intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo ngành luật

Chia sẻ: Lê Cao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

179
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 4/7/2007, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã thực hiện ký hợp đồng ủy thác số 01/VM – BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong đó quy định việc: - CTCP xuất nhập khẩu y tế Việt Nam sẽ làm thủ tục nhập khẩu và nhận được 35.000.000 đồng;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo ngành luật

  1. I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN Ngày 1/10/2008, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam gửi TAND tỉnh Thanh Hóa với các nội dung như sau: 1. Người khởi kiện: - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam. - Người đại diện hợp pháp: bà Nguyễn Thị Tô Lịch – phó Tổng giám đốc theo giấy ủy quyền số 205/UQ – VIME ngày 30/09/2008 của Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam – Nguyễn Quý Trọng. - Địa chỉ: 138 Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. 2. Người bị kiện: - Chi cục kiểm tra sau thông quan, thuộc Cục Hải quan Thanh Hóa. - Địa chỉ: số 21 Phan Chu Trinh, tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 3. Người làm chứng: - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa - Địa chỉ: Số 181 Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Ngày 4/7/2007, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã thực hiện ký hợp đồng ủy thác số 01/VM – BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong đó quy định việc: CTCP xuất nhập khẩu y tế Việt Nam sẽ làm thủ tục nhập khẩu và - nhận được 35.000.000 đồng;
  2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa có nghĩa vụ cung cấp tài liệu - chứng từ và nộp thuế. Trước khi làm thủ tục hải quan Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã có công văn đề nghị Hải quan Thanh Hóa hướng dẫn kê khai danh mục hàng hóa và kê khai thuế. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam cũng đã thực hiện khai báo làm thủ tục nhập khẩu lô hàng dựa trên các chứng từ tài liệu do bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cung cấp. Công ty cũng đã được Chi cục Hải quan cảng Thanh Hóa tạo thuận lợi giúp đỡ, khai hồ sơ dưới hình thức hàng hóa được miễn thuế tạo tài sản cố định và lô hàng đã được nhập khẩu đưa về lắp đặt cho Bệnh viện. Tuy nhiên đến ngày 02/10/2007 Chi cục Kiểm tra thông quan Hải quan Thanh Hóa đã nhận thấy rằng lô hàng mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y t ế Việt Nam đã nhập khẩu không thuộc diện đối tượng được miễn thuế VAT và đã tiến hành tính thuế VAT đối với lô hàng trên, bên cạnh đó thực hiện thu thêm loại thuế này với số thuế phải nộp là 3.122.455.000 đồng. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nộp đủ số tiền trên. Tiếp sau đó, tới ngày 11/03/2008 Chi cục sau thông quan đã tiếp tục thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính số 01/BB – HC1 và ra Quyết định xử phạt số 34/QĐ – KTSTQ (20/03/2008) để thực hiện phạt Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam số tiền là 312.246.000 đồng (10% số thuế VAT đã khai thiếu). Sau khi nhận được quyết định trên, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam vẫn thực hiện nộp phạt đầy đủ theo quy định, và sau đó Công ty đã thực hiện khiếu nại về việc phạt vi phạm trên theo quy định của pháp luật. Ngày 28/05/2008, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã gửi Đơn khiếu nại lần thứ nhất tới Cục Hải Quan; UBND Tỉnh Thanh Hóa; Bệnh
  3. viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa để khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lô hàng thiết bị y tế từ nguồn tín dụng ưu đãi ODA Phần Lan. Ngày 04/7/2008 Chi cục kiểm tra sau thông quan đã có Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt trong lĩnh vực Hải quan số 01/QĐ-KTSTQ giải quyết như sau: giữ nguyên Quyết định xử phạt số 34/QĐ – KTSTQ, ngày 20/03/2008. Ngày 08/07/2008, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam tiếp tục có Đơn khiếu nại lần 2 số 0807/VM – KN gửi tới Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa để tiếp tục khiếu nại và được Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa ra quyết định số 462/QĐ-HQTH giải quyết như sau: giữ nguyên nội dung công văn đính chính số 134/HQTH – KTSTQ ngày 21/08/2008 và giữ nguyên các nội dung khác của Quyết định xử phạt số 34/QĐ – KTSTQ, ngày 20/03/2008 của Chi cục trưởng chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa. Sau khi nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng cục Hải quan Thanh Hóa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã không nhất trí với các quyết định giải quyết và cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại trực tiếp. Vì vậy, ngày 01/10/2008 công ty đã làm đơn khởi kiện gửi tới TAND tỉnh Thanh Hóa do bà Nguyễn Thị Tô Lịch ký đơn đ ề nghị Tòa án giải quyết những vấn đề sau: 1 - Hủy các quyết định xử phạt số 34/QĐ – KTSTQ ngày 20/03/2008 và quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 số 01/QĐ – KTSTQ ngày 04/07/2008 của Chi cục trưởng chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa, quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 số 462/QĐ – HQTH ngày 11/09/2008 của Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa; 2 - Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa trả lại số tiền mà Công ty đã nộp phạt và lãi suất theo quy định của Ngân hàng;
  4. 3 - Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa bồi thường thiệt hại do chi phí thuê luật sư tư vấn, chi phí đi lại để giải quyết vụ việc. 4 - Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: yêu cầu cục Hải quan Thanh Hóa chưa đưa vụ việc của đơn vị lên hệ thống quản lý rủi ro để Công ty chưa bị xếp vào loại Doanh nghiệp vi phạm và không được hưởng quyền ân hạn về thuế theo quy định của pháp luật về hải quan. Ngày 13/02/2009, Tòa án nhân dân Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định đ ưa vụ án ra xét xử số 01/HCST – QĐXX đối với vụ án.
  5. II. DỰ KIẾN NỘI DUNG XÉT HỎI Hỏi người khởi kiện 1. Công ty ký hợp đồng ủy thác với Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa với - nội dung gì? Trong Hợp đồng ủy thác đó có quy định nghĩa vụ pahir nộp thuế thuộc về - phía Công ty không? Công ty tự kê khai thuế hay kê khai theo sự hướng dẫn của cán bộ Hải - Quan? Cán bộ Hải quan có xác nhận là số hàng hóa nhập khẩu thuộc hàng miễn - thuế không? Công ty đã thực hiện nộp phạt theo quyết định 34/QĐ-KTSTQ chưa? Số - tiền nộp phạt là bao nhiêu? Hỏi đại diện của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 2. Theo quy định của Hợp đồng thì Bệnh viện có nghĩa vụ nộp thuế có đúng - không? Theo quy định của hợp đồng thì mọi trách nhiệm liên quan đến lô hàng là - do Bệnh viện chịu hay Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế chịu? Bệnh viện có thực hiện gửi công văn tới cục Hải Quan Thanh Hóa không? - Nội dung của công văn là gì? - Cục Hải quan có thực hiện trả lời cho nội dung trong công văn của Bệnh - viện không? Nội dung trả lời là gì? Bệnh viện có thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Cục hải quan hay - không? Hỏi đại diện Chi cục Hải quan Thanh Hóa (Chi cục trưởng) 3. Quyết định 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/03/2008 do ông ban hành có đúng - không?
  6. Ông có biết theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền của ông được xử - phạt vi phạm hành chính trong phạm vi bao nhiêu tiền không? Ông đã ban hành công văn 134/HQTH – KTSTQ ngày 21/08/2008 để đính - chính một số nội dung của Quyết định 34/QĐ – KTSTQ ngày 20/03/2008 đúng không? Công ty cổ phần xuất nhập khẩu có thực hiện các chế tài xử phạt do Chi - cục quy định hay không? III. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO NGUYÊN ĐƠN Kính thưa Hội đồng xét xử! Thưa các vị Luật sư đồng nghiệp và mọi người có mặt tại phiên tòa xét xử ngày hôm nay. Tôi là Luật sư Lê Cao - là Luật sư thuộc Công ty Luật Đại Việt thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Theo yêu cầu của thân chủ tôi là Công ty c ổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam – người khởi kiện trong vụ án hành chính đồng thời cũng được sự đồng ý của Tòa án, ngày hôm nay tôi có mặt tại Phiên tòa này để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tôi là người khởi kiện trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính này. Sau khi theo dõi diễn biến và các phần tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin đưa ra bản bảo vệ cho thân chủ của tôi như sau: Quan điểm giải quyết chung cho các yêu cầu: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam không có lỗi trong kê khai thuế và không thuộc đối tượng bị xử phạt theo quy định của QĐ 34 với các căn cứ sau:
  7. Theo quy định của Điều 2.2 – Hợp đồng ủy thác thì “ Bên A (Bệnh - viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa) có trách nhiệm cung cấp cho Bên B (Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam) đầy đủ giấy tờ liên quan để Bên B đi giao nhận hàng và chịu trách nhiệm pháp lý về những giấy tờ trên ”; “Chuẩn bị nơi để hàng, xếp dỡ và lắp đặt hàng hóa được giao” . Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam chỉ làm khâu ủy thác giao nhận, vận chuyển hàng hóa từ cảng đến Bệnh viện”. Tiếp sau đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã gửi 2 công văn - số 121/BV – KH về việc cam kết sử dụng hàng hóa Dự án ODA Phần Lan ngày 18/05/2007 (BL 08) và công văn số 101/ BV – KH về việc hướng dẫn thực hiện việc kê khai danh mục hàng hóa và thuế - Dự án ODA Phần Lan ngày 01/05/2007 (BL 09) tới Cục Hải quan Thanh Hóa. Như vậy, căn cứ vào nội dung của Hợp đồng và các công văn trên thực tế Bệnh viện đã gửi Cục Hải quan Thanh Hóa, có thể thấy rằng chủ thể chịu trách nhiệm nộp thuế cho lô hành nhập khẩu này là Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam không phải là đối tượng chịu thuế VAT của lô hàng. Bệnh viện đã nộp toàn bộ số thuế là 3.122.455.000 đồng vào tài + khoản của Cục Hải quan Thanh Hóa tại kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo quyết định truy thu số 852 (BL 13), 853 (BL 12), 854 (BL 16), 855 (BL 15), 856 (BL 14) của CHQTH ngày 13/11/2007. Theo quy định của Khoản 4 điều 9 Nghị định 97/NĐ – CP quy định: + “Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn: ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu”. Theo
  8. quy định này thì Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa sẽ là chủ thể trực tiếp có nghĩa vụ nộp các loại thuế và trên thực tế Bệnh viện đã thực hiện việc nộp thuế Việc khai tờ khai Hải quan để làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu + Chi cục hải quan cảng Thanh Hóa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam không tự mình kê khai mà kê khai theo sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ Chi cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa. Theo công văn số 121/BV-KH cam kết nhập khẩu thiết bị nhằm + tạo tài sản cố định của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa do cục Hải quan Thanh Hóa hướng dẫn Bệnh viện và trực tiếp cấp phiếu theo dõi trừ lùi thì danh mục hàng hóa máy móc thiết bị tạo tài sản cố định là hàng hóa được miễn thuế VAT do cục Hải quan Thanh Hóa cấp ngày 22/05/2007. Sau khi nhận được các công văn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa về việc nhập khẩu lô hàng (thông qua sự ủy thác cho Công ty cổ phần xuất nhaaph khẩu y tế Việt Nam), Cục Hải quan cửa khẩu cảng Thanh Hóa cũng đã có các văn bản hướng dẫn, giám sát Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam kê khai, áp mã, kiểm tra và chấp thuận rằng lô hàng nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa đ ược miễn thuế VAT “Hàng miễn thuế theo TT 113/2005/TT – BTC ngày 15/12/2005 và căn cứ TT 32/2007/TT – BTC ngày 04/09/2007 hàng không chịu thuế GTGT” chứ không phải công ty tự xác định và tự kê khai, mà Công ty hoàn toàn dựa vào sự chỉ dẫn của Cục hải quan Tỉnh Thanh Hóa. Chính bởi vậy, Công ty không vi phạm quy định tại Điều 1 khoản 1 Nghị định 97/2007/NĐ – CP ngày 07/06/2007: “quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan và vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là lĩnh vực hải quan) mà không phải là tội phạm; xử lý vi phạm đối với cơ quan hải quan và công chức hải quan”.
  9. Từ những căn cứ trên, tôi đề nghị Tòa án xem xét tuyên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam không có lỗi trong việc kê khai thuế mà lỗi này do sự chỉ dẫn sai và xác nhận sai của Cục hải quan tỉnh Thanh Hóa Quan điểm giải quyết yêu cầu thứ nhất : Hủy Quyết định 34 và các quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 và lần 2 của Cục trưởng Cục hải quan Thanh Hóa. Xét nội dung quyết định xử phạt số 34/QĐ – KTSTQ ngày - 20/03/2008 của chi cục trưởng Kiểm tra sau thông quan là sai với quy đ ịnh của pháp luật. Phần căn cứ pháp lý để ra quyết định xử phạt là sai với quy định của pháp luật, vì trong phần căn cứ của quyết định: “Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 97/2007/NĐ – CP…” để xác định hành vi vi phạm và xác định mức xử phạt là không đúng với nội dung của Nghị định. Nội dung của điều 4 Nghị định 97/2007/NĐ – CP ngày 07/06/2007 quy đinh về các tình tiết tăng nặng, như vậy là hoàn toàn sai về nội dung và bản chất của quyết định xử phạt. Hơn nữa, Nghị định 97/2007/NĐ – CP được ban hành ngày - 07/06/2007 chứ không phải là ngày 06/07/2007 như Quyết định 34/QĐ – KTSTQ đã nêu ra tại phần căn cứ. Quyết định còn nêu sai mã số thuế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là 0100108307; trong khi đó mã số thuế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam là 01001083. Quyết định 34/QĐ – KTSTQ còn sai về thẩm quyền. Người ra - quyết định xử phạt là Chi cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông quan với số tiền phạt lên tới 312.246.000 VND (ba trăm mười hai triệu hai trăm bốn sáu nghìn Việt Nam đồng). Trong khi đó, theo quy định tại khoản 3 điều 34 pháp lệnh xử
  10. phạt vi phạm hành chính quy định: Chi cục trưởng chi cục hải quan chỉ được phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Sau khi ban hành QĐ 34 và nhận thấy Quyết định có nhiều sai - phạm về mặt nội dung và trình tự ban hành, thẩm quyền thì ngày 21/08/2008 Chi cục trưởng chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa đã có công văn số 134/HQTH – KTSTQ đính chính quyết định số 34/QĐ – KTSTQ ngày 20/03/2008. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì Chi cục trưởng chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa phải thực hiện ban hành một Quyết định khác thay thế quyết định 34 nhưng lại ban hành quyết định 134 đính chính nội dung quyết định 34 là sai. Vì vậy, căn cứ vào Luật quản lý thuế và pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, thay mặt cho thân chủ tôi, kính đề nghị Qúy Tòa xem xét và đ ưa ra Quy ết định hủy Quyết định 34 và các quyết định giải quyết khiếu nại khác. Quan điểm giải quyết yêu cầu thứ hai: Yêu cầu cục Hải quan Thanh Hóa trả lại số tiền mà Công ty xuất nhập khẩu y tế đã nộp phạt theo Quyết định 34 và tính lãi suất theo quy định của ngân hàng. Theo những quan điểm trên của Tôi thì Công ty không có lỗi và không là đối tượng bị phạt vi phạm theo Quyết định 34. Tuy nhiên, sau khi có quy ết đ ịnh 34, thân chủ chúng tôi vẫn thực hiện nộp phạt theo nội dung quy định trong Quyết định với số tiền là 312.246.000 đồng. Vì vậy, thay mặt cho thân chủ tôi, kính mong Qúy Tòa xem xét và đưa ra quyết định buộc Cục hải quan hoàn trả lại cho thân chủ tôi cả gốc và lãi số tiền thân chủ tôi đã nộp phạt.
  11. Quan điểm giải quyết yêu cầu thứ ba: Cục Hải quan Thanh Hóa bồi thường thiệt hại cho thân chủ tôi các chi phí thuê Luật sư và chi phí đi lại. Theo quy định của pháp lệnh giải quyết các thủ tục hành chính và trên thực tế các khaonr chi phí, tôi đề nghị quý Tòa xem xét giải quy ết yêu cầu b ồi thường các khoản chi phí phát sinh từ việc khiếu kiện gây ra cho thân chủ tôi trên thực tế. Quan điểm giải quyết yêu cầu thứ tư: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là yêu cầu Cục hải quan Thanh Hóa không đưa vụ việc của đơn vị lên hệ thống rủi ro để công ty không bị xếp vào doanh nghiệp vi phạm và không được hưởng quyền ân hạn về thuế theo quy định của pháp luật hải quan. Từ những cơ sở và phân tích trên đây của Tôi, đại diện cho thân chủ mình, tôi kính đề nghị Qúy tòa xem xét và ra Quyết định hủy Quy ết đ ịnh số 34/QĐ – KTSTQ ngày 20/03/2008 và trả lại số tiền 312.246.000 đồng mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã nộp phạt cộng với lãi suất theo Ngân hàng; bồi thường các khoản chi phí thực tế đồng thời áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu cục hải quan Thanh Hóa chưa đưa vụ việc của đơn vị lên hệ thống quản lý rủi ro. Cảm ơn Qúy Tòa và mọi người đã lắng nghe, theo dõi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Luật sư Lê Cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2