intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ

Chia sẻ: Nguyễn Minh Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

419
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ giới thiệu tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank, thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ, một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Agribank chi nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ

  1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên gọi : Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development Trụ sở chính: 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Tên viết tắt : AGRIBANK ĐT: +84 (4) 37 760 118 Fax: +84 (4) 38 312 250 Trang web: http://www.Agribank.com.vn/ Slogan: Mang Phồn Thịnh Đến Khách Hàng Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam là ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình về mọi hoạt động trước pháp luật. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn và tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát tiển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Agribank được các tổ chức quốc tế như: ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD), ngân hàng đầu tư 1
  2. Châu Âu (EIB)... tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với ngân hàng đầu tư Châu Á (EIB) giai đoạn II, Dự án tài chính nông thôn III (WB)... Với những thành tựu đạt được, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập Agribank vinh dự được đón Tổng Bí Thư tới thăm và làm việc, vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công Thương công nhận Với vị thế là ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực đạt được những thành tựu đáng nể, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước. Định hướng phát triển của Agribank Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước. Đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường, đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng: Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng. 2
  3. 1.2. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Nam Sài Gòn 1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Nam Sài Gòn Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Sài Gòn tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nhà Bè được thành lập ngày 1/11/1988. Những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nhà Bè đã phải trải qua nhiều khó khăn thử thách: Trụ sở làm việc cũ nát, trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, trong tổng số trên 114 cán bộ lúc đó chỉ có 6% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp hoặc chưa được đào tạo. Với tổng nguồn vốn trên 2 tỷ đồng, trong đó vốn huy động 676 triệu đồng chỉ chiếm 33,5.%, còn lại 66,5% phải vay từ Ngân hàng cấp trên. Tổng dư nợ 2.091 triệu đồng. Khách hàng hoàn toàn là các doanh nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã phần lớn là làm ăn thua lỗ phải giải thể. Nhưng được sự quan tâm của các ngành, sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng Nhà nước, của các cấp lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng như sự chỉ đạo điều hành của ban Giám đốc cùng với sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ chi nhánh đến nay chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Sài Gòn đã có trụ sở làm việc tương đối khang trang được trang bị máy móc phương tiện làm việc hiện đại với đội ngũ cán bộ có trình độ Đại học và tương đương đại học chiếm 80% trên tổng số cán bộ.  Về mô hình mạng lưới hoạt động hiện nay: Chi nhánh có Hội Sở toạ lạc tại số 18 Bis lô J, đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, với 8 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Hành chính Nhân sự, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tín dụng, phòng Kinh doanh ngoại hối, phòng Điện toán, phòng Dịch vụ & Marketing, phòng Kế toán Ngân Quỹ. 01 Chi nhánh loại 3 Phú Mỹ Hưng trực thuộc, địa chỉ: 77 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM. Và 07 phòng giao dịch phụ thuộc gồm:  Phòng giao dịch Tân Hưng, trụ sở tại số 259 Lê Văn Lương, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh. Toạ lạc tại khu chung cư cao cấp, trục 3
  4. đường chính Lê Văn Lương có nhiều thuận lợi cho việc khai thác nguồn tiền gửi dân cư và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng.  Phòng giao dịch Đô thị Mới, trụ sở tại số 220 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Tiếp giáp với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là nơi tập trung các công ty, doanh nghiệp dịch vụ thương mại. Do đó hoạt động kinh doanh của phòng Giao dịch Đô Thị Mới có nhiều lợi thế.  Phòng giao dịch Tân Thuận, trụ sở tại số 58 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Vị trí thuận lợi gần chợ, khu buôn bán sầm uất nên chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng tình hình kinh doanh của phòng giao dịch có nhiều tiến triển khả quan.  Phòng giao dịch Khu Nam được thành lập theo Quyết định số 88/QĐ/NHNo – TCCB ngày 28/01/2008 của NHNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: 470 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Quy, Quận 7, TP.HCM.  Phòng giao dịch Phú Mỹ được thành lập theo Quyết định số 1372/QĐ/NHNo – TCCB ngày 11/07/2008 của NHNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: 94 Hoàng Quốc Việt, phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM.  Phòng giao dịch Phú Gia được thành lập theo Quyết định số 2792/QĐ/NHNo – TCCB ngày 24/12/2008 của NHNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: Số 4 đường số 9, phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM.  Phòng giao dịch Mỹ Phúc được thành lập theo Quyết định số 284/QĐ/NHNo – TCCB ngày 12/03/2009 của NHNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: D2-13 Mỹ Toàn, Quận 7, TP.HCM. 1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của Agribank Nam Sài Gòn Thực hiện đúng các quy định kinh doanh của chính phủ và ngân hàng nhà nước. Tích cực huy động vốn từ các tổ chức và dân cư để mở rộng tín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán. Tiếp tục đổi mới quản trị, điều hành kinh doanh để kiểm soát tín dụng tăng trưởng theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng. Thực hiện các biện pháp phân loại, trích dự phòng và xử lý rủi ro. Nâng cao chất lượng tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các đối tượng cho vay được mở rộng hơn, đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
  5. Cơ cấu lại thị trường kinh doanh theo hướng tập trung thị trường tài chính, tín dụng ở khu vực nông thôn, cơ cấu lại mạng lưới hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ cấp tín dụng của ngân hàng và nâng cao chất lượng. Cơ cấu lại hệ thống và bộ máy kiểm tra và kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn Hình 1.1 : Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT VN CN Nam Sài Gòn bao gồm Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 10 phòng ban trực thuộc : Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 Phó Giám đốc trực tiếp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh tại trung tâm, các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Xây dựng chiến lược mục tiêu, phương hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng và kinh tế địa phương, thực hiện triển khai các chủ trương, phổ cập các chính sách, quy định mới từ NHNN và Agribank Việt Nam đến các phòng ban liên quan. Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao từ Agribank Việt Nam. 5
  6. Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi … Tham mưu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định. Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với Chi nhánh loại III và các Phòng giao dịch phụ thuộc. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Phòng Tín dụng: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý, thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Chủ động và thường xuyên tìm kiếm nguồn vốn, huy động vốn từ dân cư và các tổ chức, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Phòng Kế Toán và Ngân Quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính trình Agribank Việt Nam phê duyệt. Phối hợp 6
  7. với phòng Hành chính Nhân sự quyết toán quỹ tiền lương trình Agribank Việt Nam phê duyệt. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và kho quỹ, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định, thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán trong nước theo quy định, thực hiện nghiệp vụ mở tài khoản đối với khách hàng trong và ngoài nước. Hạch toán tất cả các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các loại dịch vụ khác được Agribank Việt Nam cho phép. Phòng Điện Toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê, nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm các dịch vụ tin học, chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn giao. Phòng Hành Chính và Nhân Sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của Agribank. Tham gia đề xuất, mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh Nam Sài Gòn quản lý, hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà Nước, của ngành Ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ : Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank Việt Nam. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. 7
  8. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại chi nhánh Nam Sài Gòn. Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định, phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc Chi nhánh Nam Sài Gòn. Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi…) thanh toán quốc tế trực tiếp tại chi nhánh theo quy định, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thuộc nhiệm vụ của phòng. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Agribank Việt Nam. Phối hợp với phòng tín dụng trong các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến thanh toán quốc tế, bảo lãnh có yếu tố nước ngoài. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nước ngoài, thực hiện quản lý thông tin ( lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định ), thực hiện nghiệp vụ thanh toán ngoài nước theo quy định. Phòng Dịch Vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiếp thị giới thiệu các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng cáo đặc biệt là các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam và Giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh Nam Sài Gòn và của Agribank Việt Nam. 8
  9. Chi Nhánh Loại III Phú Mỹ Hưng: Quảng bá, tiếp thị thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của Agribank đến khách hàng, đối tác và cộng đồng, củng cố, phát triển nâng tầm thương hiệu Agribank, xây dựng và phát triển văn hóa Agribank, đưa văn hóa Agribank lan tỏa trong cộng đồng…, lưu trữ hình ảnh, tư liệu phục vụ cho quảng bá thương hiệu Agribank. Cung ứng các dịch vụ thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác. Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống thanh toán song phương, hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các hệ thống thanh toán khác, thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài. Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Quản lý và khai thác tài sản Agribank đảm bảo an toàn, hiệu quả, cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Các Phòng Giao Dịch: Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, tiếp xúc với khách hàng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ của Agribank. Trực tiếp thực hiện một số giao dịch với khách hàng bao gồm: Huy động vốn, cho vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi theo các hợp đồng tín dụng đã được phê duyệt, chi trả kiều hối và một số dịch vụ thanh toán do Giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam. Trực tiếp thẩm định và phê duyệt các khoản vay, các nghiệp vụ tín dụng khác, phối hợp với bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau cho vay đối với khách hàng. 1.3. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ 1.3.1 Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ Cơ cấu tổ chức hiện nay của Phòng giao dịch như sau: Ban lãnh đạo gồm : 1 Phó Giám Đốc Phụ Trách Các tổ bao gồm:  Tổ tín dụng  Tổ kế toán – ngân quỹ 9
  10.  Sơ đồ tổ chức: Phó Giám Đốc Phụ Trách  Tổ Kế Toán – Ngân Tổ Tín Dụng Quỹ  Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ 1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban  Phó Giám Đốc Phụ Trách: Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Được kí kết hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo quy định. Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí tiền thưởng và tiền phạt áp dụng theo từng thời kì cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.  Tổ tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng và các mô hình tín dụng thí điểm. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh bằng VND, ngoại tệ theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức hướng đẫn khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn. Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm, phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, mở L/C, 10
  11. hoàn thiện hồ sơ vay,… Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền, làm các dịch vụ ủy thác nguồn vốn.  Tổ kế toán – ngân quỹ: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hậu kiểm và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chi nhánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định, thu chi tiền lương, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tái chính. Hạch toán và theo dõi thu chi nội bộ, tài sản cố định, vốn bằng tiền, kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc của ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ liên ngân hàng và lập báo cáo thống kê kế toán theo quy định. Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống ngân hàng hoặc theo ủy nhiệm của khách hàng. Thực hiện kí quỹ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi… , chiết khấu chứng từ có giá và phụ trách kho quỹ. Cất giữ bảo quản tiền, tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm cố của ngân hàng. Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các hồ sơ lưu khách hàng và quản lý tốt trang thiết bị tài sản làm việc. Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo qui định của Giám đốc Chi nhánh. 1.4. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Agribank CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 1.1: Doanh thu - Chi phí giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 với 2013 với 2011 2012 Doanh thu 608,565 483,251 355,978 -20.59% -26.34% Chi phí 605,990 482,005 366,102 -20.46% -24.05% Lợi nhuận 2,574 1,245 -10,124 -51.62% -912.78% (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Nam Sài Gòn ) 11
  12. 700 600 500 400 Chi phí 605,99 Doanh thu 300 366,102 482,005 608,565 200 483,251 355,978 100 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Biểu đồ 1.1: Doanh thu và Chi phí giai đoạn 2011 - 2013 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy : Doanh thu qua các năm có xu hướng giảm mạnh, năm 2012 là 483 tỷ, giảm 20,59% so với năm 2011 là 609 tỷ đồng. Năm 2013 so với năm 2012 về doanh thu thì giảm 356 tỷ đồng, giảm nhiều hơn năm 2012 là 26,34%. Bên cạnh đó thì tổng chi phí từ năm 2011-2013 cũng giảm đi nhiều. So sánh tổng chi phí các năm ta thấy: Năm 2012 là 482 tỷ đồng, giảm 20,46% so với năm 2011 là 606 tỷ đồng, năm 2013 là 366 tỷ đồng, giảm 24,05% so với năm 2012 là 606 tỷ đồng. Doanh thu các năm giảm đều còn chi phí thì giảm không đáng kể qua các năm nên hậu quả sẽ kéo lợi nhuận qua các năm sẽ giảm đi nhiều: Năm 2011 doanh thu cao đạt 609 tỷ đồng, còn chi phí thì đạt 606, lợi nhuận đạt 2,6 tỷ đồng, năm 2012 thì lợi nhuận đã giảm đi 1/2 so với năm 2011 là 1,3 tỷ đồng do tổng doanh thu và tổng chi phí vào năm này đã đồng thời giảm gần khoảng 125 tỷ, đáng chú ý là năm 2013 vừa qua, tổng doanh thu và tổng chi phí giảm đáng kể so với 2012 tương ứng với mức giảm 26.34% & 24.05%, lợi nhuận là -10,1 tỷ đồng giảm mạnh so với năm 2011 là 2,6 tỷ, so sánh về mức tăng trưởng 2013 với 2012 là tăng trưởng âm 912,78%. Do tình hình kinh tế khó khăn chung, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, và các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh cạnh tranh nên quy mô lợi nhuận giảm đều qua các năm. 12
  13. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đề tài đã bước đầu tìm hiểu, khái quát về Ngân hàng Agribank Chi Nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ. Qua đó, cho thấy được cái nhìn tổng quan về Ngân hàng, cách thức sắp xếp, tổ chức, hoạt động của các phòng ban. Agribank là ngân hàng thương mại nhưng có quy mô như ngân hàng nhà nước và Agribank hiện là ngân hàng lớn nhất hiện nay với cơ cấu lớn và mạng lưới rộng khắp cả nước. Bên cạnh đó thì Agribank Nam Sài Gòn đã từng bước phát triển hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngân hàng Agribank Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như cải tiến, đổi mới đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Tuy nhiên tình hình hoạt động của PGD Phú Mỹ trong 3 năm gần đây không được tốt, lợi nhuận không ngừng giảm sút bên cạnh đó chi phí hoạt động có xu hướng giảm nhưng không giảm nhiều, PGD cần có công tác quản lý thật tốt hơn nữa để cải thiện lợi nhuận. Từ những nội dung đã tìm hiểu từ Chương 1 sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục đi sâu phân tích Chương 2. 13
  14. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN - PGD PHÚ MỸ 2.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ NHNo&PTNT CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ được thành lập theo Quyết định số 1372/QĐ/NHNo – TCCB ngày 11/07/2008 của NHNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: 94 Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM. Với phương châm hoạt động “Mang Phồn Thịnh Đến Khách Hàng”. NHNNo&PTNT CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ luôn phục vụ chu đáo, tận tình, nhanh chóng, hiệu quả và là người bạn đồng hành với sự phát triển của khách hàng . 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Tổ tín dụng – PGD Phú Mỹ của Tổ tín dụng – PGD Phú Mỹ : TỔ TÍN DỤNG TỔ TRƯỞNG TỔ TÍN CÁN BỘ TÍN DỤNG DỤNG Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Tổ Tín Dụng NHNo&PTNT Việt Nam Chi Nhánh Nam Sài Gòn – PGD Phú Mỹ Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT VN CN Nam Sài Gòn - PGD Phú Mỹ - Tổ tín dụng bao gồm 1 Tổ trưởng tổ tín dụng và 1 Cán bộ tín dụng. Tổ trưởng tổ tín dụng và cán bộ tín dụng có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc tìm kiếm, tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm cho vay của ngân hàng và các quy trình tín dụng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, thường xuyên chủ động đi tìm kiếm khách hàng cho phòng giao dịch, thực hiện thêm việc huy động vốn từ các tổ chức dân cư nếu có thể, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, phát hành bảo hiểm xe máy, ô tô. 14
  15. 2.1.2. Quy trình, cách thức thực hiện công việc tại Tổ tín dụng NHNo&PTNT VN – PGD Phú Mỹ Gặp gỡ , tiếp xúc , trao đổi sơ bộ với khách hàng Đáp ứng Bước 1 Yêu cầu hồ sơ và cung cấp mẫu biểu Không đáp ứng Tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn Bước 2 Không đủ điều kiện Thẩm định các điều kiện vay vốn Lập tờ trình tín dụng Trình phê duyệt khoản vay ( theo các cấp phê duyệt ) Bước 3 Đồng ý Không đồng ý Thông báo đồng ý Thông báo từ chối Soạn thảo hợp đồng tín dụng và tài sản đảm bảo Bước 4 Ký hợp đồng tín dụng và phong tỏa tài sản Bước 5 Tiếp nhận yêu cầu giải ngân Lập tờ trình giải ngân Trình phê duyệt giải ngân Đồng ý Không đồng ý Tiến hành giải ngân Bước 6 Giám sát và thanh lý tín dụng 15
  16. Chi tiết quy trình:  Lập hồ sơ vay vốn Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, CBTD sẽ tiến hành cung cấp mẫu biểu cần thiết để lập bộ hồ sơ vay vốn, đây là bước cần thiết để giúp khách hàng có thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.  Kiểm tra sơ bộ hồ sơ vay vốn Trước khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, các CBTD sẽ xác định xem khách hàng đến xin vay có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vay vốn hay không, từ đó mới bắt đầu xem xét và ra quyết định. Sau khi khách hàng đã thỏa mãn các điều kiện vay vốn do Agribank Việt Nam quy định, CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác.  Kiểm tra mục đích vay vốn Việc kiểm tra này bao gồm: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến có phù hợp hay không, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn ( đối chiếu nhu cầu xin vay )  Kiểm tra hồ sơ pháp lý CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản liên quan đến bản thân người đi vay, nếu không hợp lệ, thiếu sót CBTD sẽ yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hoặc từ chối.  Kiểm tra hồ sơ đảm bảo tiền vay CBTD kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ nếu không hợp lệ, thiếu sót CBTD sẽ yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hoặc từ chối.  Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng CBTD đi thực tế thẩm định khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về khoản vay, và đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có). Mục đích của việc thẩm định trực tiếp khách hàng nhằm xác minh lại thông tin mà khách hàng đã cung cấp cho Ngân hàng, từ đó việc ra quyết định tín dụng sẽ đúng đắn và khách quan hơn, đề phòng trường hợp có những khách hàng không trung thực, cố tình phóng đại về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của mình nhằm tăng mức cho vay của Ngân hàng. 16
  17.  Kiểm tra, xác minh thông tin Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:  Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng  Thông qua Trung tâm tín dụng CIC của NHNN  Các bạn hàng, đối tác làm ăn  Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương)  Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/trước đó đã vay vốn  Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật (công an, tòa án, viện kiểm sát…). Việc xác minh thông tin là rất cần thiết, nhằm đảm bảo độ tin cậy và trung thực của lượng thông tin đã thu thập được từ khách hàng, giúp cho việc ra quyết định tín dụng là đúng đắn và chính xác.  Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn, phân tích tư cách và năng lực pháp lý Tìm hiểu chung về khách hàng, điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý.  Phân tích đánh giá khả năng tài chính, kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính CBTD kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Phân tích kĩ các báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã được kiểm toán vì nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý qua mặt CBTD, mà còn có thể vô tình bị sai lệch.  Phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng CBTD xem xét tình hình quan hệ với Ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau ( việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ ): Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng thông qua cổng thông tin CIC. Những khía cạnh cần xem xét bao gồm: Dư nợ ngắn, trung và dài hạn ( nêu rõ nợ quá hạn ), mục đích vay vốn của các khoản vay, doanh số cho vay, thu nợ, số dư bảo lãnh/thư tín dụng, mức độ tín nhiệm. 17
  18. Ngoài ra, khách hàng phải thỏa mãn yêu cầu “ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Agribank ” thì mới được vay mới hoặc vay bổ sung.  Các biện pháp bảo đảm tiền vay Sau khi đã thực hiện các bước thẩm định, CBTD sẽ tiến hành thực hiện việc thẩm định tài sản đảm bảo cho khoản vay ( nếu có ). Hiện nay ở phòng giao dịch đang áp dụng các biện pháp bảo đảm gồm có:  Thế chấp, cầm cố tài sản  Bảo lãnh bằng tài sản thế chấp, cầm cố  Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay  Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản  Bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hộ nghèo  Lập báo cáo thẩm định cho vay Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập Báo cáo thẩm định cho vay. Đây là tài liệu dạng văn bản trong đó phải nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với đề nghị của khách hàng. Với Agribank – PGD Phú Mỹ , trình tự đưa ý kiến sẽ là cán bộ lập Báo cáo thẩm định, tổ trưởng tổ tín dụng và người ra quyết định cuối cùng là Giám đốc Chi nhánh.  Quyết định tín dụng Sau khi đã hoàn tất các bước phân tích tín dụng, các CBTD lập tờ trình tín dụng hợp đồng tín dụng và trình Phó giám đốc xin quyết định tín dụng. Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.  Giải ngân Sau khi phân tích mọi mặt về khách hàng vay vốn và cho kết quả khả quan, CBTD lập tờ trình giải ngân xác định mức cho vay trên sơ sở hạn mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng và trình giám đốc ra quyết định chấp nhận cho vay và thực hiện bước tiếp theo là giải ngân vốn vay cho khách hàng.  Thu nợ và giám sát tín dụng Sau khi giải ngân, Ngân hàng bắt đầu thu nợ từ khách hàng và theo dõi giám sát khoản vay theo định kỳ để phát hiện và giải quyết kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. 18
  19.  Thanh lý tín dụng Đây là khâu cuối cùng trong quy trình tín dụng của Agribank – PGD Phú Mỹ. Thanh lý tín dụng bao gồm cả khâu thu nợ đến hạn và tái xét hợp đồng tín dụng. Có hai trường hợp thanh lý: Thanh lý tín dụng mặc định: là việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ và tiến hành giải chấp tài sản đảm bảo. Thanh lý tín dụng bắt buộc: Agribank sẽ dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Việc xử lý nợ có thể là bán tài sản đảm bảo hoặc trích lập dự phòng rủi ro.  Nhận xét quy trình : Hiện nay, trong quá trình cung cấp các sản phẩm tín dụng, mỗi Ngân hàng đều thiết lập cho mình một quy trính tín dụng riêng. Quy trình tín dụng của mỗi Ngân hàng sẽ khác nhau, tạo nên sự nét riêng trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng. Việc thiết lập quy trình tín dụng riêng nhằm đảm bảo công tác cho vay được thực hiện một các suôn sẻ, khoa học và khách quan nhất. Từ quy trình đã nêu trên có thể thấy trình tự thực hiện hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT VN CN Nam Sài Gòn – PGD Phú Mỹ rất khoa học và xuyên suốt, chặt chẽ từ lúc mới tiếp cận khách hàng cho đến quá trình thẩm định, giải ngân và thanh lý tín dụng. 2.1.3. Các sản phẩm tín dụng của NHNo&PTNT VN CN Nam Sài Gòn – PGD Phú Mỹ Sản phẩm 1: Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình Đối tượng cho vay: Chi phí mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình Đặc tính sản phẩm :  Loại tiền vay: VNĐ  Thời hạn cho vay: Tối đa 60 tháng  Mức cho vay: Tối đa 80% chi phí  Lãi suất: Cố định và thả nổi  Phạt quá hạn: Chuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế còn lại sang nợ quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn  Bảo đảm tiền vay: Có/Không có đảm bảo bằng tài sản  Giải ngân: Một lần hoặc nhiều lần 19
  20.  Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần , trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kì theo thỏa thuận Sản phẩm 2: Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư Đối tượng cho vay: Chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà Đặc tính sản phẩm:  Loại tiền vay: VNĐ  Thời hạn cho vay: Không quá 15 năm  Mức cho vay: Tối đa 80% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà  Lãi suất: Cố định và thả nổi  Phạt quá hạn: Chuyển toàn bộ dư nợ gốc thực tế còn lại sang nợ quá hạn với lãi suất không quá 150% lãi suất cho vay trong hạn  Bảo đảm tiền vay: Có đảm bảo bằng tài sản  Giải ngân: Một lần hoặc nhiều lần  Trả nợ gốc và lãi vốn vay: Trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kì theo thỏa thuận . Sản phẩm 3: Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá Đối tượng cho vay: Chi phí phục vụ nhu cầu đời sống Đặc tính sản phẩm:  Loại tiền vay: VNĐ  Giấy tờ có giá được cầm cố: Phát hành hợp pháp, được phép chuyển nhượng bao gồm sổ tiết kiệm, kỳ phiếu do các Ngân hàng thương mại phát hành, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ do các doanh nghiệp phát hành.  Thời hạn cho vay: Không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá. Với cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đã niêm yết : Không quá 06 tháng.  Mức cho vay: Tối đa bằng giá gốc cộng lãi trừ đi lãi phải trả trong thời gian vay vốn, tối đa bằng 50% thị giá tại thời điểm cho vay đối với chứng khoán niêm yết, tối đa 50% giá trị cổ phiếu do công ty nhà nước phát hành lần đầu, công ty cổ phần phát hành tăng vốn và không vượt quá 75% giá trị tài sản đảm bảo, bằng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2