intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở: Điều tra ban đầu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

151
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam năm 2014, mô tả tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức khỏe của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở: Điều tra ban đầu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS<br /> <br /> BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ<br /> <br /> Tên đề tài:<br /> ĐIỀU TRA BAN ĐẦU BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG<br /> THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN<br /> NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NĂM 2014<br /> <br /> Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đức Mạnh<br /> Đồng chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thị Hương<br /> Cơ quan thực hiện đề tài: Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS<br /> Mã số đề tài:<br /> <br /> Hà Nội, 12/2014<br /> 1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc<br /> Methadone là việc sử dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tư vấn và hành vi để<br /> điều trị toàn diện cho người sử dụng ma túy (SDMT) . Trên thế giới, nhiều<br /> nghiên cứu đã chứng minh điều trị bằng Methadone có hiệu quả trong việc<br /> làm giảm sử dụng heroin , , , ,, dự phòng lây nhiễm HIV , , tăng tuân thủ điều<br /> trị ARV và giảm tỷ lệ tử vong cho những bệnh nhân tham gia điều trị<br /> Methadone .<br /> Tại nước ta, chương trình điều trị bằng Methadone được triển khai thí điểm<br /> tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh từ năm 2008. Cho đến nay chương trình đã<br /> được triển khai rộng rãi tại 32 tỉnh, thành phố. Một số nghiên cứu tại Việt<br /> Nam chỉ ra rằng chương trình điều trị Methadone có hiệu quả trong việc làm<br /> giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV [6], cải thiện chất lượng cuộc sống<br /> và sức khỏe cho những người nghiện ma tuý được điều trị thay thế bằng<br /> Methadone , [31],.<br /> Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để liệu pháp điều trị Methadone<br /> mang lại lợi ích tối đa, độ bao phủ của chương trình cần đạt được mức tối<br /> thiểu là 20% đến 30% [10]. Tại Việt Nam, khi tỷ lệ này vượt mức 40% thì<br /> dịch HIV ở nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT) sẽ được khống chế và<br /> giảm [6]. Tuy nhiên, cho đến nay tại Việt Nam mới chỉ điều trị được khoảng<br /> 25.000 người sử dụng ma túy (SDMT) tại 41 tỉnh thành phố trong cả nước.<br /> Trong thời gian qua việc điều trị Methadone gặp khó khăn tại một số địa<br /> phương do thuốc từ nguồn viện trợ và được nhập khẩu nên không chủ động<br /> nguồn thuốc, giá thành cao và việc triển khai chương trình còn phụ thuộc quá<br /> nhiều vào nguồn lực đầu tư, viện trợ , , . Chương trình còn gặp khó khăn do<br /> thiếu nhân lực thực hiện và thủ tục hành chính còn phức tạp . Những khó<br /> khăn này sẽ ảnh hưởng tới độ bao phủ và tính bền vững của chương trình tại<br /> Việt Nam trong tương lai, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi như miền<br /> núi phía Bắc.<br /> Các tỉnh miền núi phía Bắc thường có điều kiện kinh tế, địa lý khó khăn nên<br /> tỷ lệ người nghiện chích ma túy còn cao, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế,<br /> dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập. Hơn nữa, các tỉnh miền núi<br /> phía Bắc thường có đường biên giới dài; tình hình vận chuyển, buôn bán và<br /> sử dụng ma túy trên địa bàn diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát làm<br /> cho công tác điều trị bằng Methadone gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, hiện<br /> nay lại có ít các nghiên cứu về chương trình điều trị bằng Methadone, đặc biệt<br /> là ở các vùng miền núi của cả nước nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc<br /> nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Điều tra ban đầu<br /> về bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone trong dự phòng HIV<br /> tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014”. Kết quả nghiên<br /> cứu sẽ là cơ sở đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng<br /> 2<br /> <br /> thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone trong tương lai tại các tỉnh miền<br /> núi thuộc vùng này, với các mục tiêu cụ thể như sau:<br /> 1. Mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới<br /> điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam<br /> năm 2014.<br /> 2. Mô tả tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống có liên quan tới sức<br /> khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại<br /> một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Các khái niệm cơ bản về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng<br /> thuốc Methadone và HIV/AIDS:<br /> 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone:<br /> Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do<br /> Chính phủ ban hành.<br /> Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như<br /> thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, LAAM… có biểu<br /> hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não.<br /> Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các<br /> chất này.<br /> Dung nạp là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện bằng<br /> sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung<br /> nạp phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp<br /> thay đổi, cần thiết phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được<br /> cùng một hiệu quả.<br /> Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma tuý<br /> đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của hội<br /> chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng.<br /> Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người<br /> nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì<br /> vậy người bệnh cần phải được điều trị.<br /> Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương cấp là một tình trạng bệnh lý liên quan<br /> tới việc sử dụng một chất gây nghiện với liều lượng vượt quá khả năng dung<br /> nạp của người bệnh, dẫn tới sự biến đổi bất thường về ý thức, hành vi, cũng<br /> như các hoạt động tâm thần khác của người sử dụng. Tình trạng nhiễm độc<br /> này rất khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào chất gây nghiện sử dụng, liều<br /> lượng, tình huống sử dụng, đường sử dụng và độ dung nạp với CDTP của<br /> người sử dụng.<br /> Quá liều là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung<br /> nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu<br /> không được cấp cứu kịp thời.<br /> Sử dụng chất gây nghiện hợp pháp là việc sử dụng chất gây nghiện được pháp<br /> luật cho phép, vì mục đích chữa bệnh, theo chỉ định chuyên môn.<br /> 4<br /> <br /> Lạm dụng chất gây nghiện là việc sử dụng chất gây nghiện không đúng chỉ<br /> định chuyên môn, quá liều qui định, và (hoặc) thời gian cho phép.<br /> Kê đơn methadone là việc thầy thuốc cho y lệnh điều trị methadone trong hồ<br /> sơ bệnh án.<br /> Cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone trong hướng<br /> dẫn này gọi tắt là cơ sở điều trị methadone.<br /> 1.1.2. Các kiến thức cơ bản liên quan đến HIV/AIDS.<br /> 1.1.2.1.Định nghĩa về HIV và AIDS.<br /> Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội<br /> chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): HIV (Human<br /> Immunodeficiency Virus) là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch<br /> mắc phải ở người. AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) là giai<br /> đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ<br /> thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và<br /> dẫn đến chết người [2].<br /> Hiện nay, nhờ sự phát triển, tiến bộ của khoa học, kỹ thuật mà HIV/AIDS đã<br /> được hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn. Theo đó, HIV (Human Immunodeficiency<br /> Virus) là virus suy giảm miễn dịch ở người, có khả năng gây hội chứng suy<br /> giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con<br /> người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và<br /> ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm .<br /> AIDS là viết tắt của Tiếng Anh (Acquered Immuno Deficiency Syndrome) có<br /> nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt theo tiếng Pháp là<br /> SIDA (Syndrome de Immuno Deficience Acquise), dùng để chỉ giai đoạn cuối<br /> của quá trình nhiễm HIV/AIDS. Ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ<br /> thể đã suy yếu nên người nhiễm HIV dễ dàng mắc bệnh như ung thư, viêm<br /> phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân hay suy kiệt, nặng dần dẫn đến cái chết .<br /> 1.1.2.2. Các thời kỳ, giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của nhiễm HIV<br /> Hiện nay, người nhiễm HIV được chia ra làm 4 thời kỳ mắc bệnh .<br /> - Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm): Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người khác vì<br /> số lượng virus trong máu rất cao, nhưng chưa có kháng thể. Người bệnh<br /> thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban. Do không<br /> có triệu chứng đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay chuẩn đoán chung là<br /> nhiễm siêu vi. Vì vậy, nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn (hay một<br /> sự cố nào gây nghi ngờ nhiễm HIV), bệnh nhân cần xét nghiệm máu (kỹ thuật<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2