intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu: Điều tra,kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông - MS 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

98
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hạt lúa có thể bị nứt hoặc nứt tế vi từng phần ngay trên đồng lúa do thời điểm/ tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc xay xát chưa thích hợp. Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp cận tổng hợp giữa nông dân, chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu: Điều tra,kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông - MS 1

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Báo cáo tiến độ dự án CARD 026/05VIE Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Mêkông của Việt Nam MS 12 XÁC NHẬN CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH, SẤY VÀ XAY XÁT CẢI TIẾN • Lợi ích của việc thực hiện các phương pháp thu hoạch và phơi sấy tối ưu và cải thiện hiệu quả của các nhà máy xay xát (Kết quả 31. và 3.2) THÁNG 07- 2009 1
  2. ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MỤC LỤC 1.  Thông tin về cơ quan hợp tác ___________________________________________ 1  2.  Tóm tắt đề án ________________________________________________________ 2  3.  Tóm tắt công tác điều hành_____________________________________________ 2  4.  Minh chứng lợi ích của thu hoạch đúng: __________________________________ 3  5.  Minh chứng lợi ích sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy tầng sôi:________ 4  6.  Các thí nghiệm xay xát minh chứng lợi ích của xay xát cối rulô so với cối đá____ 5  7.  Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dự án _____________________________ 6  7.1  Thời điểm thu hoạch______________________________________________________ 7  7.2  Phương pháp thu hoạch ___________________________________________________ 7  7.3  Phơi sấy lúa _____________________________________________________________ 7  7.4  Công tác huấn luyện và khuyến nông________________________________________ 8  7.5  Hợp tác xã ______________________________________________________________ 9  7.6  Tác động của dự án đối với tiểu nông hộ _____________________________________ 9  8.  Công tác huấn luyện _________________________________________________ 10  8.1  Huấn luyện nông hộ _____________________________________________________ 10  8.2  Các chuyến học tập tham quan cho nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ ____________ 14  8.3  Hoạt động trình diễn ____________________________________________________ 15  8.4  Lắp đặt cối xát và huấn luyện chủ xay/nhân viên điều hành máy xay xát _________ 17  9.  Lợi ích vật chất và tài chính ___________________________________________ 19  9.1  Dữ liệu tích hợp tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch của lúa gạo và các thông tin về việc sử dụng máy thu hoạch và máy sấy ______________________________________ 20  9.2  Đánh giá lợi nhuận thu được của khu vực HTX Tân Phát A ___________________ 23  9.3  Lợi nhuận từ việc áp dụng cơ giới hóa phương pháp thu hoạch: ________________ 23  9.4  Lợi nhuận từ việc cải thiện phương pháp sấy: _______________________________ 25  9.5  Tổng kết lợi nhuận đạt được của HTX Tân Phát A từ dự án ___________________ 27  9.6  Đánh giá tổng lợi nhuận cho một tỉnh hay ĐBSCL ___________________________ 30  10.  Kết luận____________________________________________________________ 31  11.  Phụ lục_____________________________________________________________ 32  2
  3. 1. Thông tin về cơ quan hợp tác Điều tra và kiểm soát sự nứt hạt lúa trên đồng ruộng Tên đề án và sau thu hoạch ở Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam Đại Học Nông Lâm TP.HCM Cơ quan Việt Nam TS Trương Vĩnh Lãnh đạo đề án Việt Nam Tổ chức phía Úc Đại Học Queensland GS Bhesh Bhandari Nhân sự phía Úc GS Shu Fukai Tháng tư 2006 Ngày bắt đầu Tháng ba 2009 Ngày hòan thành (nguyên bản) Tháng 10 2009 Ngày hòan thành (sửa lại) 6 tháng Định kì báo cáo Thông tin liên lạc Tại Úc: Chủ nhiệm đề án Tên: Bhesh Bhandari Điện thoại: +61733469192 Chức danh: Giáo Sư Fax:+61733651177 Email:b.bhandari@uq.edu.au Cơ quan: Đại học Queensland Tại Úc: Liên lạc hành chính Tên: Ông Kerry Johnston Điện thoại: +61 7 3365 7493 Chức danh: Nhân viên hỗ trợ Fax: +61 7 33658383 Email: k.johnston@research.uq.edu.au Cơ quan: Đại học Queensland Tại Việt Nam Điện thoại: 84-8-7242527 Tên: Trương Vĩnh Fax: 84-8-8960713 Chức vụ: Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học Email: tv@hcmuaf.edu.vn Cơ quan: Đại học Nông Lâm TP.HCM 1
  4. 2. Tóm tắt đề án Giảm thu hồi gạo nguyên do nứt hạt là một trong những vấn đề chính làm giảm thu nhập và sự sẵn có của mặt hàng thực phẩm chủ lực cho nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Hạt lúa có thể bị nứt hoặc nứt tế vi từng phần ngay trên đồng lúa do thời điểm/ tập quán thu hoạch không đúng, do các điều kiện sấy sau thu hoạch chưa phù hợp hoặc xay xát chưa thích hợp. Đề án này nhằm cải thiện chất lượng và giá trị lúa gạo nhờ sự tiếp cận tổng hợp giữa nông dân, chủ máy xay, người cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cơ quan nghiên cứu. Một trong những mục tiêu then chốt của đề án này là cải thiện kiến thức cho tiểu nông hộ bằng cách tổ chức hội thảo và thao diễn tại các hợp tác xã và nông dân trong vùng để họ quan sát việc thu hoạch và kỹ thuật xử lý hạt nhằm hoàn thiện chất lượng hạt. Các hoạt động tương tự tổ chức cho chủ nhà máy xay nhỏ để khuyến cáo họ lắp đặt các máy sấy hay để cung cấp cho họ kiến thức kỹ thuật về chế độ sấy tối ưu thực tế. Một mục tiêu khác của đề án là cải thiện năng lực cán bộ khuyến nông bằng cách cung cấp các thông tin cập nhật. Lý thuyết sấy hạt tiên tiến sẽ cải thiện thiết kế máy sấy tương lai. Các tổ chức giáo dục có liên quan trong đề án sẽ cùng nhau làm việc để nâng cao năng lực cán bộ Đại Học Nông Lâm TP.HCM. 3. Tóm tắt công tác điều hành Báo cáo này xác nhận giá trị của các phương pháp thu hoạch, phơi sấy và xay xát cải tiến từ khi bắt đầu dự án vào năm 2006. Sản phẩm giao nộp của dự án là các hoạt động thao diễn hợp tác xã cụ thể hóa các lợi ích vật chất và tài chính của công tác thực hiện các phương pháp thu hoạch, phơi sấy tối ưu và cải thiện hiệu quả của các nhà máy xay xát theo kết quả 3.1 và 3.2 đã thể hiện trong kế hoạch ban đầu. Trong ba năm qua, đề án này đã thực hiện các hoạt động phong phú để cải tiến phương pháp thu hoạch, phơi sấy và xay xát bằng cả hai biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho tiểu nông hộ và thao diễn các phương pháp thực hiện thu hoạch, sấy và xay xát cải tiến. Bước đầu tiên là thực hiện thu thập dữ liệu tổn thất xay xát ở nhiều nhà máy và các khảo sát nhanh. Sau đó thực hiện các thí nghiệm để trắc nghiệm các giả thuyết về nứt gãy gạo trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch cũng như nghiên cứu thời gian thu hoạch, phương pháp thu hoạch, các điều kiện sấy lúa tối ưu và hiệu quả xay xát. Các số liệu thu thập có hệ thống này và kết quả nghiên cứu được trình bày ở dạng tài liệu khuyến nông và tờ rơi phân phát cho các bên liên quan, đặc biệt là tiểu nông hộ thông qua các hội thảo huấn luyện và tham quan tập huấn. Cho đến nay (kể từ khi dự án hoạt động) đã có 2312 nông hộ và 300 cán bộ khuyến nông tham gia các khóa huấn luyện. Các buổi thao diễn được thực hiện trên cơ sở các thiết bị được chương trình CARD hỗ trợ như máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp và các máy sấy. Theo kết quả điều tra nông hộ thực hiện trong tháng 03 năm 2009, phương pháp tiếp cận tích hợp đã thực hiện trong dự án này đã nâng cao nhận thức tập quán canh tác của tiểu nông hộ. 2
  5. Dự án cũng thu thập số liệu tổn thất xay xát của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang trong năm 2007. Nhằm đánh giá hiệu quả xay xát hiện tại và khảo sát phương pháp tiếp cận mới để đạt hiệu quả xay xát tốt hơn, dự án đã thực hiện hai thí nghiệm xay xát tại ĐH Cần Thơ (tháng 08 năm 2008) và tại tỉnh Kiên Giang (tháng 03 năm 2009). Tổ chức thành công hội thảo xay xát tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, nhà cung cấp dịch vụ, chủ máy xay, cán bộ khuyến nông và nông hộ về kỹ thuật xay xát. Trên cơ sở các ước tính các lợi nhuận vật chất và tài chính đạt được của dự án, HTX Tân Phát A sẽ làm lợi được 50.326 USD mỗi năm từ các cải tiến tập quán thu hoạch và sấy lúa mà không cần phải lắp đặt thêm trang thiết bị. Nếu tính thêm lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ, hợp tác xã làm lợi 125.826 USD mỗi năm. Trong trường hợp ĐBSCL áp dụng hệ thống cải tiến trong sản xuất lúa gạo, ví dụ thu hoạch đúng, gặt bằng máy, sấy lúa đúng kỹ thuật, xay xát cải tiến, ĐBSCL có thể giảm 13% tổng tổn thất trong và sau thu hoạch và tiết kiệm được 190 triệu USD mỗi năm. 4. Minh chứng lợi ích của thu hoạch đúng: Thu hoạch đúng thời hạn chiếm vị trí quan trọng trong việc kiểm soát sự nứt gãy hạt gạo. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm sẽ làm giảm giá trị và thu nhập của nông hộ. Các thí nghiệm trên đồng được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch xung quanh thời điểm chín sinh lý của hạt đến độ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của 7 giống gạo phổ biến (OM1490, OM2718, OM2517, OM4498, AG24, IR50404 và Jasmine) tại 3 địa điểm khác nhau trong 2 năm canh tác (2006-2008) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là Trung tâm giống An Giang, HTX Tân Phát A-Kiên Giang và HTX Tân Thới 1-Cần Thơ. Kết quả cho thấy thời gian thu hoạch và giống gạo rất ảnh hưởng đến độ nứt gãy gạo. Xu hướng chung là tỉ lệ hạt nứt tăng khi thời gian thu hoạch trễ hạn so với ngày chín sinh lý dự tính. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cũng theo xu hướng trên khi thu hoạch trễ. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm trung bình 11.3% và lên đến 50% nếu bị thu hoạch trễ từ 4-6 ngày. Xu hướng này như nhau đối với cả mùa khô và mùa mưa. Tỉ lệ gạo gãy giữa các giống gạo chênh lệch nhiều (0.9 đến 60.5%) vào ngày thứ 6 sau ngày chín sinh lý cho thấy có thể lựa chọn giống gạo phù hợp để canh tác nhằm giảm thiểu mức độ gãy hạt do thu hoạch trễ hạn gây ra. Báo cáo chi tiết ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch lên tỉ lệ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được trình bày trong Phụ lục 1. Thu hoạch gạo sớm hạn vài ngày (trước ngày chín sinh lý) tốt hơn thu hoạch trễ hạn từ 4 đến 6 ngày vì thu hoạch trễ hạn làm cho hạt gạo dễ bị nứt gãy. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn ngay cả trong trường hợp thu hoạch bằng tay như nghiên cứu này vì thời điểm thu hoạch bị kéo dài do không có máy gặt hoặc thiếu nhân công. Do đó, việc sử dụng các phương pháp thu hoạch phù hợp như máy gặt đập liên hợp để hạn chế thu hoạch trễ hạn là cần thiết. Ngoài việc hạn chế tác động thất thoát hạt do thu hoạch trễ hạn, cơ khí hóa khâu thu hoạch có thể làm giảm 1.5% tổn thất hạt do không tuốt lúa sau khi thu hoạch bằng máy. 3
  6. 5. Minh chứng lợi ích sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy tầng sôi: Sấy lúa trở thành vấn đề ở ĐBSCL từ những năm 1980 khi tăng thêm vụ lúa thu hoạch trong mùa mưa. Sấy lúa không những giảm thất thoát hạt do hư hỏng và lúa mọc mầm gây ra mà còn là một cơ hội can thiệp quan trọng để giảm thiểu hiện tương nứt hạt gạo sau khi sấy và giai đoạn xay xát sau đó. Các hoạt động của dự án đã thực hiện các thí nghiệm sấy ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và thực tế để cải thiện hiệu quả sấy và tuyên truyền ứng dụng sấy lúa sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang và máy sấy tầng sôi. Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang với trọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả hai máy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió là giảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấy là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay không có đảo gió đều tốt hơn phơi nắng xét trên phương diện làm giảm nứt hạt. Tuy nhiên, khi so với đối chứng là mẫu sấy bóng râm, sấy cơ học (có hay không có đảo gió) làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tăng nứt; yếu tố ảnh hưởng chưa cụ thể có thể là do tốc độ sấy. Hiện tượng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm không nhất quán, thấp hơn hoặc cao hơn một ít trong mỗi cặp thí nghiệm giữa đảo gió và không đảo gió; kết quả này không như dự đoán với số liệu sai biệt ẩm độ cuối đã đo đạc. Thí nghiệm trên máy sấy 4 tấn ở Long An có trang bị bộ thu phụ năng lượng mặt trời cho chất lượng hạt tốt và minh chứng tính kinh tế cao. Thời gian sấy thực tế sử dụng máy sấy tĩnh là từ 8-10 giờ đối với lúa ướt nếu nông hộ muốn giảm hàm ẩm của hạt xuống mức ẩm bảo quản (14% cơ sở ướt) Do đó, trong trường hợp nông hộ cần giảm ẩm hạt cấp tốc trong mùa mưa đến khoảng 15-16%, có thể sử dụng máy sấy tầng sôi như một máy sấy gọn. Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM để xác định các điều kiện sấy tối ưu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên với máy sấy tầng sôi ở nhiệt độ sấy cao. Nhiệt độ sấy và thời gian sấy ở giai đoạn 1 của thí nghiệm RSM (75-87oC và 2.5 phút) đạt hiệu quả về tốc độ sấy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Ở điều kiện tối ưu, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tương đương với mẫu đối chứng. Tuy nhiên, các thí nghiệm đánh giá cảm quan cho thấy độ trắng của mẫu tối ưu thấp hơn mẫu đối chứng, do đó làm giảm điểm cảm quan của mẫu tối ưu. Phụ lục 2 trình bày chi tiết phương pháp tiến hành và kết quả của thí nghiệm này. 4
  7. 6. Các thí nghiệm xay xát minh chứng lợi ích của xay xát cối rulô so với cối đá Hiện nay máy sấy chỉ có khả năng sấy cho khoảng 30% lượng lúa tươi của hệ thống sau thu hoạch ở ĐBSCL. Hầu hết nông hộ thường phơi lúa. Ngoài ra, thương lái trả giá lúa ẩm độ 14% và 17-18% không khác biệt lắm. Do đó, nông hộ thích phơi lúa đến ẩm độ cuối 17-18% dẫn đến tình trạng có một khối lượng lớn lúa ẩm độ cao (17-18%) cần được xay xát. Nhà máy xay vì vậy sử dụng cối đá để xay lúa có ẩm độ cao. Hệ thống này làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và cần được khảo sát. Đề án đã thực hiện hai thí nghiệm xay xát trên hai nhà máy có qui mô vừa và lớn (1 tấn/giờ và 7 tấn/giờ). Mục đích chính của các thí nghiệm xay xát là (i) đánh giá hiệu quả xay xát hiện tại và đề xuất cách tiếp cận mới để đạt được hiện quả xay xát tốt hơn; (ii) đề xuất phương án nâng cấp hệ thống xay xát hiện tại lên hệ thống tốt hơn với vốn đầu tư nhỏ; (iii) đề nghị một mô hình chuỗi quản lý gạo tích hợp từ thu hoạch đến xay xát nhằm giúp chất lượng gạo tốt hơn và tạo thu nhập cao hơn cho nông hộ. Thí nghiệm xay xát đầu tiên được thực hiện trên hệ thống xay xát 1 tấn (RS10P – SINCO) tại TP Cần Thơ. Mục đích của thí nghiệm này là xác định ảnh hưởng của ẩm độ lúa đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khi sử dụng cối cao su. Giống gạo thí nghiệm là OM1490 và so sánh giữa ba mức ẩm độ (14, 15 & 16%). Kết quả cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không khác biệt giữa gạo ẩm độ 14% và 15%. Tuy nhiên, khi độ ẩm của lúa 16%, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm đáng kể từ 46.7% xuống 37%. Chênh lệch này khá cao và cho thấy tầm quan trọng của độ ẩm lúa đối với hiệu quả xay xát. Kết quả thí nghiệm đã được trình bày trong báo cáo MS11. Thí nghiệm thứ hai thực hiện với hệ thống xay xát 7 tấn/giờ trên hai giống gạo (OM6561 và IR50404) ở hai mức ẩm (14% và 17-18%) sử dụng hai kỹ thuật xay xát, đó là cối đá và cối cao su. Hiện tại ở ĐBSCL 60% lượng lúa được xay bằng cối đá và 40% còn lại xay bằng cối cao su. Kỹ thuật cải tiến xay xát 0-30% lúa đối với cối đá và 70-100% lúa bằng cối cao su. Trong thí nghiệm này, hệ thống xay xát cải tiến xay 30% lúa bằng cối đá và 70% bằng cối cao su được gọi là xay cối cao su 70% cải tiến và ký hiệu là M70RD. Tương tự, hệ thống cải tiến xát 100% bằng cối cao su được ký hiệu là M100RD. Hệ thống xay xát truyền thống chỉ xát 30% lúa bằng cối cao su ký hiệu là M30RD. Thí nghiệm này thực hiện tại nhà máy Hùng Lợi, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trong thí nghiệm này đã thu được các kết quả sau: A. Thí nghiệm thứ nhất (tháng 03 năm 2009) 1) Đối với lúa có ẩm độ 17-18%, hệ thống M70RD cho hệ số thu hồi gạo có 15% tấm (được gọi là”gạo 15”) cao hơn 2.44% so với hệ thống M30RD. 2) Trong hệ thống M70RD, kết quả cho thấy tỉ lệ thu hồi của gạo 14.5% ẩm (gạo 15) cao hơn gạo ẩm 17-18% một tỉ lệ 3.25%. 5
  8. Kết quả trên chứng tỏ rằng hệ thống cải tiến M70RD áp dụng cho gạo 14% ẩm cải thiện tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. B. Thí nghiệm thứ hai (tháng 08 năm 2009) Kết quả thí nghiệm này được trình bày trong Bảng 1 sau đây. Bảng 1. Tổng tỉ lệ thu hồi và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Sản phẩm Số Gạo lức Gạo trắng Hệ thống 1 2 1 70 % CD + 30% CS (phơi nắng) (M30RD) 82,66% 40,71% 2 30 % CD + 70% CS (phơi nắng) (M70RD) 84,53% 35,89% 3 30 % CD + 70% CS (sấy máy) (M70RD) 86,43% 53,36% 4 70 % CD + 30% CS (sấy máy) (M30RD) 85,00% 49,28% CD: cối đá; CS: cối cao su Kết quả cho thấy: Đối với lúa phơi nắng (ẩm độ = 17%): Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 70% (M30RD) cao hơn tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 30% (40,71%-35,89%). Đối với lúa sấy (ẩm độ = 14-15%): Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 70% (M30RD) thấp hơn tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của cối đá 30% (49,28%-53,36%). Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của lúa sấy bằng máy cao hơn lúa phơi 13-14%. Do đó, bóc trấu sử dụng cối cao su chỉ cải thiện tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trong trường hợp lúa được sấy đúng ẩm độ 14-15%. Phụ lục 3 trình bày báo cáo kỹ thuật của những thí nghiệm xay xát này. 7. Kết quả khảo sát đánh giá tác động của dự án Điều tra nông hộ được thực hiện tại HTX Tân Phát, Tân Hiệp, Kiên Giang trong tháng 03 năm 2009. Mục đích của đợt khảo sát này là đánh giá tác động của chương trình CARD 026/VIE-05 kể từ khi dự án bắt đầu vào tháng 09 năm 2006. Bảng khảo sát thiết kế 31 câu hỏi xoay quanh các nội dung kiến thức, thái độ và phương pháp canh tác ở nhiều nội dung hoạt động khác nhau của dự án. Tổng số nông hộ tham gia khảo sát này là 162 trong mùa khô 2009 bao gồm cả những nông hộ đã tham gia khóa huấn luyện của CARD (41%, 66/162 người tham gia). Phương pháp điều tra là phỏng vấn 1-1. Kết quả khảo sát được trình bày sau đây: 6
  9. 7.1 Thời điểm thu hoạch Thời điểm thu hoạch là cơ hội can thiệp đầu tiên trên đồng để giảm thiểu tổn thất hạt sau thu hoạch. Các kết quả thí nghiệm của chương trình CARD trong các mùa vụ 2006-2008 cho thấy thu hoạch trễ 4-6 ngày sau thời điểm chín sinh lý của hạt (tùy vào từng giống gạo) sẽ làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên từ 9-50%. Trong tổng số 162 nông hộ tham gia khảo sát, 95.1% nông hộ ý thức được tác động tiêu cực của việc thu hoạch trễ so với thời gian thu hoạch khuyến cáo cho từng giống lúa. 49.35% nông hộ tham gia khảo sát nắm bắt được thông tin này qua các hoạt động của chương trình CARD phối hợp với Trung tâm khuyến nông địa phương bên cạnh sự chủ động tìm hiểu thông tin của nông hộ (Hình 1). Tuy ý thức được thu hoạch trễ gây ra tổn thất hạt nhưng có đến 45.34% nông hộ thu hoạch trễ với lý do phổ biến nhất là thiếu nhân công (65.82%) và thiếu máy gặt (25.32%). Điều đó cho thấy sự đầu tư về trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa công tác thu hoạch là hết sức cần thiết cùng với công tác tuyên truyền khuyến nông về ích lợi của thu hoạch lúa đúng thời điểm. 7.2 Phương pháp thu hoạch Hình 2 mô tả phần trăm nông hộ tham gia khảo sát sử dụng các phương pháp thu hoạch khác nhau trước khi chương trình CARD bắt đầu (năm 2006) và vào năm 2009. Cách đây 3 năm, tỉ lệ nông hộ gặt lúa bằng phương pháp thủ công rất cao (83.65%). Đến nay, số lượng nông hộ gặt thủ công đã giảm đáng kể khoảng 70%. Đa số các nông hộ tham gia khảo sát đều có kiến thức đúng đắn về phương pháp thu hoạch. Ví dụ có khoảng 80% nông hộ biết rằng công tác tuốt lúa cần được tiến hành ngay lập tức sau khi thu hoạch (80%). 7.3 Phơi sấy lúa Phơi sấy là cơ hội can thiệp rất quan trọng để tối thiểu hóa sự nứt gãy hạt gạo sau sấy và trong quá trình xay xát sau đó. Theo các thí nghiệm do chương trình CARD thực hiện, ước tính trung bình tổn thất do tập quán phơi đồng và phơi sân khoảng 8.7% trong vụ Đông-Xuân và có khả năng tổn thất trong mùa mưa sẽ cao hơn do thay đổi của thời tiết và mưa bão. Như trình bày trong Hình 3, thấy tỉ lệ nông hộ làm khô lúa bằng phơi tự nhiên giảm đáng kể (từ 79.50% năm 2006 xuống còn 39.75%) và số nông hộ sử dụng máy sấy tăng khoảng 40% (8.70% đến 47.83% trong vòng 3 năm 2006-2009). Hai nguyên nhân khiến 12% nông hộ không thể ứng dụng sấy cơ học là không có máy sấy và chi phí sấy cơ học còn cao. Mặc dù có trên 80% nông hộ ý thức được sấy lúa bằng máy tốt hơn phơi và giảm sự nứt gãy trong quá trình xay xát (92.50%) nhưng chỉ có 53% nông hộ biết rõ là áp dụng kỹ thuật sấy sẽ làm tăng chất lượng gạo khi xát. Số nông hộ còn lại cho rằng kỹ thuật sấy tốn năng lượng (21.12%) và có đến 26.09% nông hộ trả lời rằng không biết gì về kỹ thuật sấy. 63.3% nông hộ biết được thông tin về sấy lúa tốt hơn phơi là nhờ chương trình CARD và Trung tâm khuyến nông (Hình 4). 7
  10. Hình 1. Ba nguồn cung cấp kiến thức Hình 2. So sánh các phương pháp thu hoạch nông hộ thu hoạch của nông hộ tham gia khảo sử dụng năm 2006 và 2009. sát. Hình 3. Xu hướng phơi tự nhiên và sấy cơ Hình 4. Ba nguồn cung cấp kiến thức sấy học trong năm 2006 và 2009. cho nông hộ tham gia khảo sát. 7.4 Công tác huấn luyện và khuyến nông Trong 162 nông hộ tham gia khảo sát, tỉ lệ nông hộ đã từng tham gia các hoạt động huấn luyện trong khuôn khổ chương trình CARD là 41% (66 người). Tỉ lệ nông hộ đánh giá các buổi tập huấn là rất hữu ích và hữu ích rất cao (98.5%), chỉ có 1.52% nông hộ cho rằng đã biết những thông tin được cung cấp trong buổi tập huấn. Hình 5 so sánh giữa tỉ lệ nông hộ có tham dự tập huấn trong chương trình CARD (41%, 66/162 người) và số lượng nông hộ trong khảo sát này trả lời đúng các câu hỏi mang tính kiến thức về thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và sấy lúa (162 nông hộ bao gồm người có tham dự và không tham dự tập huấn do CARD tổ chức). Kết quả cho thấy tỉ lệ nông hộ tham gia khảo sát trả lời đúng kiến thức về thời điểm thu hoạch (95.1%), phương pháp thu hoạch (63%) và sấy lúa (80%) cao hơn tỉ lệ nông hộ đã tham dự tập huấn của CARD (41%). Như vậy nông hộ tham gia khảo sát mà không dự tập huấn của CARD đã có nguồn kiến thức khác. Điều này có thể giải thích một phần là nhờ vào hiệu ứng lan tỏa từ các buổi tập huấn trong cộng đồng nông hộ khá lớn khi có đến 54/66 nông hộ (91.5%) tham gia các hoạt động tập huấn của CARD đã thuật lại các thông tin thu nhận được cho những người láng 8
  11. giềng không tham gia tập huấn. Ngoài ra, nông hộ cũng rất chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức canh tác lúa. Các nông hộ cho rằng để tăng hiệu quả của buổi tập huấn cần kết hợp thuyết trình bài giảng và tham quan thực tế (54.5%) và mời các chuyên gia thuyết trình (31.8%). 7.5 Hợp tác xã Trong 162 nông hộ tham gia khảo sát, tỉ lệ nông hộ có tham gia Hợp tác xã là 83.2% (bao gồm cả HTX có lắp máy của CARD và HTX không có lắp máy của CARD). Hầu hết nông hộ đều cho rằng hợp tác xã vẫn là kênh cung cấp thông tin hiệu quả nhất về mặt tuyên truyền kiến thức nhà nông (86.25%), cung cấp thông tin và hỗ trợ sản xuất (73.5%). Tuy nhiên chỉ có 41.9% nông hộ nghĩ rằng sẽ sử dụng máy sấy và máy gặt đập do Hợp tác xã quản lý để làm giảm tổn thất và nâng cao giá trị lúa gạo. Lý do các nông hộ chuộng sử dụng máy sấy và máy gặt đập bên ngoài hợp tác xã không được khảo sát trong nghiên cứu này nhưng kết quả cho thấy cần nâng cao tính hiệu quả của các trang thiết bị phục vụ sản xuất do Hợp tác xã quản lý. 7.6 Tác động của dự án đối với tiểu nông hộ Nhìn chung, các thông tin như đã trình bày như trên cho thấy các hoạt động của CARD thực hiện trong hai năm qua đã có tác động rất tích cực đến kiến thức và tập quán canh tác của nông hộ trong các hợp tác xã có tham gia dự án này. Kết quả khảo sát chứng tỏ kiến thức và tập quán canh tác của nông hộ đã được nâng cao, ví dụ ít phơi lúa hơn, sấy cơ học nhiều hơn và sử dụng máy móc để thu hoạch lúa nhiều hơn. Rõ ràng là những thay đổi này một phần là nhờ vào hoạt động khuyến nông do CARD và các trung tâm khuyến nông phối hợp tổ chức. Hình 5. So sánh tỉ lệ các nông hộ tham gia khảo sát có tham gia hoạt động huấn luyện của CARD (41%, 66/162 nông hộ) và tổng số nông hộ được khảo sát (162 bao gồm có và không có tham gia hoạt động của CARD) trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và sấy lúa. 9
  12. Sử dụng trắc nghiệm t và F trong phân tích thống kê để so sánh giữa hai nhóm đối tượng trong khảo sát là nông hộ có tham gia tập huấn của CARD và nhóm nông hộ chưa tham gia bất kỳ tập huấn nào của CARD tổ chức. So sánh hai nhóm trong hai đối tượng: luồng thông tin và kiến thức lúa gạo dựa trên câu trả lời của hai nhóm trong điều tra khảo sát. Câu hỏi về luồng thông tin là Câu 2, 7 và 16 và khảo sát kiến thức của nông hộ bằng các câu hỏi 8, 10, 15 và 17 (xem bảng câu hỏi điều tra trong Phụ lục 3). Kết quả phân tích thống kê như trình bày trong Phụ lục 4 cho thấy sự khác biệt về “luồng thông tin” giữa hai nhóm có và không có tập huấn CARD là không đáng kể (P > 0.05). Phân tích tỉ lệ câu trả lời đúng kiến thức trong khảo sát giữa hai nhóm có và không có tham gia tập huấn CARD cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm này cũng không có ý nghĩa (P>0.05). Kết quả này nhấn mạnh hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng nông hộ. Kiến thức của nông hộ được nâng cao thông qua các buổi huấn luyện, hoạt động khuyến nông, thao diễn và hiệu ứng lan truyền. Các máy gặt đập, máy sấy do CARD hỗ trợ đã tạo cơ hội cho nông hộ sử dụng trong canh tác. Kết quả là tỉ lệ nông hộ ứng dụng kỹ thuật canh tác thích hợp và tỉ lệ nông hộ lắp đặt máy sấy, máy gặt tăng cao so với ba năm trước đây khi chương trình bắt đầu. 8. Công tác huấn luyện 8.1 Huấn luyện nông hộ Là một trong những mục tiêu chính của chương trình này, dự án đã tổ chức các hoạt động tập huấn và thao diễn cho cán bộ khuyến nông và nông hộ trong các mùa vụ liên tiếp từ tháng 02 năm 2007 ở tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ. Các khóa huấn luyện và hoạt động thao diễn nhằm tuyên truyền cho nông hộ và cán bộ khuyến nông các lợi ích của sấy cơ học so với phơi nắng và các giá trị kinh tế đạt được của việc thực hiện đúng thời điểm và phương pháp thu hoạch. Bảng 2 tóm tắt tổng số các khóa huấn luyện và số lượng nông hộ và cán bộ khuyến nông đã tham gia hoạt động này do chương trình CARD tổ chức. Tổng cộng đã tổ chức 16 buổi huấn luyện (1 ngày) cho nông hộ và 1 khóa huấn luyện dành riêng cho cán bộ khuyến nông tổ chức ở Cần Thơ (25.07.2008). Cho đến thời điểm này, đã huấn luyện cho 2312 nông hộ và 300 cán bộ khuyến nông về các vấn đề nứt gãy hạt và kiểm soát chất lượng lúa gạo trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch (Bảng 2). Như vậy mục tiêu huấn luyện cho 1800 nông hộ và cán bộ khuyến nông như dự án đề ra (520 nông hộ/năm và 39 cán bộ khuyến nông/năm) đã hoàn thành. Nội dung huấn luyện gồm có 3 bài giảng về thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch và kỹ thuật sấy, sau đó là các buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập liên hợp (Hình 6-10). Các học viên tham quan máy sấy tại địa phương và tổ chức thảo luận ngay sau đó. Sau mỗi buổi huấn luyện, học viên cùng thảo luận các vấn đề liên quan (Hình 11-13). Tài liệu cho các hoạt động khuyến nông là sách mỏng trình bày các kết quả đạt được của đề án (Hình 14). 10
  13. Bảng 2. Số lượng nông hộ và cán bộ khuyến nông được huấn luyện ở các mùa vụ khác nhau. Tỉnh, thành Quận, huyện Ngày Số lượng nông hộ Số lượng cán bộ khuyến được huấn luyện nông tham gia 1 ngày Tổng 1. Kiên Giang Tân Hiệp 25/02/2007 124 10 (Mùa khô) Giồng Riềng 26/02/2007 189 313 15 25 1. Kiên Giang Châu Thành 28/7/2007 181 10 Hòn Đất 29/7/2007 178 12 2. Cần Thơ (Mùa mưa) Phong Điền 22/9/2007 195 12 Cờ Đỏ 23/9/2007 139 12 Thốt Nốt 29/9/2007 165 15 Vĩnh Thạnh 30/9/2007 167 1025 18 79 1. Kiên Giang An Biên 08/3/2008 183 10 (Mùa khô) Gò Quao 09/3/2008 159 11 2. Cần Thơ Ô Môn 10/3/2008 135 10 Cờ Đỏ 11/3/2008 183 660 10 41 1. Kiên Giang Giồng Riềng 12/07/2008 82 13 (Mùa mưa) Châu Thành 13/07/2008 76 158 07 20 2. Cần Thơ Vĩnh Thạnh 23/07/2008 81 15 (Mùa mưa) Thốt Nốt 24/07/2008 75 20 TP Cần Thơ 25/07/2008 0 156 100 135 Tổng cộng Mùa khô 2007-2008: 2312 300 Hình 6. Đông đảo đại biểu tham dự huấn Hình 7. Tham quan máy gặt đập liên hợp tại luyện tại Hội trường ngày 25.02.2007 HTX Tân Phát A sau buổi huấn luyện 25.02.2007 11
  14. Hình 8. TS Trương Vĩnh trình bày bài học Hình 9. Tham quan máy sấy đảo chiều gió 8 tấn thu hoạch tại huyện An Biên, Kiên Giang (HTX Tân Phát A) sau buổi huấn luyện. ngày 08.03.2008 Hình 10. Thao diễn máy gặt đập liên hợp Hình 11. Thảo luận sau bài học ở Cần Thơ 12
  15. Hình 12. Thảo luận trong hội thảo tại huyện Cờ Đỏ 24.07.2008 Hình 13. Thảo luận sau buổi trình diễn máy sấy và máy gặt đập liên hợp 13
  16. Hình 14. Các đại biểu đang đọc tờ rơi phân phát trong hội thảo tổ chức tại Giồng Riềng, Kiên Giang ngày 12.07.2008 8.2 Các chuyến học tập tham quan cho nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ Các chuyến học tập tham quan được tổ chức trong khuôn khổ các chương trình huấn luyện đã liệt kê trong Bảng 2. Một số hình ảnh của hoạt động này được trình bày trong Hình 15-18. Hình 15. Tham quan học tập ngày 15/12/07 Hình 16. Tham quan học tập ngày 15/12/07 (thảo luận) (trình diễn máy sấy) 14
  17. Hình 17. Tham quan học tập ngày 16/12/07 (Cơ Hình 18. Tham quan học tập ngày 16/12/07 sở máy gặt đập liên hợp Hoàng Thắng) (Trình diễn máy gặt đập liên hợp Hoàng Thắng) 8.3 Hoạt động trình diễn Trong ba năm qua, các trang thiết bị sau thu hoạch do dự án tài trợ như máy gặt xếp dãy, máy suốt lúa, gặt đập liên hợp, máy sấy được lắp đặt ở các hợp tác xã tham gia dự án nhằm trình diễn lợi ích của các phương pháp thu hoạch và sấy cải tiến so với các phương pháp truyền thống. Hình 19-22 minh họa một số máy thu hoạch và máy sấy do dự án tài trợ. Các trang thiết bị này được sử dụng trong các buổi thao diễn sau mỗi buổi hội thảo và các tiểu nông hộ cũng có thể tiếp cận các máy móc này dưới sự quản lý của hợp tác xã thành viên dự án. Sự sẵn có của các trang thiết bị đã tăng cường tác động của công nghệ sau thu hoạch phù hợp mà tiểu nông hộ có thể ứng dụng được. Hình 19. Máy sấy SDG-4 (đảo chiều gió, 4-tấn/mẻ) với bộ thu năng lượng mặt trời (phát triển tại NLU đầu năm 2007). Hệ thống sấy này đã được lắp đặt tại HTX Gò Gòn, tỉnh Long An. 15
  18. Hình 20. Máy gặt xếp dãy 1.3m tài trợ cho HTX Tân Thới (Cần Thơ) Hình 21. Máy sấy thí nghiệm đảo chiều 1 tấn: thổi từ dưới lên và từ trên xuống Hình 22. Máy gặt đập liên hợp Nhựt Thành trên đồng ruộng tại HTX Tân Phát. 16
  19. 8.4 Lắp đặt cối xát và huấn luyện chủ xay/nhân viên điều hành máy xay xát Để thực hiện các thí nghiệm xay xát, dự án đã lắp đặt một cối cao su tại nhà máy Hùng Lợi (Hình 23). Nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, nhà cung cấp dịch vụ, chủ máy xay, cán bộ khuyến nông và nông hộ về kỹ thuật xay xát, dự án đã tổ chức hội thảo Hiện trạng xay xát và biện pháp nâng cao chất lượng xay xát tại ĐBSCL”vào ngày 6.12.2008 tại Hội trường UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang với sự tham dự của khoảng 70 chủ máy xay, nhà cung cấp dịch vụ và công ty cơ khí chế tạo. Hình 23. GS Bhesh Bhandari và PGS.TS Trương Vĩnh trao đổi với chủ nhà máy xay Hùng Lợi, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang về vấn đề hợp tác thực hiện thí nghiệm xay xát. Trong khuôn khổ của chương trình CARD 026/VIE-05 về điều tra, kiểm soát sự nứt hạt trên đồng ruộng và sau thu hoạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), hội thảo “Hiện trạng xay xát và biện pháp nâng cao chất lượng xay xát tại ĐBSCL” đã được tổ chức vào ngày 6.12.2008 tại Hội trường Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Nội dung Hội thảo tập trung vào báo cáo hiện trạng xay xát theo kết quả điều tra đã thực hiện trong 2 năm (2006-2008), giới thiệu các trang thiết bị và dây chuyền xay xát tiên tiến và đánh giá hiệu quả đầu tư, phương án hiện đại hóa hệ thống xay xát gạo ở ĐBSCL (Hình 24-28). Các vấn đề thảo luận xoay quanh các khó khăn của chủ nhà máy xay và các biện pháp nâng cao chất lượng xay xát. Hội thảo đã qui tụ được sự tham gia, trình bày báo cáo và trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia bao gồm các chủ nhà máy xay, các nhà cung cấp dịch vụ, cán bộ khuyến nông và cán bộ của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Các đại biểu đã trình bày và thảo luận hiện trạng hệ thống xay xát ở ĐBSCL, đặc biệt là của huyện Tân Hiệp là nơi có nhiều nhà máy xay xát tại tỉnh Kiên Giang. Báo cáo sơ bộ nội dung hội thảo này đã được đề cập trong MS 11. 17
  20. Hình 24a. Hệ thống xay xát công suất 7 tấn/giờ sử dụng trong thí nghiệm xay xát. Hình 24b. Cối cao su do dự án CARD hỗ trợ lắp đặt. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2