính trị  là thiết chế, cơ  chế  của chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa,  chức năng cơ  bản của nó là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, trước hết hệ thống chính trị được thiết lập và không  ngừngđược củng cố, hoàn thiện là điều kiện cơ bản nhất bảo đảm cho công  cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ  nghĩa giành thắng lợi, là cơ  sở  cho nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa tồn tại và phát triển. Mặt khác, hệ  thống  chính trị  xã hội chủ  nghĩa còn là khâu then chốt, yếu tố  cơ  bản nhất để  xây  dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nó tạo ra một bộ máy hoạt  động theo cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Hơn nữa, hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa là một bộ  phận đặc biệt có vai trò chi phối  các bộ phân khác trong kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa. Nó vừa phản  ánh cơ  sở  kinh tế, vừa chịu quy định của các quan hệ  kinh tế  xã hội chủ  nghĩa, đồng thời nó vừa tác động trực tiếp và tích cực đến cơ sở kinh tế ­ cái   nền tảng bảo đảm nền dân chủ  xã hội chhủ  nghĩa ra đời, tồn tại và phát  triển. Chính vì lẽ  đó, hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa có vai trò định  hướng sự phát triển của dân chủ. Chế  độ  dân chủ  phát triển theo hướng mở  rộng dân chủ  cho quảng đại quần chúng nhân dân, hay bó hẹp cho thiểu số  bóc lột; chuyên chính với kẻ thù hay chuyên chính với nhân dân lao động là do   bản chất hệ thống chính trị quyết định.
  9. 9 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là bộ máy bảo đảm cho hiện thực hóa   quyền dân chủ  của nhân dân, gắn với kỷ cương, kỷ  luật và ngăn chặn những   hành vi xâm phạm dân chủ, lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị ­ xã  hội. Vai trò của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đối với nền dân chủ xã  hội chủ nghĩa được quy định một cách khách quan, được biểu hiện qua vai trò   chức năng của từng thành tố trong cấu trúc của hệ thống chính trị. Trong đó,  Đảng cộng sản vừa là hạt nhân lãnh đạo vừa là một thành tố của hệ thống có   vai trò quyết định sự  ra đời và phát triển của hệ  thống chính trị  và nền dân  chủ xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản là nhân tố có  ý nghĩa quyết định cho sự vận động và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ  nghĩa. Đảng cộng sản là người đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân,  nhân dân lao động và của cả  dân tộc. Đảng cộng sản được trang bị  lý luận   khoa học đó là Chủ  nghĩa Mác­Lênin. Đảng cộng sản vạch ra cương lĩnh  chính trị, chính sách kinh tế  xã hội bảo đảm cho sự  phát triển của đất nước.  Đảng cộng sản đưa chủ  nghĩa Mác­Lênin vào trong phong trào cách mạng  quần chúng, nâng cao giác ngộ chính trị của quần chúng, đảm bảo tính tự giác   của phong trào trong quá trình xây dựng nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa. Cũng  chỉ  có sự  lãnh đạo của Đảng cộng sản nhân dân mới có thể  tiến hành cuộc  đấu tranh có hiệu quả, chống lại mọi biểu hiện chủ nghĩa quan liêu, mưu đồ  lợi dụng quá trình dân chủ  hóa vì lợi ích trái với lợi ích của nhân dân. Đồng   thời, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định  bản chất nền dân chủ và hệ thống chính trị.  Nếu tách sự lãnh đạo của Đảng   với xã hội, hoặc coi nhẹ sự lãnh đạo của Đảng sẽ  làm cho các thành tố khác   trong hệ  thống chính trị  mất phương hướng hoạt động, xa dời bản chất giai   cấp công nhân, hoạt động đi theo hướng tự do kiểu tư bản, kéo theo làm mất  quyền dân chủ  cho nhân dân lao động. Mặt khác, lợi ích của giai cấp công   nhân, của Đảng không nằm ngoài lợi ích của nhân dân lao động; Đảng là đại  biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của 
  10. 10 cả  dân tộc, có mối quan hệ  mật thiết với nhân dân; hoạt động trong khuôn   khổ  hiến pháp và pháp luật. Do vậy, giữ  vững tăng cường sự  lãnh đạo duy   nhất của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị là nhân tố cơ bản, điều kiện   tiên quyết nhất bảo đảm cho sự  ra đời và bản chất nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa. Nhà nước xã hội chủ  nghĩa ­ thiết chế  có chức năng trực tiếp nhất   trong thể chể hóa tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, là công cụ  sắc   bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ  đi ngược lại lợi ích của nhân  dân; là thiết chế chính trị có hệu quả nhất trong tổ chức xây dựng xã hội mới;  là công cụ  hữu hiệu để  vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng   chủ nghĩa xã hội nói chung và xây dựng nền dân chủ nói xã hội chủ nghĩa nói  riêng được thực hiện. Chính vì vậy, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa,   đảng ta xem nhà nước là “trụ cột”, “là một công cụ chủ yếu, vững mạnh của   nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”7. Nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa được thực hiện bằng Nhà nước pháp  quyền xã hội chủ  nghĩa, bằng cả  hệ  thống tổ  chức và cơ  chế  phức tạp của   nhiều yếu tố phức hợp tạo thành. Nhưng với tính cách là một chế độ chính trị,   trước hết dân chủ  xã hội chủ  nghĩa được thực hiện bằng Nhà nước và thông   qua Nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền   của dân, do dân và vì dân trên cơ sở khối liên minh giữa giai cấp công nhân với   giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo. Nhà nước   có chức năng cụ  thể  hóa đường lối quan điểm của Đảng về  các quyền của  nhân dân thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách…và tổ chức thực hiện chúng.  Pháp luật trở thành công cụ chủ yếu của nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống  xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý bằng pháp luật. Mọi cá nhân   tổ  chức hợp pháp đều bình đẳng về  nghĩa vụ  và quyền lợi trước pháp luật.   Quyền lực xã hội, quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội thuộc về  nhân   dân nhưng phải được đảm bảo bằng hiến pháp và pháp luật, phải được quy   định cụ  thể  trong luật pháp. Công việc đó là do các cơ  quan nhà nước thực   7 Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện NQTW3, KhóaVIII, Nxb CTQG, H.1997, Tr.6.
  11. 11 hiện, thể hiện ý trí nguyện vọng của nhân dân và đại diện cho nhân dân thực   hiện quyền lực  ấy trên cơ  sở  điều hành, quản lý mọi mặt đời sống xã hội.  Đảm bảo cho  nhân dân thực hiện quyền lực của mình trên các lĩnh vực chính  trị, kinh tế, văn hóa , xã hội, quốc phòng, an ninh… Vấn đề thuộc bản chất của bất cứ nền dân chủ nào đó là giải quyết mối   quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính. Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa,   dân chủ  luôn gắn với kỷ cương, pháp luật, pháp chế; thống nhất giữa quyền   lợi ­ nghĩa vụ ­ trách nhiệm, dân chủ đi đôi với chuyên chính. Để thực hiện dân   chủ  cho nhân dân phải chuyên chính với kẻ  thù; bọn phản động phá hoại dân  chủ, Nhà nước là công cụ thực hành chuyên chính với mưu đồ đi ngược lại với   với lợi ích và quyền làm chủ  của nhân dân, đó cũng là chức năng cơ  bản của   nhà nước chuyên chính vô sản trong xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ  xã  hội chủ nghĩa. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, mặt trận tổ quốc và các đoàn  thể  chính trị  ­ xã hội cách mạng ra đời và trưởng thành trong quá trình cách   mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các đoàn thể ấy là tổ  chức của nhân dân,  phấn đấu cho dân, thực hiện quyền lợi cho dân, bênh vực cho quyền lợi chính  đáng của nhân dân, liên lạc mật thiết giữa nhân dân với Chính phủ. Cho nên,  nó có vai trò rất to lớn trong tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia   xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà  nước; quy tụ mọi thành viên vào thực hiện có hiệu quả những quyền lực hợp   pháp của mình. Đồng thời nó là công cụ, thông qua đó nhân dân tham gia xây   dựng, giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước, bảo vệ, thỏa mãn lợi ích, nhu   cầu chính đáng của các thành viên trong tổ  chức mình. Thực chất đó là hệ  thống công cụ trong thiết chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền lực của   mình đối với xã hội. Các thành tố trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có quan hệ  chặt  chẽ  với nhau tạo thành cơ  chế  bảo đảm quyền làm chủ  chủa nhân dân. Do   vậy, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị nói chung và các thành tố nói riêng  
  12. 12 thực chất là đổi mới, kiện toàn thiết chế, cơ chế cho nền dân chủ xã hội chủ  nghĩa được xây dựng và từng bước hoàn thiện. 1.3. Xuất phát từ  quy luật hình thành chế  độ  dân chủ  và điều kiện thực   hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Dân chủ là giá trị nhân loại, ước nguyện từ xa xưa của con người muốn  làm chủ tự nhiên, xã hội và làm chủ chính bản thân mình; đó là nhu cầu khách  quan của sự phát triển xã hội loài người. Nhưng dân chủ  bao giờ  cũng bị  chi  phối, quy định bởi cơ sở kinh tể ­ xã hội và cơ sở chính trị ­ xã hội. ở chế độ  chiếm hữu nô lệ và chế  độ phong kiến hầu như không có dân chủ. Đến nền   văn minh Châu Âu (thế  kỷ  XVI đến XIX) dân chủ  đã có sự  phát triển vượt  bậc đó là chế độ dân chủ tư sản. Tuy nhiên, đó vẫn là nền dân chủ chật hẹp,   bị cắt xén, giả  dối, giả hiệu bởi do chế độ  kinh tế  ­ xã hội và bản chất giai  cấp tư sản quy định. Chỉ đến chế độ xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ mới được   xây dựng trên cơ sở của chính nó, chế độ kinh tế ­ xã hội dựa trên cơ sở công   hữu về tư liệu sản xuất và công bằng, không có bóc lột, bất công, mọi người   được sống tự do, bác ái, khi ấy xã hội mới có bước phát triển lên trình độ  dân  chủ, nhân dân làm chủ xã hội. Theo nghĩa đó, ở nước ta vấn đề dân chủ luôn gắn liền với vấn đề dân  tộc, chỉ có giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột mới mở đường cho dân   chủ  phát triển, dân chủ  trở  thành mục đích trực tiếp trong công cuộc cách  mạng giải phóng dân tộc. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được hình   thành và phát triển là kết quả  tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ  nhân dân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó là vấn đề có tính  quy luật trong quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ  xã  hội chủ nghĩa, nếu không có cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công thiết lập  nên chuyên chính vô sản thì không thể  có nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa tồn   tại và phát triển như hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Cách mạng táng Tám  năm 1945 thành công, thiết lập nền dân chủ  mới ­ Nhà nước dân chủ  nhân  
  13. 13 dân; phát huy vai trò của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất  đất nước, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ  tư bản   chủ  nghĩa. Do vậy, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội   chủ nghĩa ở nước ta là quá trình lâu dài nhằm từng bước hoàn thiện các thiết   chế, cơ  chế  dân chủ, hệ  thống pháp luật, thực hiện các nội dung, hình thức   dân chủ  trong đời sống xã hội; nâng cao trình độ  văn hóa dân chủ  cho nhân  dân; hạn chế  loại trừ những  ảnh hưởng của dân chủ  tư sản, tàn dư  của tâm   lý, thói quen của nền sản xuất nhỏ…toàn bộ quá trình đó tất yếu phải do hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa tổ  chức xây dựng. Cho nên, thực chất quá  trình phát huy, đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị là yêu cầu khách quan do  chính quy luật hình thành phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước  ta quy định, thực chất đó là quá trình từng bước hoàn thiện nền dân chủ   ở  nước ta hiện nay. Xét về điều kiện để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta bao   gồm nhiều vấn đề: cơ  sở  kinh tế  ­ xã hội, cơ  sở  chính trị  ­ xã hội, trong đó  trực tiếp nhất là vần đề dân sinh, dân trí và dân quyền. Muốn có dân chủ, dân  chủ là dân làm chủ, trước hết dân phải có quyền sống, quyền tự do và quyền   mưu cầu hạnh phúc. Nhân dân phải có trí tuệ, văn hóa, tri thức về  dân chủ,  phải có độc lập dân tộc, dân quyền tự  do, dân sinh hạnh phúc. Những điều  kiện trực tiếp  ấy không thể  nào không do cuộc cách mạng xã hội chủ  nghĩa  đem lại; không thể  nào không do hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa xây   dựng, tổ chức lên. Điều đó được thể hiện rất rõ trong vai trò của Đảng đặt ra  đường lối, chiến lược, sách lược phát triển đúng đắn, nhất là khi có chính   quyền, Đảng trở  thành Đảng cầm quyền lãnh đạo chính quyền nhà nước  và  lãnh đạo toàn xã hội tiến hành xây dựng những điều kiện, cơ sở chính trị ­ xã  hội, kinh tế ­ xã hội cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do vậy, sư phát triển   của dân chủ  phụ  thuốc rất lớn vào uy tín của Đảng với quần chúng. Nếu   Đảng được lòng dân, được dân tin, dân yêu thì dân chủ  sẽ  đực phát huy mở  rộng. Ngược lại, Đảng không ngang tầm, không trong sạch vững mạnh về 
  14. 14 chính trị, tư tưởng và tổ chức sẽ mất lòng tin của nhân dân, dân chủ sẽ bị thu   hẹp hoặc hình thức. Nhà nước phải là nhà nước thực quyền, của dân, do dân,   vì dân, phát huy vai trò tổ  chức xây dựng các điều kiện cho dân chủ  xã hội  chủ nghĩa. Trong đó, phải có sự đột phá trong khâu thông tin cho dân, giáo dục  nhận thức cho nhân dân, nâng cao trình độ  học vấn, đời sống vật chất tinh  thần cho nhân dân, bồi dưỡng năng lực thực hành dân chủ  cho dân để  tạo   điều kiện cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ, dám   nói, dám làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “dân chỉ biết rõ giá   trị của độc lập khi nào dân được ăn no, mặc đủ”8 và “Nhà nước chẳng những   công nhận những quyền lợi của công dân mà còn bảo đảm những điều kiện   vật chất cần thiết để cho công dân thực sự được hưởng quyền đó”9. Như vậy, xét về điều kiện để thực hiện  nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,  hệ thống chính trị ở nước ta đóng vai trò trực tiếp thỏa mãn những điều kiện   ấy. Cho nên đổi mới, kiện toàn, phát huy vai trò của hệ  thống chính trị  thực   chất là tạo điều kiện cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở nước  ta hiện nay. 1.4. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế  giới chứng minh   hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa đóng vai trò quyết định trực tiếp sự   tồn tại và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn 60 năm xây dựng nhà nước dân chủ  ­ nhà nước xã hội chủ  nghĩa và thực tiễn nền dân chủ ở Việt Nam cho thấy ở đâu, khi nào hệ thống  chính trị được kiện toàn, xây dựng trong sạch vững mạnh, cơ chế hoạt động  linh hoạt, nhịp nhàng, ăn khớp thì  ở  đó, khi đó dân chủ  được phát huy, mở  rộng, phát triển (xét trên cả  bình diện phạm vi toàn quốc và từng cơ  sở).   Ngược lại, khi nào, ở đâu hệ thống chính trị mắc bệnh quan liêu, tham nhũng   trì trệ, cồng kềnh, hoạt động chồng chéo lấn sân, pháp luật không hoàn thiện  và nghiêm minh, đội ngũ cán bộ  trong hệ  thống chính trị xa dân, suy thoái về  8 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H.2000, Tr.152.   Hồ Chí Minh toàn tập, tập9, Nxb CTQG, H.2000, Tr.593. 9
  15. 15 đạo đức, chính trị, lối sống…thì ở đó, khi đó quyền dân chủ  của nhân dân bị  vi phạm, cắt xén hoặc dân chủ  hình thức, làm lung lay thậm trí xụp đổ  nền  dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề  có tính quy luật trong quá trình xây   dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực tiễn ở một   số  nơi, một số  địa phương có tình trạng mất dân chủ, xảy ra hiện tượng   khiếu kiện kéo dài của nhân dân, hoặc bạo loạn chính tri, những hiện tượng  đó do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống chính trị  còn yếu kém, một bộ  phận không nhỏ  cán bộ  trong hệ  thống chính trị  tham   nhũng, quan liêu, sách nhiễu nhân dân. chính vì vậy, để đảm bảo dân chủ cho  nhân dân, tất yếu phải xây đựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch vững   mạnh. Bài học thực tiễn về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và chế  độ  dân chủ xã hội chủ nghĩa  ở  Đông Âu và Liên Xô cho thấy: Sự  tan rã của  chế dộ dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và bắt đầu từ sự biến chất của hệ  thống chính trị. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã tiến hành chiến  lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, tiến công vào hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa. Trước hết là làm mất vai trò lãnh đạo của   Đảng cộng sản, Đảng xa dời các nguyên lý lý luận chủ nghĩa Mác­Lênin, bản  chất giai cấp công nhân; Tách dời sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và   các tổ  chức chính trị  ­ xã hội của nhân dân, “ phi chính trị  hóa” quân đội.  Khuyến khích “dân chủ  hóa” đời sống xã hội theo kiểu phương tây, buông  lỏng kỷ  cương, pháp luật, dân chủ  vô nguyên tắc…từ  đó chúng làm cho quá  trình “tự  diễn biến” trong nội bộ  hệ  thống chính trị  diễn ra nhanh chóng.  Trong nội bộ  hệ  thống chính trị, bắt đầu từ  việc chấp nhận đa nguyên về  chính trị, đa Đảng đối lập, thực chất là xa rời bản chất dân chủ  xã hội chủ  nghĩa, vì đặc chưng cơ  bản của hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa là hệ  thống chính trị  nhất nguyên dưới sự  lãng dạo của Đảng cộng sản. Từ  sự  không thừa nhận nhất nguyên về  chính trị  dẫn đến từ  bỏ  sự  lãnh đạo hợp  pháp của Đảng đối với toàn xã hội (xóa bỏ điều 6 trong hiến pháp nước Cộng 
  16. 16 hòa Liên bang Xô viết) … dẫn đến mất vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh  quản lý của nhà nước xã hộ  chủ  nghĩa, sức mạnh chiến đấu quân đội trong  bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa làm cho nó  bị  sụp đổ  nhanh chóng, nhân dân lại trở  lại địa vị  bị  bóc lột, nô lệ  làm thuê   dưới chủ nghĩa tư bản. Đây là thực tiễn sinh động chứng minh quá trình xây  dựng và hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa luôn gắn liền và chịu sự  quy định của hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa luôn được đổi mới, kiện  toàn, củng cố cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ những phân tích ở trên, cùng với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng  Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta khẳng định rằng: đổi mới kiện  toàn hệ thống chính trị là quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội  chủ nghĩa là hoàn toàn có cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn. II. Những biểu hiện thực chất đổi mới và kiện toàn hệ  thống chính trị,   đi đôi với mở  rộng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa ở nước ta hiện nay Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một yêu   cầu khách quan trong mối quan hệ  với đổi mới kinh tế  nằm trong tổng thể  của sự  nghiệp đổi mới đất nước. Đổi mới kiện toàn hệ  thống chính trị  bao  gồm giữ  vững nguyên tắc đổi mới, đổi mới nội dung, phương thức, cơ  chế  hoạt động của của hệ  thống chính trị  nhằm giữ  vững vai trò lãnh đạo của   Đảng, sự  quản lý của nhà nước và nhân dân lao động thực sự  làm chủ  mọi  mặt đời sống xã hội. Thực chất đó quá trình xây dựng và từng bước hoàn   thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 2.1. Giữ vững nguyên tắc đổi mới chính trị kết hợp với bảo đảm quá trình   xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước   ta. Đổi mới là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng đất nước trong  suốt thời kỳ  quá độ  đi lên chủ  nghĩa xã hội nước ta. Đảng ta xác định: “ kết  
  17. 17 hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới   kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”10. Theo nguyên  tắc đổi mới nhưng không đổi mầu, đổi mới phải đi đến mục tiêu độc lập dân  tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo đó, “ mục tiêu chủ  yếu của đổi mới   hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ  xã hội chủ  nghĩa, phát huy   đầy dủ  quyền làm chủ  của nhân dân”11. để  đạt được mục tiêu đó trong quá  trình đổi mới hệ  thống chính trị  phải quán triệt và bảo đảm các nguyên tắc  chủ yếu sau: Nguyên tắc thứ  nhất: Đổi mới hệ  thống chính trị  là đổi mới nội dung,  phương thức hoạt động, tổ  chức cán bộ  và các mối quan hệ giữa các tổ  chức  chính trị hợp pháp và đang có vai trò đối với việc giữ vững định hướng xã hội   chủ  nghĩa  ở  nước ta. Đổi mới hệ  thống chính trị  là không thay đổi mục tiêu,  con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã  hội, là con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam đồng thời đó cũng   là mục tiêu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì chỉ có chủ nghĩa xã hội,  quyền lực xã hội của nhân dân mới được thực hiện trên thực tế, chỉ dưới chủ  nghĩa xã hội nhân dân lao động mới được làm chủ  mọi mặt đời sống xã hội.  Do đó, nguyên tắc này vừa đảm bảo cho xây dựng hệ thống chính trị giữ được  bản chất xã hội chủ  nghĩa vừa đảm bảo cho nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa  được thực hiện trên thực tế. Nguyên tắc thứ hai: Đổi mới hệ thống chính trị phải bảo đảm cho chức  năng, nhiệm vụ  của nó được thực hiện một cách triệt để  và ngày càng tốt  hơn nhằm làm cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa ngày càng được mở rộng. Vì hai mặt dân chủ và chuyên chính luôn gắn   kết với nhau trong bản chất của chế  độ  dân chủ  xã hội chủ  nghĩa, dân chủ  phải đi đôi với chuyên chính, dân chủ  với đại đa số  nhân dân lao động và  chuyên chính với bọn phản động. Có như  vậy, hệ  thống chính trị  mới phát   huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và dân chủ mới được phát huy.   Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, Nxb CTQG, H.1996, Tr.71. 10   Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, Nxb CTQG, H.1996, Tr.71. 11
  18. 18 Nguyên tắc thứ ba: Đổi mới hệ thống chính trị phải giữ vững bản chất  nhất nguyên của hệ  thống chính trị  xã hội chủ  nghĩa. Đây là nguyên tắc bảo   đảm tốt nhất cho sự   ổn định đời sống chính trị  ­ xã hội, tạo tiền đề  cho xã   hội phát triển; xã hội có phát triển nhanh và bền vững, đúng định hướng xã  hội chủ  nghĩa thì dân chủ xã hội chủ nghĩa mới được giữ vững và từng bước   hoàn thiện. Bởi vì, chỉ  có dưới sự  lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản, hệ  thống chính trị ở nước ta mới vững mạnh về chính trị, mới giữ vững bản chất   giai cấp công nhân của nhà nước. Đồng thời quyền làm chủ của nhân dân chỉ  được thực hiện và phát huy cao độ, có hiệu quả  tích cực khi có định hướng  chính trị đúng đắn; mới khắc phục được những nhận thức và hành vi sai trái  về dân chủ như: dân chủ tư sản, dân chủ cực đoan vô chính phủ, coi thường   kỷ cương phép nước hoặc thờ ơ với chính trị…trong xã hội. Đây là nguyên tắc cơ bản, chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình đổi mới  và kiện toàn hệ  thống chính trị, đồng thời là những nguyên tắc chỉ  đạo cho   quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ  xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta  hiện nay. 2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ  thống chính trị   gắn liền với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã   hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đổi mới kinh tế, trong những năm  qua, việc đổi mới hệ thống chính trị đã đạt được những thành tựu quan trọng,  tác động trực triếp đến việc phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội,  xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắn lợi mục tiêu  độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội. Thực hiện và phát huy dân chủ  sẽ  nêu   cao được tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình cách mạng của quần chúng nhân  dân, tập trung được quyền lực, ý trí, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp  cách mạng. Do vậy, phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động  của hệ   thống chính trị  nói chung và từng thành tố  trong đó nói riêng, nhằm 
  19. 19 “bảo đảm tất cả  quyền lực nhà nước thuộc về  nhân”12. Nhưng để  phát huy  dân chủ đúng hướng và đạt kết quả tốt thì trong quá trình đó phải được lãnh  đạo tốt, có bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị ­ xã hội và từng   bước phát triển của đất nước. Sự  phát triển của dân chủ  bao giờ  cũng chịu sự  chi phối của phương   thức sản xuất, chế  độ  xã hội, trạng thái kinh tế  ­ xã hội, văn hóa, dân trí… trong đó bản chất chính trị của giai cấp cầm quyền quyết định. Cho nên, trong  thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dân chủ xã hội chủ nghĩa phát   triển trước hết phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng.  Thực tiễn phát triển phong phú về  quy mô, tốc độ, chiều sâu sau 20   năm công cuộc đổi mới đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng xây dựng, chỉnh  đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ.   Để phát huy tích cực nhất những thành tựu về  dân chủ  của 20 năm đổi mới,   Đảng ta đã rút ra:  phải “đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của   Đảng”, “…bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy   tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của nhà nước, Mặt trận, các   đoàn thể nhân dân, và người đứng đầu; khắc phục khuynh hướng buông lỏng   lãnh đạo hoặc bao biện làm thay; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính   trị, thắt chặt mối quan hệ mắu thịt với nhân dân”13. Đó là mục tiêu, yêu cầu  và nội dung của đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng hịên  nay. Có thể nói sự thành công hay không của công cuộc đổi mới phát huy, mở  rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tùy thuộc một phần cơ  bản  quan  trọng  vào  việc   đổi  mới,   hoàn  thiện  phương  thức   lãnh   đạo  của  Đảng. Bởi lẽ, phương thức lãnh đạo là cách thức, biện pháp, bước đi để thực  hiện nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho đường   lối đi vào cuộc sống thông qua phong trào hành động cách mạng của đông đảo  nhân dân lao động, dưới ngọn cờ của Đảng.  12 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr.238.   Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, Tr.306. 13
  20. 20 Tuy nhiên, cho đến nay việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng  chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới, mở  rộng, phát huy dân chủ  của nhân  dân trên các phương diện như: Chưa đáp ứng được hiệu quả yêu cầu đổi mới   trong tổ  chức và hoạt động của nhà nước và các đoàn thể. Trên một số  lĩnh   vực còn lúng túng cả  về  tổ  chức và tổ  chức hoạt động; có không ít vấn đề  chưa cụ thể hóa, thể chế hóa được một số quan niệm, phương hướng chỉ đạo  xây dựng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đề  ra, vẫn còn tình   trạng bao biện lẫn tình trạng buông lỏng, thậm trí còn lúng túng  ở  một số  phương diện. Công tác lãnh đạo, chỉ  đạo tổ  chức thực hiện nghị  quyết của  Đảng vẫn là một khâu yếu, chưa khắc phục kịp thời và có hiệu quả. Đảng  nhấn mạnh: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận   Tổ  quốc và các đoàn thể  chính trị  ­ xã hội trên một số  nội dung chưa rõ,   chậm đổi mới. Chức năng, nhiệm vụ  của đảng đoàn, ban cán sự  đảng chưa   được xác định rõ ràng, cụ thể nên hoạt động còn lúng túng….”14 Trước đòi hỏi cấp bách của đất nước và thực trạng nền dân chủ  hiện  nay phải tranh thủ  cơ  hội vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,   toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn, Đảng ta phải tiếp tục  đổi mới sâu sắc, hoàn thiện hơn nữa phương thức lãnh đạo trên cơ sở những   quan điểm sau: Một là, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của đảng phải xuất  phát từ đường lối chính trị thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện. Hai là, đổi  mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ  chức và cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị. Đây là một nội dung, một  bộ  phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng; là sự  biểu hiện và tập trung  sinh động năng lực lãnh đạo chính trị, văn hóa chính trị  của Đảng. Xác định  đúng, phân tích rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mối quan hệ giữa Đảng   với các tổ  chức quần chúnh trong hệ  thống chính trị, đặc biệt là đối với nhà   nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa. Ba là, đổi  14 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, Tr.175.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2