intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo kỹ thuật Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 - Khu vực 3 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: TP. Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang

Chia sẻ: 4584125 4584125 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng về chất lượng của lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, đào tạo nghề du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động, từ đó chỉ ra sự thiếu hụt (nếu có) đối với các vị trí công việc chính trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành cả về chất lượng và số lượng tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cũng dự báo nhu cầu về lực lượng lao động du lịch trong tương lai đối với các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo kỹ thuật Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 - Khu vực 3 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: TP. Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang

  1. Báo cáo kỹ thuật Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 Khu vực 3 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long: TP. Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang Tháng 10/ 2015 Dự án số DCI-ASIE/2010/21662 Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |1
  2. Mục lục Mục lục ................................................................................................................................................................ 2 Viết tắt ................................................................................................................................................................. 4 1 Tóm tắt nội dung báo cáo ........................................................................................................................ 5 1.1 Mục đích nghiên cứu khảo sát: ....................................................................................................... 5 1.2 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................................................... 5 1.3 Thời gian thực hiện: .......................................................................................................................... 6 1.4 Phương pháp và quy trình nghiên cứu khảo sát: ......................................................................... 6 1.5 Vấn đề và khuyến nghị ..................................................................................................................... 7 1.5.1 Một số vấn đề về lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành và đào tạo nghề du lịch của khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ...................................................................... 7 1.5.2 Một số kiến nghị về lực lượng lao động du lịch của khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................................................................... 8 2 Bối cảnh ................................................................................................................................................... 11 2.1 Ngành Du lịch Việt Nam và vấn đề về lực lượng lao động du lịch .......................................... 11 2.2 Khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang ........... 12 2.3 Dự báo tăng trưởng du lịch và nhu cầu lao động du lịch trong vùng đến năm 2020, tầm nhìn 2030: .................................................................................................................................................... 13 3 Phân tích lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang ................................................................................................................................. 15 3.1 Cơ sở thông tin, dữ liệu từ các tài liệu/ đánh giá đã thực hiện đối với lực lượng lao động du lịch: 15 3.1.1 Chức danh nghề ...................................................................................................................... 15 3.1.2 Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS ......................................................................................... 16 3.1.3 Nhu cầu đào tạo ...................................................................................................................... 18 3.2 Phân tích lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang ........................................................................................ 19 3.2.1 Thông tin về cơ sở lưu trú du lịch trong khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ... 19 3.2.2 Phân tích chung về lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú ......................................... 21 3.2.3 Phân tích về hiệu quả lao động ............................................................................................. 24 3.2.4 Phân tích thực tiễn về công tác nhân sự ............................................................................. 28 3.2.5 Kết luận và khuyến nghị về lao động trong lĩnh vực lưu trú: ............................................ 41 3.3 Phân tích về lực lượng lao động trong lĩnh vực lữ hành tại khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền Trung - Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng và Quảng Nam ........................................................................ 42 3.3.1 Thông tin về doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế và hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ ........................................................................................................................................... 42 3.4 Phân tích chung về lực lượng lao động trong lĩnh vực lữ hành ......................................................... 43 Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |2
  3. 3.4.1 Phân tích hiệu quả lao động .................................................................................................. 46 3.4.2 Phân tích thực tiễn trong công tác nhân sự ........................................................................ 48 3.4.3 Kết luận và khuyến nghị về lao động trong lĩnh vực Lữ hành .......................................... 58 3.5 Phân tích lực lượng lao động trong các cơ sở đào tạo về du lịch khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................................................................ 58 3.5.1 Chương trình đào tạo ............................................................................................................. 58 3.5.2 Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên ................................................................................ 65 3.6 Một số vấn đề và các giải pháp về lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................................................... 76 3.6.1 Hiệu quả công việc .................................................................................................................. 76 3.6.2 Tuyển dụng............................................................................................................................... 76 3.6.3 Đào tạo ...................................................................................................................................... 78 3.6.4 Dịch chuyển lao động ............................................................................................................. 79 3.6.5 Chế độ lương thưởng ............................................................................................................. 79 3.6.6 Đào tạo ...................................................................................................................................... 79 Phụ lục 1: Ví dụ về Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam: Nghiệp vụ Lễ tân ........................................... 81 Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát ......................................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................................... 105 Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |3
  4. Viết tắt Viết tắt tên riêng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Sở VH,TT&DL/ Sở DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Dự án EU Môi trường và Xã hội NNL Nguồn Nhân lực QLNNL Quản lý Nguồn Nhân lực O*NET Mạng Thông tin Nghề nghiệp BQLDA Ban Quản lý Dự án UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới TCDL Tổng cục Du lịch Việt Nam VTOS Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam DMO Ban điều phối du lịch vùng Viết tắt các loại phòng DLX Deluxe STD Standard SUP Superior SUT Suite Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |4
  5. 1 Tóm tắt nội dung báo cáo Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU) với mục tiêu tổng quát là đưa các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam, để nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động chính của Dự án EU nhằm nâng cao năng lực về chính sách và thể chế, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và hợp tác công tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thông qua bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS. Để hỗ trợ ngành Du lịch phát triển nguồn nhân lực, Dự án EU đã thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu về nhiều khía cạnh của lực lượng lao động du lịch, như “Đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013”, “Điều tra nguồn nhân lực cán bộ quản lý nhà nước về du lịch năm 2015” và xây dựng phần mềm “Quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch”. Nhằm đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, các đơn vị/ doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành và cơ sở đào tạo nghề du lịch về việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực địa phương và chính sách đào tạo mới, đào tạo tại chỗ, cũng như các công tác lựa chọn/ tuyển dụng nhân viên trong các doanh nghiệp, Dự án EU đã thực hiện “Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang năm 2015”. 1.1 Mục đích nghiên cứu khảo sát: Nghiên cứu này nhằm:  Phân tích thực trạng về chất lượng của lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, đào tạo nghề du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động, từ đó chỉ ra sự thiếu hụt (nếu có) đối với các vị trí công việc chính trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành cả về chất lượng và số lượng tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.  Dự báo nhu cầu về lực lượng lao động du lịch trong tương lai đối với các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long;  Đưa ra các khuyến nghị liên quan đến lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành và đào tạo nghề du lịch, nhằm hỗ trợ Ban điều phối du lịch vùng (DMO) trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng. 1.2 Phạm vi nghiên cứu:  Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, bao gồm “Đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013” của Dự án EU; bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS; quy hoạch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010, tầm nhìn 2030; Báo cáo thường niên của Tổ chức Du lịch quốc tế 2014; Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2014, Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới 2014, Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2014; báo cáo hàng năm của các Sở VH,TT&DL 3 tỉnh trong khu vực…(Xem mục Tài liệu tham khảo).  Thực hiện điều tra mẫu, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu các khách sạn được xếp hạng từ 2 đến 5 sao, các doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế, nội địa, các trường dạy nghề du lịch trong khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang, cụ thể: Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |5
  6. Bảng 1: Số lượng đơn vị tham gia khảo sát An Giang Tp Cần Thơ Kiên Giang Doanh nghiệp dịch vụ lưu trú 12 38 31 Doanh nghiệp dịch vụ lữ hành 7 11 9 Cơ sở đào tạo nghề du lịch 3 2 1 Theo số liệu cập nhật tới 31/12/2015 của TCDL, tổng số khách sạn 3 đến 5 sao tại khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang chỉ có 31, vì vậy điều tra khảo sát phải thực hiện đối với khách sạn từ 2 sao. Tổng doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành quốc tế tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang là 12, vì vậy điều tra khảo sát phải thực hiện đối với cả doanh nghiệp lữ hành nội địa.  Việc điều tra và phân tích chỉ thực hiện đối với các vị trí quản lý và các vị trí việc làm chính trong các doanh nghiệp Dịch vụ lưu trú và Lữ hành nói trên, những vị trí có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp. 1.3 Thời gian thực hiện: Tháng từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015. 1.4 Phương pháp và quy trình nghiên cứu khảo sát:  Nghiên cứu dữ liệu/ tài liệu để thu thập thông tin chung về các chủ đề liên quan. Rà soát các nguồn thông tin trên và các dữ liệu liên quan trong lĩnh vực Lưu trú và Lữ hành với Bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS và tham khảo Mạng Thông tin Nghề nghiệp (O*NET) để hiểu biết thấu đáo về lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là các xu hướng quan trọng trong lĩnh vực du lịch, những thách thức và triển vọng phát triển ngành.  Nghiên cứu các tài liệu về số liệu thống kê khách du lịch, điều tra khách du lịch năm 2013/ 2014 để xác định trọng tâm của nghiên cứu, như tốc độ tăng trưởng khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch, nhu cầu công việc, hoặc các chức danh công việc chính.  Nhóm chuyên gia của Dự án EU thảo luận và xác định rõ mục đích, phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận, các bên liên quan, trên cơ sở đó xây dựng phương án thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch cụ thể đối với từng hoạt động.  Xây dựng bảng câu hỏi/ phiếu điều tra dựa trên các dữ liệu đã nghiên cứu đối với ba lĩnh vực chính của ngành Du lịch: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành và đào tạo nghề du lịch.  Xây dựng phương án điều tra và tập huấn điều tra viên: cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thu thập dữ liệu bao gồm các mục tiêu của nghiên cứu, nội dung và cấu trúc khảo sát và các kỹ năng phỏng vấn. Các ý kiến đóng góp từ nhóm điều tra viên cũng được cân nhắc để hoàn thiện bảng hỏi/ phiếu điều tra. Sau khi hoàn thành việc khảo sát thực địa, dữ liệu đã thu thập sẽ được nhập vào phần mềm Epidata, làm sạch và xuất sang phần mềm thống kê (SPSS) để phân tích và viết báo cáo.  Dựa trên những thông tin ban đầu, bộ câu hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng để tiếp tục thu thập các thông tin liên quan. Phỏng vấn sâu được thực hiện với số mẫu nhỏ hơn, được lựa chọn từ các đơn vị/ doanh nghiệp đã tham gia khảo sát, với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ Sở Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |6
  7. VH,TT&DL tỉnh để đảm bảo tính đại diện cho các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành và cơ sở đào tạo nghề du lịch.  Hoàn thiện báo cáo phân tích lực lượng lao động du lịch của khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang. 1.5 Vấn đề và khuyến nghị 1.5.1 Một số vấn đề về lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành và đào tạo nghề du lịch của khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 1.5.1.1 Về chất lượng:  Trong cả hai lĩnh vực lưu trú và lữ hành vấn đề đáng quan ngại nhất là sự thiết hụt nguồn lao động có đủ năng lực. Mặc dù tỷ lệ các đánh giá cho rằng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc chiếm đa số, vẫn có ít nhất khoảng 10 – 20% số nhân viên trong lĩnh vực lưu trú và có gần 50% số nhân viên trong lĩnh vực lữ hành được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.  Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt đối với năng lực cơ bản (là các kỹ năng cơ bản tất cả nhân viên cần có), năng lực quản lý (liên quan tới quản lý, giám sát hay có ảnh hưởng nhất định tới công việc của người khác) và năng lực du lịch có trách nhiệm (những kỹ năng cụ thể cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm hướng tới phát triển du lịch bền vững), do vậy cần có những biện pháp cải thiện ngay. Thiếu hụt các đơn vị năng lực này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc của bản thân nhân viên đó mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc của các nhân viên khác và hiệu quả chung của đơn vị/ doanh nghiệp. 1.5.1.2 Về số lượng:  Đối với các đơn vị/ doanh nghiệp việc tuyển dụng các vị trí quản lý gặp khó khăn hơn so với tuyển các vị trí lao động khác. Nguyên nhân có thể do cách thức thu hút và lựa chọn ứng viên trong tuyển dụng. Các kênh tìm kiếm ứng viên phổ biến nhất hiện nay được doanh nghiệp sử dụng là Kênh nội bộ, Kênh giới thiệu từ nhân viên và Kênh từ các trang web tuyển dụng, là những kênh tìm kiếm đáng tin cậy. Tuy nhiên các kênh tuyển từ các trường đại học cao đẳng và kênh từ trang web công ty không được sử dụng cũng sẽ hạn chế hiệu quả của công tác tìm kiếm ứng viên.  Ngoài ra, không có các công cụ tuyển chọn đáng tin cậy và chính xác cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng lao động du lịch. Việc rất ít doanh nghiệp sử dụng các công cụ lựa chọn mang tính khoa học như Bài kiểm tra năng lực, Bài đánh giá tính cách hay thông qua Trung tâm đánh giá cho thấy cần cải thiện công tác lựa chọn ứng viên nhiều hơn nữa. Vấn đề chất lượng và số lượng lực lượng lao động hiện nay của ngành Du lịch là những thách thức lớn đối với Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực Asean (AEC) và toàn cầu, những vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực chính như lưu trú và lữ hành ở Việt Nam có khả năng sẽ do người nước ngoài đảm nhiệm, vì thiếu nhân lực có đủ tiêu chuẩn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực của ngành và việc thực hiện mục tiêu đã đề ra của Chiến lược Phát triển Du lịch Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |7
  8. 1.5.1.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ cho lao động của các đơn vị/ doanh nghiệp Nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động tại doanh nghiệp là rất cần thiết, nhưng không phải tất cả các đơn vị/doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến vấn đề này. Các đơn vị/ doanh nghiệp được khảo sát đều nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ đối với tất cả các vị trí/ chức danh trong nghiên cứu này, tuy nhiên chỉ có khoảng 38% doanh nghiệp lưu trú và 70,6% doanh nghiệp lữ hành đã thực sự quan tâm và chuẩn bị cho nhiệm vụ đầy thách thức này bằng việc dành nguồn ngân sách riêng cho công tác đào tạo. 1.5.1.4 Mức lương thưởng thấp có thể làm giảm động lực làm việc của nhiều vị trí nhân viên  Có sự khác biệt đáng kể trong mức lương thưởng của nhân viên ở các vị trí khác nhau và trong các lĩnh vực lưu trú và lữ hành. Trong khi một số vị trí quản lý nhận được các mức lương thưởng rất hấp dẫn thì nhiều vị trí không phải quản lý khác chỉ được trả cao hơn mức lương tối thiểu một chút. Nhân viên ở tất cả các vị trí làm việc tại các doanh nghiệp lưu trú nhận được mức tiền lương thưởng thấp hơn so với các doanh nghiệp lữ hành.  Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy việc chế độ lương thưởng thiếu tính công bằng trong nội bộ cũng như tương quan với bên ngoài có thể dẫn đến các hậu quả như hiệu quả công việc không cao, nhân viên thiếu tính cam kết với tổ chức, không hài lòng, và cuối cùng là nghỉ việc. Điều này có thể giải thích tại sao các cơ hội làm việc từ các đối thủ cạnh tranh là lý do chính khiến các nhân viên trong các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành quyết định nghỉ việc. 1.5.1.5 Các cơ sở đào tạo không có giải pháp xử lý đối với các vấn đề được nghiên cứu.  Trong số 13 chương trình đào tạo hiện đang được 6 cơ sở đào tạo tổ chức, 100% số chương trình được tổ chức cho bậc Cao đẳng hoặc thấp hơn và không có chương trình nào được tổ chức cho bậc Sau đại học. Như vậy, điều này cũng có thể gây quan ngại do không có nhiều cơ hội học tập đào tạo cho các vị trí quản lý.  Dự kiến về 5 năm tới, số liệu cho thấy hầu như sẽ không có thay đổi trong bức tranh chung về đào tạo du lịch của vùng. Trong số các chương trình đào tạo mới được bổ sung cho tới năm 2020, chỉ có 15% số chương trình đào tạo được tổ chức cho bậc Đại học và vẫn không có chương trình nào dành cho bậc Thạc sỹ. 1.5.2 Một số kiến nghị về lực lượng lao động du lịch của khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 1.5.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương  Đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển lực lượng lao động du lịch địa phương cần dựa vào chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch vùng/ tỉnh, dựa trên các số liệu thống kê hàng năm về lượng khách du lịch tăng/ giảm, số lượng cơ sở lưu trú và số lượng lao động du lịch hiện tại, để phân tích được thiếu hụt về chất và lượng trong lực lượng lao động du lịch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch đào tạo mới, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho lao động đang làm việc.  Đối với việc quản lý sự dịch chuyển lao động trong khu vực phải có sự phối hợp làm việc và chia sẻ thông tin giữa các tỉnh, thông qua Tổ công tác phát triển nguồn nhân lực của Ban điều phối du lịch vùng (DMO) để đưa ra các giải pháp kịp thời, đáp ứng yêu cầu về chất và lượng của thị trường lao động du lịch. Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |8
  9.  Đối với công tác đào tạo: DMO và các Sở VH,TT&DL đẩy mạnh hợp tác công - tư, chủ động làm việc với cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp du lịch để hình thành sự hợp tác giáo dục - thực hành, nhằm đạt được mục đích học viên sau đào tạo có đủ kiến thức, kỹ năng nghề và kinh nghiệm để làm việc, tăng số lượng lao động có nghề, đáp ứng yêu cầu thực tế. DMO và các Sở VH,TT&DL làm việc chặt chẽ với Bộ VH,TT&DL, TCDL và các tổ chức phi chính phủ khác (như Dự án EU) để có thể tận dụng tối đa nguồn đào tạo nghề cho vùng/ tỉnh.  Công tác xây dựng chính sách phải tập trung vào việc khuyến khích người lao động có ý thức tự nâng cao tay nghề, khuyến khích doanh nghiệp quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, khuyến khích cơ sở dạy nghề du lịch phát triển theo định hướng thị trường, đồng thời tạo môi trường lao động ngày một tốt hơn.  Hợp tác công tư trong lĩnh vực lao động du lịch cần tập trung nâng cao trong mọi khía cạnh như hệ thống thông tin về công việc, nguồn lao động, các khóa đào tạo, nâng cao tay nghề tại địa phương, cũng như sử dụng các trang mạng, thông tin chung của tỉnh/ vùng để cung cấp và cập nhật các chính sách, chương trình và thông tin về lực lượng lao động du lịch. 1.5.2.2 Đối với các đơn vị/ doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành:  Cần tổ chức công tác nhân sự dựa trên các dữ liệu phân tích công việc chính xác, đó là quá trình xác định các nhiệm vụ quan trọng của một vị trí công việc cụ thể và các phẩm chất cần có để thực hiện thành công các nhiệm vụ đó, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể, công cụ và công nghệ, kiến thức, kỹ năng, năng lực, các hoạt động, môi trường làm việc, giáo dục, sở thích, phong cách làm việc và giá trị công việc. Thông tin từ phân tích công việc có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như xây dựng chức năng nhiệm vụ từng vị trí, tuyển dụng, phát triển nghề nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc và thực hiện chế độ lương, thưởng. Các đơn vị/doanh nghiệp được khuyến nghị sử dụng hai cơ sở dữ liệu về phân tích công việc (O*NET và VTOS) một cách khoa học, kỹ lưỡng và tiếp cận dễ dàng (miễn phí) đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Cần coi công tác tuyển dụng như là một hoạt động “bán hàng”, để thuyết phục người lao động đến và làm việc cho đơn vị. Danh tiếng và các giá trị của đơn vị/ doanh nghiệp là điều mà các ứng viên tiềm năng quan tâm. Ngoài các kênh nội bộ, các đơn vị/ doanh nghiệp cần tìm kiếm ứng viên tương lai từ các nguồn bên ngoài để thu hút được nhiều ứng viên chất lượng hơn và có thể đem lại những thay đổi đáng kể về sự đa dạng, cách nhìn nhận và sáng tạo trong đội ngũ nhân viên, các yếu tố không thể thiếu của môi trường làm việc hiện đại.  Cần xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực và các phẩm chất khác theo phân tích đánh giá công việc (như VTOS hoặc O*NET) để tuyển dụng, thiết kế và lựa chọn các công cụ sàng lọc ứng viên phù hợp, tin cậy và hiệu quả. Điều quan trọng là các đơn vị/ doanh nghiệp phải thu thập và lưu trữ các thông tin về tính hiệu quả của các công cụ này để liên tục hoàn thiện cũng như đảm bảo về pháp lý.  Nỗ lực khắc phục các vấn đề yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, nâng cao hiệu quả công việc, bao gồm các năng lực cơ bản, năng lực quản lý và du lịch có trách nhiệm. Để có thêm thông tin về nhu cầu đào tạo, có thể tham khảo báo cáo “Đánh giá Nhu cầu đào tạo 2013” của Dự án EU, với các đánh giá tổng thể về nhu cầu đào tạo hiện nay của các lĩnh vực khác nhau trong ngành Du lịch. Vì đa số đơn vị/ doanh nghiệp lựa chọn hình thức đào tạo tại chỗ nên cần chuẩn bị các đào tạo viên là những nhân viên hoặc quản lý/ giám sát có nhiều kinh nghiệm nhất, có kiến thức và kỹ năng, bao gồm kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng truyền đạt và chia sẻ thông tin, khả năng áp dụng linh hoạt các nguyên tắc đào tạo. Các đơn vị/ doanh nghiệp nên tận dụng các nguồn hỗ trợ về chuyên môn từ bên ngoài như Dự án Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 Trang |9
  10. EU hoặc chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của TCDL và các Sở VH,TT&DL/ Sở DL tổ chức hàng năm.  Cần xây dựng hệ thống lương, thưởng của đơn vị/ doanh nghiệp dựa trên các phân tích công việc và đánh giá hiệu quả công việc, bằng cách xác định tất cả các yếu tố liên quan (nỗ lực, kỹ năng, trách nhiệm và điều kiện làm việc) của tất cả các vị trí công việc, đảm bảo tính công bằng của chế độ lương thưởng trong nội bộ. Khuyến nghị sử dụng các đơn vị năng lực VTOS trong đánh giá hiệu quả công việc của cá nhân theo nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra các nhận xét, góp ý về hiệu quả công việc cho mỗi nhân viên dễ dàng và cụ thể hơn, là cơ sở để tổ chức bồi dưỡng/ đào tạo thích hợp hơn cho người lao động. 1.5.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo nghề du lịch:  Cần nâng cao kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giảng viên và hỗ trợ học viên cải thiện phương pháp học tập hiệu quả hơn, kết hợp với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các giảng viên và học viên có cơ hội thực hành tại doanh nghiệp, đồng thời mời doanh nghiệp tham gia vào quá trình thiết kế chương trình đào tạo.  Nên thiết kế các chương trình đào tạo về dịch vụ lưu trú và lữ hành trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS.  Thực hiện việc phân tích nhu cầu thị trường về lao động nghề du lịch và đánh giá mức độ đáp ứng về chất lượng đào tạo đối với yêu cầu của thị trường.  Tạo cơ hội tương tác giữa sinh viên và các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tuyển dụng sinh viên. Tuyển dụng từ các cơ sở dạy nghề du lịch là nguồn tuyển dụng hiệu quả nhất đối với vị trí nhân viên mới. Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 10
  11. 2 Bối cảnh 2.1 Ngành Du lịch Việt Nam và vấn đề về lực lượng lao động du lịch Du lịch đóng một vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là lĩnh vực được chính phủ rất quan tâm, được coi là một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế và mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2014 (của TCDL với sự hỗ trợ của Dự án EU):  Tổng thu từ khách du lịch: 302.026 tỷ đồng  Đóng góp của du lịch vào GDP: 255.538 tỷ đồng, trong đó đóng góp trực tiếp là 144.773 tỷ đồng  Tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP: 6,49%, trong đó đóng góp trực tiếp là 3,68%  Du lịch tạo ra 2.952.678 việc làm, chiếm 5,6% tổng lao động cả nước, trong đó lao động trực tiếp là 1.597.887 việc làm, chiếm 3.03% lao động cả nước. Mặc dù có vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế quốc gia và địa phương, Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, xuất phát từ các thay đổi về thị trường, mức độ cạnh tranh và suy thoái môi trường. Các kinh nghiệm phát triển du lịch thành công trên thế giới cho thấy, để các đơn vị/ doanh nghiệp trong ngành Du lịch có thể vượt qua được những thách thức này, cần có một lực lượng lao động có đủ năng lực với các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và hành vi. Vì vậy, việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động chính là sự cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp, đóng vai trò thiết yếu để tạo nên sức cạnh tranh cho mỗi điểm đến du lịch. Các thách thức đặt ra đòi hỏi ngành Du lịch, các cơ quan nhà nước (như Tổng cục Du lịch Việt Nam) và các cơ sở đào tạo về du lịch cần phải có những thay đổi cơ bản trong công tác đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF-2015) chỉ số cạnh tranh về lao động du lịch của Việt Nam đứng ở vị trí 55/141 quốc gia, tuy nhiên có một số chỉ số Việt Nam đứng sau rất nhiều quốc gia như việc tuyển dụng nhân viên có nghề (107/141); kỹ năng xử lý tình huống đối với khách hàng (104/141) hoặc các chỉ số về trình độ chuyên môn, mức độ đào tạo nhân viên như bảng dưới đây. Chỉ số cụ thể Xếp hạng trên 141 quốc gia Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động du lịch 85 Mức độ đào tạo nhân viên 85 Kỹ năng xử lý tình huống đối với khách hàng 104 Thị trường lao động du lịch nói chung 37 Thực tế việc thuê lao động và sa thải 64 Mức độ dễ dàng tuyển dụng nhân viên có nghề 107 Lương và năng suất 23 Tỷ lệ lao động nữ trong du lịch 23 Hiện tại, nhu cầu từ phía doanh nghiệp du lịch đối với lao động có tay nghề tốt ngày càng tăng cao, trong khi hệ thống đào tạo nghề du lịch chưa thể đáp ứng được đầy đủ, khiến các doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì lực lượng lao động có chất lượng tốt, đủ kiến Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 11
  12. thức và kinh nghiệm nghề. Thực tế đó đòi hỏi phải có những cải tiến mạnh mẽ trong công tác đào tạo và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của ngành. Nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho ngành Du lịch, Dự án EU đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong việc giảng dạy, tổ chức các khóa đào tạo đào tạo viên nghề VTOS, thực hiện các nghiên cứu đánh giá, phân tích các khía cạnh của nguồn nhân lực du lịch, nâng cao năng lực trong công tác quy hoạch, quản lý và phát triển lực lượng lao động của ngành Du lịch. 2.2 Khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch cả nội địa và quốc tế đến khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung tăng đều từng năm. Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa, chiếm tỷ lệ cao, tại An Giang khách nội địa chiếm 98,8%, Cần Thơ là 83,9% và Kiên Giang là 87,5% trong năm 2014 cho thấy khu vực này chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế. Theo số liệu thống kê của các Sở VH,TT&DL các tỉnh và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, sự tăng trưởng về khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch được thể hiện trong các hình dưới đây. 2013 2014 220280 211350 199120 152830 61000 57310 Cần Thơ Kiên Giang An Giang Hình1. Số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2013-2014 (khách) 2013 2014 5.939.000 5.668.700 1.147.400 1.394.000 1.040.300 1.043.300 Cần Thơ Kiên Giang An Giang Hình 2. Số lượng khách du lịch nội địa năm 2013-2014 (khách) Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 12
  13. Cần Thơ Kiên Giang An Giang 1.538,00 1.132,00 1.169,23 975,99 320 343 2013 2014 Hình 3. Tổng thu từ du lịch năm 2013-2014 (nghìn tỷ đồng) 2.3 Dự báo tăng trưởng du lịch và nhu cầu lao động du lịch trong vùng đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, dự báo tăng trưởng du lịch trong Khu vực giai đoạn này được thể hiện trong hình dưới đây. 2020 2025 2030 1800000 1700000 1400000 1400000 1200000 1100000 1000000 950000 700000 Cần Thơ Kiên Giang An Giang Hình 4. Dự báo tăng trưởng khách du lịch nội địa đến khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Mê Kông đến 2030 (khách du lịch) 2020 2025 2030 1000000 800000 800000 550000 550000 400000 350000 250000 110000 Cần Thơ Kiên Giang An Giang Hình 5. Dự báo tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Mê Kông đến 2030 (khách du lịch) Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 13
  14. Trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đến khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu về lao động du lịch được dự báo trong bảng dưới đây. Bảng 2: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2030 (người) Tỉnh Loại lao động 2020 2025 2030 Lao động trực tiếp trong du lịch 9.800 12.200 16.000 Tp Cần Thơ Lao động gián tiếp ngoài xã hội 19.600 24.400 32.000 Tổng cộng 29.400 36.600 48.000 Lao động trực tiếp trong du lịch 10.200 12.700 16.600 Kiên Giang Lao động gián tiếp ngoài xã hội 20.400 25.400 33.200 Tổng cộng 30.600 38.100 49.800 Lao động trực tiếp trong du lịch 5.500 6.900 9.200 An Giang Lao động gián tiếp ngoài xã hội 11.000 13.800 18.400 Tổng cộng 16.500 20.700 27.600 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch. QH tổng thể du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (phương án chọn) Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 14
  15. 3 Phân tích lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang 3.1 Cơ sở thông tin, dữ liệu từ các tài liệu/ đánh giá đã thực hiện đối với lực lượng lao động du lịch: 3.1.1 Chức danh nghề Để có thể phân tích được sâu, cuộc điều tra này không thực hiện khảo sát đối với tất cả các chức danh công việc trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành (như lễ tân, quản lý buồng, chế biến món ăn, dịch vụ nhà hàng, đại lý lữ hành và điều hành du lịch), cũng như tất cả các cấp độ (như quản lý, giám sát và nhân viên) mà chỉ tập trung vào các chức danh có khả năng tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, với 32 chức danh công việc trong sáu phân ngành theo quy định của ASEAN như sau: 32 chức danh công việc trong sáu phân ngành ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ ▼ Dịch vụ khách sạn Dịch vụ lữ hành Chế biến Đại lý Lữ Điều Lễ tân Buồng Nhà hàng món ăn hành hành tour Điều hành Quản lý lễ Giám đốc Tổng giám Quản lý sản bộ phận Bếp trưởng tân nhà hàng đốc phẩm buồng Quản lý Quản lý bán Giám sát lễ Phó tổng Quản lý bộ Bếp phó quầy ăn hàng và tân giám đốc phận giặt là uống marketing Nhân viên Trưởng Nhân viên lễ Giám sát tư vấn lữ Quản lý tài Phụ bếp nhóm phục tân tầng hành cấp chính vụ cao Trưởng Bộ Nhân viên Trực điện Nhân viên Nhân viên Quản lý bán phận bánh tư vấn lữ thoại giặt là pha chế vé ngọt hành Nhân viên Trợ lý bếp Nhân viên phục vụ trưởng bánh Bồi bàn Quản lý tour khuân vác phòng ngọt Nhân viên lau dọn khu Nhân viên vực công làm bánh cộng Nhân viên pha chế thịt Hình 6: Hệ thống chức danh của ASEAN Đối với dịch vụ lưu trú và lữ hành, thu thập các thông tin quan trọng về lực lượng lao động bao gồm: (1) Dữ liệu chung về lực lượng lao động (như giới tính, học vấn và thời gian làm việc); (2) Hiệu quả lao động (như hiệu quả tổng thể và hiệu quả theo từng năng lực); và (3) Thực tiễn về công tác nhân sự của doanh nghiệp (như việc tuyển dụng, đào tạo, dịch chuyển lao động và chế độ lương thưởng). Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, điều tra tập trung thu thập thông tin gồm: (1) Các loại hình đào tạo đang triển khai và có kế hoạch triển khai trong tương lai gần (đến 2020); Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 15
  16. (2) Số liệu về giảng viên (như số lượng cán bộ giảng dạy, giới tính, bằng cấp, và phân bổ công việc); (3) Lập kế hoạch nhân sự (như quy hoạch nhân sự, dịch chuyển lao động và nhu cầu đào tạo); và (4) Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. 3.1.2 Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS Để đánh giá trình độ đối với các vị trí công việc được khảo sát, các câu hỏi được thiết kế dựa trên các bậc nghề VTOS, như bảng mô tả bên dưới. Đánh giá này bao gồm các chứng chỉ của các khóa đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS và các khóa đào tạo có nội dung/ chương trình tương đương với tiêu chuẩn nghề VTOS. Bảng 3: Các bậc trình độ nghề VTOS Bậc trình độ Mô tả VTOS Bậc 1 Các công việc ở trình độ cơ bản không yêu cầu kỹ năng cao. (Chứng chỉ 1) a. Làm được các công việc đơn giản và công việc của nghề có tính lặp lại; b. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản ở một phạm vi hẹp về hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực, áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc; c. Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu, chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình. Bậc 2 Các công việc bán kỹ năng (Chứng chỉ 2) a. Có khả năng thực hiện các công việc đơn giản có tính lặp lại và một số công việc phức tạp trong một số tình huốngnhưng cần có sự chỉ dẫn; b. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về hoạt động của nghề; áp dụng được một số kiến thức chuyên môn và có khả năng đưa ra được một số giải pháp để giải quyết vấn đề thông thường trong công việc; c. Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; có khả năng làm việc theo nhóm, trong một số trường hợp có thể làm việc độc lập và chịu phần lớn trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình. Bậc 3 Công việc kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng/giám sát viên có tay nghề; trưởng nhóm. (Chứng chỉ 3) a.Có khả năng hoàn tất phần lớn các công việc của nghề có tính phức tạp, công việc có sự lựa chọn khác nhau và có khả năng làm việc độc lập mà không cần có sự chỉ dẫn; b. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về lý thuyết cơ sở, kiến thức chuyên môn của nghề; áp dụng được các kiến thức chuyên môn và có khả năng nhận biết để vận dụng các kiến thức để xử lý, giải quyết các vấn đề thông thường trong các tình huống khác nhau; c. Có khả năng nhận biết, phân tích và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm. Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 16
  17. Bậc 4 Các vị trí quản lý trực tiếp/ kỹ thuật viên có tay nghề. (Văn bằng 4) a. Làm được các công việc của nghề với mức độ phức tạp nhất, thành thạo và làm việc độc lập, tự chủ cao; b. Hiểu biết rộng về lý thuyết cơ sở và sâu về kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực của nghề; có kỹ năng phân tích, chẩn đoán, thiết kế, suy xét để giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong phạm vi rộng; c. Biết phân tích, đánh giá thông tin và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; có khả năng quản lý, điều hành được tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm. Bậc 5 Quản lý tầm trung. (Văn bằng 5) a. Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách thành thạo, độc lập và tự chủ; b. Hiểu biết rộng về lý thuyết căn bản và có kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau; nắm được các kỹ năng phân tích, phỏng đoán, thiết kế và sáng tạo khi giải quyết vấn đề về kỹ thuật và quản lý; c. Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến của mình; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của tổ, nhóm theo tiêu chuẩn quy định và các thông số kỹ thuật. Để đánh giá hiệu quả lao động của từng vị trí công việc, các câu hỏi được thiết kế dựa trên bảng mô tả chi tiết của các đơn vị năng lực này được trình bày trong bảng dưới đây theo Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS. Bảng 4: Các đơn vị năng lực VTOS Đơn vị năng lực Mô tả Đơn vị năng lực Các năng lực cụ thể cho từng vai trò hay vị trí công việc trong ngành du lịch chuyên ngành (kỹ và bao gồm các kỹ năng và kiến thức (cách làm) cụ thể để thực hiện có thuật/ chuyên môn) hiệu quả (như trong dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch…). Đơn vị năng lực Các kỹ năng cơ bản hầu hết nhân viên cần có (ví dụ như làm việc nhóm, kỹ cơ bản (phổ biến) năng ngôn ngữ và công nghệ thông tin). Những năng lực này là cần thiết đối với bất cứ ai để có thể làm việc thuần thục. Đơn vị năng lực Những kỹ năng chung cho một nhóm các công việc. Các năng lực này chung (có liên thường bao gồm các năng lực công việc chung bắt buộc cho một số các quan chuyên môn) ngành nghề (ví dụ như y tế và an toàn), cũng như các năng lực cụ thể thường áp dụng cho một số các ngành nghề (ví dụ như kết thúc ca làm việc). Đơn vị năng lực Các năng lực chung cho các vị trí trong một đơn vị có liên quan tới quản lý, quản lý giám sát hay có ảnh hưởng nhất định tới công việc của người khác. Năng lực này có thể là cụ thể cho từng vị trí công việc (như Giám sát bộ phận Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 17
  18. buồng) hay chung cho tất cả các vị trí quản lý/giám sát (mua hàng hóa hay dịch vụ…) Đơn vị năng lực Những kỹ năng cụ thể cần thiết cho việc vận hành và quản lý tại đơn vị du lịch có trách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm hướng tới phát triển du lịch nhiệm bền vững, hoạt động du lịch có trách nhiệm và xây dựng các sản phẩm du lịch có trách nhiệm. 3.1.3 Nhu cầu đào tạo Theo kết quả từ “Đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013” của Dự án EU, nhu cầu đào tạo các kỹ năng trong tương lai được chỉ ra đối với hai lĩnh vực nghề chính là lưu trú và lữ hành là tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo nghề. Kỹ năng trình Kỹ năng phục vụ bày khách hàng 2% 2% Hiểu được nhu cầu của Kỹ năng khác khách hàng 2% Kỹ năng giao tiếp 12% 24% Kỹ năng phục vụ khách hàng 3% Kỹ năng xử lý tình huống 3% Ngoại ngữ 22% Kinh nghiệp thực tế 7% Kỹ năng bán thêm sản Kỹ năng làm việc Kỹ năng mềm phẩm 3% nhóm 8% 9% Thái độ làm việc 3% Hình 7. Nhu cầu đào tạo kỹ năng nghề cho lao động trong lĩnh vực lưu trú Đối với lĩnh vựu lưu trú, các kỹ năng có nhu cầu đào tạo nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp (24%), ngoại ngữ (22%), kỹ năng làm việc theo nhóm (9%), kỹ năng mềm (8%) và kinh nghiệm thực tế (7%). Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 18
  19. Kỹ năng khác 19% Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp 20% 3% Kinh nghiệm thực tế 3% Kỹ năng nghe 3% Kỹ năng làm việc nhóm 14% Kỹ năng sống 3% Kỹ năng làm việc độc lập 3% Kỹ năng xử lý tình Kỹ năng tin học 2% huống 8% Hiểu biết về xã hội, địa lý và văn hóa 5% Ngoại ngữ Kỹ năng thương Kỹ năng mềm 6% mại điện tử 5% 6% Hình 8. Nhu cầu đào tạo kỹ năng nghề cho lao động trong lĩnh vực Lữ hành Đối với lĩnh vực lữ hành, các kỹ năng có nhu cầu đào tạo nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp (20%), kỹ năng làm việc theo nhóm (14%), kỹ năng xử lý tình huống (8%) kỹ năng mềm (6%) và ngoại ngữ (6%). 3.2 Phân tích lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - Tp Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang 3.2.1 Thông tin về cơ sở lưu trú du lịch trong khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Bảng 5. Số cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 Làng DL Nhà Chưa Homestay Tỉnh/ TP (2 và 3 nghỉ 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao Đã xếp xếp Tổng cộng đạt chuẩn sao) DL hạng hạng Kiên 154 68 30 3 6 0 261 80 341 Giang Cần Thơ 6 1 47 25 7 4 0 90 91 181 An Giang 16 14 6 3 1 0 44 0 44 Tổng 22 1 154 129 61 13 11 0 395 171 566 cộng Nguồn: Vụ Khách sạn - TCDL Bảng 6. Số buồng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014 Số Homesta Làng DL buồng Nhà Tỉnh/ TP y đạt (2 và 3 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao Đã xếp chưa Cộng chuẩn nghỉ DL sao) hạng xếp hạng Kiên Giang 1790 1790 1396 216 529 0 5721 1517 7238 Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 19
  20. Cần Thơ 43 41 969 928 472 388 0 2871 2309 5180 An Giang 16 394 324 183 92 0 1097 0 1097 Tổng cộng 59 41 1790 3153 2648 871 1009 0 9689 3826 13515 Nguồn: Vụ Khách sạn - TCDL Bảng 7. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 Khách sạn 3 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 5 sao Tỉnh CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng Cần Thơ 8 447 5 474 0 0 An Giang 5 289 1 92 0 0 Kiên Giang 3 216 7 650 2 871 Tổng cộng 16 952 13 1216 2 871 Nguồn: Vụ Khách sạn - TCDL Bảng 8: Dự báo nhu cầu khách sạn Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến 2030 (buồng) Tỉnh, thành phố 2020 2025 2030 Cần Thơ 6.800 8.700 10.200 Kiên Giang 7.100 9.000 10.600 An Giang 3.800 4.900 5.900 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch Vì số lượng khách sạn từ 3 đến 5 sao trong khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thấp so với tổng số cơ sở lưu trú, do vậy điều tra này đã áp dựng với các khách sạn từ 2 sao. Mặc dù số lượng khách sạn từ 2 đến 5 sao trong khu vực chỉ chiếm khoảng 22% trong tổng số CSLTDL, nhưng số lượng lao động trong các khách sạn này đóng vai trò quan trọng trong lao động có tay nghề du lịch, ảnh hướng rất lớn đến chất lượng dịch vụ lưu trú của khu vực. Trong số 81 khách sạn tham gia vào nghiên cứu này, phần lớn các khách sạn (trên 80%) thuộc sở hữu độc lập. Gần hai phần ba (66%) trong tổng số khách sạn là khách sạn hai sao, khoảng một phần ba là khách sạn ba sao và bốn sao (18% và 15%), và chỉ có duy nhất một khách sạn năm sao. Trong khi các loại phòng Tiêu chuẩn, Superior hay Deluxe chiếm tỷ lệ tương đối đồng đều, phòng Suite chỉ chiếm 6%. Công suất sử dụng phòng trung bình trong 5 năm qua là từ 57% đến 60%, cho thấy đa số khách sạn chỉ hoạt động với công suất ở mức thấp. Nghiên cứu khảo sát Lực lượng lao động du lịch khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 2015 T r a n g | 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2